SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Sinh học 9

SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Sinh học 9

Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể là đề tài hay, khó và mới đối với học sinh nhưng lại rất thiết thực, gần gũi với đời sống. Các kiến thức, các dạng bài tập này có nhiều trong đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trên toàn quốc. Đặc biệt có rất nhiều dạng bài tập mà học sinh sẽ gặp và phải giải quyết, cả khi lên học ở các bậc phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sau này.

Là một giáo viên thường xuyên tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi sinh học 9, tôi nhận thấy đây là dạng bài tập nhiều năm có trong đề thi học sinh giỏi các cấp, tuy nhiên các dạng bài tập này khó và học sinh dễ bị nhầm lẫn. Hơn nữa ở cấp THCS, học sinh được nghiên cứu về di truyền học quần thể rất ít và đa số còn mơ hồ, lúng túng, mang tính mò mẫm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Hiện tại có nhiều chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm trên internet đề cập đến nội dung này nhưng chưa có sự phân dạng cụ thể, chủ yếu là tài liệu dành cho học sinh THPT nên không phù hợp với đối tượng học sinh THCS.

Vì vậy tôi viết đề tài này để tổng hợp lại nội dung cụ thể nhất, thiết thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh lớp 9 nhất, từ đó hướng dẫn học sinh phương pháp làm hiệu quả nhất. Nên tôi đã chọn đề tài “Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn sinh học 9”.

 

doc 15 trang thuychi01 16564
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài 
2
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
3
III. Đối tượng nghiên cứu
2
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
5
Phần II: NỘI DUNG
4
6
I. Cơ sở lí luận
4
7
II. Thực trạng vấn đề
5
8
III. Các giải pháp
5
9
1. Đặc điểm nhận dạng
5
10
2. Phương pháp giải
5
11
2.1. Quần thể tự phối
5
12
2.2. Quần thể ngẫu phối
7
13
3. Bài tập mẫu
8
14
4. Bài tập tự làm
10
15
IV. Hiệu quả của sáng kiến
12
16
Phần III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
17
1. Kết luận
13
18
2. Kiến nghị
13
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
20
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
15
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài: 
Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì kĩ năng giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể là đề tài hay, khó và mới đối với học sinh nhưng lại rất thiết thực, gần gũi với đời sống. Các kiến thức, các dạng bài tập này có nhiều trong đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trên toàn quốc. Đặc biệt có rất nhiều dạng bài tập mà học sinh sẽ gặp và phải giải quyết, cả khi lên học ở các bậc phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sau này.
Là một giáo viên thường xuyên tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi sinh học 9, tôi nhận thấy đây là dạng bài tập nhiều năm có trong đề thi học sinh giỏi các cấp, tuy nhiên các dạng bài tập này khó và học sinh dễ bị nhầm lẫn. Hơn nữa ở cấp THCS, học sinh được nghiên cứu về di truyền học quần thể rất ít và đa số còn mơ hồ, lúng túng, mang tính mò mẫm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Hiện tại có nhiều chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm trên internet đề cập đến nội dung này nhưng chưa có sự phân dạng cụ thể, chủ yếu là tài liệu dành cho học sinh THPT nên không phù hợp với đối tượng học sinh THCS.
Vì vậy tôi viết đề tài này để tổng hợp lại nội dung cụ thể nhất, thiết thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh lớp 9 nhất, từ đó hướng dẫn học sinh phương pháp làm hiệu quả nhất. Nên tôi đã chọn đề tài “Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn sinh học 9”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh có kĩ năng giải đúng, giải nhanh bài tập di truyền học quần thể. Từ đó các em có thể giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học.
Giúp các đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác giảng dạy về các bài tập di truyền học quần thể.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài sẽ nghiên cứu về di truyền học quần thể trong dạy học môn sinh học 9, tổng hợp và phân loại các dạng bài tập khác nhau, từ đó đưa ra phương pháp giải cho từng dạng.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi đã nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học môn Sinh học, tài liệu về tâm lí học, sách giáo khoa - sách giáo viên sinh học 9, sách Bồi dưỡng HSG Sinh học 9 - NXB Đại học quốc gia Hà Nội của Phạm Khắc Nghệ, Phương pháp giải bài tập di truyền và sinh thái lớp 9 - NXB giáo dục của Lê Ngọc Lập, một số đề thi học sinh giỏi các tỉnh và đề thi vào lớp 10 chuyên sinh,... để làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin: Thu thập thông tin 
từ đồng nghiệp trong và ngoài huyện, từ những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi do bản thân trực tiếp phụ trách.
Phương pháp thống kê sử lí số liệu: Từ kết quả nghiên cứu, thu thập được tôi đã thống kê, xử lí thông tin từ đó rút ra được phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền học quần thể trong bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn sinh học 9.
Phần II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận: 
Chương trình Sinh học 9 hiện hành là tổng hợp của chương trình sinh học 10, 11, 12 cũ có bỏ bớt phần tiến hoá và một số bài có đơn giản hoá. Tuy nhiên, kiến thức để các em đi thi học sinh giỏi không chỉ đơn thuần là kiến thức trong sách giáo khoa nên với mức độ tư duy của học sinh lớp 9 chương trình này là khá nặng, lượng kiến thức đối với học sinh giỏi là rất rộng. Trong sách giáo khoa Sinh học 9 phần di truyền học quần thể không được sắp xếp thành một chương riêng mà kiến thức nằm rải rác ở một số chương, tuy nhiên trong các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh dạng bài tập này vẫn thường xuyên có. Vì thế học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải dạng bài tập này. 
Để giải được bài tập phần này yêu cầu học sinh phải nắm vững các kiến thức về di truyền học sau: 
1. Một số khái niệm: 
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Tự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của hoa cùng cây.
- Giao phấn là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa khác cây.
2. Quy luật phân li của Menđen:
a. Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng. [1]
b. Phương pháp giải một số dạng bài tập tuân theo quy luật phân li: 
- Bài toán thuận: [2]
+ Bước 1: Biện luân, quy ước gen:
 	- Xác định tính trội - lặn, tính thuần chủng của P.
 	- Xác định được quy luận chi phối phép lai.
 	- Quy ước gen.
+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F.
- Bài toán nghịch:
+ Bước 1: Biện luận, quy ước gen: Phân tích tỉ lệ kiểu hình của đời con thành tỉ lệ quen thuộc. Dựa vào tỉ lệ quen thuộc suy ra tính trội tính lặn, quy luật chi phối phép lai, tính thuần chủng của P. Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình:
 - F (3 : 1) tuân theo định luật phân li của Menđen. 
 --> Tính trạng chiếm tỉ lệ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng chiếm tỉ lệ . Vậy thế hệ trước dị hợp 1 cặp gen (P: Aa x Aa). 
[1] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 1: Sách giáo khoa sinh học 9
[2] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 2: Sách phương phám giải bài tập di truyền
 - F (1 : 1) là kết quả của phép lai phân tích. Vậy P: Aa x aa
+ Bước 2: Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.
+ Bước 3: Lập sơ đồ lai và xác định kết quả.
II. Thực trạng vấn đề:
 1. Thực trạng:
Từ các số liệu thu được trong quá trình điều tra, tôi có nhận xét như sau: Nguồn tài liệu viết về bài tập di truyền học quần thể nhiều, đa dạng nhưng chưa phân loại rõ ràng, còn lộn xộn gây khó hiểu cho học sinh cấp THCS. Một số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập này. Học sinh gặp khó khăn khi tiếp cận các dạng đề khác nhau liên quan đến di truyền học quần thể, thường hay nhầm lẫn. 
Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9 về một số dạng toán liên quan đến di truyền học quần thể. Kết quả như sau:
2. Kết quả thực trạng:
Năm học
Tổng số HS
Điểm <5
5 Điểm <7
7 Điểm <9
9 Điểm 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
10
2
20
7
70
1
10
0
2017-2018
10
2
20
6
60
2
20
0
Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh cho thấy: Sự hiểu biết của học sinh về bài tập di truyền học quần thể còn mơ hồ. Một số ít học sinh có làm được nhưng cách giải chưa khoa học và còn nhầm lẫn.
III. Các giải pháp:
	Sau khi học sinh nắm vững phần lí thuyết cũng như bài tập quy luật phân li của Menđen tôi đã hướng dẫn học sinh học và làm bài tập di truyền học quần thể.
1. Đặc điểm nhận dạng:
Là dạng bài tập về sự di truyền một tính trạng nào đó của các cá thể trong một quần thể sinh vật nào đó (như tính tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của quần thể). Dạng bài tập này liên quan đến các dạng quần thể là quần thể tự phối, quần thể ngẫu phối (các cá thể trong quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên với nhau).
2. Phương pháp giải:
- Trong mỗi quần thể, mỗi kiểu gen có một tỉ lệ nhất định. 
2.1. Quần thể tự phối:
2.1.1. Cách giải
[3] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 3: Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9
* Dạng 1: Nếu thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen là 100% dị hợp Aa, tự phối qua n thế hệ. Xác đinh thành phần kiểu gen ở đời con Fn. [3]
+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thế hệ n là: Aa = 
+ Tỉ lệ KG đồng hợp trội AA = aa = 
* Dạng 2: Nếu thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen là xAA + yAa + zaa = 1, tự phối qua n thế hệ. Xác đinh thành phần kiểu gen ở đời con Fn.
- Cách 1: Trong mỗi quần thể, mỗi cá thể (mỗi kiểu gen) có một tỉ lệ nhất định (x là tỉ lệ kiểu gen AA, y là tỉ lệ kiểu gen Aa, z là tỉ lệ kiểu gen aa). Khi các cá thể (hay các kiểu gen) tự phối với nhau thì ta đặt tỉ lệ của kiểu gen đó làm hệ số phép lai. Tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình đời con bằng hệ số này nhân với tỉ lệ phân li bình thường của phép lai đó.
	Chú ý: Cách này thường chỉ áp dụng với những bài mà yêu cầu tính tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời F1.
- Cách 2: Nếu thế hệ bao đầu P của một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là:, tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ thì đến đời thứ Fn có: [3]
+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thế hệ n là: Aa = y.
+ Tỉ lệ KG đồng hợp trội AA = x + y. 
+ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa = z + y.
2.1.2. Ví dụ:
- Ví dụ dạng 1: Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 100% cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 khi các cá thể trong quần thể tự thụ phấn bắt buộc với nhau. 
Giải: + Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thế hệ 5 là: Aa = 
+ Tỉ lệ KG đồng hợp trội AA = aa = 
[3] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 3: Sách Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9
- Ví dụ dạng 2:
Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo (F1) khi cho các cá thể trong quần thể tự thụ phấn bắt buộc với nhau.
Giải:
- Cách 1: Các cá thể tự thụ phấn bắt buộc với nhau ta có sơ đồ lai sau:
Các phép lai xảy ra (P x P)
TL kiểu gen ở F1
1/3(AA x AA)
1/3 AA
2/3 (Aa x Aa)
= 2/3 (1/4AA + 2/4Aa + 1/4aa)
= 1/6AA + 2/6Aa + 1/6 aa
TLKG đời con
= 3/6 AA + 2/6 Aa + 1/6 aa 
- Cách 2: Với n = 1, x = 1/3, y = 2/3, z = 0, thay vào công thức ta có:
+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thế hệ n là: Aa = .= 
+ Tỉ lệ KG đồng hợp trội AA = + . = 
+ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa = 0 + .= 
2.2. Quần thể ngẫu phối:
2.2.1. Cách giải:
Với quần thể ngẫu phối, khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ của từng kiểu gen đi vào giao tử (mỗi giao tử sẽ có một tỉ lệ riêng tùy thuộc vào tỉ lệ của kiểu gen bố mẹ). Tỉ lệ kiểu gen ở đời con bằng tích tỉ lệ của giao tử đực và tỉ lệ của giao tử cái với nhau (hoặc ta lấy tỉ lệ kiểu gen cá thể đực nhân với tỉ lệ kiểu gen cá thể cái và đặt làm hệ số phép lai. Tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình đời con bằng hệ số này nhân với tỉ lệ phân li bình thường của phép lai đó).
Chú ý: Nếu đề bài chưa cho biết tỉ lệ của từng kiểu gen ban đầu thì ta phải tìm tỉ lệ đó và thường bắt đầu từ tỉ lệ của cá thể đồng hợp lặn ở đời con.
2.2.2. Ví dụ: 
Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 1/3 số cây có kiểu gen AA, 2/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo (F1) khi cho các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau. 
Giải:
Các cá thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau ta có các sơ đồ lai sau:
Các phép lai xảy ra (P x P)
TL kiểu gen ở F1
1/3 AA x 1/3AA
1/9 AA
2( 1/3AA x 2/3Aa)
= 2(1/9AA + 1/9Aa)
= 2/9 AA + 2/9 Aa
2/3 Aa x 2/3 Aa
= 4/9(1/4AA + 2/4Aa + 1/4aa)
4/36AA + 8/36Aa + 4/36 aa
= 4/9AA + 4/9Aa + 1/9 aa 
3. Bài tập mẫu: 
Câu 1 (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2008 - 2009)
Ở đậu Hà Lan, cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt 
xanh được F1 đều có hạt vàng, sau đó tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Xác định tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F2. Biết rằng màu sắc hạt do 1 gen quy định và tính trạng là trội hoàn toàn.
Giải:
- Vì cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1 đều có hạt vàng -> Hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh
- Quy ước: A là gen quy định tính trạng hạt vàng
 a là gen quy định tính trạng hạt xanh
- Kiểu gen của cây hạt vàng thuần chủng là AA, cây hạt xanh là aa
- Cây F2 mang hạt F3 nên ta có
- SĐL:
P
F1
F2
F2 x F2
F3
AA x aa
Aa
1/4 AA 
1/4.(AA x AA) 
1/4 AA 
2/4 Aa 
2/4.(Aa x Aa)
1/8 AA : 2/8Aa : 1/8 aa
1/4 aa
1/4.(aa x aa)
1/4 aa
3/8 AA : 2/8Aa : 3/8aa
-> Tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F2 là 5 hạt vàng : 3 hạt xanh
Câu 2: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011)
Một quần thể thực vât, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là: 
0,5AA : 0,5Aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn.
Giải:
Tỉ lệ các loại kiểu gen sau 5 thế thệ tự thụ phấn:
- Aa = 0,5.= = 0,0625
- Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong quần thể : 1- 0,0625 = 0,9275
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được: 99% hạt màu vàng; 1% hạt màu xanh. Tính theo lí thuyết, các cây (P) có kiểu gen như thế nào? Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 
Giải:
- Theo bài ra: Cây mọc từ hạt màu vàng tự thụ phấn F1 xuất hiện hạt màu xanh Tính trạng hạt màu vàng là trội so với tính trạng hạt màu xanh.
- Qui ước: A hạt màu vàng, a hạt màu xanh. 
- Các cây (P) tự thụ phấn thu được F1: 99% hạt vàng: 1% hạt xanh các cây (P) có kiểu gen AA và Aa.
- Các hạt màu xanh (aa) thu được ở F1 là do những cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn.
- Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen Aa là x. Theo bài ra ta có: 
P: x (Aa x Aa) -> F1 : 
Vậy = 0,01 x = 0,04 Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,96; tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,04.
Câu 4 (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2006 - 2007)
Ở một loài thực vật, cho các cây hoa đỏ tự do giao phấn với nhau được F1, thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Biết rằng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Hãy xác định kiểu gen của các cây hoa đỏ ở thế hệ P và viết sơ đồ lai.
Giải:
- Quy ước: A hoa đỏ, a hoa trắng.
- Vì cho các cây hoa đỏ tự do giao phấn với nhau được F1 có cây hoa trắng -> Hoa đỏ P có cây AA và Aa.
- Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen Aa là n. Theo bài ra ta có: 
P: n Aa x n Aa -> F1 : AA + 2Aa + aa
Vậy = n = 
- Vậy kiểu gen của các cây hoa đỏ ở thế hệ P là: ½ AA : ½ Aa
 -Sơ đồ lai.
Các phép lai xảy ra (P x P)
TL kiểu gen ở F1
1/2 AA x 1/2AA
1/4 AA
2.(1/2AA x 1/2Aa)
1/4 AA + 1/4 Aa
1/2 Aa x 1/2 Aa
1/16 AA + 2/16 Aa + 1/16 aa
= 9/16AA + 6/16Aa + 1/16aa 
-> Thống kê tỉ lệ chung ở F1 của 3 phép lai ta được tỉ lệ 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng
 Câu 5 (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2013 – 2014):
Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với với nhau thu được F2.
	a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
	b. Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Giải:
a. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
- F1 75% ruồi thân xám : 25% thân đen = 3 : 1, chứng tỏ thế hệ P, ruồi cái có 2 kiểu gen AA và Aa; ruồi đực có kiểu gen là aa. Suy ra F1 là kết quả của 2 phép lai sau: (1) ♀ AA x ♂ aa; (2) ♀ Aa x ♂ aa 
* Sơ đồ lai:
P 
F1 
 - ♀AA x ♂ aa
 - ♀Aa x ♂aa 
Tỉ lệ kiểu gen
Tỉ lệ kiểu hình
100% Aa 
50% Aa : 50%aa 
100% A- 
50%A- : 50%aa
3Aa : 1aa
3xám : 1đen
b. Tỉ lệ ruồi thân đen ở F2:
* Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1 3/4 Aa : 1/4aa. Vì F1 ngẫu phối nên có 3 phép lai theo thỉ lệ sau:
Số phép lai của F1
 Tỉ lệ kiểu gen ở F2 
Tỉ lệ ruồi thân đen F2
- 3/4 Aa x 3/4 Aa
9/64 AA : 18/64 Aa : 9/64 aa 
25/64
- 2(3/4 Aa x 1/4 aa)
 6/32 Aa : 6/32 aa
- 1/4 aa x 1/4 aa
 1/16 aa
9/64 AA : 30/64 Aa : 25/64 aa
4. Bài tập tự làm: [4], [5], [6]
Câu 6: Ở ruồi giấm, alen V quy định tính trạng cánh dài, alen v quy định tính trạng cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ 7 ruồi cánh dài : 9 ruồi cánh cụt.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì? 
[4] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 3: Tuyển chọn đề thi HSG và tuyển sinh vào lớp 10
[5] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 6: Ôn tập và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học
[6] Tham khảo từ tài liệu tham khảo thứ 9: Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa.
Câu 7: Ở đậu Hà Lan gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.
a. Xác định kiểu gen của P để F1 đồng tính.
b. Cho 2 cây quả đỏ lai với nhau được F1 toàn quả đỏ, cho F1 tự thụ phấn. Không lập sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2?
Câu 8: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2014 - 2015)
Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội lai với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b. Nếu các cây hoa đỏ F1 tiếp tục tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào?
c. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2?
Câu 9: Ở thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội so với gen a quy định hoa trắng. Người ta lai hai thứ hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 có 1001 cây hoa đỏ và 1000 cây hoa trắng. Cho các cơ thể F1 giao phấn với nhau được F2 thống kê kết quả của cả quần thể có tỉ lệ 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
b. Nếu cho các cây ở F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F3 sẽ như thế nào?
Câu 10: Một quần thể thực vât, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn.
Câu 11: Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có 2/3 số cây có kiểu gen AA, 1/3 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo (F1) trong hai trường hợp sau:
a) Tự thụ phấn bắt buộc.
b) Giao phấn ngẫu nhiên.
c) Nếu cho các cây ở F1 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả F2 sẽ như thế nào?
Câu 12: Ở đậu Hà Lan, A là gen quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Thế hệ xuất phát (P) có 3/4 số cây có kiểu gen AA, 1/4 số cây có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu hình về màu sắc hạt ở cây F1 trong hai trường hợp sau:
a) Tự thụ phấn bắt buộc.
b) Giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 13: (Đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2015 - 2016)
Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho hai cây thuần chủng hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn giao phấn với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. 
a. Theo quy luật phân li độc lập của Menđen hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 và F2
b. Chọn ngẫu nhiên 2 cây có kiểu hình hạt vàng, nhăn ở F2 cho giao phấn với nhau. 
Số hạt xanh nhăn mong đợi ở F3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 14: (Đề dự bị thi HSG tỉnh Thanh Hóa (năm học 2014 - 2015)
Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho P có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thu được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây có kiểu hình hạt vàng, trơn và một cây có kiểu hình vàng, nhăn ở F1 cho giao phấn với nhau. Số hạt xanh nhăn mong đợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_mot_so_dang_bai_tap_di_truyen_hoc_quan.doc