SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia

SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia

 Trong quá trình dạy học sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng là pháp triển tư duy cho học sinh. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức thu được thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành, giải bài tập. Việc giải bài tập sinh học không những giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực quan sát, rèn luyện kĩ năng sinh học cho học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập. Chính vì thế, việc giải bài tập sinh học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học sinh học, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.

 Do đó việc nghiên cứu hệ thống các câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học, đặc biệt là các bài tập cần có kỹ năng lôgic nhằm giúp cho học sinh phát triển năng nhận thức và tư duy, góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng là sự cần thiết.

 

doc 21 trang thuychi01 8390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 1. Mục lục
 Trang 2:. Đặt vấn đề.
 Trang 3:. Các giải pháp cải tiến
 Trang 6:..Nội dung “Phương giải bài tập di truyền”
 Trang 19: Kết luận và bài học kinh nghiệm.
 Trang 21 .Tài liệu tham khảo.
.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong quá trình dạy học sinh học cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng là pháp triển tư duy cho học sinh. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học còn phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức thu được thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành, giải bài tập. Việc giải bài tập sinh học không những giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, năng lực quan sát, rèn luyện kĩ năng sinh học cho học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập. Chính vì thế, việc giải bài tập sinh học ở trường phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học sinh học, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
	Do đó việc nghiên cứu hệ thống các câu hỏi và bài tập trong dạy học sinh học, đặc biệt là các bài tập cần có kỹ năng lôgic nhằm giúp cho học sinh phát triển năng nhận thức và tư duy, góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng là sự cần thiết.
	Việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập sinh học đã có nhiều tác giả quan tâm và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở các mức độ khác nhau, đề tài về di truyền quần thể được nhắc đến nhưng chưa nhiều và có hệ thống.
	Tôi xin được trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình trong những năm học qua với đề tài "Phương pháp giải bài tập di truyền quần thể dùng ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc Gia ".
II.Mục đích yêu cầu và phạm vi áp dụng:
1.Mục đích yêu cầu :
-Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, kỹ năng tính toán suy luận lôgic.
-Giúp các em chủ động làm các bài tập, không chỉ đơn thuần là các bài tập thầy giáo ra trên lớp, cho về nhà mà còn tự làm các bài tập ở các tài liệu, các đề thi đại học, cao đẳng và đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Rèn luyện phương pháp chuyên môn và kiến thức chuyên sâu cho bản thân giáo viên.
	2.Phạm vi ứng dụng : 
	Bài tập di truyền quần thể là dạng bài tập hay, tương đối khó, đi sâu vào nghiên cứu thì nó sẽ phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi phải tư duy lôgic tính toán khá nhiều. Do vậy nội dung đề tài chủ yếu dùng để ôn thi học sinh khá, giỏi trường THPT Lê Lợi thi học sinh giỏi các cấp và ôn thi vào đại học, cao đẳng .
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
1. Đối tượng nghiên cứu :Dùng để dạy các em học sinh ôn thi Đại học,cao đẳng và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia.
2.Giới hạn đề tài : Áp dụng dạy phần di truyền học quần thể quần thể cho việc ôn thi Đại học,cao đẳng và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia.
3.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp dạy và học của GS Trần Bá Hoành, Bài tập di truyền của Vũ Đức Lưu
- Nghiên cứu cấu trúc đề thi của các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia và đề thi Đại học, cao đẳng .
PHẦN II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
I. NỘI DUNG CẢI TIẾN
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ thuần tuý là sự đổi mới cục bộ về phương pháp giảng dạy, mà phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học là sự đổi mới kết hợp lozic nhiều mặt, nhiều yếu tố thì mới tạo ra tính đồng bộ chung (đổi mới phương pháp soạn - giảng, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn - giảng, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, kể cả đổi mới phong cách sư phạm.....). Nhìn chung đổi mới vấn đề gì thì cái đích cũng phải hướng tới mục tiêu là học sinh hiểu bài, học sinh chủ động tham gia khai thác kiến thức và thể hiện khả năng của mình. Trước hết theo tôi nghĩ phải làm cách nào đó thu hút được học sinh học tập và yêu thích bộ môn mình đang giảng dạy. Làm được điều này sẽ là bước thành công đầu tiên trong quá trình đổi mới.
	1. Cải tiến việc kiểm tra bài cũ
	Theo tôi đổi mới phương pháp dạy học phải được bắt đầu cả từ việc đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ (từ nội dung đến hình thức). Kiểm tra bài cũ nếu chỉ áp dụng rập khuôn, đơn điệu thì sẽ không có tác dụng khuyến khích được việc học bài ở nhà của học sinh. Tôi xin đưa ra một số giải pháp thay thế cách làm cũ trước đây bằng những hình thức kiểm tra mới mà tôi đã áp dụng trong năm học qua.
	1.1. Về nội dung kiểm tra bài cũ trong tiết học tập trung vào phần trọng tâm, đơn giản, phù hợp với trình độ học sinh. Nhận xét cho điểm khách quan (không quá khắt khe nhưng cũng không quá dễ dãi), làm sao cốt yếu là để động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
	1.2. Để quản lý và khuyến khích việc học bài cũ của học sinh ở nhà, tôi đã tiến hành thường xuyên phát đề cương về nhà làm những câu hỏi, bài tập xoáy sâu vào các dạng bài tập di truyền quần thể. Thông báo với học sinh đó là các câu hỏi, bài tập kiểm tra bài cũ vào buổi học hôm sau, học sinh thấy vậy sẽ cố gắng học thật tốt để hôm sau xung phong lên bảng lấy điểm. Những học sinh khác ở dưới lớp giáo viên có thể kiểm tra nhanh bài chuẩn bị ở nhà và cũng có thể đánh giá cho điểm.
	1.3. Hoặc một hình thức khác để kiểm tra bài cũ: Phát trước câu hỏi kiểm tra bài cũ cho các tổ về nhà chuẩn bị vào bảng phụ (nội dung ngắn gọn). Hôm sau đến lớp đưa bảng phụ lên cho các tổ thảo luận để chấm điểm lẫn nhau, như vậy học sinh sẽ rất hăng hái tìm tòi ra các nội dung kiến thức đúng sai để chấm điểm cho tổ khác. Học sinh thấy mình được đánh giá người khác đồng thời lại bị người khác đánh giá nên về nhà học bài rất kỹ. Ngoài ra có thể kiểm tra bài cũ bằng phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan qua sự hỗ trợ của máy chiếu....
	2. Cải tiến nội dung bài dạy
Ở đây cải tiến nội dung bài học không phải là thay đổi nội dung của chương trình, sách giáo khoa mà là sự chọn lọc nội dung cơ bản của bài học đồng thời thực tế hoá các nội dung đó.
	2.1. Giáo viên trước khi đến lớp phải chuẩn bị kĩ bài dạy. Đặc biệt nên tìm tòi các bài tập có liên quan đến bài học để tạo ra hứng thú cho học sinh khi học, đồng thời giúp học sinh dễ hiểu và nhớ bài nhanh hơn. Trong tiết học giáo viên nên cố gắng gắn lý thuyết bài học với thực tế sinh động, việc làm này rất hấp dẫn học sinh, có khi chỉ cần một liên hệ nhỏ mà học sinh đối chiếu với thực tế thấy đúng sẽ rất có tác dụng cho việc hiểu và nhớ bài, còn hơn cứ thao thao nói suông hàng tràng kiến thức.
	2.2. Nội dung bài dạy tôi thống nhất cần được tinh giản nhưng không cắt xén, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nhấn mạnh trọng tâm, xoáy sâu những nội dung mấu chốt. Tránh dạy dàn trải làm lu mờ trọng tâm, không nhất thiết phải dạy tất cả các đơn vị kiến thức tại tiết học, có thể giao một số nội dung phù hợp với năng lực để học sinh về nhà nghiên cứu, kiểm tra lại vào thời điểm thích hợp. Bài dạy chúng tôi thiết kế các hoạt động theo hướng tinh giản, dễ hiểu, dễ nhớ tránh nặng nề về lý thuyết, dành nhiều thời gian cho hoạt động luyện tập, rèn luyện kĩ năng của học sinh.
	2.3. Tôi cũng xin lưu ý mỗi bài dạy ngoài nội dung kiến thức cần nghiên cứu thì các hoạt động vào bài, chuyển tiếp cũng rất quan trọng, cần thiết. Chính các hoạt động ấy tạo ra tính liên tục, sự lozic của bài học và chương học, sự kế thừa kiến thức từ phần này sang phần kia, tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho bài học tăng cường sức hấp dẫn của bài học. Nhận thức rõ điều đó nên trong mỗi bài dạy tôi rất quan tâm đến hoạt động này, xem đây là sự đổi mới bắt buộc.
	3. Cải tiến phương pháp giảng dạy
	3.1. Tuỳ từng nội dung kiến thức mà giáo viên phải chọn ra phương pháp dạy học phù hợp chứ không phải loại bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống mà kết hợp chúng với phương pháp dạy học mới. Ví dụ những phần kiến thức mới có tính tách biệt, độc lập mà học sinh không thể suy luận được thì vẫn phải dùng phương pháp dạy học thuyết trình nhưng kết hợp trình chiếu các mô phỏng ảo, chẳng hạn công thức tổng quát
	3.2. Tăng cường tổ chức thảo luận nhóm, hợp tác nhóm nhỏ...phương pháp dạy học này phù hợp với các nội dung kiến thức mới, có tính tổng quát nhưng có liên quan đến phần bài học trước. Như vậy học sinh đưa ra các ý kiến thảo luận thấy mình được làm chủ kiến thức, chính mình khám phá ra kiến thức mới. Chính giáo viên đã tìm cách kích thích học sinh phát huy óc sáng tạo, sự say mê và hứng thú trong học tập bộ môn. Học sinh là trung tâm giải quyết các vấn đề, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
	3.3. Để thu hút, ràng buộc sự tập trung của học sinh trong giờ học cũng như kiểm tra mức độ hiểu và nắm bài tại lớp, cuối mỗi buổi dạy giáo viên gọi học sinh bất kỳ đứng lên nhắc lại một số vấn đề cơ bản của bài học, kiểm tra bài tập xem học sinh vận dụng vào làm bài tập như thế nào?
	3.4. Để học sinh có lòng yêu thích bộ môn Sinh học chúng tôi còn tổ chức các tiết ôn tập có nội dung thiết thực vào thời gian gần các kỳ thi học kỳ hoặc cuối năm, để thông qua đó cho học sinh ôn tập lại các kiến thức cơ bản.
II. NỘI DUNG “PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ”
A. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẦN THỂ
I. Định nghĩa: Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống. 
II. Đặc trưng của quần thể
	I.1. Quần thể giao phối ngẫu nhiên: 
+ Các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên với nhau.
+ Quần thể giao phối rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. 
+ Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài về vốn gen, thể hiện ở tần số các alen, tần số các kiểu gen. 
+ Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó. 
	I.2. Quần thể tự phối :
+ Quần thể tự phối ở thực vật là các quần thể thực vật tự thụ phấn. Ở động vật là các quần thể động vật lưỡng tính tự thụ tinh.
+ Quần thể tự phối phân thành nhiều dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
+ Sự chọn lọc trong dòng thuần thường không hiệu quả.
+ Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ
+ Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng giảm dần thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp.
+ Các quần thể tự phối đều giảm mức độ đa dạng di truyền.
B. BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ GIAO PHỐI NGẪU NHIÊN
	Dạng 1 :Bài tập xác định số kiểu gen và kiểu giao phối tối đa trong quần thể giao phối ngẫu nhiên : 
* Bài toán xác định số kiểu gen tối đa trong quần thể giao phối ngẫu nhiên : 
Trường hợp 1: Các gen nằm trên NST thường, phân li độc lập: 
Gọi r là số alen của một locut gen nào đó ta có:  
Số kiểu gen tối đa trong quần thể: .
	Chú ý : với nhiều gen, các gen di truyền phân li độc lập thì số kiểu gen tối đa về tất cả các locut gen đó là: tích số kiểu gen của từng locut gen riêng rẽ.
Ví dụ (Trích đề thi đại học năm 2008). Ở người gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB, Io). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
	A. 54. 	B. 24. 	C. 10.	D. 64.
Giải
 Số kiểu gen tối đa trong quần thể = [][] [] = 54
Trường hợp 2 : Các gen nằm trên NST thường, liên kết gen (nhiều gen cùng nằm trên 1 NST): Gen I có r1 alen; gen II có r2 alengen n có rn cùng nằm trên 1 cặp NSTsố alen là r = r1 x r2.x rn . Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 
Trường hợp 3 : Các gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. 
Xét một gen, có r alen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y ta có số kiểu gen: 
- Trên giới XX = (Vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)
- Trên giới XY = r ( vì alen chỉ có trên X,không có trên Y)
Tổng số kiểu gen tối đa trong quần thể = + r
( Lưu ý trong trường hợp có nhiều gen cùng nằm trên NST X thì ta áp dụng số alen là r = r1 x r2.x rn rồi mới áp dụng tính số kiểu gen trong quần thể ) .
Ví dụ (Trích đề thi đại học năm 2011). Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2, A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể này là
	A. 18. 	B. 36.	C. 27.	D. 30. 
Giải
Số alen trên NST X = 3 x 2 = 6 Tổng số kiểu gen trong quần thể = = 27. 
Trường hợp 4: Các gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X. 
-Nếu chỉ có gen nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng nằm trên X. 
Xét một gen, có r là số alen của một locut gen nào đó thì ta có số kiểu gen tối đa trong quần thể là = r +1.
Trường hợp 5 : Các gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y
Xét một gen, có r alen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y thì số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 
- Giới XX: số kiểu gen 
- Giới XY: số kiểu gen là r2 .
Tổng số kiểu gen trong quần thể là: + r2.
Ví dụ 1 ( Trích đề thi đại học năm 2012). Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trong quần thể là
	A. 9.	B. 12.	C. 6.	D. 15.
Giải
Áp dụng công thức : Tổng số kiểu gen trong quần thể là: + 3x3 = 15 .
Ví dụ 2 ( Trích đề thi đại học năm 2013). Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
	A. 570	B. 270	C. 210	D. 180
Giải: * Xét locus I và II:
Số loại NST X: 2 x 3 = 6 
Số loại NST Y: 2 x 3 = 6 
Số lại kiểu gen XX: , số loại kiểu gen XY = 6 x 6 = 36 (vì đối với giới XY còn có sự hoán đổi giữa X và Y). Tổng số kiểu gen 2 lôcus là 21 + 36 = 57
* Xét locus 4: Tổng số kiểu gen: 10
* Tổng số kiểu gen: 10 x 57 = 570 Đáp án A
* Bài toán xác định số kiểu giao phối tối đa trong quần thể giao phối ngẫu nhiên : 
Trường hợp 1: Các gen nằm trên NST thường không tính đến vai trò của bố và mẹ trong các phép lai: Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là: (trong đó k là số kiểu gen).
Trường hợp 2: Các gen nằm trên NST thường có tính đến vai trò của bố và mẹ trong các phép lai: Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là: k2 (trong đó k là số kiểu gen)
Trường hợp 3: Các gen nằm trên NST giới tính:
Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể bằng tích số kiểu gen ở giới cái và số kiểu gen ở giới đực.
 Dạng 2 : Cách tính tần số tương đối của các alen của quần thể giao phối ngẫu nhiên.
Trường hợp 1 : Một gen có hai alen nằm trên NST thường
 + 2 alen trội, lặn không hoàn toàn
- Khi hai alen trong quần thể là đồng trội thì mỗi kiểu gen đều có kiểu hình khác nhau, vì vậy có thể dựa vào số cá thể trong quần thể để tính tần số của mỗi kiểu gen tương ứng.
- Nếu đề thi cho số lượng ba kiểu hình tương ứng với ba kiểu gen khác nhau là AA, Aa, aa. Gọi N là toàn bộ cá thể của quần thể, x là số cá thể mang kiểu gen AA, y là số cá thể mang kiểu gen Aa, z là số cá thể mang kiểu gen aa. 
Thành phần quần thể đang xét : x AA + y Aa + z aa = 1 ( x + y + z = 1)
- Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a:
p = x + ; q = z + .
 - Nếu đề thi cho cấu trúc di truyền là: p2 (AA) + 2pqAa + q2 aa = 1 
Ta tính được: p(A) = p2 + ; q(a) =q2 + .
 + 2 alen trội, lặn hoàn toàn: 
- Nếu đề thi cho số lượng hai kiểu hình trội và lặn, hoặc chỉ cho tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn, ta phải căn cứ vào các cá thể mang tính trạng lặn để tính tần số các kiểu gen. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a, nếu quần thể có sự cân bằng kiểu gen thì tần số kiểu gen aa là q2. Từ đó tính được q = và p = 1- q.
Trường hợp 2 : Gen nằm trên NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y) hoặc gen năm trên NST Y không có alen trên NST X
1. Cơ sở lí luận:	
Xét một gen có 2 alen là A và a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (Y không mang gen tương ứng), con đực là XY, con cái là XX thì trong quần thể sẽ hình thành 5 kiểu gen là:XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a ( p + q = 1)
NST X phân bố không đồng đều: 2/3 ở cơ thể cái, 1/3 ở cơ thể đực.Cho nên, các alen tương ứng trong quần thể cũng phân bố không đồng đều ở cơ thể đực và cái. 
+ Cơ thể ♀: XAXA, XAXa, XaXa với tần số alen tương ứng là p2, 2pq, q2.
+ Cơ thể ♂: XAY, XaY có tần số tương ứng là p,q.
+ Tần số alen A ở cá thể ♀: p2 + pq; Tần số alen a ở cá thể ♀: pq + q2
 + Tần số alen A ở cá thể đực: p; Tần số alen a ở cá thể cái: q
	Tần số chung của alen trong quần thể ở cả giới cái và đực là:
	pA = pA♂ + pA♀ = (p♂ + 2p♀)/3 => qa = 1 - pA
 + Nếu giá trị pA♂ = pA♀ => thì quần thể đạt trạng thái cân bằng hoặc cân bằng sau một thế hệ ngẫu phối.
 + Nếu pA♂╪ pA♀ => thì quần thể sẽ không đạt trạng thái cân bằng ngay ở thế hệ thứ nhất, thứ hai mà phải qua nhiều thế hệ ngẫu phối mới đạt trạng thái cân bằng.
2. Các ví dụ :
2.1. Bài tập về sự cân bằng di truyền của quần thể với những gen nằm trên NST giới tính trong trường hợp tần số alen trội và lặn giống nhau ở hai giới
Ở phần này có thể có những dạng bài tập
- Xác định tần số alen, tần số phân bố các kiểu gen trong quần thể.
- Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
- Xác định số lượng gen lặn trong quần thể.
- Xác định tỉ lệ kiểu hình, số lượng cá thể đực, cái trong quần thể
Ví dụ 1: Ở một quần thể côn trùng ngẫu phối, giới đực có 10% con mắt trắng, ở giới cái có 1% con mắt trắng, còn lại là những con mắt đỏ. Hãy xác định tần số tương đối của các alen và tần số phân bố của các kiểu gen trong quần thể. Biết giới đực là XY. 
Giải: Theo bài ra trong quần thể côn trùng kiểu hình mắt trắng biểu hiện nhiều ở con đực (XY) → chứng tỏ sự di truyền màu mắt liên kết với giới tính và gen quy định tính trạng mắt là gen lặn. Quy ước:Gen A quy định mắt đỏ;Gen a quy định mắt trắng
- Trong quần thể có 10% con đực mắt trắng có kiểu gen XaY; 1% con cái mắt trắng có kiểu gen XaXa. Ta có 10%XaY = 0,1Xa x Y (1)
 1%XaXa = 0,1Xa x 0,1Xa (2)
- Từ (1) và (2) suy ra: Tần số alen a ở giới đực và giới cái đều là 0,1,
 Tần số alen A là: 1 – 0,1 = 0,9.
♂
Cấu trúc di truyền của quần thể côn trùng trên là:
♀
0,9XA
0,1Xa
0,9XA
0,81XAXA
0,09XAXa
0.1Xa
0,09XAXa
0,01XaXa
Y
0,9XAY
0,1XaY
+Tỉ lệ kiểu gen ở giới đực là: 0,9XAY : 0,1XaY
+ Tỉ lệ kiểu gen ở giới cái: 0,81XAXA : 0,18XAXa : 0,01XaXa
+ Tỉ lệ kiểu gen chung ở cả hai giới : 
 0,45XAY + 0,05XaY + 0,405XAXA + 0,09XAXa + 0,05XaXa = 1.
2.1. Bài tập về sự cân bằng di truyền của quần thể với những gen nằm trên NST giới tính trong trường hợp tần số alen trội và lặn khác nhau ở hai giới
Ví dụ 2: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu là fB) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Hãy xác định:
	a. Tần số của alen fB.
	b. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể.
	c. Tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể.( Trích đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia)
 Giải: a. Tần số alen fB ở giới cái là = 0,4. Vì quần thể đang cân bằng nên tần số tương đối của các alen ở giới đực bằng giới cái. Vậy tần số alen fB ở giới đực là 0,4. Kiểu hình lặn (fBfB) ở giới đực là 40% đúng bằng tần số của alen fB. Vậy gen nằm trên NST X mà không có alen tương ứng trên Y.
	b. Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB là 2.0,4.0,6 = 0,48 = 48%.
Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là = 24%.
	c. Vì gen nằm trên NST X mà không có alen trên Y nên không thể tìm thấy con đực lưỡng bội dị hợp. Vậy tỉ lệ con đực có kiểu gen dị hợp tử mang alen fB so với tổng số cá thể của quần thể là 0%.(nếu xem con đực có kiểu gen XfB Y là dị hợp thì con đực dị hợp mang gen fB là (XfB Y) =0,2 = 20%.
Ví dụ ( Trích đề thi đại học năm 2014). Ở một loài động vật, xét một lôcut n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_di_truyen_quan_the_dung_on_thi.doc