SKKN Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A

SKKN Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A

Thể dục là môn học giáo dục phổ thông, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và những kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực.

 Dạy học Thể Dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng hiện nay khi dạy Thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy đây cũng là một vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội dung chạy cự ly ngắn là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho thế hệ trẻ, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng trong điều kiện nợ ôxi. Thông qua tập luyện kĩ thuật chạy ngắn giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý trí vươn lên, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong cuộc sống.

 Ở chương trình Thể dục lớp 9 nội dung chạy nhanh chủ yếu là các em ôn lại để nâng cao về kĩ thuật và nâng cao về thành tích. Chạy như thế nào phát triển được sức nhanh và có thành tích tốt? Có những em vẫn còn đang nhận thức sơ sài, chưa hiểu được cơ bản về kỹ thuật chạy cự ly ngắn nên các em không phát huy được khả năng của mình. Qua thực tế giảng dạy học sinh khi tập luyện chưa chú ý nhiều đến kĩ thuật mà chỉ chú ý đến thành tích nên sự hoàn thiện về kĩ thuật còn hạn chế nên thành tích khi kiểm tra chạy ngắn chưa cao, từ đó sự đam mê tập luyện của các em giảm đi, có nhiều sai lầm trong tập luyện kĩ thuật chạy ngắn.

 Ngoài ra khi dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng nghiệp, tôi nhận thấy có những thiếu sót về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học.

 Xuất phát từ vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A”

 

doc 18 trang thuychi01 9065
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài
	Thể dục là môn học giáo dục phổ thông, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và những kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực.
	Dạy học Thể Dục là một hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục và giáo dưỡng cho thế hệ trẻ để các em có những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe và tri thức văn hóa khoa học kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng hiện nay khi dạy Thể dục trong trường THCS gặp rất nhiều khó khăn vì các em xem nhẹ và không có sự đầu tư hoặc ít có sự quan tâm đến bộ môn này. Vì vậy đây cũng là một vấn đề cấp bách mà các giáo viên thể dục đang gặp phải. Trong đó có nội dung chạy cự ly ngắn là một môn điển hình phát triển sức nhanh cho thế hệ trẻ, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ hoạt động cực đại. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng làm việc căng thẳng trong điều kiện nợ ôxi. Thông qua tập luyện kĩ thuật chạy ngắn giúp người tập rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý trí vươn lên, sự linh hoạt nhanh nhẹn trong cuộc sống. 
	Ở chương trình Thể dục lớp 9 nội dung chạy nhanh chủ yếu là các em ôn lại để nâng cao về kĩ thuật và nâng cao về thành tích. Chạy như thế nào phát triển được sức nhanh và có thành tích tốt? Có những em vẫn còn đang nhận thức sơ sài, chưa hiểu được cơ bản về kỹ thuật chạy cự ly ngắn nên các em không phát huy được khả năng của mình. Qua thực tế giảng dạy học sinh khi tập luyện chưa chú ý nhiều đến kĩ thuật mà chỉ chú ý đến thành tích nên sự hoàn thiện về kĩ thuật còn hạn chế nên thành tích khi kiểm tra chạy ngắn chưa cao, từ đó sự đam mê tập luyện của các em giảm đi, có nhiều sai lầm trong tập luyện kĩ thuật chạy ngắn.
	Ngoài ra khi dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng nghiệp, tôi nhận thấy có những thiếu sót về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học. 
	Xuất phát từ vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m để nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A”
2. Mục đích nghiên cứu
 	Từ những khó khăn đó thì khi giảng dạy giáo viên cần phải đánh giá đúng thực lực của từng học sinh, nắm bắt được những mặt hạn chế để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp hoàn thiện kĩ thuật chạy cự ly ngắn và nâng cao thành tích cho học sinh, góp phần nâng cao thành tích cho nhà trường nói chung và cho cả huyện nói riêng. Từ đó phát triển phong trào học tập TDTT của học sinh được nâng lên. 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy kĩ thuật chạy 60m 
- Nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9A
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong quá trình thực hiện tôi đã chọn lọc ra một số phương pháp nghiên 
cứu cơ bản nhất và có hiệu quả đó là:
 	Phương Pháp tham khảo và đọc tài liệu.
 	Phương pháp làm mẫu và giảng giải
 	Phương Pháp trực quan
 	Phương pháp luyện tập.
 	Phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
	Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới chương trình dạy học. Với đặc trưng của bộ môn giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, đào tạo, rèn luyện tác phong con người. Thông qua tiết học Thể dục cũng như tiết học ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo để đảm bảo sức khỏe và nâng cao thành tích.
 	Rèn luyện ý thức tự giác, kỹ luật, đạo đức, ý trí của các em.
 	Phát triển hài hòa hình thái chức năng cơ thể.
 	Phát hiện các tài năng trẻ cho thể thao nước nhà.
 	Trong kĩ thuật chạy 60m là khả năng phát huy những tố chất cần thiết đó. Đối với học sinh THCS chạy 60m Đó là cơ sở, là tiền đề cho chạy 100m, 200m...để cần những tố chất thì chúng ta cần tìm hiểu về cơ sở lý luận của lứa tuổi THCS.
1.1. Một số yếu tố cơ bản về chạy ngắn.
Chạy cự ly ngắn, đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên người tập phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để có tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích. Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của 4 giai đoạn: xuất phát - chạy lao sau xuất phát - chạy giữa quãng và về đích. Ngoài ra để có thành tích tốt về chạy ngắn người tập phải có hiểu biết và nắm được nguyên tắc tập luyện sức nhanh. Bởi vì chạy ngắn là môn thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh và khéo léo và tâm lý muốn khẳng định mình so với tập thể của học sinh. 
1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi. 
	Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. 
1.2.1. Nhân tố bên trong gồm các yếu tố khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT.
	Đây là lứa tuổi chuyển giao giữa trẻ em và người lớn nên trong suy nghĩ của các em bị chi phối rất nhiều ở giai đoạn này. Trong các hoạt động các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn nên sự vui buồn thường đan xen nhau. Trong các hoạt động xã hội nói chung các em rất vui khi thỏa mãn các mong muốn của mình song cũng rất bất bình khi bị xúc phạm, đặc biệt trong hoạt động TDTT tính hiếu thắng của các em biểu hiện rất rõ rệt. Các em thường vui sướng hứng khởi, tự hào rất cao khi giành được chiến thắng và gặp thuận lợi trong cuộc sống. Song lại hay chán nản bất mãn khi gặp khó khăn hoặc thất bại. Vì vậy, trong giảng dạy giáo viên phải kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lí của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy huấn luyện.
1.2.2. Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em. 
	Do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểu hiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng. Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng, từ đó tạo thành lòng hăng say tập luyện. Cũng chính từ đó các em có tinh thần và thái độ đúng đắn về tham gia rèn luyện TDTT nói chung và chạy ngắn nói riêng.
1.3. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi. 
1.3.1. Đặc điểm hệ thống hô hấp.
	Hô hấp chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm sinh lý lứa tuổi. Trong quá trình phát triển của cơ thể người có thể xảy ra những biến đổi về chu kì hô hấp, lượng khí thở ra hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hô hấp. Ở lứa tuổi này hệ hô hấp đang ở thời kì phát triển nên có tần số hô hấp khoảng 18 đến 20 nhịp thở trong một phút, nhờ sự phát triển hệ hô hấp của lứa tuổi này mà quá trình hô hấp đã hấp thụ được lượng ôxy gần như tối đa và sự chịu đựng nợ ôxy của học sinh cũng được nâng lên.
1.3.2. Đặc điểm của hệ tim - mạch.
	Kích thước của tim cũng chịu ảnh hưởng của quá trình tập luyện TDTT, tần số co bóp cũng được giảm dần theo lứa tuổi, ở lứa tuổi 13-14 tần số khoảng 80 đến 90 lần trong một phút. Ở lứa tuổi này tim cũng đã phát triển to hơn, cơ tim cũng dày lên, tim co bóp mạnh hơn trong khi đó đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn nên dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Vì vậy các em thường có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hơn.
1.3.3. Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. 
	Ở lứa tuổi này hiện tượng lan tỏa hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với ức chế, chức năng của hệ thần kinh chịu ảnh hưởng hoạt động của tuyến nội tiết trong tuổi dậy thì. Sự ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn mang tính chất lan tỏa hơn. Vì đặc điểm này nên các em dễ bị hậu đậu, có nhiều động tác phụ khi có một phản ứng nào đó (nhất là học sinh nam).
1.3.4. Đặc điểm của cơ quan vận động.
	Về hệ cơ: Khi hoạt động TDTT hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành động tác, ở giai đoạn này sự phát triển của các nhóm cơ đang còn kém, tính đàn hồi của cơ cao nên có thể thực hiện các động tác có biên độ lớn và tương đối chính xác nhưng sự thăng bằng khi thực hiện động tác chưa cao. 
Về hệ xương: Lứa tuổi này sừ phát triển chiều cao đang diễn ra, xương phát triển theo chiều dài và tiếp tục cốt hóa, lồng ngực, khung chậu, cột sống tiếp tục phát triển nên xương cứng dần và sức chịu đựng càng tốt hơn.
Ngoài những yếu tố về sinh lí nêu trên thì ở lứa tuổi này sự phát triển giới tính của học sinh cũng bắt đầu phát triển vì vậy sự phát triển cơ thể cũng có sự khác biệt giữa nam, nữ. Đối với nữ lúc này phát triển của cơ thể và chu kì kinh nguyệt xuất hiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập luyện TDTT. Khi tập không tự nhiên, rụt rè ... nên khi hình thành động tác gặp nhiều khó khăn.	
	Vì vậy, quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy của các giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề.
	Qua một thời gian giảng dạy chạy cự ly ngắn tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn.
- Giáo viên được tào tạo đúng chuyên môn về giáo dục thể chất, nhiệt tình trong công tác.
- Nhiều em có năng khiếu về thể thao, đa số các em thích học thể dục.
- Nhà trường có 2 giáo viên giáo dục thể chất nên dự giờ thăm lớp để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Nhà trường có truyền thống về phong trào thể dục thể thao.
2.2. Khó Khăn:
2.2.1. Đối với học sinh.	
 Thông qua quá trình giảng dạy tôi đã ghi lại những sai sót của học sinh trong tập luyện kĩ thuật và tiến hành kiểm tra thành tích trước khi thực nghiệm đề tài của học sinh lớp 9A.
 Những sai sót về kĩ thuật của học sinh.
Giai đoạn
Nội dung
Lớp 9A
Sĩ số
Số lượng
Tỷ lệ %
Xuất phát-chạy lao sau xuất phát
 Tư thế vào chỗ và sẵn sàng không đúng, bị gò bó, phản ứng chậm khi nghe lệnh xuất phát.
32
13
40,6
 Thẳng thân lên quá sớm.
32
15
46,8
 Độ dài bước chưa hợp lý.
32
11
34,3
Chạy giữa quãng
 Đạp sau không hết, chống trước bằng cả bàn chân và đặt lệch hướng.
32
14
43,7
 Đánh tay gò bó, giật cục, thân trên ngửa ra sau.
32
17
53,1
Về đích
 Giảm tốc độ trước khi chạm đích, thực hiện động tác đánh đích sai.
32
13
40,6
Thành tích chạy cự ly 60m của lớp 9A.
Bảng 1
TT
Họ và tên
Ghi chú
Phạm Thị Châm Anh
11,5
Lưu Đình Đức Anh
10,2
Cao Văn Chiến
10,0
Trần Thị Lan Chinh
11,6
Phạm Văn Chung
9,8
Cao Minh Công
9,5
Lê Đức Dũng
9,9
Phạm Thị Mai Dung
11,2
Nguyễn Công Đạt
10,0
Nuyễn Thành Đạt
9,8
Nguyễn Văn Đạt
9,7
Lê Thị giang
11,8
Nguyễn Thị Giang
11,7
Hoàng Thị Hạnh
11,6
Lê Thị Hằng
11,2
Phạm Thị Hằng
11,3
Trịnh Thị Hiền
10,6
Lưu Đình Hiếu
10,1
Lưu Đình Hiếu
10,1
Lê Xuân Hiếu
10,2
Ngô Văn Hưng
10,0
Bùi Thị Hương
11,6
Đào Thị Linh
11,3
Hà Thị Thảo Linh
11,4
Phạm Thị Linh
110
Trịnh Vinh Lưu
10,6
Phạm Đình Long
10,7
Nguyễn Cồng Mão
10,7
Lê Xuân Nghị 
10,4
Hoàng Thị Phương
11,2
Lê Văn Quang
9,0
Cao Văn Quân
10,2
339,9
Kết quả thu được trước thực nghiệm của một số học sinh lớp 9A khi chạy 60m với thời gian trung bình là: 
 Trong đó: là giá trị trung bình cộng.
	Nhìn vào bảng số liệu khi kiểm tra, tôi thấy học sinh vẫn còn đang mắc nhiều sai sót và thành tích chưa đạt yêu cầu đối với học sinh lớp 9. Ngoài ra còn một số khó khăn như:
- Trang phục của học sinh chưa phù hợp với giờ học môn TD.
- Sự phát triển về cơ thể của các em học sinh cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập đặc biệt là các em học sinh nữ.
- Đa số các em học sinh gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế, chế độ ăn uống chưa đảm bảo nên thể lực còn hạn chế.
- Trình độ tiếp thu và thể lực của học sinh không đồng đều, một bộ phận học sinh chưa thực sự tích cực trong tập luyện.
2.2.2. Đối với giáo viên.
- Còn trẻ nên cũng chưa phát huy hết năng lực chuyên môn.
- Khả năng sáng tạo trong giảng dạy còn đang hạn chế.
2.2.3. Đối với cơ sở vật chất của nhà trường.
- Dụng cụ còn thiếu cho việc dạy học, một số dụng cụ đã kém chất lượng.
- Sân tập chưa phù hợp với nguyên tắc tập luyện TDTT. 
2.2.4. Đối với giáo dục xã hội.,
- Kinh tế địa phương còn nghèo nên tập luyện các môn thể thao còn hạn chế.
- Sự quan tâm của gia đình đến học tập luyện thể thao còn ít.
3. Các giải pháp được thực hiện trong nghiên cứu.
	Trong quá trình giảng dạy học sinh muốn đạt kết quả về kỹ thuật chạy 60m và nâng cao thành tích cho học sinh lớp 9 tôi đã đưa ra các giải pháp thực hiện như sau:
3.1. Giải pháp tham khảo tài liệu và đồng nghiệp.
	Trong thực tế tôi sử dụng giải pháp này là để phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến công tác viết sáng kiến đặc biệt là tài liệu về giảng dạy nội dung chạy 60m của môn điền kinh. Tôi đã tham khảo một số tài liệu như: Giáo trình Điền kinh. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội năm 2001, giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy TDTT. Nhà xuất bản giáo dục 2002 và một số tài liệu khác. Tôi đã vận dụng những kiến thức mà tôi thu được khi nghiên cứu tài liệu để áp dụng vào việc giảng dạy. Ngoài ra tôi còn trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi, trao đổi và tìm ra những biện pháp tốt nhất. 
	Bằng những kinh nghiệm thực tế, những điiều rút ra được từ đọc tài liệu, những kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra: Khi dạy kỹ thuật chạy 60m cho học sinh lớp 9 phải nắm vững các phương pháp, các nguyên tắc. Tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để áp dụng vào quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao. 
3.2. Giải pháp làm mẫu và giảng giải.
3.2.1. Phương pháp dạy học thực hành:
	Là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc thuộc chuyên ngành, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo mà người thợ sẽ phải thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Thêm vào đó, phương pháp làm mẫu còn giúp học sinh củng cố tri thức chuyên ngành, xây dựng phẩm chất, tác phong công nghiệp và phát triển năng lực tư duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống nghề nghiệp trong thực tế cuộc sống. Trong thực tế khi giảng dạy bản thân tôi đã làm mẫu cho học sinh quan sát các giai đoạn, phân tích rõ từng giai đoạn của cự ly chạy 60m. Từ đó các em vận dụng vào bài học. Ví dụ: Làm mẫu và phân tích kĩ thuật xuất phát thấp.
	Thông thường một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đọan kết thúc. Chính trong giai đoạn thực hiện, các phương pháp làm mẫu cụ thể mới được bộc lộ rõ nét. Các phương pháp dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác.
	Có nhiều cách phân loại PPDH thực hành; phân loại theo nội dung có thực hành nhận biết, thực hành khảo sát, thực hành kiểm nghiệm và thực hành theo quy trình sản xuất; nếu phân loại theo hình thức thì có các loại như phương pháp 4 bước và phương pháp 6 bước.
	Trong quá trình dạy thực hành, giáo viên không chỉ vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học thực hành mà còn phải có khả năng sáng tạo và linh động ngay trong từng bước của mỗi phương pháp dạy học thực hành đã chọn, cũng như tận dụng triệt để các phương pháp, các thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành. Ví dụ: Khi thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp mông nhô lên quá cao, lực đạp của bàn chân vào bàn đạp còn yếuthì giáo viên cho các em tập riêng bằng hình thức giúp đỡ.
3.2.2.  Phương pháp dạy thực hành 4 bước.
	Phương pháp 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được cải tiến thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắc giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo và sau đó tiến hành luyện tập. Phương pháp 4 bước là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành, đặc biệt thích hợp để giảng dạy các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản. Vận dụng phương pháp thực hành 4 bước vào dạy thực hành sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú, kích thích óc tò mò khoa học, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp mà còn giúp nâng cao tay nghề, rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức quản lí, tác phong công nghiệp, thói quen lao động tốt. 
	Thêm vào đó trong quá trình giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh tự quan sát, tự phân tích, đánh giá và nhờ đó phát triển được năng lực tư duy kỹ thuật.
	Tiến trình dạy học thực hành theo phương pháp 4 bước như sau.
a. Giai đoạn chuẩn bị.
 Giáo viên chọn đề tài thực hành, xác định phương án thực hành, chuẩn bị thiết bị dụng cụ, phân công vị trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu. 
b. Giai đoạn thực hiện: Gồm 4 bước.
Bước 1: Mở đầu bài dạy. Mục đích chính của bước mở đầu là khơi dậy động cơ học tập đối với nội dung học, giúp học sinh hiểu được nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên ở bước này là: 
	Ổn định lớp, tạo không khí học tập.
  	Gây động cơ học tập 
 	Xác định nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chuẩn chất lượng ( kỹ thuật, thời gian, số lần thực hiện)  Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của học sinh
Bước 2: Giáo viên thuyết trình và diễn trình làm mẫu. Mục đích của bước này là giáo viên thuyết trình và diễn trình để học sinh quan sát và tiếp thu. Do đó giáo viên cần chú ý:
 	Phải sắp xếp sao cho toàn lớp có thể quan sát được.
 Làm mẫu thường tiến hành theo trình tự 3 giai đoạn gồm: 
- Giai đoạn thực hiện theo tốc độ bình thường. 
- Giai đoạn thực hiện chậm các chi tiết và có giải thích cụ thể. 
- Giai đoạn diễn trình theo tốc độ bình thường.  
 	Thực hiện diễn trình với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn trình nhiều thao tác.  Cần kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn.
  	Trong tiết dạy giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm. Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác. Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học sinh. Ví dụ: Trong kỹ thuật chạy 60m giai đoạn nào quan trọng nhất? vì sao?
Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. Mục đích của bước này là tạo cơ hội cho học sinh triển khai sự tiếp thu thành hoạt động chân tay ở giai đoạn đầu tiên có sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên. Nội dung của bước này là:
 	Học sinh nêu lại và giải thích được các bước.
 	Học sinh lặp lại các bước động tác.
 	Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh.
Bước 4: Luyện tập độc lập. Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. 	Nội dung của bước này là: 
	Học sinh luyện tập giáo viên quan sát, kiểm tra giúp đỡ học sinh. Sau khi học Sinh đã nắm vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.
c. Giai đoạn kết thúc.
	Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết quả thực hiện so với mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những  sai sót mà học sinh mắc phải; củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành. Sau đó học sinh hoàn trả dụng cụ, làm vệ sinh.
	Sau khi học sinh đã hình thành được kỹ năng thực hành nghề qua quá trình học tập, giáo viên có thể sử dụng phương pháp 6 bước để giúp cho học sinh tiếp tục hình thành được kỹ xảo nghề nghiệp dựa trên việc tự lực luyện tập. Phương pháp 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_ki_thuat_chay_60m_de_nang_cao_thanh_tic.doc