SKKN Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến
Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hỗ trợ cho các môn học khác, có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những môn khoa học khác và nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân. Môn toán có khả năng tư duy lôgic, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong học tập và môn toán là một trong những môn học khó nhất.
Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu:
+Năng lực hành động.
+Năng lực thích ứng.
+Năng lực cùng chung sống và làm việc.
+Năng lực tự khẳng định mình.
Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "năng lực cùng chung sống và làm việc" và "năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS.
Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trò chơi thông qua các bài toán trong giờ học toán luôn gây được hứng thú cho các em và các em làm việc, học tập rất sôi nổi. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến”
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hỗ trợ cho các môn học khác, có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những môn khoa học khác và nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân. Môn toán có khả năng tư duy lôgic, phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong học tập và môn toán là một trong những môn học khó nhất. Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu: +Năng lực hành động. +Năng lực thích ứng. +Năng lực cùng chung sống và làm việc. +Năng lực tự khẳng định mình. Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "năng lực cùng chung sống và làm việc" và "năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS. Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trò chơi thông qua các bài toán trong giờ học toán luôn gây được hứng thú cho các em và các em làm việc, học tập rất sôi nổi. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến” Qua sáng kiến này tôi muốn đưa ra một số cách thức tổ chức các trò chơi trong tiết dạy và các trò chơi trong môn Toán 6 từ đó hình thành cho học sinh các kỹ năng như hoạt động nhóm, kỹ năng trình bày, năng lực chung sống, làm việc và qua các hoạt động trò chơi đó học sinh có cơ hội tự khẳng định mình trước bạn bè và thầy cô. Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm luận cứ cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu - Đổi mới phương pháp dạy học. - Nâng cao chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Cụ thể là : +Tìm hiểu thực trạng học sinh +Những phương pháp đã thực hiện +Những chuyển biến sau khi áp dụng +Rút ra bài học kinh nghiệm +Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV và HS để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và chất lượng hoạt động nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. - Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải toán. Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các giờ dạy tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS Đông Tiến 4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp, điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý số liệu. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đối chiếu so sánh B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm. - Toán học có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và các nghành khoa học khác. Đặc điểm về môn toán nội dung nhiều, công thức tính nhiều, bài tập thì đa dạng (có khó, có dễ, có phức tạp). Vì thế nếu không tìm cách tổ chức một giờ dạy sao cho hợp lý, sinh động hấp dẫn thì rất khó có thể lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan. - Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định:"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp HS mong muốn được học theo phương pháp dạy học tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học. - Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực a. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của HS. c. Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác. d. Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá. e. Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV Vấn đề cần quan tâm ở đây là chất lượng dạy và học của GV và HS như thế nào là hiệu quả, nên chúng ta cần bàn đến. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đối với đặc thù môn Toán, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “ khư khư ” với những gì đã có. Một học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày ý kiến theo gợi ý của thầy nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn. a. Đối với giáo viên Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn toán và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy: Để giờ Toán đạt được kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của người học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đã được nhiều giáo viên quan tâm, giờ học Toán là một môn khoa học có tính thực tế cao, việc xây dựng các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Toán THCS cũng không phải là một vấn đề quá khó. Đối với hoạt động trò chơi chỉ cần từ 5 đến 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt (hoạt động khởi động) hoặc củng cố kiến thức đã học (hoạt động tìm tòi mở rộng. Từ đó giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập môn Toán học cũng như thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, gây hứng thú học tập bộ môn, hình thành thói quen nghiên cứu trước bài học, nghiên cứu thông tin liên quan đến nội dung bài học trước ở nhà qua internet, sách, báo và người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị ...) từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Toán. b. Đối với học sinh Học sinh lớp 6 luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện mình và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học từ đó việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh. c. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 6A.Tôi nhận thấy kĩ năng ghi chép chắt lọc của học sinh còn hạn chế, cứ đến tiết thứ 4 của buổi học, không khí của lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi bộc lộ rõ trên khuôn mặt của mỗi học sinh. Vậy làm thế nào để tiết học nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh? Tôi đã trăn trở tìm ra giải pháp khắc phục. Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh qua khảo sát chất lượng đầu năm. Cụ thể như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 42 5 11,9 10 23,8 22 52,4 5 20 Số liệu điều tra được ở bảng trên cho thấy học sinh khá giỏi ở lớp 6A ít. Điều đó phải chăng hoàn toàn do năng lực của học sinh ? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học môn Toán của mình tôi đã nghiên cứu “Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6A tại trường THCS Đông Tiến”. Tôi thiết nghĩ sáng kiến được áp dụng vào thực tế là một điều hết sức cần thiết. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm - Góp phần nâng cao chất lượng môn Toán, thông qua các trò chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của bài học, có thể làm được các bài tập vận dụng thông qua hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức mới học (hoặc đã học ở những tiết trước, lớp trước) - Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. - Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật, cẩn thận và tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. 3.1. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a. Mục tiêu của trò chơi - Trò chơi là một hoạt động của con người với mục đích trước tiên là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Thông qua trò chơi trong giờ học toán, người học được rèn luyện thể lực (thông qua việc đi lại), trí lực, rèn luyện các giác quan tạo cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè, đồng đội trong cùng nhóm, tổ. Đối với hoạt động trò chơi, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Đối với mỗi tiết học hoặc chương bài, nhóm chương bài, giáo viên phải tìm trò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo, tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những thế hệ năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực. Các trò chơi cần khắc sâu được kiến thức vừa học của học sinh. Giáo dục được đạo đức, thái độ của học sinh. Các câu hỏi của trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, không dễ quá, cũng không khó quá. Nội dung đưa ra phù hợp với nhận thức của học sinh. Hoạt động trò chơi có thể tổ chức ở đầu giờ học hoặc cuối giờ học, thời gian của trò chơi phải phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy, lấn át thời gian chính của giờ học. Giáo viên không nên chỉ tập trung vào một số đối tượng học sinh khá giỏi, mà cần tập trung cả vào các đối tượng học sinh yếu. Thông thường trên lớp, tôi sẽ tự chọn 1 em học sinh bất kỳ và yêu cầu em học sinh đó thành lập đội và có quy ước với “người quản trò” phải chọn cả các bạn có nhận thức yếu để tạo điều kiện cho các bạn rèn luyện tác phong và hòa đồng với tập thể. b. Phương pháp tổ chức trò chơi - Giai đoạn chuẩn bị Đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động trò chơi trong giờ dạy Toán, giáo viên phải thiết kế trò chơi sao cho đảm bảo được các mục tiêu của bài học. Giáo viên cần xác định số nhóm chơi, số người chơi trong nhóm, các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như mô hình, tranh ảnh, phấn viết (phấn màu), bìa hoặc bảng phụ, hệ thống câu hỏi - Giai đoạn thực hiện Trình bày trò chơi: Nêu rõ luật chơi ngắn gọn, dễ hiểu, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn. GV có thể hướng dẫn mẫu (làm mẫu) hoặc chơi thử để giảng luật chơi đối với những trò chơi có tính phức tạp. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc khi tham gia trò chơi, các thành viên không được tham gia chơi làm “khán giả” quan sát trò chơi, giải nháp để nhận xét bài làm của các đội chơi, cổ vũ các đội chơi tuy nhiên đảm bảo trật tự, không hò reo gây ảnh hưởng tới việc học tập của lớp học khác. Giáo viên công bố rõ thời gian cho mỗi trò chơi (quy định thời gian chơi). -Điều khiển trò chơi +Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn, trung thực, chơi “đẹp” +Thông thường với mỗi trò chơi tôi sẽ tìm ra một bạn học sinh khá – giỏi trong lớp làm “trọng tài” để bắt lỗi của các đội chơi. +Yêu cầu dừng trò chơi đúng lúc khi học sinh có dấu hiệu mệt mỏi chán nản hoặc khi đội chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng hoặc vi phạm thời gian quy định của trò chơi. +Khi chơi, giáo viên cần quan sát học sinh chơi để biết thái độ, cử chỉ, phong cách của từng học sinh từ đó điều chỉnh phong cách cho phù hợp. Đôi khi trong quá trình chơi, giáo viên cũng có thể chuyển hướng với những dự kiến để làm không khí lớp học sôi nổi. -Giai đoạn kết thúc +Giai đoạn này tôi để “trọng tài” làm việc. Trọng tài sẽ yêu cầu các bạn học sinh là “khán giả” nhận xét kết quả của các đội chơi, phân xử thắng thua. +Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động trò chơi, phải xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không dễ dãi. +Giáo viên công bố kết quả chung cuộc chơi, có hình phạt đội thua nhẹ nhàng, thoải mái, khen thưởng các thành viên của đội thắng cuộc bằng quà tặng hoặc khen thường bằng điểm (mang tính chất khích lệ học sinh). 3.2.Các trò chơi trong dạy học môn Toán 6 a. Trò chơi “Tiếp sức” Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài - Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào trò chơi. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm. Giáo dục ý thức tích cực, tinh thần hợp tác trong các hoạt động của tập thể. Rèn tính chính xác, cẩn thận trong giải toán. (vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng tới thành tích của đội) - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi Học sinh được phân công làm trưởng nhóm có trách nhiệm tìm tổ viên của đội chơi. Học sinh được chọn vào đội chơi thì nhanh chóng vào vị trí của ðội, vui vẻ và nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ - Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 4-5 thành viên Chia phần bảng, phấn viết cho các nhóm trưởng. Quy định thời gian chơi: 3 phút (hoặc 4 phút). Trò chơi kết thúc khi có 1 đội chơi hoàn thành phần thi của mình hoặc hết giờ. Học sinh xếp thành 2 hàng dọc - Luật chơi: Khi trọng tài hô “Bắt đầu” lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên bảng làm bài, sau đó về giao phấn cho học sinh số 2 và về vị trí cuối hàng đứng, cứ vậy làm tiếp cho đến khi hết thời gian quy định hoặc hoàn thành hết các bài tập. Khi học sinh làm sai, học sinh tiếp theo được phép sửa bài, tuy nhiên lần sửa bài được tính là 1 lần chơi, sau khi sửa bài xong không được làm tiếp mà phải trở về vị trí của đội chơi. - Tiến hành: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh làm trọng tài. Trọng tài làm việc: Đội nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho hoặc hoàn thành hết các câu hỏi thì sẽ dừng cuộc chơi. Các thành viên trong đội chơi về chỗ ngồi. Trọng tài yêu cầu các bạn “khán giả” nhận xét bài làm của hai đội chơi, thành viên của đội này có thể nhận xét bài làm của đội kia. Trọng tài xác định đội thắng thua, báo cáo với giáo viên Giáo viên chốt, nhận xét và cho điểm đội thắng (hoặc thưởng bằng tràng pháo tay) Ví dụ: Trò chơi “tiếp sức” khi dạy ôn tập dạng toán tìm x ở chương I. - Đồ dùng : GV chuẩn bị 2 bảng phụ Bảng 1 Bảng 2 Tìm số tự nhiên x, biết 163- 52.(x+4)=38 Tính số tự nhiên x, biết (3x - 24).73=2.74 - Giới thiệu trò chơi: + GV nêu tên trò chơi tiếp sức + GV hướng dẫn cách chơi: Hai đội xếp thành 2 hàng mỗi đội 5 học sinh. - Mỗi học sinh làm 1 bài , sau đó quay về trao phần cho người thứ 2 , cứ như thế cho đến khi hoàn thành bài giải , người sau có thể sửa cho người trước sai. Đội nào hoàn thành trước chính xác đội đó sẽ thắng cuộc. + GV có thế cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật. + GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự: Nhận xét: - Trò chơi này cũng có thể thay thế các nội dung 1 cách linh hoạt, nội dung kiến thức cần củng số, ôn luyện cũng như để phù hợp với từng đối tượng học sinh, lưu ý các bài toán của 2 đội chơi phải tương đương về độ khó, độ dài, tránh sự chênh lệch. - Trò chơi trên ngoài việc củng cố kiến thức cho học sinh còn có tác dụng rèn luyện về thể chất (HS được vận động) và rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: Tôn trọng kỷ luật hăng say chơi hết mình gắn bó giúp đỡ với đồng đội. b.Trò chơi hái hoa dân chủ (kiến thức chương 2- số nguyên) - Trò chơi thường được dùng trong các kiến thức ôn tập chương - Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố kiến thức trong chương - Giới thiệu trò chơi: + GV nêu tên trò chơi hái hoa dân chủ “kiến thức chương 2 – số nguyên” + GV hướng dẫn trò chơi + Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố các kiến thức trong chương + GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi - Mỗi dãy cử ra một đội chơi, học sinh 2 đội lần lượt lên bốc thăm và trả lời. GV đánh giá điểm sau mỗi câu và ghi điểm trên bảng. - Tổng điểm của đội nào sau khi hoàn thành cao hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự. Nhận xét: - Trò chơi này nhằm củng số các kiến thức trong chương trình, thông qua trò chơi các em có thể ôn tập 1 cách tính cực các kiến thức trong chương. - Cũng như trò chơi 2, trò chơi này cũng giúp các em rèn luyện thêm các phẩm chất đạo đức như: Ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với đồng đội, tích cực hoạt động vì danh dự đội nhóm. c. Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ” -Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện kiến thức. Trong các tiết học ôn tập chương có thể dùng trò chơi này cũng sẽ mang lại hiệu quả cao. Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, của chương, từ đó giáo dục ý thức, thái độ học tập của học sinh. Rèn kỹ năng ghi nhớ, vận dụng linh hoạt các kiến thức Toán học đã học của học sinh. Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh Chuẩn bị: Bảng ô chữ, các câu hỏi và đáp án tương ứng Thiết kế trò chơi trên power point để trình chiếu. Cách xây dựng ô chữ: Trong mỗi tiết, mỗi chương đều có kiến thức trọng tâm. Từ đó ta lấy kiến thức đó làm chủ đề, từ hàng dọc hoặc từ khóa. Chọn các từ, thuật ngữ, các nhân tố để làm từ hàng ngang, các từ hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, thể hiện được nội dung của bài toán hoặc liên quan đến kiến thức toán học. Có thể chia nhóm hoặc cả tập thể lớp cùng tham gia, học sinh nào dựa vào từ khóa tìm được từ khóa hàng dọc là bạn dành chiến thắng. Tiến hành: Giáo viên nêu cách tổ chức trò chơi. Nếu là đội: Mỗi đội được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảo luận 30s, nếu không có câu trả lời thì quyền dành cho đội khác, nếu trả lời đúng thì GV lật ô chữ. Mỗi từ hàng ngang giải đúng được 10 điểm, giải được từ hàng dọc (từ chủ đề) được 20 điểm. Nếu giải được từ khóa hàng dọc (từ chủ đề) mà chưa cần mở hết các ô chữ sẽ được 40 điểm. Nhóm nào đưa ra tín hiệu trước sẽ được trả lời trước. Các nhóm tiếp tục chơi, nếu các nhóm không trả lời được từ khóa hàng ngang thì từ khóa đó sẽ bị đóng. Sau khi ra từ khóa hàng dọc (từ chủ đề). Giáo viên tổng kết điểm, nhận xét, khám phá các từ khóa chưa được mở, từ đó nhấn mạnh lại từ khóa và mục đích đưa ra từ khóa Ví dụ 1: Tiết dạy ôn tập chương III – Số học 6 tôi có thể cho các em học sinh cùng chơi trò trơi ô chữ để củng cố kiến thức của học sinh, cũng là nhắc nhở lại một số tên kiến thức đã được học trong chương trình toán 6 Từ hàng dọc: Có 9 chữ cái, là tên gọi cũ của thủ đô Hà Nội Đáp án: THĂNG LONG Hàng ngang: Số 1: Có 6 chữ cái: Gồm 6 chữ cái. là một tính chất mà cả phép toán nhân và phép toán cộng phân số đều có. Đáp án: Kết hợp Số 2: Có 7 chữ cái: Là phép toán ngược của phép toán cộng Đáp án: Phép trừ Số 3: Có 6 chữ cái. Là cụm từ còn thiếu trong quy tắc sau: “Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của ” Đáp án: Số chia Số 4: Có 11 chữ cái. Là quan hệ của hai số có tích bằng 1. Đáp án: Số nghịch đảo Số 5: Có 6 chữ cái. Kết quả của phép chia hết được gọi là gì? Đáp án: Thương Số 6: Có 4 chữ cái: Là một cụm từ được viết tắt bởi 4 chữ cái này. Khi chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một số ta được phân số tối giản. Vậy số đó có quan hệ như thế nào với tử số và mẫu số của phân số đã cho. Số 7: Có 8 chữ cái: Công thức sau thể hiện
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_thong_qua_to_chuc_cac_tro.doc