SKKN Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú h

SKKN Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú h

Trong bối cảnh của thời kì đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiêu chí quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học như sau:

Tiêu chí hàng đầu của dạy và học là dạy cách học.

Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh.

Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện

Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.

Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy và học không phải là một phương pháp cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường tham gia của người học tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

 Một trong số các kĩ thuật dạy và học có tính năng cao đó là “kĩ thuật mảnh ghép”. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc tính ưa hoạt động của trẻ em. Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. Bản chất của nó là khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ. Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với đời sống xã hội.

 

doc 16 trang thuychi01 7041
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú h", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh của thời kì đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội, tiêu chí quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học như sau:
Tiêu chí hàng đầu của dạy và học là dạy cách học.
Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh.
Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện
Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.
Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy và học không phải là một phương pháp cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường tham gia của người học tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
	Một trong số các kĩ thuật dạy và học có tính năng cao đó là “kĩ thuật mảnh ghép”. Nó đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc tính ưa hoạt động của trẻ em. Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. Bản chất của nó là khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ. Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với đời sống xã hội. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Theo đó hệ thống giao dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những tri thức “uyên thâm” , quan điểm chuẩn mực của người giỏi là “thông kinh bác cổ”, hiểu biết “ thiên kinh vạn quyển” đã dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội.
Trước những đòi hỏi thực tiễn trong quá trình hội nhập và phát triển, thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ/ nội dung cụ thể.
Để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả, tích cực hóa học sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phương pháp kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạ và nghệ thuật sư phạm của giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thực trạng chung
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giao khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học các môn trong nhiều trường phổ thông nói chung và môn dịa lý nói riêng vẫn còn một số vấn đề sau:
- Đối với GV:
+ Truyền thụ một chiều, giáo viên là người cung cấp và định chuẩn kiến thức cho học sinh. 
+ Việc ứng dụng kĩ thuật dạy học chưa rõ ràng, đầy đủ trong quá trình tổ chức dạy học và tiến hành không theo đặc trưng của kĩ thuật, mới chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác theo nhóm.
- Đối với HS:
+ Cố gắng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức, kĩ năng càng nhiều càng tốt mà ít chú ý đến làm cách nào để giải quyết được vấn đề và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
+ Trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà, các em ít trao đổi thông tin với nhau về phương pháp, cách thức, kết quả của bản thân. Vì vậy kết quả thường rơi vào tình trạng thiếu hoặc không tối ưu.
2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
	- Đối với GV:
	+ Vẫn còn tình trạng giáo viên đọc cho học sinh chép, đặc biệt là các buổi ôn thi hoặc các buổi phụ đạo, bồi dưỡng.
	+ Trong một số tiết dự giờ thao giảng, trong đó có cả những giờ thao giảng giáo viên giỏi cấp trường vẫn còn trường hợp giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng rất chung chung, không trúng vào kĩ thuật dạy học cụ thể nào.
	- Đối với HS:
	+ Hiện tượng chờ đợi, lười suy nghĩ, ít tìm tòi còn phổ biến, đa số học sinh chỉ chờ giáo viên ghi bảng hoặc đọc để ghi vào vở.
	+ Khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập thì ít học sinh tham gia hoặc tham gia cho có lệ, mang tính đối phó. 
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên 
- Chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, học để thi, dạy để thi, ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy và học tích cực nhưng chậm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Các đề thi còn đòi hỏi nhiều kiến thức uyên thâm, phần hệ quả, kĩ năng và phần phương hướng giải quyết ít được chú trọng. Do đó việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, thông báo kiến thức mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học.
- Việc ứng dụng các kĩ thuật mất thời gian và phức tạp ảnh hưởng đến việc đảm bảo nội dung bài dạy theo giáo trình nên ít giáo viên thực hiện.
- Việc nắm bắt, hiểu tính năng, cách thức tiến hành và ứng dụng kĩ thuât dạy học vào các bài hoặc các mục nhỏ của giáo viên cũng còn hạn chế.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp thực hiện kĩ thuật mảnh ghép
3.1.1. Mục tiêu
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt dộng nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn trình bày truyền đạt lại kết quả thực hiện và thực hiện nhiệm vụ ở mức độ cao hơn)
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân..
3.1.2. Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
- Học sinh được phát triể kĩ năng trình bày, hợp tác.
- Thể hiện khả năng/ năng lực cá nhân.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
3.1.3. Cách tiến hành
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu” 
- Lớp chia thành các nhóm (khoảng từ 3 – 6 học sinh). Mỗi nhóm giao một nhiệm vụ tìm hiểu/ nghiên cứu sâu một nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liện quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “ chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể. 
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được được toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung được tìm hiểu các nhóm “ chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự lf những nội dung học tập quan trọng.
3.1.4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kỹ thuạt mảnh ghép
- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung/ chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu? Nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ ở các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của nhóm “chuyên sâu”.
- Khi các nhóm “ mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm đầy đủ các nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nghiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản viên
Ghi chép các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với nhóm khác
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp
BẢNG TÓM TẮT CÁCH TIẾN HÀNH KĨ THUẬT MẢNH GHÉP
Cách tiến hành kĩ thuật “Mảnh ghép”
VÒNG 1
VÒNG 2
Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người..
Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3....,)
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: Nhóm 1: nhiệm vụ A, nhóm 2 nhiệm vụ B....)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viện nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
Các nhóm trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2
3.2. Biện pháp thực hiện
3.2.1. Giáo viên ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép đối với cả một bài.
3.2.1.1. Yêu cầu.
Bài gồm có nhiều mục lớn, nhưng các mục kiến thức phải tương đương nhau và gắn kết với nhau tạo ra nội dung hoàn chỉnh.
Vì vậy tôi ứng dụng kĩ thuật này vào các bài: địa lí tự nhiên chương trình lớp 12, địa lí các vùng kinh tế ở lớp 12 trong quá dạy học.
3.2.1.2. Cách tiến hành
Nhóm chuyên sâu
Giai đoạn 1 
1
1
1
2
2
2
1
3
3
3
2
2
1
3
2
1
3
3
Nhóm mảnh ghép
Giai đoạn 2 
Bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bước 1: Sau khi giáo viên nêu khái quát về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm (được gọi là nhóm chuyên sâu)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương tiện
Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì về khoáng sản và tiềm năng về thủy điện?
- Tình hình khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản và thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào?
- Trong quá trình khai thác và chế biến tài nguyên khoán sản và thủy điện, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn đề gì? 
Sách giáo khoa, Át lát Địa lí Việt Nam
Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì đối với việc trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới?
- Tình hình trồng, chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào?
- Trong quá trình trồng và chế cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn đề gì?
Sách giáo khoa, Át lát Địa lí Việt Nam
Nhóm 3: Tìm hiểu vấn đề chăn nuôi gia súc.
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì về chăn nuôi đại gia súc?
- Tình hình chăn nuôi Trâu, Bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào?
- Trong quá trình chăn nuôi Trung du và miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn đề gì?
Sách giáo khoa, Át lát Địa lí Việt Nam
Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề kinh tế biển.
Đọc sách giáo khoa, khai thác Át lát và trả lời các câu hỏi sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì khai thác tổng hợp kinh tế biển?
- Tình hình khai thác khai thác tổng hợp kinh tế biển hiện nay diễn ra như thế nào?
- Trong quá trình khai thác tổng hợp kinh tế biển, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần khắc phục những vấn đề gì?
Sách giáo khoa, Át lát Địa lí Việt Nam
Các nhóm chuyên sâu sẽ làm việc theo mô hình sau:
Các thành viên
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Nhận nhiệm vụ, phân công nghiệm vụ cho các thành viên, điều khiển, kết luận chung.
Hậu cần
Chuẩn bị sách giáo khoa địa lí 12, Át lát địa lí Việt Nam.
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản viên
Ghi chép các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với nhóm khác
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp
Ví dụ nhóm 1 sẽ làm như sau:
Các thành viên
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
- Nhận nhiệm vụ: Tìm hiểu vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
- Phân công nghiệm vụ cho các thành viên: Bạn A tìm tên các loại khoáng sản có ở vùng, bạn B kể tên các dòng sông có trong vùng, bạn C kể tên, sản lương, công suất các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản và nhà máy thủy điện trong vùng, bạn D nêu các vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác và chế biến, bạn E tìm biện pháp khắc phục các khó khăn trên. 
 - Điều khiển và kết luận chung
Hậu cần
Chuẩn bị sách giáo khoa địa lí 12, Át lát địa lí Việt Nam.
Thư kí
Ghi chép kết quả: 
a. Khoáng sản: 
- Tiềm năng, tình hình khai thác và chế biến: Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:
+ Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)
+ Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
+ Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/nămà tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
+ Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
+ Đồng-niken ở Sơn La.
à giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Vấn đề khó khăn:
+ Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao.
+ Cơ sỏ hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề
+ Ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
- Biện pháp giải quyết
+ Đầu tư mua sắm thiết bị và thay đổi công nghệ tiên tiện để khai thác có hiệu quả và tránh lãng phí.
+ Xây dựng hệ thống giao thông phù hợp phục vụ cho quá trình vận chuyển.
+ Có hệ thống xử lí chất thải tránh ô nhiễm môi trường.
b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
- Tiềm năng, tình hình khai thác :
+ Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà 6.000MW.
+ Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW.
+ Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
- Vấn đề khó khăn:
+ Thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
+ Nguy cơ làm thay đổi điều kiện sinh thái và cảnh quan vùng lòng hồ.
- Biện pháp giải quyết
+ Xây dựng nhiều hồ chứa nước trên các bậc địa hình để tận dụng tối đa lợi thế địa hình nhiều bậc, tầng.
+ Xây dựng các đập không quá cao tránh làm thay đổi môi sinh thái trên diện rộng.
+ Kết hợp khai thác thủy điện với thủy lợi. 
Phản viên
Ghi chép các câu hỏi phản biện: 
- Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn và có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của vùng.
- Có thể xây dựng nhà máy thủy điện ở đâu.
- Có nên khai thác phục vụ lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm thay đổi sinh thái của vùng... 
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với nhóm khác:
- Tiến độ thực hiện nhiệm vụ.
- Vấn đề khó khăn gặp phải cần giải quyết.
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên xin để xin trợ giúp: 
- Vấn đề khó khăn trong quá trình khai thác chế biến.
- Biện pháp khắc phục và phát triển.
Bước 2: Giáo viên sẽ lập 4 nhóm mảnh ghép, bảo đảm mỗi nhóm mảnh ghép có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên sâu. Cách thành viên trình bày và trao đổi để đi đến thống nhất nội dung của cả bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với câu hỏi của giáo viên như sau: Qua trao đổi các em hãy trình bày tiềm năng, hiện trạng khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? Trong quá trình khai thác và chế biến, Trung du miền núi Bắc Bộ gặp vấn đề gì và nêu hướng giải quyết? 
Từ hoạt động trên học sinh sẽ nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.
1. Khai quát
- Diện tích: 102 nghìn km2.
- Dân số: 12 triệu người năm 2006.
- Gồm các tỉnh, thành: Điện Biên, lai Châu, Sơn l, Hòa Bình, Lào cai, Yên bái, Phú Thọ, hà giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh. 
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: 
+ Phía bắc: Trung Quốc
+ Phía nam: Bắc trung bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
+ Phía tây: lào.
+ Phía đông: Biển đông
- Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa chính trị, an ninh- quốc phòng , nhưng cũng không ít khó khăn.
2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
a. Khoáng sản: 
- Tiềm năng, tình hình khai thác và chế biến: Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:
+ Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)
-Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
-Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/nămà tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
-Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
-Đồng-niken ở Sơn La.
à giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Vấn đề khó khăn:
+ Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao.
+Cơ sỏ hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề
+ Ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
- Biện pháp giải quyết
+ Đầu tư mua sắm thiết bị và thay đổi công nghệ tiên tiện để khai thác có hiệu quả và tránh lãng phí.
+ Xây dựng hệ thống giao thông phù hợp phục vụ cho quá trình vận chuyển.
+ Có hệ thống xử lí chất thải tránh ô nhiễm môi trường.
b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
- Tiềm năng, tình hình khai thác:
+ Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà 6.000MW.
+ Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác Bà trên sông Chảy 110MW.
+ Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang trên sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
- Vấn đề khó khăn:
+ Thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
+ Nguy cơ làm thay đổi đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_pho_thong_phai_phat_huy_tinh_tich_c.doc