SKKN Phát triển kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ cho học sinh thpt thông qua một số dạng bài tập tổng quát

SKKN Phát triển kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ cho học sinh thpt thông qua một số dạng bài tập tổng quát

Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, môn hóa học nói riêng, đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm. Trong khoảng thời gian 50 phút số lượng câu nhiều như vậy, đòi hỏi học sinh cần phải có kĩ năng làm bài thật tốt. Do đó cần phải đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hướng đến cách dạy của thầy. Do vậy giáo viên phải chịu đầu tư thời gian tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển của tư duy học sinh

 Cùng với sự đổi mới trong cách tổ chức các hoạt động dạy học nghiên cứu nội dung kiến thức mới thì việc đổi mới trong cách dạy, cách tổ chức hoạt động học của trò trong các giờ luyện tập cũng là một khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình lĩnh hội kiến thức của học sinh vì tiết luyện tập nhằm củng cố kiến thức cũ đã học đồng thời rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy, sức sáng tạo của học sinh. Chính vì thế mà trong chương trình cải cách sách giáo khoa các tiết luyện tập đã được tăng cường rất nhiều. Hầu hết sau mỗi đơn vị kiến thức mới lại có tiết luyện tập, tuỳ khối lượng kiến thức mà có từ một đến hai tiết. Các tiết tự chọn cũng dành nhiều cho việc luyện tập của học sinh. Chính vì đó việc xây dựng các bài tập cho tiết luyện tập đạt hiệu quả cao là một khâu chuẩn bị của giáo viên.

 

doc 21 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ cho học sinh thpt thông qua một số dạng bài tập tổng quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỔNG QUÁT
Người thực hiện: Nguyễn Anh Thế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu 
 I.1. Lý do chọn đề tài 
1
 I..2. Mục đích nghiên cứu 
2
 I.3 Đối tượng nghiên cứu. 
2
 I.4 Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội Dung 
 II.1. Cơ sở lý luận 
2
 II.2. Thực trạng nghiên cứu 
3
 II.3. Giải pháp 
4
 II.4. Hiệu quả 
16
III. Kết luận và kiến nghị
 III. 1. Kết luận
 III. 2. Kiến nghị 
16
17
 Tài liệu tham khảo 
18
I. Mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài.
Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, môn hóa học nói riêng, đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm. Trong khoảng thời gian 50 phút số lượng câu nhiều như vậy, đòi hỏi học sinh cần phải có kĩ năng làm bài thật tốt. Do đó cần phải đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hướng đến cách dạy của thầy. Do vậy giáo viên phải chịu đầu tư thời gian tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển của tư duy học sinh
	Cùng với sự đổi mới trong cách tổ chức các hoạt động dạy học nghiên cứu nội dung kiến thức mới thì việc đổi mới trong cách dạy, cách tổ chức hoạt động học của trò trong các giờ luyện tập cũng là một khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình lĩnh hội kiến thức của học sinh vì tiết luyện tập nhằm củng cố kiến thức cũ đã học đồng thời rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy, sức sáng tạo của học sinh. Chính vì thế mà trong chương trình cải cách sách giáo khoa các tiết luyện tập đã được tăng cường rất nhiều. Hầu hết sau mỗi đơn vị kiến thức mới lại có tiết luyện tập, tuỳ khối lượng kiến thức mà có từ một đến hai tiết. Các tiết tự chọn cũng dành nhiều cho việc luyện tập của học sinh. Chính vì đó việc xây dựng các bài tập cho tiết luyện tập đạt hiệu quả cao là một khâu chuẩn bị của giáo viên. 
	Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện tại; mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này; tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ cho học sinh THPT thông qua một số dạng bài tập tổng quát”. Đề tài chắc chắn sẽ giúp tôi phát triển được chuyên môn và phương pháp nghiên cứu trong hoạt động dạy học của mình, đồng thời để trao đổi với các đồng nghiệp.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
	 - Nâng cao chất lượng các tiết luyện tập, giúp học sinh nắm vững được kiến thức cũ, vận dụng giải các bài tập định lượng một cách nhanh để từ đó làm các dạng bài tập trắc nghiệm.
	- Phát triển tư duy tổng hợp, so sánh và tính sáng tạo của học sinh qua bài tập tổng quát.
I.3. Đối tượng nghiên cứu: 
	- Bộ môn hoá vô cơ phần kim loại lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Trãi thành phố Thanh Hóa.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Từ quá trinhg khảo sát thực nghiệm các dạng bài tập hóa học trong chương trình hóa học phổ thông, tổng hợp khái quát thành những dạng bài tập tổng quát.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận
	Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học. Kiến thức học sinh tiếp thu được chỉ có ích khi được sử dụng nó
	Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụng bài tập trắc nghiệm là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi. 	Đối với học sinh giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Bài tập hoá học có những tác dụng giáo dục trí dục và đức dục to lớn sau đây:
	- Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng được các kiến thức đã học, biến những kiến thức đã tiếp thu được thông qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chính mình. Khi vận dụng được kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ nhớ lâu.
	- Đào sâu mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập học sinh mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
	- Rèn luyện kĩ năng cần thiết về hoá học như kĩ năng phân tích, kĩ năng so sánh, tổng hợp, kĩ năng tính toán theo phương trình hoá học, ....
	- Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Một bài tập có nhiều cách giải. Một bài tập có nhiều trường hợp xảy ra, .... Ra một bài tập tổng quát có nhiều trường hợp rồi yêu cầu học sinh giải đó cũng là một cách rèn luyện trí thông minh, tư duy của học sinh
	- Giáo dục tư tưởng đạo đức tác phong như rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học. Nâng cao sự yêu tích học tập bộ môn hóa học.
	- Sự phát triển tư duy hóa học của học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp; chuẩn bị tiềm lực cho hoạt động sáng tạo sau này của các em.
II.2. Thực trạng nghiên cứu.
	- Từ thực tế giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, chương trình sách giáo khoa , dự giờ đồng nghiệp và kết quả của các kì thi tôi nhận thấy thấy:
	+ Sau khi học sinh được nghiên cứu kiến thức mới thì học sinh được làm một số bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Sau mỗi chương bài lại có một hoặc hai tiết luyện tập. Một thực tế cho thấy các bài tập định lượng trong các sách giáo khoa cũng như sách bài tập chỉ cụ thể hoá kiến thức chủ yếu bằng các số liệu cụ thể, ít mang tính suy luận mà chỉ áp dụng kiến thức là giải được bài toán hoá. Vì vậy trong quá trình học tập của học sinh nhất là số học sinh khá, giỏi cảm thấy đơn giản, nhàm chán ít tập trung suy nghĩ, từ đó dẫn đến học sinh không phát huy được tính tích cực chủ động, say mê nghiên cứu, quá trình tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên cũng ít có hiệu quả, học sinh ít được thảo luận trao đổi. 
 	Qua khảo sát ở khối lớp 12 cho thấy trong các tiết luyện tập giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh các bài toán trong sách giáo khoa, sách bài tập, hay có sưu tầm hoặc ra một số bài tập cũng chỉ đơn giản bằng việc tính toán cụ thể, ít mang tính tổng quát. 
II.3. Giải pháp
	Để khắc phục những tồn tại trên, nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong giờ luyện tập, nâng cao chất lượng học tập và khả năng tư duy của học sinh, tôi đã xây dựng các bài tập dưới dạng tổng quát đưa vào các tiết luyện tập trong giờ luyện tập:
Dạng 1: Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3.
	Cho x mol Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol AgNO3. các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Biện luận tìm m
Hướng dẫn giải
	Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag (1)
	Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ 	(2)
	Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu 	(3)
TH1: x ≤ b : Xảy ra (1) → m = 108.3x
TH2: b<x ≤ b: Xảy ra pt (1)(2) → m = 108b
TH3: b < x < a + b : Xảy ra pt(1)(2)(3) và Cu2+ dư
 	→ m = 108b+ 64(x- 0,5b) = 64x+ 76b
TH4: x = a + b :Xảy ra pt(1)(2)(3) và Cu2+ hết:
	→ m = 108b + 64a
TH5: x > a + b : Xảy ra pt(1)(2)(3) và Cu2+ hết, Fe dư
 	→ m = 108a+ 64b + 56( x- b –a) = 52a + 36b + 56x
Ví dụ 3: Cho một đinh sắt vào 1 lit dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và đinh sắt có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Tính khối lượng của đinh sắt ban đầu ?
A. 11,2 g
B. 5,6 g
C. 16,8 g
D. 8,96 g
Ví dụ 4: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại và được 1 chất rắn có khối lượng bằng m + 1,6 g. Vậy khối lượng m là .
A. 0,28 g
B. 2,8g
C. 0,56 g
D. 0,92g
Ví dụ 5: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Khối lượng m (g) bột Fe là: 
A.11,2 	B.16,8 	C.22,4 	D.5,6 
Dạng 2: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3
	Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 thu được V lít khí Y (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X được a gam muối khan. Tính V
	Với bài toán này có thể có các quá trình sau:
	Fe → Fe2+ + 2e 	N+5 +(5-ny) e → N+y 	
	Fe → Fe3+ + 2e 	N+5 + 8e → N-3
Như vậy với bài toán này có thể xảy ra các trường hợp:
Trường hợp 1: Muối thu được là muối của Fe2+: m1(g)
Trường hợp 2: Muối thu được là muối của Fe3+ và Fe2+ : m2(g)
Trường hợp 3: Muối thu được là muối của Fe3+ : m3(g)
Trường hợp 4: Muối thu được là muối của Fe2+ và NH4NO3: m4(g)
Trường hợp 5: Muối thu được là muối của Fe3+; Fe2+ và NH4NO3. : m5(g)
Trường hợp 6: Muối thu được là muối của Fe3+ và NH4NO3: m6(g)
	Tuy nhiên tùy vào dữ kiện bài toán ta có thể so sánh khối lượng muối để loại bỏ các trường hợp. Áp dụng định luật bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố..., từ đó tính khối lượng muối thu được. 
Ví dụ 1: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 thấy thoát ra khí NO duy nhất. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng
	A. 9,68 gam.	B. 5,4 gam	C. 8,56 gam	D. 7,2 gam
Ví dụ 2: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO là sản phẩn khử duy nhất và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu
A. 1,92.	B. 0,64.	 B. 3,84.	D. 3,2.
Dạng 3: Điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 và NaCl.
	 Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được V lít khí (đktc). Tính V theo a và b ?
Hướng dẫn giải
	CuSO4 + 2NaCl Cu + Cl2 + Na2SO4 (1)
TH1: Nếu a > 2b 
	Sau khi NaCl bị điện phân hết theo phương trình (1) thì CuSO4 tiếp tục bị điện phân theo phương trình sau: 
	2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4 (2)
 	Khi CuSO4 bị điện phân hết thì H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực 
	2H2O → 2H2 + O2
 Dung dịch sau điện phân có pH <7 và V = 11,2(a+ 0,5b) 
TH2: Nếu 2a = b: Sau phương trình (1) thì H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực.
	2H2O → 2H2 + O2
 Dung dịch sau điện phân có pH = 7 và V = 22,4a hay V = 11,2b
TH3: Nếu a < 2b
	Sau khi CuSO4 bị điện phân hết theo phương trình (1) thì NaCl tiếp tục bị điện phân theo phương trình sau: 
	2NaCl + 2H2O → 2H2 + Cl2 + 2NaOH (3)
Khi NaCl bị điện phân hết thì H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực 
	2H2O → 2H2 + O2
 Dung dịch sau điện phân có pH > 7 và V = 11,2(3b- 4a)
Ví dụ 5: Tiến hành điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl . a và b phải tuân theo tỉ lệ nào thì để sau khi điện phân thu được một dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu :
a = b	B. a = 2b	C. 2a = b	D. a = 1,5b
Ví dụ 6: Tiến hành điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl. a và b phải tuân theo tỉ lệ nào thì để sau khi điện phân thu được một dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ:
a = b	B. 2a b	D. 2a = b
Ví dụ 7:Tiến hành điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl . a và b phải tuân theo tỉ lệ nào thì để sau khi điện phân thu được một dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh:
a = b	B. 2a b	D. 2a = b
Ví dụ 8: Tiến hành điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl . a và b phải tuân theo tỉ lệ nào thì để sau khi điện phân hoà tan được Al2O3 
a = b	B. 2a b	D. B hoặc C
Dạng 4: Hỗn hợp X gồm......Chia X thành hai phần ( nguồn tham khảo từ thuviengiaoan.vn)
Phần 1: Thí nghiệm 1 ( dữ kiện 1)
Phần 2: thí nghiệm 2 ( dữ kiện 2)
Hướng dẫn
Trường hợp 1: Nếu 2 phần bằng nhau: 
	 Để đơn giản chúng ta nên gọi số mol (thể tích, khối lượng..) của từng phần làm ẩn. Như vậy mỗi phần sẽ có các đại lượng đó là bằng nhau. Bám vào dữ kiện của đề bài để thực hiện tính toán, vì các đại lượng trong các phần bằng nhau nên khi ta tính được một số mol (thể tích, khối lượng ..) của một chất nào đó nhờ 1 phần thì hãy dùng chính nó để tính các phần còn lại do chúng bằng nhau.
Trường hợp 2: Các phần chia không bằng nhau
Phương pháp
	Vì hai phần không bằng nhau vì vậy tùy theo đề bài mà ta gọi phần này gấp a lần phần kia. Đặt ẩn là số mol (thể tích, khối lượng...) của phần nhỏ hơn -> các giá trị tương ứng của phần kia đều sẽ gấp a lần.
	Dựa vào giả thiết, lập các pt, sau đó sẽ rút gọn được a.
Ví dụ 9: Cho 50,2 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi bằng 2 (đứng trước H trong dãy điện hóa). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H2. Cho phần II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0,3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là kim loại nào? (Cho Mg = 24, Sn = 119, Zn = 65, Ni = 59)
	A.Mg	B. Sn	C. Zn	D. Ni
Ví dụ 10: Nung nóng Al và Fe2O3 Sau 1 thời gian được hỗn hợp chất rắn. Chia hỗn hợp này thành 2 phần trong đó phần 2 nặng hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 16,8 lít H2. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo 84 lít H2 các phản ứng có H = 100%, các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe tạo thành trong pư nhiệt nhôm là:
	A. 112 gam	 B. 188,4 gam	C. 224 gam	 D. 112 gam hoặc 188,4 gam
Ví dụ 11: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ trộn đều hỗn hợp Y rồi chia làm hai phần :
Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được dung dịch C và 0,165 mol NO ( sản phẩm khử duy nhất ).
Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn . Công thức oxit và giá trị của m là ( biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. FeO; 19,32	 B. Fe2O3; 28,98	 C. Fe3O4; 19,32	 D. Fe3O4; 28,98
Dạng 5: Cho CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2...
	Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 ( đktc) vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 thu được b mol kết tủa. Tính V.
Hướng dẫn giải
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
 CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 (2)
Xét các trường hợp sau:
TH1: Nếu b = a. Xảy ra phản ứng (1). Lượng kết tủa thu được là cực đại
TH2: Nếu b < a . Xảy ra phản ứng (1) và (2)
	 nCO2 = a + (a– b) = 2a –b = > V = 22,4(2a- b)
TH3: Nếu b = 0: V = 22,4.2a = 44,8a 
Ví dụ 12:  Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
	A. 0,032.	B. 0,048.	C. 0,06.	D. 0,04.
Ví dụ 13: Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là
	A. a  >  b	B. a  <  b	C. b  <  a  <  2b	D. a = b
Ví dụ 14: Sục V lít CO2 (đkc) vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa. Giá trị của V là
	A. 11,2 lít và 2,24lít	B. 3,36 lít
	C. 3,36 lít và 1,12 lít	D. 1,12 lít và 1,437 lít
Dạng 6: Cho CO2 (SO2) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2(Ca(OH)2) và NaOH (KOH).... ( tham khảo từ trang: https://hocmai.vn)
	Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH, thu được x mol kết tủa. Tính V.
Hướng dẫn giải
Tổng số mol OH- = 2a + b (mol)
	 CO2 + 2OH- → CO32- + H2O (1)
	 CO2 + CO32- + H2O → 2HCO3- (2)
	Ba2+ + CO32- → BaCO3 (3)
Xét các trường hợp sau:
TH1: OH- dư ( xảy ra phương trình 1,3) thì nCO2 = n BaCO3 = x mol 
	 Nếu a = x ( kết tủa cực đại) thì V = 22,4x = 22,4a
	 Nếu a > x thì V = 22,4x
TH2: OH- hết: 
	+ Chỉ xảy ra pt(1)(3), khi đó a = x ( kết tủa cực đại) 
	 	nCO2 = 1/2n OH- = a + 0,5b (mol)
	V = 22,4(a + 0,5b)
	+ Xảy ra cả pt (1)(2)(3): Nếu a = x ( kết tủa cực đại) 
	 (a+ 0,5b) (a+ 0,5b)22,4< V ≤ 22,4(a+ b)
 	Nếu a > x thì nCO2 = 2a + b - x = > V = 22,4(2a+ b- x)
x
nCO2
0
a 
(a+ b)
(2a+ b)
 TH3: x = 0: nCO2 = 2a+ b = > V = (2a+ b)22,4 
 Ví dụ 15: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 1,182.	B. 3,940.	C. 1,970.	D. 2,364.
Ví dụ 16: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2(ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 19,70.	B. 17,73.	C. 9,85.	D. 11,82.
Ví dụ 17:  Sục V lít CO2 (đkc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và Ba(OH)2 0,375M thu được 11,82g kết tủa. Giá trị của V là
	A. 1,344l lít	 B. 4,256 lít	C. 1,344l lít  hoặc 4,256 lít	D. 8,512 lít
Dạng 7: Cho Al và Na ( K, Ba, Ca) vào nước....; Cho Al và Na ( K, Ba, Ca) vào dung dịch kiềm dư....
	Cho m gam hỗn hợp Al và Na (K, Ba, Ca) vào nước dư, sau phản ứng thu được V lít H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được V’ lít H2. Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. So sánh V và V’.
Hướng dẫn giải
	 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
	2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
	Với nội dung bài học sinh phải suy luận: Trong cả hai trường hợp Na đều phản ứng với H2O (trường hợp 2 nước có trong dung dịch NaOH). Al không phản ứng với nước do có lớp Al(OH)3 bảo vệ, nếu phá vỡ lớp Al(OH)3 thì nhôm tiếp tục phản ứng với nước. Mặt khác, Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên tan được trong dung dịch kiềm vì vậy trường hợp hai Al và Na đều phản ứng hết ( do dung dịch NaOH dư), trường hợp thứ nhất nếu số mol Na nhỏ hơn số mol của Al (nghĩa là Al còn dư sau phản ứng) thì V < V’. Nếu số mol Na lớn hơn hoặc bằng số mol Al thì V = V’. Vậy VV’
Ví dụ 18: Một hỗn hợp 2 kim loại Ba và Al (tỉ lệ mol 1:3) hoà tan vào nước dư thấy còn 2,7 gam rắn, đồng thời thu được thể tích khí H2 (đktc) là
 A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 6,72 lít	D. 8,96 lít
Ví dụ 19: Cho hỗn hợp hai kim loại Na và Al (tỉ lệ mol 1:2) vào lượng nước dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và còn lại chất rắn có khối lượng là
 A. 2,7 gam	B. 5,4 gam	C. 7,7 gam	 D. 8,1 gam
Ví dụ 20: Hỗn hợp X gồm Al và K. m gam X tác dụng với nước dư thì được 0,4 mol H2. Cũng m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư được 0,475 mol H2. m có giá trị là
 A. 15,54g	B. 14,55g	C. 14,45g	D. 15,55g
Ví dụ 21: Cho dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với dung dịch X chứa x mol HCl và y mol AlCl3 . Kết thúc phản ứng thu dược z mol kết tủa. Tính a.
Hướng dẫn giải
Phân tích:
	HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)
	AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (2)
	Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)
TH1: Nếu z = y (thu được lượng kết tủa lớn nhất) . Xảy ra phản ứng (1) (2), chưa xảy ra phản ứng (3). Như vậy a = x + 3y
TH2: z < y Có 2 khả năng
+ Sau phản ứng (1) (2) Al3+ còn dư: a = x+ 3z
+ Sau phản ứng (1) (2) thì có một lượng kết tủa tan theo phản ứng (3): a = x+ 4y- z
TH3: z = 0 Có hai khả năng
+ Chỉ xảy ra phản ứng (1): a x
+ Xảy ra cả (1)(2)(3): như vậy a x + 4y
Dạng 8: Cho HCl vào dung dịch chứa Na[Al(OH)4] hoặc vào hỗn hợp NaOH và Na[Al(OH)4]....
	 Cho a mol dung dịch HCl tác dụng với dung dịch X chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Kết thúc phản ứng thu dược z mol kết tủa. Tính a 
Hướng dẫn giải
Phân tích:
 	OH- + H+ → H2O 	(1)
	AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3	(2)
	3H+ → Al3+ + 3H2O	(3)
+ Sau phản ứng (1) (2) AlO2- còn dư: a = x + z
+ Sau phản ứng (1) (2) thì có một lượng kết tủa tan theo phản ứng (3): 
	a = x+ 4y- 3z
TH3: z > y Có hai khả năng
+ Chỉ xảy ra phản ứng (1): a x
+ Xảy ra cả (1)(2)(3): như vậy a x + 4y
	Sau khi học sinh biện luận được các trường hợp của mỗi bài toán tổng quát, giáo viên cho học sinh một số bài tập định lượng cụ thể để áp dụng cho các bài tập dạng tổng quát đó.
Ví dụ 22: Cho V lít dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch chứa 0,04 mol NaAlO2 và 0,02 mol NaOH, khuấy đều được 0,02 mol kết tủa. Giá trị V là
 A. 1,2 lít B. 0,2 lít 	
 C. 0,2 lít hay 1 lít 	D. 0,4 lít hay 1,2 lít
Ví dụ 23: Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là:
 A. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ki_nang_lam_bai_tap_trac_nghiem_hoa_vo_co_ch.doc