SKKN Phát huy vai trò công đoàn trong công tác xây dựng trường học văn hóa và giáo dục học sinh đạt chuẩn hình mẫu thanh niên thời đại mới trong trường Trung học phổ thông
Công đoàn là một tổ chức rất quan trọng của cơ quan, đơn vị, có vai trò và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đoàn viên công đoàn, đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy cho mỗi đoàn viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Công đoàn có vững mạnh thì nhà trường mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tập thể đồng lòng đoàn kết. Công đoàn vững mạnh xuất sắc là những công đoàn có nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng, nội dung hoạt động có chất lượng tốt, thiết thực, đội ngũ ban chấp hành công đoàn luôn tiên phong gương mẫu, thống nhất trong mọi kế hoạch hoạt động. Đặc biệt là những nội dung thúc đẩy phát triển chuyên môn, phát triển năng lực, văn hóa ứng xử và thực hiện đạo đức nhà giáo của đội ngũ giáo viên luôn được nâng cao từ đó góp phần thực hiện tốt nhất việc dạy và học trong nhà trường. Công đoàn trường THPT Nghi Lộc 5 trải qua 17 năm xây dựng và trưởng thành (2006 - 2023), dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, công đoàn trường đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Nhiều cán bộ, công đoàn viên của Nhà trường đã trở thành các cán bộ quản lý, là lãnh đạo, cán bộ cốt cán có uy tín trong ngành.
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo xác định là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục. Đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định thành bại của nhà trường.
Trong những năm qua, Nhà trường thường xuyên quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nhờ đó, nhiều năm liền, nhà trường được công nhận là tập thể Lao động xuất sắc, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Công tác giáo dục toàn diện luôn được nhà trường chú trọng và đạt kết quả tốt. Kết quả về chất lượng giáo dục luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, trường luôn đạt nề nếp học tập tốt nằm tốp đầu trong toàn tỉnh, trong những năm qua không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao như kết quả HSG, thi đại học đạt điểm cao được chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng thưởng và đậu và các trường đại học tốp đầu cả nước, thi KHKT, văn hóa văn nghệ đạt chất lượng cao, đặc biệt tập thể nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất đồng lòng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục tỉnh Nghệ An nói chung, trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng cần nâng cao chất lượng hơn nữa, trong đó phải đặt trọng tâm vào vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, xây dựng môi trường chuẩn văn hóa; thay đổi phương pháp giáo dục và trường học hạnh phúc .
Cùng với sự đổi mới nội dung chươngtrình sách giáo khoa, đổi mới cách tổ chức đánh giá thi cử ở THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục của đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu bức thiết nhằm hướng đến thực hiện chuẩn giáo viên theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Để thực hiện những chủ trương lớn đó, Công đoàn ngành nói chung và công đoàn trường đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi nhằm thực hiện tốt các chủ trương, quy chế của của ngành. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn nhà trường là một đòi hỏi tất yếu trong việc biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành trở thành hiện thực. Việc đổi mới hoạt động công đoàn gắn với các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNLĐ, chất lượng giáo dục của nhà trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC VĂN HOÁ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH ĐẠT CHUẨN HÌNH MẪU THANH NIÊN THỜI ĐẠI MỚI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: CÔNG ĐOÀN MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng...................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài........................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................4 2.1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................4 2.1.1.1. Công đoàn.......................................................................................4 2.1.1.2. Trường học văn hóa........................................................................5 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................9 2.1.2.1 Đánh giá của CBGVNLĐ về hoạt động công đoàn. CBGVNLĐ được tham gia khảo sát đồng ý ............................................9 2.1.2.2. Đánh giá của học sinh về môi trường học tập hiện nay ..............10 2.2. Nội dung đề tài ............................................................................................11 2.2.1. Nâng cao năng lực chuyên môn, văn hóa ứng xử và thực hiện đạo đức nhà giáo ....................................................................................................11 2.2.1.1. Đổi mới tư duy và phương pháp làm việc của cán bộ công đoàn 12 2.2.1.2. Vai trò của công đoàn trong công tác tham mưu, phối hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ...............................................13 2.2.2. Phát huy vai trò công đoàn trong phong trào xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa ..............................................................................................15 2.2.2.1. Vai trò công đoàn trong xây dựng khối đoàn kết, bầu không khí dân chủ, lành mạnh trong nhà trường.................................................15 2.2.2.2. Phát huy vai trò công đoàn trong phong trào xây dựng cảnh quan và môi trường sư phạm hiện đại và an toàn trong nhà trường.........17 2.2.2.3. Đổi mới các phương thức tuyên truyền góp phần phát triển phong trào xây dựng đơn vị chuẩn văn hóa tại trường trung học phổ thông 24 2.2.3. Vai trò công đoàn trong việc đổi mới phương thức giáo dục góp phần xây dựng hình mẫu thanh niên thời đại mới cho các thế hệ học sinh.....25 2.2.3.1. Phối hợp với ban chuyên môn phát động phong trào thi đua “Văn hóa dạy học tích cực - Tiết học hạnh phúc”. ......................................25 2.2.3.3. Phối hợp với lực lượng giáo viên chủ nhiệm xây dựng mô hình thay đổi giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục kiến thức kỹ năng sống, xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi trong của nhà trường .................................28 2.2.3.4. Xây dựng phong trào “Mỗi CBGV là một cán bộ nề nếp, một nhà tư vấn tâm lý học đường”......................................................................29 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ 1 CBTV Cán bộ thư viện 2 CLB Câu lạc bộ 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 8 THPT Trung học phổ thông 9 TN Thực nghiệm Cán bộ giáo viên, người lao 10 CBGVNLĐ động 11 UBND Ủy ban nhân dân PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công đoàn là một tổ chức rất quan trọng của cơ quan, đơn vị, có vai trò và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đoàn viên công đoàn, đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy cho mỗi đoàn viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Công đoàn có vững mạnh thì nhà trường mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tập thể đồng lòng đoàn kết. Công đoàn vững mạnh xuất sắc là những công đoàn có nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng, nội dung hoạt động có chất lượng tốt, thiết thực, đội ngũ ban chấp hành công đoàn luôn tiên phong gương mẫu, thống nhất trong mọi kế hoạch hoạt động. Đặc biệt là những nội dung thúc đẩy phát triển chuyên môn, phát triển năng lực, văn hóa ứng xử và thực hiện đạo đức nhà giáo của đội ngũ giáo viên luôn được nâng cao từ đó góp phần thực hiện tốt nhất việc dạy và học trong nhà trường. Công đoàn trường THPT Nghi Lộc 5 trải qua 17 năm xây dựng và trưởng thành (2006 - 2023), dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, sự phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, công đoàn trường đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Nhiều cán bộ, công đoàn viên của Nhà trường đã trở thành các cán bộ quản lý, là lãnh đạo, cán bộ cốt cán có uy tín trong ngành. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo xác định là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục. Đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định thành bại của nhà trường. Trong những năm qua, Nhà trường thường xuyên quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nhờ đó, nhiều năm liền, nhà trường được công nhận là tập thể Lao động xuất sắc, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Công tác giáo dục toàn diện luôn được nhà trường chú trọng và đạt kết quả tốt. Kết quả về chất lượng giáo dục luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, trường luôn đạt nề nếp học tập tốt nằm tốp đầu trong toàn tỉnh, trong những năm qua không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, chất lượng giáo dục đạt kết quả cao như kết quả HSG, thi đại học đạt điểm cao được chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng thưởng và đậu và các trường đại học tốp đầu cả nước, thi KHKT, văn hóa văn nghệ đạt chất lượng cao, đặc biệt tập thể nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất đồng lòng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành giáo dục tỉnh Nghệ An nói chung, trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng cần nâng cao chất lượng hơn nữa, trong đó phải đặt trọng tâm vào vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, xây dựng môi trường chuẩn văn hóa; thay đổi phương pháp giáo dục và trường học hạnh phúc . Cùng với sự đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới cách tổ 1 Đây là một đề tài tích hợp nhiều nội dung nhằm phát huy vai trò của công đoàn trong công tác tham mưu, phối hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tạo môi trường chuẩn văn hóa cũng như quá trình giáo dục HS trên nhiều phương diện trong đó nó đang còn khá mới mẻ, cấp thiết trong giáo dục toàn diện cho HS hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, phát triển phong trào xây dựng đơn vị chuẩn văn hóa ở trường THPT. Xây dựng các mô hình giáo dục trên cơ sở phát triển toàn diện đội ngũ CBGVNLĐ từ đó xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa góp phần giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Giải quyết các thực trạng đang gặp trong phương thức hoạt động công đoàn ở các trường THPT trong xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa. 3. Khách thể và đối tượng Các giải pháp nhằm phát huy vai trò công đoàn trong công tác xây dựng trường học văn hoá và giáo dục học sinh đạt chuẩn hình mẫu thanh niên thời đại mới trong trường THPT. Giáo viên, Học sinh trường THPT Nghi Lộc 5. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính cấp thiết thì việc xây dựng trường học văn là rất khả thi, công tác giáo dục nhà trường luôn được nâng cao. 5. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động, phát huy vai trò công đoàn trong xây dựng đơn vị văn hóa và giáo dục học sinh theo mẫu hình thanh niên thời đại mới. Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023. 6. Đóng góp của đề tài Đề xuất một số mô hình trong quá trình triển khai và xây dựng nhà trường đạt chuẩn văn hóa. Đổi mới và nâng cao hoạt động công đoàn, công tác phối hợp trong công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao văn hóa ứng xử và thực hiện đạo đức nhà giáo cho CB, GV, NLĐ. Xây dựng môi trường học tập tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng phát triển năng lực của HS từ đó góp phần xây dựng đơn vị chuẩn văn hóa. 3 chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo của Ban chấp hành công đoàn đến từng đoàn viên. 2.1.1.2. Trường học văn hóa: “Trường học đạt chuẩn văn hóa” là môi trường có văn hóa lành mạnh, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh; là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau; nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Để xây dựng trường học đạt chuẩn văn hóa đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. Phải được bồi đắp hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, để học sinh đến trường cảm thấy được sống, được học từ người thầy luôn chuẩn mực về đạo đức, sự tâm huyết hết lòng vì học sinh thân yêu. Văn hoá nhà trường (VHNT) là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường. VHNT có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó. VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trường có nền văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Vai trò của văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường Khi nhà trường có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ, phương pháp dạy - học có sự đổi mới, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về người học một cách có hiệu quả. Ở những nhà trường như vậy, người dạy và người học đều phát triển, khẳng định được uy tín của nhà trường đối với xã hội. Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc. Động lực sư phạm được hình thành bởi nhiều thành tố, trong đó văn hóa là một động lực vô hình có sức mạnh tiềm tàng và nổi trội hơn các biện pháp khác. VHNT giúp các thành viên nhận thức rõ mục tiêu, định hướng và mục đích công việc mình làm. VHNT phù hợp, tiến bộ sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể sư phạm, giữa người dạy và người học; hình thành môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh. Đây là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, 5
Tài liệu đính kèm:
- skkn_phat_huy_vai_tro_cong_doan_trong_cong_tac_xay_dung_truo.docx
- Nguyễn Gia Đăng - Nguyễn Thị Loan - Nguyễn Mạnh Hùng- Trường THPT Nghi Lộc 5, Công Đoàn.pdf