SKKN Phát huy tối đa tính tich cực và sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm chương : Tệp và thao tác với tệp – Tin học lớp 11

SKKN Phát huy tối đa tính tich cực và sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm chương : Tệp và thao tác với tệp – Tin học lớp 11

Phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.

 Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Giáo viên cần là người gợi mở ra các tri thức mới cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề bên cạnh sự quan sát của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng một số phương pháp đặt vấn đề, thuyết trình, minh họa và vấn đáp Đối với môn tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính, những môn mà các em sẽ thi quốc gia. Tin học 11 là rất khó so với học sinh của trường thpt 4 Thọ xuân vì đầu vào của các em là rất thấp so với các trường trong huyện.Thực tế cho thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tin học, đặc biệt là chương tệp và thao tác với tệp.Tệp là phần kiến thức không thể thiếu trong lập trình vì nó có thể lưu trữ dữ liệu lâu dài và dung lượng lưu trữ là rất lớn. Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin trình bày đề tài “Phát huy tối đa tính tich cực và sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm chương : Tệp và thao tác với tệp –tin học lớp 11 ”.

 

doc 18 trang thuychi01 9524
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tối đa tính tich cực và sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm chương : Tệp và thao tác với tệp – Tin học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chon đề tài:
Phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.
 Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Giáo viên cần là người gợi mở ra các tri thức mới cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề bên cạnh sự quan sát của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng một số phương pháp đặt vấn đề, thuyết trình, minh họa và vấn đápĐối với môn tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính, những môn mà các em sẽ thi quốc gia. Tin học 11 là rất khó so với học sinh của trường thpt 4 Thọ xuân vì đầu vào của các em là rất thấp so với các trường trong huyện.Thực tế cho thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tin học, đặc biệt là chương tệp và thao tác với tệp.Tệp là phần kiến thức không thể thiếu trong lập trình vì nó có thể lưu trữ dữ liệu lâu dài và dung lượng lưu trữ là rất lớn. Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin trình bày đề tài “Phát huy tối đa tính tich cực và sáng tạo của học sinh bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm chương : Tệp và thao tác với tệp –tin học lớp 11 ”. 
I.2 Mục đích nghiên cứu
 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chương V-Tệp và thao tác với tệp nhằm định hướng cho học sinh cách thức học tập để phát huy tính tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo của người học chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học và các kiến thức về chương V-Tệp và thao tác với tệp - tin học lớp 11
- Các hình thức tổ chức dạy và học được tổ chức theo chủ đề, nội dung 
- Học sinh của các lớp 11 của trường THPT Thọ Xuân 4
I.4 Phương pháp nghiên cứu 
- Chia bài toán thành các phần nhỏ, dưới sự quản lí của giáo viên học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
- Vận dụng các phương pháp đổi mới giáo dục vào dạy học như: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Nội dung kiến thức sách giáo khoa, bài tập, máy chiếu, máy tính, giấy khổ lớn, phần mềm pascal.
II.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
A, Cơ sở lí luận:
 Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các hoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi và lĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích)như câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lai nên hòn núi cao”.
 Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
 Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của giáo viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. Do đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cách thụ động và dĩ nhiên trong trường hợp như thế kết quả học tập sẽ không mang lại như ý muốn.
 Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,ít nhiều sẽ bị loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ.
Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
Hình ảnh thảo luận nhóm:
 Dạy nêu vấn đề là Phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).
 Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Quy trình của dạy học nêu vấn đề được mô tả qua sơ đồ sau:
B,Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong nhiều năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã và đang đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học. Phong trào này đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Song bên cạnh đó vẫn tồn tai nhiều vấn đề cần quan tâm đó là: Việc thực hiện phong trào đôi khi chỉ là hình thức, một bộ phận giáo viên lại quá lạm dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc áp dụng không đúng, không phù hợp với thực tế nên không những không nâng cao được chất lượng giảng dạy mà đôi khi không đạt được mục tiêu dạy học.. Đặc biệt hầu hết các giáo viên đều chú trọng đổi mới phương pháp dạy học ở phần nào đó thật “mới lạ”, “thật độc”, những nội dung thật khó mà quên đi đối tượng mà ta đang hướng tới là ai. Tôi đã trao đổi với một số giáo viên ở nhiều môn trong ngoài trường đều lại được nhận câu trả lời rằng: Đã đầu tư nghiên cứu sâu thì phải chọn những phần đáng để làm chứ những nội dung trong sách giáo khoa thì cứ thế mà dạy là được !
Là một giáo viên, bản thân tôi xét thấy, việc chuẩn bị, xây dựng tiến trình cho một tiết học là rất quan trọng và cần thiết. Người thầy, cách dạy, cách soạn giáo án, chuẩn bị bài dạy và làm chuyển biến nhận thức của học sinh về phương pháp học tập tích cực là yếu tố hết sức quan trọng cho đổi mới phương pháp dạy học
 Do vậy tôi chọn phần chương V- Tệp và thao tác với tệp để báo cáo trong chuyên đề này. Tôi muốn trình bày những cố gắng của bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến từng tiết học, bài học và từng phần kiến thức nhỏ.
C, Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học. Phương pháp này đã tạo được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm.
+ Đối với học sinh: 
Hoạt động nhóm là một phương pháp rất tốt về tư duy logic, về cách đào sâu và trau rồi kiến thức, giúp cho học sinh bước đầu biết nêu và giải quyết vấn đề khoa học, biết phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo vệ ý kiến của mình với những suy luận có căn cứ. Qua thảo luận nhóm giúp học sinh hình thành giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, trao đổi, giúp đỡ, hoà nhập cộng đồng.
+ Đối với giáo viên: 
 Phương pháp hoạt động nhóm giúp giáo viên có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức, giúp giáo viên đánh giá sự tiếp thu của học sinh và trình độ tư duy của các em. Giáo viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và định hướng kiến thức cần thiết cho học sinh. Thảo luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương pháp và phương thức giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng như đối với phần, chương, mục của bài giảng.
 Phương pháp dạy học nêu vấn đề : học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt động , tự mình tìm ra tri thức cần học chứ không phải được thầy giảng một cách thụ động , học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động.
 Học sinh không những học được nội dung học tập mà còn được học con đường và cachs thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Học sinh được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết dạy, nếu như giáo viên là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức một tiết học theo phương pháp mới thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, và giải quyết vấn đề nó là những phương pháp có nhiều ưu việt nó đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học và khả năng thực thi tương đối cao so với các phương pháp khác. Đồng thời giáo viên sau mỗi phần sẽ lồng ghép hai phương pháp này chốt lại các vấn đề để tăng hiệu quả dạy học.
 Các bước thực hiện
 Tùy thuộc vào từng nội dung mà giáo viên có các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp không quá rườm rà mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tối ưu nhất
* Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu rõ vai trò cần thiết của tệp
 - Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm tệp có cấu trúc và tệp văn bản, vai trò của tệp
- Tiến trình:
Giáo viên đặt vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời
Câu 1: Dữ liệu trong máy tính khi chúng ta đang thực hiện chương trình được lưu trữ o bộ nhớ nào?
Hs: Dữ liệu trong lúc máy dang thực hiện được lưu trữ trong RAM
Câu 2: Vì sao em biết điều đó?
Hs: Vì khi tắt máy học mất điện dữ liệu sẽ bị mất.
Gv: Để lưu trữ được dữ liệu ta phải lưu nó ở bộ nhớ ngoài thông qua kiểu dữ liệu tệp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có thao tác khai báo, mở tệp, đọc/ghi dữ liệu, đóng tệp.
Câu 3: Hs nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết vai trò của kiểu tệp và có mấy loại kiểu tệp?
Hs: 
-Không mất thông tin khi tắt máy
- Dung lượng dữ liệu được lưu trữ lớn
- Có hai loại kiểu tệp: Tệp có cấu trúc và tệp văn bản
+Tệp có cấu trúc là tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
+ Tệp văn bản: là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác cơ bản xử lí tệp văn bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal
 - Mục tiêu:
+ Học sinh biết cách khai báo biến tệp
+Học sinh biết và sử dụng được các thủ tục xử lý với tệp
+ Học sinh biết xử lí đọc/ghi tệp văn bản
- Tiến trình:
Gv: Giới thiệu cấu trúc chung của khai báo biến tệp
Var :Text;
Gv: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ
Hs: 
Var tep1,tep2:text;
Gv: Giới thiệu các thao tác gán tên tệp, mở tệp để đọc, đọc dữ liệu từ tệp ra,mở tệp để ghi, ghi dữ liệu vào tệp, đóng tệp
Assign(,);
Reset();{mở tệp để đọc}
Read/readln(,);{đọc dữ liệu ra từ tệp}
Rewrite();{mở tệp để ghi}
Write(,);{ghi dữ liệu vào tệp}
Close();
Gv: Các em quan sát và đọc ví dụ sách giáo khoa.
Hs: Quan sát và đọc ví dụ sách giáo khoa
Gv: Chia học sinh làm hai nhóm lấy ví dụ 
+ Nhóm 1:Nêu thao tác tương ứng với việc đọc dữ liệu từ tệp1 ra biến x
+ Nhóm 2: Nêu thao tác tương ứng với việc ghi dữ liệu biến y vào tệp.
Gv: Gợi ý cho học sinh làm
Học sinh quan sát cấu trúc và thảo luận nhóm để trình bày
Nhóm 1: 
Assign(tep1,’doc’);
Reset(tep1);
Readln(tep1,x,y);
Close(tep1);
Nhóm 2:
Assign(tep2,’doc’);
Rewrite(tep2);
write(tep2,a);
Close(tep2);
Gv: Chỉnh sửa và giải thích thêm
Gv:Lấy thêm một số ví dụ cho học sinh
Vd: Assign(tep,’dulieu’){gắn tên tệp để tham chiếu khi lưu trữ trong máy tính}
 Reset(tep){mở tệp để đọc}
 Readln(,x,y){đọc từ tệp ra hai giá trị tương ứng với hai biến x,y}
 Assign(tep2,’dulieu’){gắn tên tệp để tham chiếu khi lưu trữ trong máy tính}
 Rewrite(tep2);{mở tệp để ghi}
 Writeln(tep,x+y){ghi vào tệp tổng biến x,y}
Gv: Giới thiệu một số hàm chuẩn thường dùng trong đọc ghi tệp văn bản
+Hàm eof(): trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
+Hàm eoln() trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
Hs: Ghi chép bài 
Gv: Giới thiệu hàm eof hay sử dụng trong việc đọc dữ liệu từ tệp ra.
Vd: While not eof(f) do{trong khi tệp f chưa kết thúc thì thực hiện}
 Redln(f,x,y){đọc từ tệp f ra hai biến x,y}
Để học sinh nhớ và hiểu rõ hơn nội dung của bài học giáo viên dùng máy chiếu sơ đồ cho học sinh quan sát.
Hoạt động 3 : Lấy ví dụ chạy trên phần mềm pascal minh họa cho học sinh hiểu rõ hơn về tệp.
 - Mục tiêu:
+ Học sinh biết cách khai báo biến tệp
+Học sinh biết và sử dụng được các thủ tục xử lý với tệp
+ Học sinh biết xử lí đọc/ghi tệp văn bản
+Học sinh biết viết chương trình đối với kiểu dữ liệu tệp
- Tiến trình:
Ví dụ 1: Xét ví dụ sách giáo khoa.
 Gv:Yêu cầu học sinh đọc sách và nêu yêu cầu của bài toán?
Hs: Bài toán yêu cầu tính và đưa ra màn hình khoảng cách từ trại mỗi giáo viên đến trại của thầy hiệu trưởng
Gv: Yêu cầu học sinh nêu cách tính khoảng cách giữa hai điểm
Hs: D:=sqrt(x*x+y*y);
Gv: Yêu cầu học sinh viết lệnh gán tên tệp, mở tệp để đọc, đọc dữ liệu từ tệp
Hs: Assign(f,’trai.txt’);
 Reset(f);
 Readln(f,x,y);
Gv: Nhận xét các câu trả lời của học sinh
Gv: Chiếu chương trình lên bảng và giải thích ý nghĩa từng câu lệnh
Hs: Quan sát chương trình gợi ý và chú ý lắng nghe
Gv: chạy chương trình minh họa cho học sinh
Màn hình kết quả
Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với gợi mở vấn đề
Nhóm 1: Viết chương trình đọc từ tệp ra hai biến x,y tính tổng đưa ra màn hình
Nhóm 2: Viết chương trình nhập từ bàn phím hai biến x,y tính tổng và ghi vào tệp1
Hs: Nghiên cứu thảo luận nhóm và viết chương trình sau đó trình bày lên bảng
Gv: Nhận xét bài của học sinh
Gv:Trình chiếu 
 Program nhom1 ;
Var tep1:text;
X,y,t:integer;
Begin
Assign(tep1,’doc’);
Reset(tep1);
While not eof(tep1) do
Readln(tep1,x,y);
Write(‘ tong hai so la’,x+y);
Close(tep1);
Readln
End.
 Program nhom2 ;
Var tep2:text;
X,y,t:integer;
Begin
Assign(tep2,’ghi’);
Rewrite(tep2);
Readln(x,y);
T:=x+y
Write(tep2,‘ tong hai so la’,T);
Close(tep2);
Readln
End.
Gv: Hỏi các thành viên khác có ý kiến nữa hay không?
Hs: Quan sát và nêu ý kiến của mình
Gv: Nhận xét bài và chạy thử chương trình cho họ sinh quan sát.
Hs: Quan sát ghi chép bài.
Ví dụ 3: Đọc 2 số từ tệp ‘so.txt’ , tính tổng 2 số và ghi vào tệp “Kqua.txt’
var f,f1:text;	
 a,b,s:integer;
Begin
 Assign(f,'so.txt');	
 reset(f);
While not eof(tep1) do
 read(f,a,b);
 Assign(f1,’kqua.txt’); 
 rewrite(f1);
s:=a+b;
write(f1,'s=',s);
close(f); close(f1);
readln
end.
Ví dụ 4: Viết chương trình đọc mảng 1 chiều gồm 5 phần tử có tên tệp ‘mang.txt’, tính tổng các giá trị trong mảng chia hết cho 2 và đưa ra màn hình
Gv: Các đưa ra câu lệnh tính tổng phần tử trong mảng chia hết cho 2?
Hs: For i:=1 to 5 do 
If a[i] mod 2=0 then T:=T+a[i];
Gv:Hướng dẫn học sinh xây dựng và viết chương trình
Hs: Lên bảng viết chương trình
Gv: Chỉnh sửa và chiếu chương trình mẫu cho học sinh tham khảo
Program vd4;
var f:text;	
 i,s:integer;
 a:array[1..5]of integer;
 begin
 assign(f,'so.txt');	reset(f);
 For i:=1 to 5 do
 read(f,a[i]);
 S:=0;
 for i:=1 to 5 do
 if a[i] mod 2 =o then 
 s:=s+a[i];
Write(‘s= ‘,s);
close(f); 	
readln
end.
Gv:Chạy thử chương trình trên pascal cho học sinh quan sát
Ví dụ 5: viết chương trình đọc mảng 1 chiều gồm 5 phần tử có tên tệp ‘mang.txt’
 , tính tổng các giá trị mảng chia hết cho 2 và ghi vào tệp ‘kqua.txt’.
Gv: Dùng phương pháp nêu vấn đề để giảng dạy
Gv: Trình chiếu chương trình cho học sinh quan sát và tham khảo
var f,f1:text;	 i,s:integer;
 a:array[1..5]of integer;
 begin
 	 assign(f,'so.txt');	
 reset(f);
 	 For i:=1 to 5 do
 	 read(f,a[i]);
	Assign(f1,’mang.txt’);	
 rewrite(f1);
 	 S:=0;
 	 for i:=1 to 5 do
 	 if a[i] mod 2 =o then 
 	 s:=s+a[i];
	write(f1,'s=',s);
	close(f); close(f1);
end.
Ví dụ 6 : Xét ví dụ sách giáo khoa tính điện trở tương đương
Gv: Dùng phương pháp gợi mở nêu vấn đề để dạy học sinh
Gv: Yêu cầu học sinh đọc đề sách giáo khoa trả lời câu hỏi
Câu 1:Nêu cách tính điện trở của các sơ đồ
Hs:
Sơ đồ 1: R:=r1*r2*r3/(r1*r1+r2*r3+r3*r1);
Sơ đồ 2:R:=r1*r2/(r1+r2)+r3;
Sơ đồ 3: R:=r1*r3/(r1+r3)+r2;
Sơ đồ 4: R:=r2*r3/(r2+r3)+r1;
Sơ đồ 5: R:=r1+r2+r3;
Gv: chiếu chương trình mẫu và giải thích cho học sinh
Program Dien_tro;
Var a: array[1..5] of real;
R1, R2, R3: real; f1,f2 :text; i: integer;
Begin
Assign(f1,‘RESIST.DAT’);
Reset(f1);
Assign(f2,‘RESIST.EQU’);
Rewrite(f2);
While not eof(f1) do
 Begin
 Readln(f1,R1,R2,R3);
 a[1]:=R1*R2*R3/(R1*R2+R1*R3+R2*R3);
a[2]:=R1*R2/(R1+R2)+R3;
a[3]:=R1*R3/(R1+R3)+R2;
a[4]:=R2*R3/(R2+R3)+R1;
 a[5]:=R1+R2+R3;
For i:=1 to 5 do write(f2, a[i]:9:3,’ ‘);
Writeln(f2);
 End;
Close(f1); Close(f2);
End. 
Hs: Chú ý lắng nghe quan sát nắm bắt bài
Gv hỏi: Mảng a dùng để lưu giữ giá trị nào?
Hs: Mảng a dùng để lưu giá trị của 5 điện trở tương đương với 5tổng điện trở của 5 sơ đồ trên
Gv: Chay chương trình bằng các giá trị cụ thể
Hs: Quan sát ghi chép bài
Hs: quan sát kết quả và so sánh với cách tính hay dùng nhận xét về độ chính xác và thời gian thực hiện để thấy tiện lợi của chương trình.
Ví dụ 7: Cho 5 điểm trên mặt phẳng, điểm thứ i có toạ độ nguyên (xi,yi) được ghi trong tệp văn bản DIEM.TXT (chứa liên tiếp các cặp số nguyên, các số cách nhau bởi dấu cách và không kết thúc bằng kí tự xuống dòng). Viết chương trình đọc các toạ độ từ tệp DIEM.TXT, tính và ghi kết quả vào tệp KETQUA.TXT khoảng cách giữa điểm thứ 1 với 4 điểm còn lại. Mỗi khoảng cách ghi trên 1 dòng.
Gv: gợi mở vấn đề yêu cầu học sinh tính khoảng cách của điểm thứ 1 với 4 điểm còn lại
Hs: đưa ra công thức tính
D1:=sqrt(sqr(x1-xi)+sqr(y1-yi));
D2:=sqrt(sqr(x2-xi)+sqr(y2-yi));
D3:=sqrt(sqr(x3-xi)+sqr(y3-yi));
D4:=sqrt(sqr(x4-xi)+sqr(y4-yi));
Gv: Yêu cầu học sinh viết lệnh đọc từ tệp ra 5 cặp số nguyên
Hs: read(f,xi,yi,x1,y1,x2,y2,x3,y3,x4,y4);
Gv: yêu cầu học sinh ghi 4 khoảng cách vào têp
Hs: write(f1,d1,d2,d3,d4);
Gv: Trình chiếu chương trình mẫu và giảng giải cho học sinh
Program kh_cach;
Var f,f1:text;
Xi,x1,x2,x3,x4,yi,y1,y2,y3,y4:integer;
D1,d2,d3,d4:real;
Begin
Assign(f,‘DIEM.TXT’);
Reset(f);
Assign(f1,‘KETQUA.TXT’);
Rewrite(f1);
While not eof(f) do
 Begin
read (f,xi,yi,x1,y1,x2,y2,x3,y3,x4,y4);
D1:=sqrt(sqr(x1-xi)+sqr(y1-yi));
D2:=sqrt(sqr(x2-xi)+sqr(y2-yi));
D3:=sqrt(sqr(x3-xi)+sqr(y3-yi));
D4:=sqrt(sqr(x4-xi)+sqr(y4

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_toi_da_tinh_tich_cuc_va_sang_tao_cua_hoc_sinh.doc