SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua chương cacbohidrat và bài peptit - Protein bằng phương pháp tích hợp

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua chương cacbohidrat và bài peptit - Protein bằng phương pháp tích hợp

 Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.

 Nêu về tầm quan trọng của Giáo dục cho thế hệ trẻ, nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.

 Trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn “Giáo dục là chìa khóa mở đường cho tương lai và sự phồn vinh của đất nước”, quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế, quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong trường đời rộng lớn.

 Để bắt nhịp với yêu cầu của nhân loại phương pháp học tập ngày nay đã thay đổi giáo dục phải giúp học sinh phát hiện và phát triển tài năng sáng tạo, khả năng thích ứng của bản thân với cuộc sống. Là một bộ phận của giáo dục, môn hóa học đã đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra.

 Tuy nhiên trong SGK hóa học trung học phổ thông chỉ mới trình bày kiến thức môn học một cách khoa học mà chưa có sự gắn kết một số kiến thức của các môn học khác và sự vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các tình huống thực tiễn làm cho môn học trở nên khô khan không có sự gắn kết với thực tế.

 

doc 20 trang thuychi01 6200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua chương cacbohidrat và bài peptit - Protein bằng phương pháp tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.
	Nêu về tầm quan trọng của Giáo dục cho thế hệ trẻ, nhân ngày khai trường đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. 
	Trong thời đại ngày nay khi khoa học kĩ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn “Giáo dục là chìa khóa mở đường cho tương lai và sự phồn vinh của đất nước”, quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế, quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong trường đời rộng lớn.
	Để bắt nhịp với yêu cầu của nhân loại phương pháp học tập ngày nay đã thay đổi giáo dục phải giúp học sinh phát hiện và phát triển tài năng sáng tạo, khả năng thích ứng của bản thân với cuộc sống. Là một bộ phận của giáo dục, môn hóa học đã đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra. 
	Tuy nhiên trong SGK hóa học trung học phổ thông chỉ mới trình bày kiến thức môn học một cách khoa học mà chưa có sự gắn kết một số kiến thức của các môn học khác và sự vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các tình huống thực tiễn làm cho môn học trở nên khô khan không có sự gắn kết với thực tế.
	Hơn thế nữa, muốn cho giờ học nói chung môn hóa học nói riêng có hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phải lấy người học làm trung tâm để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên phải thật sự là một “đạo diễn” đầy nghệ thuật. Là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập kích thích tính tò mò tư duy sáng tạo, phải thiết kế bài dạy cho hợp lí gọn nhẹ gắn với thực tế.
	Xuất phát từ lí do trên, tôi nhận thấy đưa ra đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua chương cacbohidrat và bài peptit - protein bằng phương pháp tích hợp ” sẽ giúp học sinh tích cực, sáng tạo, có động cơ và hứng thú học tập môn Hóa Học và có những kĩ năng sống tốt hơn.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định mục đích tích hợp, nội dung tích hợp, xác định mức độ tích hợp và tổ chức dạy học theo nội dung đã xác định nhằm:
- Tránh lặp lại kiến thức giữa các môn.
- Tiết kiệm thời gian và công sức trong việc dạy và học, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức và thời gian trong khung phân phối chương trình. Đồng thời tạo nên sự hứng thú cho người học và sự giao lưu kiến thức của người dạy.
- Tăng khả năng vận dụng kiến thức, kích thích sự chủ động trong việc lĩnh hội tri thức của người học.
- Mức độ: Hòa trộn kiến thức giữa các phần trong các bài học thuộc các bộ môn: hóa học 12, sinh học 10. Những phần dạy trong Sinh học 10 thì không dạy trong Hóa học 12 và ngược lại. Thời gian còn lại tích hợp kiến thức về dinh dưỡng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Sinh học 10: Bài 4,5: Cacbohidrat, Lipit và Protein (1 tiết)
- Hóa học 12: Bài 2: Lipit( 1 tiết); Bài 5: Glucozo(1 tiết ); Bài 6 Saccarozo(1 tiết); Bài 7: Tinh bột(1 tiết) ; Bài 8: Xenlulozo(1 tiết); Bài 13: Peptit và Protein(2 tiết ). 
- Người dạy: Giáo viên hóa học và giáo viên sinh học: Phần cacbohidrat và lipit dạy cấu trúc và chức năng trong Sinh học 10. Nên phần vai trò của các hợp chất liên quan; phần peptit và protein trong Hóa học 12. Phần Peptit và Protein dạy trong Sinh học 10.
- Dạy cho học sinh khối 10, 12.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Vì tổng các phần có liên quan không nằm trọn trong cả tiết dạy nên lồng ghép phần liên quan, quy đổi cho tổng thời gian của chủ đề này là: 3 tiết. 
- Phương pháp dạy chủ đề:
Vấn đáp
Hoạt động nhóm
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Hóa học và môn Sinh học về kiến thức thường trừu tượng, khô khan. Tuy nhiên nó lại gắn liền với đời sống thực tế của học sinh. Vì vậy việc hướng đến sự vận dụng kiến thức vào đời sống là khâu quan trọng, đồng thời làm kiến thức đơn giản hóa, bớt khô khan nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của chương trình là việc làm cần thiết của người dạy.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp hiện nay trở thành xu hướng tất yếu vì: dạy học tích hợp làm cho người học hóa học và sinh học nhận thức được tầm quan trọng trong kết hợp các môn học, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mát rời rạc trong kiến thức. Đồng thời tránh được sự trùng lặp giữa các phần kiến thức. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian, công sức nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong quá trình đi tìm và lĩnh hội tri thức của người học. Người học trở thành người chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức cần thiết vào đời sống. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Khó khăn:
  - Đối với giáo viên
 +Trường THPT cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn như thiết bị dạy học, hóa chất, phòng thí nghiệm chưa có đủ.
    + Để tạo được hứng thú cho học sinh và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải xem xét, sắp xếp lại nội dung bài học,tìm tòi các kiến thức thực tế sâu hơn rộng hơn trong khi các giáo viên quen dạy học theo phương pháp cũ ngại thay đổi.
   - Đối với học sinh
 Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ, lối học tập thụ động nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
 	2.2. Thuận lợi
 - Đối với giáo viên
     + Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải cập nhật những kiến thức có liên quan đến bài học, đặc biệt phải liên hệ được với thực tế.
     + Trong những năm gần với sự bùng nổ công nghệ thông tin, giáo viên đủ điều kiện để trang bị cho mình kiến thức thực tế phục phụ cho quá trình giảng dạy, cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, 
    + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
   - Đối với học sinh
     + Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức bài học vì sự liên quan với kiến thức thực tế đời sống xã hội.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập môn hóa học thông qua chương cacbohidrat và bài peptit - protein bằng phương pháp tích hợp ”: 
- GV chuẩn bị tốt giáo án điện tử, xác định chính xác địa chỉ tích hợp có đầy đủ các thông tin, số liệu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ, video sinh động, cập nhật được tính thời sự, khoa học. 
- Giao nhiệm vụ học sinh về tìm hiểu các thông tin liên quan đến cacbohidrat, peptit và protein.
 3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: CACBOHIDRAT, LIPIT VÀ PROTEIN
Mục đích của chủ đề
Qua chủ đề này học sinh phải biết: 
1. Về kiến thức
Nêu được: Đặc điểm cấu trúc và chức năng của một số đường( đường đơn, đường đôi, đường đa); Lipit và Protein đối với tế bào. Nêu khái niệm về: peptit, protein.
Trình bày được tính chất vật lí, hóa học của protein.
So sánh được các nhóm chất: đường, lipit và protein.
2. Kĩ năng
Nhận thức:
Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm, xử lý thông tin; phân tích; tổng hợp, khái quát hóa; kĩ năng hoạt động nhóm.
Đặc biệt kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
 Vận dụng kiến thức liên môn: Hóa – Sinh. Vận dụng kiến thức trong chế độ dinh dưỡng của con người nhằm đảm bảo cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. 
Hành động
Nhận biết các loại lương thực, thực phẩm chứa nhiều các nhóm chất: đường, lipit và Protein.
Xác định dấu hiệu về dinh dưỡng không hợp lí ở người.
Có ý thức trong chế độ ăn uống cho hợp lí nhằm đảm bảo cho hoạt động học tập và rèn luyện.
3. Thái độ:
Tích cực học tập
Tích cực vận dụng kiến thức trong đời sống.
Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Kiến thức liên quan về: Dinh dưỡng.
Kiến thức tích hợp môn học: Hóa – Sinh .
Hình vẽ liên quan trong sách giáo khoa; hình ảnh sưu tầm
Phiếu học tập
Máy chiếu
 2. Học sinh: 
Sách giáo khoa: Hóa học 12, Sinh học 10.
Chuẩn bị các nội dung theo chủ đề:
Các tổ của lớp chuẩn bị :
+ Tổ 1: Chuẩn bị về các loại đường đơn, đường đôi
+ Tổ 2: Chuẩn bị về đường đa.
+ Tổ 3: Chuẩn bị lipit
+ Tổ 4: Chuẩn bị về Protein.
 - Tất cả các nhóm làm rõ các nội dung sau:
+ Phân tích về: cấu trúc và chức năng của các loại đường, lipit và protein.
+ Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tiễn và vận dụng kiến thức về dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Tổ chức hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Nội dung chủ đề
Hoạt động dạy- học
Nội dung
* Hoạt động 1: TH về Cacbohdrat
- Học sinh quan sát các hình ảnh.
- Đọc thông tin sgk 10 và 12.
Trả lời câu hỏi:
- Kể tên các loại đường mà em biết? TP nguyên tố cấu tạo nên chúng?
- Phân loại chúng?
- Sự tạo thành đường đôi và đường đa
- Chức năng của đường 5C và chức năng chung của cacbohidrat?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lipit
- HS quan sát hình ảnh liên quan, đọc thông tin sách giáo khoa và hoạt động nhóm tìm các kiến thức liên quan.
+ Cấu trúc và chức năng của lipit đơn giản và lipit phức tạp.
- Cá nhân hoạt động( 7-10 phút).
- Thống nhất trong cả nhóm(5-7 phút).
- Nhóm báo cáo. Nhóm nhận xét bổ sung(3 phút). 
- GV tổng kết.
- GV liên hệ kiến thức thực tiễn
+ Nếu ăn nhều mỡ có thể có những nguy hại gì?
+ Tại sao dầu đã chiên rán không nên dùng lại?
+ Quan điểm của em về việc thay thế hoàn toàn dầu thực vật bằng mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày? 
* Hoạt động 3: TH về Peptit và Protein
- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh liên quan và cho biết:
+ Định nghĩa peptit?
+ Chỉ ra liên kết peptit?Khái niệm liên kết peptit?
+ Nguyên nhân hình thành mạch peptit?
+ Cách phân loại và gọi tên mạch peptit ? 
- HS nêu định nghĩa về protein và phân loại
- HS đọc thông tin sgk SH10; quan sát hình ảnh liên quan. Hoạt động nhóm tìm kiến thức liên quan về: các bậc cấu trúc và đặc điểm của mỗi bậc cấu trúc.
+ Cá nhân hoạt động( 5-7 phút).
+ Thống nhất trong nhóm( 3-5 phút).
+ Báo cáo của nhóm.
- Các loại liên kết có trong mỗi bậc cấu trúc? 
- Khi nào Protein bị mất đi chức năng?
- Tính chất vật lí của Protein?
- Tại sao khi nấu canh cua, đun nước lọc cua 1 thời gian lại thấy vón cục?
- Tính chất hóa học của Protein?
- Chức năng của Protein?
- Tại sao chúng ta phải ăn protein từ các nguồn khác nhau?
- Nếu khẩu phần ăn dư thừa Protein sẽ gây những hậu quả gì?
I. Cacbohidrat ( đường= Sacarit)
- TP nguyên tố: C, H, O.
- Phân loại:
+ Đường đơn
+ Đường đôi
+ Đường đa.
1.1 Cấu trúc
1.1. Đường đơn
a. Đường 5C: 
- Bao gồm
+Ribozo: C5H10O5 
+ Deoxiribozo: C5H10O4
- Cấu trúc: dạng vòng 5 cạnh.
- Chức năng: tham gia cấu tạo nên đơn phân của ARN ( đường Ribozo) và AND(deoxi ribozo).
b. Đường 6C
- Bao gồm: Glucozo; Fructozo và Galactozo.
- CTPT: C6H12O6
1.2. Đường đôi
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Bao gồm:
+ Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ liên kết với nhau.
+ Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ liên kết với nhau.
+ Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ liên kết với nhau.
1.3. Đường đa: (polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn( 6C- Glucozo) liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit tạo nên.
- Tùy theo cách thức liên kết mà có các loại đường đa: Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin
2. Chức năng 
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
-Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
II. Lipit( chất béo) 
Loại lipit
Cấu trúc
Chức năng
Đơn giản
( bao gồm: dầu, mỡ, sáp)
- Được hình thành do một phân tử Glixerol liên kết với 3 axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16-18 C.
+ Mỡ động vật thường chứa các axit béo no. 
+ Mỡ thực vật và một số loài cá( gọi là dầu) chứa nhiều axit béo không no
 - Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. ( cho năng lượng nhiều hơn so với tinh bột)
Lipit phức tạp( bao gồm: photpholipit; steroit; sắc tố và vitamin)
Phôtpholipit được cấu tạo từ 1 phân tử Glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat.
à Có tính lưỡng cực ( đầu ưa nước và đuôi kị nươc)
- Steroit: là este của axit béo với ancol mạch vòng.
- Sắc tố( carotenoit ) và vitamin(A, D, E, K)
à Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
àCấu tạo nên màng sinh học( colesteron) hoặc điều hòa
(testostero,ostrogen) 
III. Peptit và Protein
1. Khái niệm về peptit và protein
a. Peptit
- Peptit là những hợp chất polime được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử ỏ–aminoaxit. 
- Liên kết peptit : nhóm –CO –NH–. Là liên kết được hình thành giữa nhóm cacboxyl của aa này với nhóm amin của aa kế tiếp.
- Ví dụ:
H2N-CH-CO-(NH-CH-CO-)n-2NHCHCOOH
 | | |
 R R' R''
Amino axit đầu Amino axit đuôi
 (Đầu N) (Đuôi C)
- Tuỳ theo số lượng đơn vị aminoaxit chia ra : đipeptit, tripeptit và polipeptit.
- Tên của các peptit được gọi bằng cách ghép tên các gốc axyl, bắt đầu từ aminoaxit đầu còn tên của aminoaxit đuôi C được giữ nguyên vẹn.
H2N-CH2-CO-NH-CH-CO-NH-CH-COOH
 | |
 CH3 CH2-CH(CH3)2
Glyxylalanylleuxin hay Gly-Ala-Leu
b. Protein
- Protein là những polipeptit, phân tử có khối lượng từ vài chục ngàn đến vài chục triệu (đvC), có cấu tạo gồm các đơn phân là aa.
- Protein được chia làm 2 loại : protein đơn giản và protein phức tạp.
2. Sơ lược về cấu trúc của Protein
- Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc phân tử của protein.
Bậc CT
Đặc điểm
1
Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các đơn vị ỏ–aminoaxit trong mạchpolipeptit
2
Chuỗi polipeptit cuộn xoắn (anpha) hoặc gấp nếp( beta)
3
Dạng bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều
4
Protein có nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi liên kết với nhau theo cách nào đó.
à Khi cấu trúc không gian 3 chiều bị hỏng thì Protein bị mất đi chức năng.
3. Tính chất của Protein
a. Tính chất vật lí của protein
Dạng tồn tại: protein tồn tại ở 2 dạng chính là dạng sợi và dạng hình cầu.
Tính tan của protein khác nhau: protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước.
Sự đông tụ : khi đun nóng, hoặc cho axit, bazơ, một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. 
b. Tính chất hoá học của protein
b1) Phản ứng thuỷ phân
Trong môi trường axit hoặc bazơ, protein bị thuỷ phân thành các aminoaxit.
...-NH-CH-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO-...
 | | |
 R1 R2 R3
+ H2O ...-NH2 - CH-COOH +
 | 
 R1 
+ NH2-CH-COOH + NH2-CH-COOH 
 R2 R3
b2) Phản ứng màu
Khi tác dụng với axit nitric, protein tạo ra kết tủa màu vàng.
↓ vàng
-Khi tác dụng với Cu(OH)2, protein tạo màu tím đặc trưng.
4. Chức năng của Protein
 Protein giữ nhiều chức năng khác nhau trong tế bào như:
- Cấu trúc.
- Bảo vệ.
- Vận chuyển
- Điều hòa
- Dự trữ aa
- Thu nhận thông tin
3. Tổng kết và hướng dẫn về nhà
- Tìm các hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho tế bào.
- Khẩu phần ăn hàng ngày phải đảm bảo các nhóm chất nào ? Vì sao ?
- Xây dựng khẩu phần ăn trong ngày.
- Quan điểm của em về ăn sáng của học sinh hiện nay( địa điểm,nguồn thức ăn, cách ăn ) ?
- Hoàn thành câu hỏi và bài tập sách giáo khoa.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Sử dụng các phương pháp dạy học, phân tích lí thuyết, tổng hợp tài liệu, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích thực nghiệm sư phạm Trong sáng kiến đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tạo hứng thú học tập môn hóa học.
Thông qua bài giảng tích hợp giúp hoc sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
 * Kết quả thực nghiệm.
- Đối tượng thực nghiệm:Học sinh trường THPT Chu Văn An.
- Cách thức thực hiện: Tiến hành dạy phương pháp trên cho các lớp 12A1, 12A3, còn hai lớp 12A2 và 12A4 không dạy. Sau đó cho học sinh các lớp trên làm cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm về peptit thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới 5
Điểm từ 5 đến dưới 6,5
Điểm từ 6,5 đến dưới 8
Điểm trên 8
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
45
3
6,67
6
13,33
13
28,89
23
51,11
12A3
45
2
4,44
7
15,56
9
20,00
27
60,00
12A2
45
9
20,00
27
60,00
8
17,78
1
2,22
12A4
45
7
15,56
30
66,66
8
17,78
0
0,00
 	Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm chính sau:
+ Tỷ lệ % học sinh yếu kém, trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn hẳn lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Thông qua kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định được tác dụng của phương pháp tới việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
Dạy học tích hợp là xu thế chung của giáo dục phổ thông các nước. Dạy học tích hợp giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; Thông qua đó hình thành kiến thức mới phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống làm cho các em cảm thấy hứng thú khi học tập. Vì vậy giáo viên nên đưa ra dự án tích hợp vào chương trình học tập. Khi học tâp chương cacbohidrat và bài peptit-protein giáo viên có thể đưa dự án này vào sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tạo hứng thú học tập môn hóa học.
	Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều nên trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi sai sót kính mong Hội đồng khoa học có những đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Văn Huân
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Phạm Thanh Huệ
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
I. Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1
1
1
2
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Khó khăn
2.2. Thuận lợi
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Giải pháp thực hiện
Tổ chức thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
3
3
3
3
3
3
12
III. Kết luận, kiến nghị
13
MỘT SỐ TƯ LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY 
 Cấu trúc của: Photpholipit.
Bảng 1. Nhu cầu lipit tính theo g/kg cân nặng/ ngày. Nguồn: Viện dinh dưỡng.
Đối tượng
Nam
Nữ
Trẻ và trung niên
- Lao động trí óc, cơ khí
- Lao động chân tay 
1,5
2,0
1,2
1,5
Người luống tuổi
- Không lao động
- Có lao động 
0,7
1,2
0,5
0,7
Nguồn cung cấp Protein và thành phần aa trong một số Protein
( theo TS. Lâm Thanh Xuân)
Thực đơn trong ngày. Nguồn: Viện dinh dưỡng.
PGS.TS Đào Hữu Vinh – Cơ sở lí thuyết Hóa học PTTH – Nhà xuất bản Giáo Dục
Sách bài tập hóa học 12, sách bài tập sinh học lớp 10.
Các nguồn tư liệu từ internet
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO, GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC THÔNG QUA CHƯƠNG CACBOHIDRAT VÀ BÀI PEPTIT-PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
Người thực hiện: Phạm Thanh Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa - sinh
THANH HOÁ NĂM 2019

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_giao_duc_ki_na.doc