SKKN Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa môn Vật lý ở trường THPT

SKKN Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa môn Vật lý ở trường THPT

Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, đất nước ta không ngừng hoàn thiện, đổi mới và phát triển về mọi mặt. Trong xu thế đó, Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và xem việc đổi mới, nâng cao chất lượng trong giáo dục là yếu tố sống còn trong việc đào tạo, bồi dưỡng những con người giàu tri thức, năng động, sáng tạo đảm nhận vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước trong tương lai.

 Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng.

 “ Phương pháp là sự vận động của nội dung”, nên cùng với sự phát triển của nội dung, phương pháp dạy học cũng đang được đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Luật giáo dục điều 28.2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) đòi hỏi phải tìm kiếm các PPDH mới và cải tạo các phương pháp cổ truyền cho phù hợp với nội dung hiện đại, theo hướng nâng cao tính tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực nội sinh của người học, đổi mới cách điều khiển quá trình dạy học và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.

 

doc 27 trang thuychi01 12233
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa môn Vật lý ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 DANH MỤC CÁC TỪ- CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ- CỤM TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
VIẾT TẮT
Học sinh
HS
Giáo viên
GV
Kỹ năng sống
KNS
Trung học phổ thông
THPT
Phương pháp dạy học
PPDH
Công nghệ thông tin
CNTT
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
Ban giám hiệu
BGH
(Project Based Learning: dạy học theo dự án).
PBL
Sách giáo khoa
SGK
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, đất nước ta không ngừng hoàn thiện, đổi mới và phát triển về mọi mặt. Trong xu thế đó, Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và xem việc đổi mới, nâng cao chất lượng trong giáo dục là yếu tố sống còn trong việc đào tạo, bồi dưỡng những con người giàu tri thức, năng động, sáng tạo đảm nhận vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước trong tương lai.
 Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng.
 “ Phương pháp là sự vận động của nội dung”, nên cùng với sự phát triển của nội dung, phương pháp dạy học cũng đang được đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Luật giáo dục điều 28.2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) đòi hỏi phải tìm kiếm các PPDH mới và cải tạo các phương pháp cổ truyền cho phù hợp với nội dung hiện đại, theo hướng nâng cao tính tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực nội sinh của người học, đổi mới cách điều khiển quá trình dạy học và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.
 Những năm gần đây, qua quá trình giao lưu học hỏi, nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu giáo dục ở các nước phát triển, chúng ta đã ghi nhận và thực hiện thành công nhiều phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học và quan trọng là phù hợp với tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay. Trong những phương pháp dạy học hiện đại đó không thể không kể đến PBL (Project Based Learning: dạy học theo dự án).
 PBL là một trong những PPDH hiện đại, chiếm một vị thế đáng kể trong các lớp học, đang phát triển chính thức thành một chiến lược dạy học ở những nước phát triển. So với các PPDH khác PBL vượt xa hơn trong việc tạo hứng thú, tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập của HS. PBL giúp HS có cơ hội phát triển những kỹ năng phức hợp như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp. Với PBL, HS có cơ hội thâm nhập vào những vấn đề lôi cuốn, phức tạp mang tính thách thức cao nhưng sát với thực tế đời sống. 
 Đối với bộ môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm vật lý, các định luật vật lý, các thuyết vật lý, các ứng dụng kỹ thuật của vật lý đều phải qua thực nghiệm. Thông qua thí nghiệm, những biểu tượng cụ thể về sự vật hiện tượng được hình thành ở HS mà không lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được. Trong thực hành, không những các kỹ năng thực hành như quan sát, sử dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp thí nghiệm, xử lí số liệu, vẽ đồ thị, xác định sai số,... được rèn luyện, mà cả tư duy logic và nhất là tư duy sáng tạo cũng được hình thành và phát triển mạnh. Bên cạnh đó trong thực hành có sự phối hợp nhóm sẽ rèn luyện cho HS kĩ năng sống, tăng cường sự giao lưu hợp tác, các mỗi quan hệ giữa HS với HS, giữa GV với HS được cải thiện về: tình cảm, thái độ...qua đó sẽ phát triển, hoàn thiện nhân cách của HS được tốt hơn..
 Qua điều tra thực tế bản thân tôi nhận thấy : Việc dạy và học theo chương trình mới có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc dạy và học nội khóa vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập của HS và chưa phát huy được năng lực sáng tạo của HS. Do vậy để đạt được nội dung đề ra của nền giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS củng cố các kiến thức học tập ở nội khóa và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp hay còn gọi là hoạt động ngoại khóa . Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường PT nước ta. Nó không những giúp HS củng cố kiến thức đã học ở nội khóa mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Đây là điều mà nội khóa làm chưa tốt do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử.
 Với những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát huy tính sáng tạo, gây hứng thú học tập cho HS thông qua dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa môn Vật lý ở trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Lồng ghép phương pháp dạy học theo tinh thần dạy học dự án kết hợp với hoạt động ngoại khóa vào bộ môn Vật lý nhằm phát huy tính sáng tạo và gây hứng thú học tập cho HS, góp phần rèn luyện cho HS khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiẽn giúp cho các em cảm thấy môn học không khô khan cứng nhắc đồng thời hiểu được ý nghĩa của môn học với khoa học kỹ thuật và đời sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp áp dụng dạy học theo dự án và vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Kết hợp nhiều phương pháp: Xây dựng cơ sở lý thuyết, điều tra khảo sát, thu thập thông tin..
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1.Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của PBL
2.1.1.1. Bản chất của PBL: HS lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao thông qua quá trình tự giải quyết một bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn cuộc sống, dưới sự hướng dẫn của GV. Kết thúc dự án sẽ cho ra một sản phẩm cụ thể.
2.1.1.2. Mục tiêu của PBL 
	a. Về kiến thức: Gắn kết nội dung bài học với thực tiễn đời sống mà HS quan tâm. 
	b. Về kĩ năng
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) trong việc thu thập thông tin, tư liệu để phát hiện, xử lý và giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, KNS.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. 
 c. Về thái độ, tình cảm
- Giúp HS yêu thích môn học hơn.
- Nhìn thấy được giá trị của lao động thông qua hoạt động nhóm.
- Không ngừng nỗ lực học tập.
- Tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc sẽ sâu sắc hơn khi HS tự mình tham gia giải quyết những vấn đề mà địa phương đang đối mặt, dù những giải pháp đưa ra còn chưa thật sự hoàn chỉnh.	
2.1.1.3. Đặc điểm của PBL: Trong các tài liệu viết về PBL, có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Đầu thế kỷ XX, các nhà sư phạm Mỹ khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PBL đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của PBL đó là định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của PBL như sau:
a. Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những  tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nhiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
b. Định hướng hoạt động HS: Trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
c. Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
d. Định hướng ứng dụng CNTT: Trong thời đại bùng nổ CNTT, HS có nhiều cơ hội để mở rộng tầm hiểu biết từ thế giới bên ngoài. Thông qua CNTT, HS tìm thấy các nguồn tài nguyên để thực hiện dự án và tạo sản phẩm. Qua đó, kỹ năng sử dụng CNTT ở HS được hình thành và phát triển.
2.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của hoạt động ngoại khóa: 
 Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này người ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt động nào đó.
 * Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức có đặc điểm:
 - Hoạt động ngoại khóa thực hiện ngoài giờ lên lớp, không mang tính bắt buộc.
 - Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức dưới nhiều dạng: Tập thể cả lớp, nhóm, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kỳ, dạng đột xuất nhân dịp kỷ niệm hay lễ hội.
 - Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức: Tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật
 - Nội dung ngoại khóa rất đa dạng bao gồm cả về mặt văn hóa, khoa học công nghệ, thể dục thể thaonhằm giúp HS mở rộng, đào sâu làm phong phú thêm những điều đã được học trong chương trình nội khóa
 - Ngoại khóa do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và HS của một lớp hay một số lớp thực hiện. 
 Để tiến hành các hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của Nhà trường, của hội Cha mẹ HS và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩaBên cạnh đó giáo viên cần động viên sự tham gia nhiệt tình của tập thể HS, của mỗi cá nhân, cần tạo được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khóa.
 * Tác dụng của hoạt động ngoại khóa:
 - Tác dụng giáo dục: 
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên những hoạt động thực tế. 
+ Hoạt động ngoại khóa làm cho làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm cho việc học của HS thêm hứng thú, sinh động tạo cho HS lòng hăng say, yêu công việc đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS.
 - Tác dụng giáo dưỡng:
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa kiến thức HS thu nhận được sâu sắc hơn. HS được mở rộng kiến thức và được thu nhận kiến thức dưới nhiều hình thức.
 2.2. Thực trạng của vấn đề:
 Ở Việt Nam việc học đi đôi với hành còn hạn chế chưa thể hiện rõ, giáo dục còn nặng nề về cung cấp thông tin, chưa chú trọng thỏa đáng vào việc đặt người học vào những tình huống được trải nghiệm, được lựa chọn và ra quyết định để hình thành và thay đổi hành vi mang tính tích cực
Trong chương trình THPT, theo tôi với những đặc thù của môn Vật lý có thể góp phần rèn luyện cho HS khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiẽn giúp cho các em cảm thấy môn học không khô khan cứng nhắc đồng thời hiểu được ý nghĩa của môn học với khoa học kỹ thuật và đời sống
2.3. Các SKKN đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	 Là một giáo viên Vật lý có gần 20 năm giảng dạy ở trường THPT, bản thân tôi luôn luôn trăn trở với những bất cập và khó khăn trong quá trình công tác để có những phương pháp dạy học thích hợp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong những năm gần đây tôi đã có nhiều SKKN được công nhận ở cấp tỉnh trong đó có hai SKKN liên quan đến vấn đề của sáng kiến này. Năm học 2012-2013 tôi đã có SKKN xếp loại C cấp tỉnh với tên đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật Lý”. Năm học 2013-2014 SKKN của tôi có tên: “ Rèn luyện KNS cho HS thông qua dạy học theo tinh thần dạy học dự án môn Vật lý ở trường THPT” được xếp loại B cấp tỉnh. Mỗi đề tài nêu trên chỉ nghiên cứu và được rút ra trong một lĩnh vực. Tuy nhiên trong quá trình thực tế giảng dạy tôi thấy có thể kết hợp hai hình thức dạy học trên để có một phương pháp mới truyền tải kiến thức và kỹ năng cho HS một cách hiệu quả hơn.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Bằng việc áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học nêu trên vào thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy có tác dụng rất rõ, tôi cảm nhận được các em HS thêm hứng thú, hăng say hơn với môn học mà lâu nay được xem là rất khô khan.
Trong những năm vừa qua sau khi nắm bắt được tinh thần của phương pháp dạy học dự án tôi và các đồng chí giáo viên tổ Vật lý trường THPT Yên Định 2 đã vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy và giáo dục KNS cho học sinh. Đặc biệt là chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy học này để tổ chức hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của Nhà trường. Trong hai năm học trước chúng tôi tiến hành ngoại khóa với chủ đề:
 1.Tìm hiểu về sấm sét, nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống.
 2. Sự biến đổi khí hậu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Để có được một buổi ngoại khóa thật sự bổ ích không những chỉ truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà bản thân các em cũng được tham gia tìm tòi nội dung thông qua việc thực hiện dự án và trả lời câu hỏi định hướng mà chúng tôi đã đưa ra trước khi tiến hành ngoại khóa 3 tuần. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, tìm hiểu nội dung để trả lời được các câu hỏi buộc các em phải phát huy hết các khả năng như tìm tòi, tư duy, sáng tạo cũng như tính hợp tác trong nhóm...Trong quá trình báo cáo dự án các em còn được rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.Tóm lại khi kết hợp hai hình thức dạy học trên chúng tôi đã thấy được tính sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học được thể hiện một cách rõ ràng.
Với giới hạn của một SKKN trong đề tài này tôi xin giới thiệu toàn bộ quá trình thực hiện dự án và tiến hành ngoại khóa mà chúng tôi đã thực hiện trong năm học 2015- 2016 với chủ đề “Vật lý và khoa học” (Phần phụ lục).
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Như vậy việc vận dụng lý thuyết PBL kết hợp với hoạt động ngoại khóa vào quá trình dạy học Vật lý thành công sẽ rèn luyện cho HS các kỹ năng tư duy bậc cao, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, phát triển các KNS, làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp các em yêu lao động có niềm tin vào khoa học khi chế tạo thành công sản phẩm qua đó tạo hứng thú học tập trong HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Có nghĩa là bằng phương pháp này ta đã thực hiện được mục tiêu dạy học theo chuẩn chương trình và những yêu cầu cao hơn đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của Bộ Giáo Dục đào tạo đã đưa ra. 
 Do yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nên phương pháp giảng dạy cũng được thay đổi. Do đó việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy Vật lý cần được đề cập đến một cách có hiệu quả hơn. Để đạt được điều đó các đề tài nghiên cứu cần được thử nghiệm ở các trường phổ thông có diện rộng. Việc thu nhận xử lý kết quả cần tới sự cộng tác đắc lực của nhiều nhóm nghiên cứu. Vì vậy cần có sự liên kết giữa đề tài đặt ra với các đề tài nghiên cứu khác trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy Vật lý. Đề tài này cũng đã được thử nghiệm ở trường phổ thông xong mới chỉ ở phạm vi hẹp nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kiến nghị: Hiện nay tôi thấy đang có rất nhiều ý kiến bàn về việc viết SKKN của ngành giáo dục, trong đó có những ý kiến cho rằng nên bỏ việc viết SKKN hằng năm của giáo viên vì với nhiều người để có được một SKKN thật sự là một việc khó khăn. Có ý kiến cho rằng SKKN của giáo dục ít có tính khả thi. Riêng tôi thấy rằng việc viết SKKN lại là một việc làm bổ ích vì thực tế để có được những SKKN được công nhận bản thân tôi đã phải dày công nghiên cứu rất nhiều tài liệu mà tất cả các tài liệu đó đều giúp ích cho thực tế công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Hơn nữa các SKKN mà tôi viết những năm qua đều có tính khả thi, tính thời sự và là kinh nghiệm đã được áp dụng ở trường THPT Yên Định 2 được đồng nghiệp ghi nhận. Ngoài hai SKKN có liên quan đến đề tài này đã nêu ở trên thì trong năm học 2014-2015 SKKN của tôi có tên đề tài: “Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THPT” cũng được xếp loại C cấp Tỉnh, đề tài này tôi viết sau khi hai năm liền có bài thi liên môn đạt giải ba cấp Tỉnh và giải khuyến khích cấp Bộ. Trong dịp đi tập huấn ở Sở về “Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn” sau khi tôi được giáo viên giảng bài giới thiệu lên chia sẻ với lớp tập huấn về kinh nghiệm viết bài liên môn của mình thì ngay lập tức SKKN của tôi được cả lớp tập huấn chia sẻ làm tài liệu tham khảo. Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui vì sản phẩm của mình không hề sáo rỗng mà có tính thực tiễn, đó là động lực để tôi tự tin hơn nữa trong công việc nghiên cứu khoa học. Đối với tôi thì nghiên cứu khoa học lại là niềm đam mê. Do đó bản thân tôi có ý kiến không nên bỏ việc viết SKKN nhưng cũng không nên bắt buộc mỗi giáo viên hằng năm phải có SKKN mà việc viết SKKN nên để giáo viên tự giác, ai có lòng đam mê thì tham gia với cách làm này tôi nghĩ sẽ có những SKKN có chất lượng tốt và bớt đi những SKKN kém chất lượng viết cho có để đủ tiêu chí xét thi đua ở trường.
 Mọi góp ý và chia sẻ xin được gửi về địa chỉ Hồ Thị Minh 
GV trường THPT Yên Định 2 – Thanh Hóa (hominhyd2@gmail.com)
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 2 tháng 5 năm 2016 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết, không sao chép của ngừơi khác.
 	 Người viết SKKN 
 Hồ Thị Minh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
Nguyễn Quang Lạc (1990), Lý luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông, ĐH Vinh.
Trần Hữu Cát (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lý, Vinh.
Một số luận văn Thạc Sỹ nghiên cứu về DHDA của trường Đại Học Vinh.
Một số trang Web: thuvienvatly, bachkim, vatlyvietnam, 
6. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh,Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh ( 2026), SGK Vật lý 10 cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục.
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN DỰ ÁN
Môn Vật Lý Lớp 10 Ban cơ bản.
Tên dự án:Thiết kế, chế tạo tên lửa nước chuyển động bằng phản lực
Bài học chủ yếu:
	Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. 
Thời gian thực hiện dự án: 3 tuần thực hiện và 60 phút trình bày ( báo cáo dự án)
Mục tiêu
Dự án này sẽ giúp HS:
Nắm vững nguyên tắc chuyển động bằng phản lực 
Biết ứng dụng của chuyển động bằng phản lực vào kĩ thuật và cuộc sống.
Phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tự lực nghiên cứu vận dụng lí thuyết vào thực tiễn của HS.
Khả năng thiết kế, chế tạo, gia công vật liệu của HS.
Khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề phức hợp.
Giới thiệu giáo án.
Hoạt động 1: Phân tích nội dung của dự án cần thực hiện.
 Đây là một dự án khó, đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao, khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Quá trình thực hiện dự án các em cần thực hiện được:
Chế tạo được tên lửa nước dựa trên nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
Sử dụng những vật liệu sắn có, rẻ tiền.
Vận hành và điều khiển dễ dàng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện dự án.
 Để thực hiện dự án này được tốt các em nên thực hiện theo các bước sau đây:
B1: Họp nhóm (bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí)
Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, kiểm tra nhận xét các thành viên trong nhóm, tổng hợp đề xuất các khó khăn lên giáo viên hướng dẫn.
Nhóm phó: Hỗ trợ nhóm trưởng làm các công việc trên.
Thư kí: ghi chép biên bản họp nhóm, thống kê các ưu và khuyết điểm của cá nhân, thủ quỹ nhóm.
B2: Lập kế hoạch thực hiện dự án (có thể nhờ sự tham mưu của giáo viên)
B3: Lập bảng tài liệu tham khảo, vật liệu sắn có hay vật liệu gia công.
B4: Phân công nhiệm vụ (theo năng lực và tiềm lực của mỗi cá nhân trong nhóm)
B5: Thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập phù hợp với thời gian quy định.
B6: Hoàn thành dự án, đánh giá ưu và khuyết điểm của từng thành viên trong nhóm.
B7: Báo cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_sang_tao_gay_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sin.doc