SKKN Phân loại và phương pháp giải bài tập về peptit

SKKN Phân loại và phương pháp giải bài tập về peptit

Thực tế ở Việt Nam, kì thi trung học phổ thông quốc gia là kì thi quan trọng nhất, nơi mở ra cánh cổng tương lai đối với mỗi học sinh, học sinh sẽ đánh giá năng lực của bản thân để quyết định xem mình chỉ thi để xét tốt nghiệp rồi đi học nghề hay bước vào một kì thi đầy cam go để giành một suất vào giảng đường Đại học. Hiện thực hóa giấc mơ của mình, học sinh phải là người làm chủ kiến thức với sự hỗ trợ tích cực của người thầy. Mơ ước vào các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đại học y dược, đại học ngoại thương, kinh tế, bách khoa là động lực để các em nỗ lực hết sức mình giành lấy điểm cao. Với sự phân hóa trong đề thi quốc gia một cách rõ rệt, đặc biệt là đề thi môn hóa học với trên dưới 10 câu khó, hay và rất khó thì việc đạt được điểm cao là một thử thách thật sự đối với trò. Mấy năm gần đây, các đề thi môn Hóa luôn có sự lựa chọn bài tập về amino axit và peptit làm điểm nhấn kiến thức. Với sự đa dạng hóa và phân hóa bài tập về phần này việc nắm được các dạng toán cơ bản và phương pháp giải là chìa khóa để các em tiếp cận và giải quyết những bài tập khó. Thực tế cho thấy học sinh rất thích học phần amino axit và peptit nếu giáo viên có sự phân dạng và cách giải quyết ngắn gọn rõ ràng đối với từng dạng bài tập, và việc học sinh tự làm được những bài tập khó về peptit như dòng nước mát ngọt ngào âm thầm chảy trong huyết quản tuổi trẻ để các em thêm động lực cố gắng. Với mục tiêu rõ ràng như vậy, việc giúp sức cho học trò nắm được các dạng bài cơ bản hay những bài hay và khó là việc rất cần làm với người thầy. Với đề tài “ PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ PEPTIT”, hi vọng sẽ là một tài liệu bổ ích để các em học sinh tham khảo và áp dụng trong quá trình học của mình.

doc 24 trang thuychi01 7850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân loại và phương pháp giải bài tập về peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ PEPTIT
 Người thực hiện: Trịnh Thị Thủy
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Hóa học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC	 Trang
A. MỞ ĐẦU  	1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 	1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.. 	1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	.1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	.1
B. NỘI DUNG. 	2
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT. 	2
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT... 	3
Dạng 1 . 	3
Dạng 2. .... 	5 
Dạng 3 . 	6
Dạng 4. .... 	6
Dạng 5 . 	7
Dạng 6. .... 	9
Dạng 7 . 	10
Dạng 8. .... 	12
Bài tập tự luyện  15
III. HIỆU QUẢ ĐỀTÀI. .19
KẾT LUẬN. 	 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế ở Việt Nam, kì thi trung học phổ thông quốc gia là kì thi quan trọng nhất, nơi mở ra cánh cổng tương lai đối với mỗi học sinh, học sinh sẽ đánh giá năng lực của bản thân để quyết định xem mình chỉ thi để xét tốt nghiệp rồi đi học nghề hay bước vào một kì thi đầy cam go để giành một suất vào giảng đường Đại học. Hiện thực hóa giấc mơ của mình, học sinh phải là người làm chủ kiến thức với sự hỗ trợ tích cực của người thầy. Mơ ước vào các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đại học y dược, đại học ngoại thương, kinh tế, bách khoalà động lực để các em nỗ lực hết sức mình giành lấy điểm cao. Với sự phân hóa trong đề thi quốc gia một cách rõ rệt, đặc biệt là đề thi môn hóa học với trên dưới 10 câu khó, hay và rất khó thì việc đạt được điểm cao là một thử thách thật sự đối với trò. Mấy năm gần đây, các đề thi môn Hóa luôn có sự lựa chọn bài tập về amino axit và peptit làm điểm nhấn kiến thức. Với sự đa dạng hóa và phân hóa bài tập về phần này việc nắm được các dạng toán cơ bản và phương pháp giải là chìa khóa để các em tiếp cận và giải quyết những bài tập khó. Thực tế cho thấy học sinh rất thích học phần amino axit và peptit nếu giáo viên có sự phân dạng và cách giải quyết ngắn gọn rõ ràng đối với từng dạng bài tập, và việc học sinh tự làm được những bài tập khó về peptit như dòng nước mát ngọt ngào âm thầm chảy trong huyết quản tuổi trẻ để các em thêm động lực cố gắng. Với mục tiêu rõ ràng như vậy, việc giúp sức cho học trò nắm được các dạng bài cơ bản hay những bài hay và khó là việc rất cần làm với người thầy. Với đề tài “ PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ PEPTIT”, hi vọng sẽ là một tài liệu bổ ích để các em học sinh tham khảo và áp dụng trong quá trình học của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc phân loại và đưa ra phương pháp giải các bài tập về peptit giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh. Một bài tập có nhiều cách giải, ngoài cách giải thông thường, quen thuộc còn có cách giải độc đáo, thông minh, sáng tạo, ngắn gọn và chính xác là một biện pháp có hiệu quả nhằm phát triển tư duy và trí thông minh cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Sưu tập hệ thống các bài toán về petit trong các đề thi, các sách tham khảo, nghiên cứu tìm ra các cách giải ngắn gọn và chính xác 
-Sử dụng các bài tập này trong việc giảng dạy các tiết học chính khóa và không chính khóa ở trường trung học phổ thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.AMINO AXIT
Bảng công thức cấu tạo và tên gọi một số α-amino axit
Công thức
Tên thường
Kí hiệu
Phân tử khối
NH2CH2COOH
Glyxin
gly
75
CH3CH(NH2)COOH
Alanin
ala
89
(CH3)2CHCH(NH2)COOH
Valin
val
117
HOC6H4CH2CH(NH2)COOH
Tyrosin
Tyr
181
HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
Axit glutamic
glu
147
NH2(CH2)4CH(NH2)COOH
Lysine
lys
146
2. PEPTIT
 a. Các khái niệm. 
- Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm -CO- và -NH- => -CO-HN- , liên kết này kém bền trong môi trường axit, môi trường kiềm và nhiệt độ. 
- Peptit là những hợp chất có từ 2- 50 gốc - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
 Như vậy: Peptit là trong phân tử có liên kết peptit: -CO-HN-. Sự tạo thành peptit do sự trùng ngưng của các a - aminoaxit.
* Lưu ý: Một liên kết peptit hình thành thì tách ra một phân tử H2O.
b. Phân loại.
Gồm hai loại
a. Oligopeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 2-10 gốc- aminoaxit 
b. Polipeptit: Là peptit trong phân tử có chứa từ 11- 50 gốc- aminoaxit
c. Danh pháp. 
c.1. Cấu tạo và đồng nhân.
- Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định: amino axit đầu N còn nhóm -NH2, amino axit đầu C còn nhóm -COOH
- Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại n peptit sẽ là n!
- Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn n!/2i
- Nếu có n amino axit cấu tạo thành peptit thì số liên kết peptit tạo thành là n – 1
- Nếu có n amino axit thì số peptit loại n tạo thành là n2
c.2. Danh pháp.
Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên). 
Ví dụ: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH: Glyxylalanylglyxin.
Tên thu gọn: Gly-Ala-Gly. 
d. Tính chất hóa học: 
d.1: Phản ứng thủy phân:
Khi thủy phân peptit thu được sản phẩm là hỗn hỗn hợp các peptit mạch ngắn hơn
Nếu thủy phân hoàn toàn thì thu được hỗn hợp các a-aminoaxit
 Thí dụ: Gly - Gly - Gly-Gly + H2O → Gly + Gly - Gly-Gly 
 Gly - Gly - Gly-Gly + 3H2O→ 4Gly
Phương trình tổng quát để làm bài tập:
 peptit + (n-1) H2O → n. a-amioaxit
Từ phương trình này áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta giải một số dạng bài tập quan trọng( sẽ trình bày ở phần sau)
 d.2: Phản ứng màu biure: 
 - petit + Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím đặc trưng.
* Các aminoaxit và đipeptit không tham gia phản ứng biure. 
3. PROTEIN. 
a. Tính chất vật lí.
a.1. Hình dạng: 
- Dạng sợi: karetin( tóc, móng sừng..), miozin( bắp thịt...), fibroin( tơ tằm...)
- Dạng hình cầu: anbumin (lòng trắng trứng...), hemoglobin(trong máu...)
a.2. Tính tan trong nước: 
- protein hình sợi không tan trong nước. 
- protein hình cầu tan trong nước.
b. Tính chất hóa học: (tương tự peptit)
- Thủy phân protein thu được chuỗi polipeptit, nếu thủy phân đến cùng thu được hỗn hợp các a-amioaxit.
- protein tạo phức màu tím với đặc trưng với Cu(OH)2/OH- ( phản ứng màu biure) 
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỦA PEPTIT-PROTEIN
Dạng 1: Xác định loại peptit:
Dạng 1.1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng phân tử M:
(đipeptit, tripetit, tetrapetit, pentapeptit)
+ Từ phương trình tổng quát:
 n.aminoaxit → (peptit) + (n-1)H2O ( phản ứng trùng ngưng ) 
+ Áp dụng bảo tào khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có: 
 n.Ma.a = Mp + (n-1)18. Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n rồi chọn đáp án. 
Thí dụ 1: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit. 
Giải:	 n.Gly → (X) + (n-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n = 303 + (n-1)18 => n = 5. Vậy (X) là pentapeptit. Chọn đáp án D. 
Thí dụ 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. Pentapepit
Giải:	 n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 274 + (n + m-1)18 
=> 57.n + 71.m = 256.
Chỉ có cặp n=2, m=2 thõa mãn. Vậy X là tetrapeptit. Chọn đáp án C. 
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 2: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 306 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit
Câu 3: Khối lượng phân tử của glyxylalanylvalin (Gly-Ala-Val) là ?
A. 203 đvC.	B. 211 đvC.	C. 245 đvC.	D. 185 đvC.
Câu 4: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC ?
A. Gly-Ala-Gly-Ala.	B. Gly-Ala-Ala-Val.
C. Val-Ala-Ala-Val.	D. Gly-Val-Val-Ala.
Dạng 1.2: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng của aminoaxit, peptit. 
Từ phương trình tổng quát: (phản ứng thủy phân)
Peptit (X) + (n-1)H2O n. Aminoaxit 
 theo phương trình: n-1(mol)......n (mol)
 theo đề ...?............?... 
Theo đề cho ta tìm được số mol aminoaxit và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tam tính được số mol H2O. Lí luận vào phương trình ta tìm được số gốc aminoaxit. 
Các thí dụ minh họa:
Thí dụ 1: Cho 9,84 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 12 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.	B. tripetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Giải:	Số mol glyxin : 12/75 = 0,16 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ( tìm số mol H2O)
mX + mH2O = mglixin => nH2O = (mglixin - mX) :18 =
 = (12 - 9,48) : 18 = 0,12 mol 
phương trình: Peptit (X) + (n-1)H2O n.glyxin
 theo phương trình: n-1 (mol).....n (mol)
 theo đề 0,12 mol 0,16 mol
Giải ra n = 4. Vậy có 4 gốc glyxyl trong (X). Hay (X) là tetrapetit. Chọn đáp án C 
Thí dụ 3: Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.	B. tetrapeptit.	C. pentapeptit.	D. đipeptit.
Giải: Số mol alanin: 8,9/89 = 0,1 (mol); Số mol glyxin: 15/75 = 0,2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ( tìm số mol H2O)
mX + mH2O = malanin + mglixin => nH2O = (malanin + mglyxin - mX) :18 =
 = (8,9 + 15 – 20,3) :18 = 0,2 mol 
phương trình: Peptit (X) + (n + m -1)H2O n.glyxin + m.alanin
 theo phương trình: n + m -1 (mol)......n (mol) .....m (mol)
 theo đề 0,2 mol ... 0,2 (mol) ...0,1 (mol) 
Giải ra n = 2, m = 1. Vậy có 2 gốc glyxyl và 1 gốc alanyl trong (X). Hay (X) là tripetit. Chọn đáp án A. 
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Cho 26,46 gam peptit (X) do n gốc glyxyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 31,5 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.	B. tripetit.	C. tetrapeptit.	D. pentapepit.
Câu 2: Cho 5,48 gam peptit (X) do n gốc glyxyl và m gốc alanyl tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit loãng thu được 3 glyxin và 3,56 gam alanin( không còn aminoaxit nào khác và X thuộc oligopeptit). (X) thuộc loại ?
A. tripetit.	B. đipetit.	C. tetrapeptit.	D. hexapepit.
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 500 gam một oligopeptit X (chứa từ 2 đến 10 gốc α-amino axit) thu được 178 gam amino axit Y và 412 gam amino axit Z. Biết phân tử khối của Y là 89 đvC. Khối lượng phân tử của Z là ?
A. 103 đvC.	B. 75 đvC.	C. 117 đvC.	D. 147 đvC.
Dạng 2: Xác định KLPT của Protein (M)
 Thông qua giả thiết % ngyên tố vi lượng trong Protein ta tìm được khối lượng phân tử M. Lí luận như sau : 
	- cứ 100 gam protein thì có %A gam nguyên tố vi lượng
	- cứ 1 phân tử có Mp có MA gam nguyên tố vi lượng
Vậy : 
Trong đó : Mp là khối lượng phân tử cần tính của protein
 MA là khối lượngnguyên tử của nguyên tố vi lượng có protein đó. 
Như vậy HS cần nhớ công thức này để làm bài tập. 
Thí dụ 1: Một protein có chứa 0,312 % kali. Biết 1 phân tử protein này có chứa 1 nguyên tử kali. Xác định khối lượng phân tử của protein ?
A. 14000 đvC.	B. 12500.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Giải :
Áp dụng công thức : = 39x100: 0,312=12500 đvC. Chọn đáp án B. 
Bài tập vận dụng :	
Câu 1: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,16 % lưu huỳnh, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử lưu huỳnh.
A. 20000 đvC.	B. 26000 đvC.	C. 13500 đvC.	D. 15400 đvC.
Câu 2: Xác định khối lượng phân tử gần đúng của Protein X có 0,4 % sắt, biết rằng cứ 1 phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử sắt.
A. 12000 đvC.	B. 13000 đvC.	C. 12500 đvC.	D. 14000 đvC.
Dạng 3: Tính số mắt xích (số gốc) amino axit trong protein. 
- Cứ thủy phân mp gam một loại protein thì thu được ma.a gam aminoaxit. 
- Nếu protien có khối lượng phân tử là Mp thì số mắt xích aminoaxit trong protein là ? 
Số mắt xích aminoaxit = 
Thí dụ 1: Khi thủy phân 500 gam protein (X) thì thu được 170 gam alanin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 500000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ? 
A. 191. 	B. 200. 	C. 250.	D. 181. 
Giải : Áp dụng công thức:
Số mắt xích aminoaxit = = (170x500000) : ( 89x500) ≈ 191. Đáp án A.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Khi thủy phân 40 gam protein (X) thì thu được 10,5 gam glyxin. Nếu khối lượng phân tử của protein là 50000 đvC thì số mắc xích alanin trong (X) là bao nhiêu ?
A. 191.	B. 200.	C. 175.	D. 180.
Câu 2: Protein (X) có 0,5 % kẽm, biết rằng cứ 1 phân tử (X) chỉ chứa 1 nguyên tử kẽm. Khi thủy phân 26 gam protein (X) thì thu được 15 gam glyxin vậy thì số mắc xích glyxin trong 1 phân tử (X) là bao nhiêu ?
A. 200.	B. 240.	C. 250.	D. 180.
Dạng 4: bài tập về thủy phân không hoàn toàn peptit: “Phương pháp bảo toàn số mol gốc aa”
Dạng 4.1: peptit được tạo bởi 1 loại amino axit
npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n 
 	 mpeptit ban đầu= npeptit ban đầu x Mpeptit 
Thí dụ 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 13,5 gam Gly;15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là ?
A. 26,46.	B. 29,34.	C. 22,86. 	D. 23,94. 
Giải: Tính số mol các peptit sản phẩm :
	Gly : 13,5/75 = 0,18 mol.	 Gly-Gly: 15,84/132= 0,12 mol 
	 npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n = (0,18 + 0,12x2)/3 = 0,14
 	 mpeptit ban đầu= npeptit ban đầu x Mpeptit = 0,14x( 75.3 – 18.2) = 26,46g
Thí dụ 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
	A. 90,6.	B. 111,74.	C. 81,54.	D. 66,44.
( ĐH khối A-2011)
Giải : Tính số mol các peptit sản phẩm.
 	Ala: 24,48/89= 0,32 mol
Ala-Ala: 32/160 = 0,2 mol
Ala-Ala-Ala: 27,72 : 231 = 0,2 mol
 	 npeptit ban đầu = (i.npeptit sản phẩm ) : n = [1x0,32 + 2x0,2 + 3x0,12]: 4 = 0,27	m = 0,27. (89.4 – 18.3) = 81,54g 	đáp án C
Dạng 4.2: peptit được tạo bởi nhiều loại amino axit
Thí dụ 1: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là 
	A. 29,006. 	B. 38,675. 	C. 34,375. 	D. 29,925.
Giải: Số mol các sản phẩm:
nAla-Gly = 0,1 mol; 	nGly-Ala = 0,05 mol;	nGly-Ala-Val = 0,025 mol;	
nGly = 0,025 mol;	nVal = 0,075 mol
Gọi số mol Ala-Val và Ala lần lượt là a, b
Từ hỗn hợp sản phẩm dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là: Ala-Gly-Ala-Val (x mol)
Chú ý bảo toàn gốc Gly ta có: x.1 = 0,025.1 + 0,025.1 + 0,05.1 + 0,1.1 → x = 0,2 mol
Xét bảo toàn với gốc Val ta có: 0,2.1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 → a = 0,1 mol
Xét bảo toàn với gốc Ala ta có: 0,2.2 = 0,1.1 + 0.05.1 + 0.025.1 + a.1 + b.1 → b = 0,125 mol
Vậy m = 0,125.89 + 0,1. 188 = 29,925 gam. Chọn đáp án D.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Thủy phân hết m gam tripeptit : Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn hỡp gồm 20,25 gam Gly; 23,76 gam Gly-Gly. Giá trị m là ?
A. 39,69.	B. 26,24.	C. 44,01.	D. 39,15.
Câu 2: Thủy phân hết 1lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là: 
A. 27,9 gam 	 B. 28,8 gam 	C. 29,7 gam 	D. 13,95 gam
Câu 3: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A. 4,1945. 	B. 8,389. 	C. 12,58. 	D.25,167.
Dạng 5: thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường axit
Các phản ứng xảy ra: 
Trường hợp 1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì
 Peptit + (n - 1)H2O → hỗn hợp các aminoaxit.
 Hỗn hợp aminoaxit + nHCl → hỗn hợp muối. 
Cộng vế theo vế: peptit + (n-1) H2O + nHCl → hỗn hợp muối. 
Trường hợp 1: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm NH2 (Lys), còn lại là các amino axit có 1 nhóm –NH2 thì
Xn + (n+x)HCl + (n -1)H2O → n muối
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + maxit p/ư + mnước = mmuối 
Thí dụ 1: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:
	A. 37,50 gam	B. 41,82 gam	C. 38,45 gam	D. 40,42 gam
Giải: Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử nên ta có:
 Gly-Ala-Gly + 3HCl + 2H2O → muối
 0,12 mol 0,36 mol 0,24 mol
mmuối = 24,36 + 36,5.0,36 + 18.0,24 = 41,82 gam. Chọn đáp án B.
Thí dụ 2: Thủy phân hoàn toàn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12 gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là ? 
A. 45,72 gam. 	B. 58,64 gam. 	C. 31,12 gam.	D. 42,12 gam. 
Giải:	Đipetit + 1H2O→ 2.aminoaxit (X). (1)
 2.aminoaxit + 2HCl→ hỗn hợp muối. (2)
 Đipetit + 1H2O + 2HCl→ hỗn hợp muối. (3) 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1): 
Số mol H2O = (ma.a - mp) : 18 = ( 31,12 - 27,52) : 18 = 0,2 (mol).
=> số mol của HCl = 0,2x2 = 0,4 (mol). 
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3)
mmuối = mp+ mH2O + mHCl = 27,52 + 0,2x18 + 0,4x36,5 = 45,72 gam. 
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (2)
 Hoặc mmuối = ma.a + mHCl = 31,12 + 0,4x35,5= 45,72 gam.	Chọn đáp án A. 
Thí dụ 3: ( ĐH khối A-2011) Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là : 	
	A. 7,09 gam.	B. 16,30 gam 	C. 8,15 gam	D. 7,82 gam.
Giải:	Số mol H2O = (63,6 - 60) : 18 = 0,2 (mol)
Số mol HCl = 2x0,2 = 0,4 (mol)
Vì lấy 1/10 hỗn hợp X thì khối lượng và số mol giảm 1/10.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có.
 	 mmuối = 1/10 (60+ 0,2x18 + 0,4x36,5) = 7,82 gam.
hoặc mmuối= 1/10 ( 63,6 + 0,4x36,5) = 7,82 gam. Chọn đáp án D.
Thí dụ 4: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 14.	B. 9.	C. 11.	D. 13.
Giải: Gọi số gốc amino axit trong X là n
Do X, Y tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, nên:
X + nHCl + (n-1)H2O → muối
	 0,1 mol 0,1.n mol 0,1.(n-1) mol
Khối lượng chất rắn lớn hơn khối lượng X chính là tổng khối lượng HCl và H2O tham gia phản ứng, do đó ta có: 36,5.0,1.n + 18.0,1(n-1) = 52,7 → n =10. Vậy số liên kết peptit trong X là 9. Chọn đáp án B.
Dạng 6: Bài toán thủy phân hoàn toàn peptit trong môi trường kiềm.
Xét phản ứng giữa một peptit mạch hở X chứa n gốc amino axit (n-peptit) với dung dịch NaOH (đun nóng). Ta có phương trình phản ứng tổng quát như sau:
Trường hợp 1: Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + nNaOH → nMuối + H2O
Trường hợp 2: Nếu phân tử X chứa x gốc amino axit có hai nhóm –COOH (Glu), còn lại là các amino axit có 1 nhóm COOH thì
Xn + (n+x)NaOH → nMuối + (1 + x)H2O
Trong đó chú ý bảo toàn khối lượng: mpeptit + mkiềm p/ư = mmuối + mnước
Thí dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 47,85 gam	B. 42,45 gam	C. 35,85 gam	D. 44,45 gam
Giải: nAla-Gly-Ala = 0,15 mol. Vì Glyxin và Alanin đều chứa 1 nhóm –COOH trong phân tử nên ta có:
Ala-Gly-Ala + 3NaOH → muối + H2O
 	 0,15 mol 0,15.3 mol 0,15 mol
Ta có: 32,55 + 0,45.40 = mmuối + 0,15.18 → mmuối = 47,85 gam. Chọn đáp án A.
Thí dụ 2: (CĐ 2012): Thủy phân hoàn t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_loai_va_phuong_phap_giai_bai_tap_ve_peptit.doc