SKKN Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo

SKKN Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo

Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời, được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao Olimpic, Đại hội TDTT châu lục, Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khỏe phù đổng và đời sống văn hóa nhân loại. Điền kinh là môn thể thao với nội dung hoạt động phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp . thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Tập luyện điền kinh đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao, do đó điền kinh được coi là môn thể thao quần chúng.

Ngày nay điền kinh là môn thể thao không thể thiếu trong những cuộc thi đấu của Đại hội thể thao toàn quốc, khu vực, Châu lục và trên thế giới. Tập luyện điền kinh là tiền đề, là cơ sở vững chắc cho việc tập luyện của các môn thể thao khác. Bởi vì trong điền kinh luôn có sự phát triển của các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động, đồng thời phát triển con người một cách toàn diện cường tráng về thể lực, dồi dào về sức khỏe, có tinh thần lạc quan, kiên trì, tự chủ, sẵn sàng, quyết tâm đem lại vinh quang cho đất nước.

Thực tiễn đã chứng minh để đạt được thành tích cao trong chạy 100m phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư tưởng, trạng thái tâm lý, kỹ thuật và tố chất thể lực. Trong các tố chất thể lực thì tố chất sức mạnh tốc độ là yếu tố quan trọng rất cần thiết cho nội dung chạy cự ly 100m. Yếu tố quyết định đến thành tích chạy cự ly 100m là tăng độ dài bước chạy và giai đoạn nâng cao hiệu quả chạy lao sau xuất phát, sự liên quan chặt chẽ tới thành tích đó là các chỉ số sức mạnh tốc độ.

Chạy cự ly 100m là nội dung yêu cầu người tập phải đạt được mức độ phát triển toàn diện cả về mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật. Là hoạt động có chu kỳ diễn ra rất nhanh, trong thời gian ngắn đòi hỏi người tập cùng lúc sử dụng nhiều khả năng như: Sức nhanh; sức mạnh, sự khéo léo. Qua quan sát thực tế các buổi tập luyện trên lớp, huấn luyện đội tuyển điền kinh đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo cho thấy, trong quá trình thực hiện bài tập tần số bước chạy và độ dài bước chạy của đội tuyển điền kinh nam chưa tốt, điều này chứng tỏ sức mạnh tốc độ còn yếu. Trong tập luyện cũng như dụng cụ, sân bãi và đặc biệt là việc lựa chọn bài tập chưa phù hợp nên thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo chưa cao.

 

doc 43 trang cucnguyen11 11093
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lời giới thiệu: 
Điền kinh là môn học trọng điểm của chương trình TDTT cho học sinh các trường trung học. Thông qua học tập và tập luyện môn điền kinh sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh, nâng cao sức khỏe học sinh nói chung. 
Điền kinh có nhiều môn, nội dung phong phú, hình thức tập luyện đa dạng, các lứa tuổi khác nhau có thể chọn lựa môn thích hợp với mình để tập luyện. Ngày nay điền kinh không thể thiếu trong các cuộc thi đấu Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, khu vực, châu lục và trên thế giới.
Trong thực tế qua quan sát các buổi học trên lớp, trong quá trình huấn luyện và thi đấu tại hội khỏe phù đổng tỉnh Vĩnh Phúc của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo cho thấy, trong quá trình thực hiện bài tập tần số bước chạy và độ dài bước chạy của đội tuyển điền kinh nam chưa tốt, điều này chứng tỏ sức mạnh tốc độ còn yếu. Trong tập luyện cũng như dụng cụ, sân bãi và đặc biệt là việc lựa chọn bài tập chưa phù hợp nên thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo chưa cao. 
Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn góp phần nâng cao thành tích chạy cự ly 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo tôi tiến hành lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo”
2. Tên sáng kiến: 
“Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Chung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại: 0978.063.909 - Email: nguyenchung87.thd@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Nguyễn Văn Chung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là môn điền kinh nội dung chạy 100 M cho đội tuyển điền kinh nam. Sáng kiến đi sâu vào việc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo. Với việc lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng học sinh sẽ giúp cho quá trình tập luyện, thi đấu đạt kết quả cao của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): ngày 20 tháng 9 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
 Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời, được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao Olimpic, Đại hội TDTT châu lục, Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khỏe phù đổng và đời sống văn hóa nhân loại. Điền kinh là môn thể thao với nội dung hoạt động phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp ... thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Tập luyện điền kinh đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao, do đó điền kinh được coi là môn thể thao quần chúng.
Ngày nay điền kinh là môn thể thao không thể thiếu trong những cuộc thi đấu của Đại hội thể thao toàn quốc, khu vực, Châu lục và trên thế giới. Tập luyện điền kinh là tiền đề, là cơ sở vững chắc cho việc tập luyện của các môn thể thao khác. Bởi vì trong điền kinh luôn có sự phát triển của các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động, đồng thời phát triển con người một cách toàn diện cường tráng về thể lực, dồi dào về sức khỏe, có tinh thần lạc quan, kiên trì, tự chủ, sẵn sàng, quyết tâm đem lại vinh quang cho đất nước.
Thực tiễn đã chứng minh để đạt được thành tích cao trong chạy 100m phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tư tưởng, trạng thái tâm lý, kỹ thuật và tố chất thể lực. Trong các tố chất thể lực thì tố chất sức mạnh tốc độ là yếu tố quan trọng rất cần thiết cho nội dung chạy cự ly 100m. Yếu tố quyết định đến thành tích chạy cự ly 100m là tăng độ dài bước chạy và giai đoạn nâng cao hiệu quả chạy lao sau xuất phát, sự liên quan chặt chẽ tới thành tích đó là các chỉ số sức mạnh tốc độ.
Chạy cự ly 100m là nội dung yêu cầu người tập phải đạt được mức độ phát triển toàn diện cả về mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật. Là hoạt động có chu kỳ diễn ra rất nhanh, trong thời gian ngắn đòi hỏi người tập cùng lúc sử dụng nhiều khả năng như: Sức nhanh; sức mạnh, sự khéo léo... Qua quan sát thực tế các buổi tập luyện trên lớp, huấn luyện đội tuyển điền kinh đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo cho thấy, trong quá trình thực hiện bài tập tần số bước chạy và độ dài bước chạy của đội tuyển điền kinh nam chưa tốt, điều này chứng tỏ sức mạnh tốc độ còn yếu. Trong tập luyện cũng như dụng cụ, sân bãi và đặc biệt là việc lựa chọn bài tập chưa phù hợp nên thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo chưa cao. 
	Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn góp phần nâng cao thành tích chạy cự ly 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo tôi tiến hành lựa chọn sáng kiến: “Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo”.
2. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến:
Thông qua kết quả đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ trong thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam nhà trường, đề tài lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.
3. Nhiệm vụ của sáng kiến:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu của sáng kiến, sáng kiến đề ra 2 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100 M cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.
Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập từ đó áp dụng vào công tác giảng dạy và huấn luyện nhằm nâng cao thành tích chậy 100 m đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.
4. Đối tượng nghiên cứu sáng kiến:
Các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100m cho đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo.
5. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến:
Đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo
6. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của TDTT trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phong trào TDTT như: Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao. Thành lập và huấn luyện các đội tuyển nhằm phát triển thể thao thành tích cao. Đảng và Nhà nước luôn giành sự quan tâm cho công tác phát triển Thể thao Quần chúng đặc biệt là công tác GDTC trường học.	
Thành tích chạy 100m của đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo trong các kỳ hội khỏe phù đổng tỉnh Vĩnh Phúc và trong chương trình học thành tích còn nhiều hạn chế. Nếu lựa chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong nội dung chạy cự ly 100m phù hợp với đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo sẽ góp phần nâng cao thành tích chạy cự ly 100m nói chung và thể lực chuyên môn nói riêng. Qua đó nâng cao được thành tích học tập, thi đấu cũng như nâng cao chất lượng đào tạo chung của nhà trường. 
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm: Trong quá trình nghiên cứu, sáng kiến sử dụng các test đánh giá sức mạnh tốc sau:
+ Chạy 30m XPC (s)
Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ.
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành kiểm tra: 2 người kiểm tra 1 người đứng ở vạch xuất phát, 1 người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra. Khi có lệnh "vào chỗ" người được kiểm tra đi vào vạch xuất phát, chân trước và chân sau cách nhau khoảng rộng bằng vai, trọng tâm hơi đổ về trước, 2 tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe khẩu lệnh "sẵn sàng ", hạ thấp người, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, tay hơi co khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh "chạy" lập tức lao nhanh về phía đích, khi ngực hoặc vai của người chạy cách mặt phẳng đích 20cm thì bấm đồng hồ và kết thúc.
 + Chạy 60m XPC(s): Dụng cụ kiểm tra; Cách tiến hành kiểm tra: giống như chạy 30m XPC.
 + Chạy 100m XPT(s): Dụng cụ kiểm tra; Cách tiến hành kiểm tra: giống như chạy 30m XPC.
 + Bật xa tại chỗ (cm): Để đánh giá sức mạnh bột phát của chân
 Dụng cụ kiểm tra: Thước dài 3m rộng 0,5cm, kẻ vạch xuất phát, thước băng đặt bên cạnh vuông góc vạch xuất phát và làm điểm xuất phát. Thước được ghim chặt xuống đất để không bị xê dịch trong khi kiểm tra.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới ra sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất bật nhảy ra xa đồng thời 2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân, chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm lấy lẻ từng 1cm. Thực hiện hai lần lấy lần xa nhất
+ Bật xa ba bước (cm): Dụng cụ kiểm tra; Cách tiến hành kiểm tra: giống như bật xa tại chỗ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn, đề tài tiến hành thực nghiệm trên 40 đội tuyển điền kinh nam trường THPT Trần Hưng Đạo và được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 20 đội tuyển điền kinh nam: Tập theo bài tập thể lực chuyên môn đã nghiên cứu và lựa chọn. 
+ Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 20 đội tuyển điền kinh nam : Tập theo nội dung bài tập truyền thống. 
- Phương pháp toán học thống kê: Để xử lý số liệu thu thập được đề tài sử dụng các chỉ số sau: , t, δ, r,W [18].
+ Giá trị trung bình cộng:
 Trong đó: là số trung bình.
 là giá trị của từng cá thể
 n : là số lượng đối tượng quan sát.
+ Phương sai:
(Với n ≤ 30)
+ Độ lệch chuẩn:
+ So sánh 2 số trung bình quan sát:
 (Với nA < 30 và nB < 30)
 	Trong đó: 
+ So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu:
	Trong đó: 
;
+ Tính hệ số tương quan:
	Trong đó: xi là chỉ số đo của từng cá thể nhóm A
 yi là chỉ số đo của từng cá thể nhóm B
	 , là giá trị trung bình của hai nhóm tương ứng 
+ Nhịp độ tăng trưởng: 
	Trong đó:	- W: Nhịp độ phát triển (%).
	- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu.
	- V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.
	- 0,5: Các hằng số.
	Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan và quan điểm về huấn luyện VĐV chạy cự ly 100m.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan.
Khái niệm về sức mạnh tốc độ.
Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh. Trong hoạt động thể thao có rất nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ. Có 3 quan điểm dưới góc độ chuyên môn sau:
- Sức mạnh tốc độ theo quan điểm cũ Verkhosanxki: Thể hiện khả năng chống lại đối kháng bên ngoài trong khoảng từ 40-70% khả năng tối đa.
- Sức mạnh tốc độ theo quan điểm Jurgen Hatmann: Nét đặc trưng cơ bản của sức mạnh tốc độ đó là sự kết hợp giữa sức mạnh tốc độ với lực của bên ngoài (trọng lượng tạ, trọng lượng dụng cụ).
- Sức mạnh tốc độ là năng lực cố gắng lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biện độ nhất định. 
Như vậy, có thể khái quát sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh.
Sức nhanh: Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn “Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người xác định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động”
Sức bền: Theo Nô vi cốp A.Đ, Matveép L.P, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn “Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng.”
Sức bền là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó, là khả năng duy trì hoạt động khi mệt mỏi xuất hiện trong thời gian dài.
Khéo léo: Theo Lê Bửu, Trịnh Trung Hiếu, Trịnh Hùng Thanh, Hồ Thiệu Tùng, Trần Đức Phấn... khéo léo là khả năng của con người thực hiện một hoạt động vận động nhất định, chính xác và có hiệu quả cao phù hợp với yêu cầu của bài tập thể chất nào đó đề ra. Khéo léo có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các tố chất thể lực của con người. Như vậy có thể nói “khéo léo là khả năng của con người trong một hoạt động” .
Mềm dẻo: Nô vi cốp A.Đ, Matvêép L.P mềm dẻo là khả năng thực hiện những bài tập thể chất có biên độ lớn đòi hỏi các nhóm cơ, khớp, dây chằng tham gia vào hoạt động có độ đàn hồi cao đáp ứng được yêu cầu của bài tập.
1.1.2. Quan điểm về huấn luyện VĐV chạy cự ly 100m.
Muốn đạt được thành tích cao trong chạy 100m VĐV cần phải có quá trình luyện tập thường xuyên lâu dài, có hệ thống và đảm bảo tính khoa học. Đồng thời cũng phải biết vận dụng những phương tiện, phương pháp, những bài tập phù hợp cho từng giai đoạn tập luyện và phù hợp độ tuổi - trình độ - năm luyện tập của mỗi cá nhân VĐV. Việc lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cũng như bài tập bài tập hoàn thiện tốt kỹ thuật cần phải được phân phối hợp lý cho mỗi kỳ huấn luyện trong năm và hợp lý cho mỗi giai đoạn huấn luyện đảm bảo phù hợp với độ tuổi, trình độ phát triển thể chất - thể trạng của cơ thể mỗi VĐV giúp cho việc thi đấu đạt được thành tích đỉnh cao. Trong quá trình huấn luyện VĐV điền kinh nói chung và cự ly 100m nói riêng được chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn thực hiện mục đích và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng nhu cầu và mục đích huấn luyện.
 Giai đoạn huấn luyện ban đầu là giai đoạn huấn luyện cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành tích trong tương lai của VĐV trẻ. Giai đoạn này sự tác động của bài tập nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực của VĐV
Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu là huấn luyện thể lực chung toàn diện, nâng cao mức độ chung của cơ thể tạo nên các vốn kỹ năng vận động để hình thành nền tảng vững chắc cho thành tích trong tương lai, giai đoạn này sử dụng rộng rãi các phương tiện huấn luyện có chú ý đến đặc thù của chạy 100m. Trong giai đoạn này người ta sử dụng các bài tập có tính chất dẫn dắt và định hướng và vận dụng những bài tập nhằm phát triển thành tích cao. Lượng vận động sử dụng trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa ban đầu là duy trì khả năng mền dẻo, linh hoạt cũng như khả năng phối hợp vận động.
Giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu: là giai đoạn mà tính chuyên môn hóa được thể hiện rõ rệt hơn, tỷ lệ các bài tập mang tính chất chuyên môn hóa về thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý được sử dụng nhiều hơn và đây cũng là thời điểm phát triển thành tích của VĐV
Giai đoạn hoàn thiện thành tích thể thao: đây là giai đoạn vận động chạy 100m đạt đến trình độ cao nhất, tương ứng với cuộc thi đấu lớn đòi hỏi lượng vận động trong. HLV phải biết điều hòa mối mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ
Tóm lại mỗi giai đoạn huấn luyện đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tuy nhiên việc tập luyện phát triển ở giai đoạn này chính là sự chuẩn bị cho phát triển của giai đoạn sau và nó trở thành chiếc cầu nối, các mắt xích không thể thiếu trong quá trình đào tạo nên VĐV có thành tích cao.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV chạy cự ly ngắn.
1.2.1. Cơ sở sinh lý của chạy cự ly ngắn.
Mối tương quan giữa đơn vị vận động nhanh và chậm trong cơ bắp của các VĐV đạt thành tích cao ở những môn điền kinh khác nhau cho thấy, các VĐV chạy cự ly dài trình độ cao, tỷ lệ phần trăm các đơn vị vận động cơ rút chậm (các sợi cơ “chậm”) có trong cơ bắp cao hơn rõ rệt.
Ví dụ: Các sợi “nhanh” và “chậm” ở các VĐV chạy marathon ưu tú (tương quan của các sợi) từ 18 – 25% đến 82 – 75% ở các VĐV chạy ngắn cấp cao thì mối thương quan trên là ngược lại: từ 70 – 90% đến 30 – 10% Những số liệu nêu trên đủ chứng minh về khả năng có thể xác định sớm việc chuyên môn hóa thể thao sau này của VĐV ngay từ khi mới bước vào tập luyện thể thao.
1.2.2. Cơ chế cung cấp năng lượng trong chạy cự ly ngắn.
Nguồn năng lượng chủ yếu để cơ hoạt động là ATP. Sự phân chia ATP thành ADP và phốt phát vô cơ làm giải phóng một số năng lượng nhất định. Vì dự trữ ATP trong tế bào cơ không lớn nên để duy trì các hoạt động thì cần thường xuyên tái tạo chúng. Việc tái tạo ATP trong quá trình hoạt động cơ được thực hiện bằng 3 cách khác nhau về tốc độ, thời hạn hồi phục năng lượng, công suất và dung lượng.
1.2.3. Các chỉ số về tốc độ trong chạy cự ly ngắn
1.2.3.1. Thời gian xuất phát
Tốc độ chạy của VĐV là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến thành tích trong chạy ngắn. Tuy vậy, khi VĐV rời bàn đạp xuất phát và thực hiện bước đầu tiên sau xuất phát thì việc thắng hay thua của một số các đấu thủ có thể đã trở nên khá rõ ràng. Việc thua thiệt trong xuất phát khó có thể bù lại ở giữa quãng, vì vậy điều quan trọng cần làm rõ là các động tác xuất phát diễn ra trong trình tự nào và có những khả năng nào để tiết kiệm thời gian xuất phát. Tiếng súng phát lệnh của trọng tài là tín hiệu để bắt đầu hành động, nhưng trước khi VĐV có hành động đầu tiên thì đối với mỗi người cần một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được gọi là thời kỳ tiềm tàng phản ứng vận động
1.2.3.2. Tần số bước chạy và độ dài bước chạy.
Tốc độ chạy phụ thuộc vào sự thay đổi các thành phần như độ dài bước chân, tần số bước. Vì vậy để phân tích diễn biến tốc độ chạy thì ngoài thời gian chạy qua các đoạn trong cự ly chạy nhất thiết phải có thông tin về số lượng bước chạy trong các đoạn cự ly để từ đó xác định tần số bước và tốc độ chạy trong từng đoạn cự ly.
1.3. Các phương tiện và phương pháp huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV chạy cự ly ngắn.
1.3.1. Các phương tiện sử dụng trong Huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m. 
Phương tiện sử dụng để huấn luyện thể lực cho VĐV chạy 100m là các bài tập chuyên môn. Khi sử dụng các bài tập này cần lưu ý, tốc độ tối đa mà con người ta có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sức mạnh động lực, độ linh hoạt khớp, sự hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy khi giáo dục tốc độ nhất thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục các tố chất thể lực với hoàn thiện kỹ thuật động tác. Để giáo dục tốc độ người ta sử dụng các bài tập tốc độ. Các bài tập này phải thoả mãn 3 yêu cầu:
1. Kỹ thuật bài tập cho phép thực hiện với tốc độ giới hạn.
2. Kỹ thuật bài tập đã được tiếp thu tới mức kỹ xảo.
3. Thời gian bài tập ngắn không quá 20’’ đến 22’’ để tốc độ không bị giảm ở cuối cự ly.
Bài tập thể lực cho VĐV chạy 100m là việc thực hiện các động tác cụ thể, để tăng cường thể chất và nâng cao trình độ thể thao. Để đạt được thể thao thành tích cao, người ta sử dụng các phương tiện khác nhau, kể cả các phương tiện chung của quá trình sư phạm. Trong huấn luyện chạy 100m thì nhóm phương tiện chung bao gồm: Điều kiện về dụng cụ, tạ, bóng nhồi Điều kiện về môi trường tự nhiên - và bài tập thể lực. Trong đó bài tập thể lực là phương tiện chính nhằm chuẩn bị thể lực chung và phát triển lực chuyên môn cho chạy 100m.
Đối với học sinh, VĐV chạy 100m giai đoạn chuyên môn hóa sâu, cần đưa các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, tốc độ, sức bền tốc độ, thực hiện trong thời gian ngắn, với phương pháp lặp lại. Mục đích chính của các bài tập nhằm tạo khả năng thích ứng của các chức phận trong hệ thống cơ quan cơ thể đối với sự tác động củ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_ung_dung_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh.doc
  • docxDANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.docx
  • docxTRANG BIA.docx