SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho VĐV nam đội tuyển điền kinh trường THPT Triệu Sơn 6
Đất nước ta đang trên đà phát triển vững bước vào thời kỳ mới, thời kỳ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội phát triển như vũ bão. Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật thì Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích phấn đấu cho nền thể dục thể thao (TDTT) của đất nước phát triển đúng hướng và mạnh mẽ, có tính dân tộc, khoa học không chỉ góp phần quan trọng đem lại sức khoẻ cho nhân dân mà còn tạo ra khả năng to lớn sáng tạo nên các thành tích kỷ lục thể thao trong nước, khu vực và quốc tế.
Ngày nay công tác giáo dục thể chất được áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội đặc biệt là đối với học sinh sinh viên, trong những mục tiêu cơ bản của ngành TDTT đặt ra trong những năm gần đây đã nêu rõ "Tăng cường công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành nề nếp hàng ngày của học sinh các cấp, sinh viên cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và một bộ phận lớn nhân dân .". Điều này khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục thể chất (GDTC) tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ cho lớp người sẽ tiếp thu thế hệ cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Điền kinh là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích, nó đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta Điền kinh được coi là môn thể thao mũi nhọn bởi nó phù hợp với điều kiện phát triển của con người với phương tiện và điều kiện của đất nước. Cũng như các môn thể thao khác tập luyện môn Điền kinh có khả năng tăng cường sức khoẻ phát triển các tố chất thể lực, sự khéo léo linh hoạt tạo điều kiện cho việc hoàn thiện thể lực để nâng cao hiệu quả trong công việc và thi đấu.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập và sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn. Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho VĐV nam đội tuyển điền kinh trường THPT Triệu Sơn 6".
MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1. Cơ sở nguyên lý kỹ thuật nhảy cao. 3 1.2. Các tố chất đặc trưng trong kỹ thuật nhảy cao. 4 1.3. Các phương pháp phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ. 5 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 6 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 11 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 14 3.1. Đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ của nam VĐV nhảy cao đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6. 15 3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho VĐV nam đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6. 16 Kết luận và kiến nghị 18 Danh mục tài liệu tham khảo 19 Danh mục các chữ viết tắt 20 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung Cm HLV NXB M S TDTT TĐC TT VĐV SMTĐ XPC XPT ( ' ) Centimet Huấn luyện viên. Nhà xuất bản Mét Giây Thể dục thể thao Tốc độ cao. Thứ tự Vận động viên. Sức mạnh tốc độ Xuất phát cao. Xuất phát thấp. Phút I. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trên đà phát triển vững bước vào thời kỳ mới, thời kỳ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội phát triển như vũ bão. Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật thì Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích phấn đấu cho nền thể dục thể thao (TDTT) của đất nước phát triển đúng hướng và mạnh mẽ, có tính dân tộc, khoa học không chỉ góp phần quan trọng đem lại sức khoẻ cho nhân dân mà còn tạo ra khả năng to lớn sáng tạo nên các thành tích kỷ lục thể thao trong nước, khu vực và quốc tế. Ngày nay công tác giáo dục thể chất được áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội đặc biệt là đối với học sinh sinh viên, trong những mục tiêu cơ bản của ngành TDTT đặt ra trong những năm gần đây đã nêu rõ "Tăng cường công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành nề nếp hàng ngày của học sinh các cấp, sinh viên cán bộ công chức, lực lượng vũ trang và một bộ phận lớn nhân dân .". Điều này khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục thể chất (GDTC) tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ cho lớp người sẽ tiếp thu thế hệ cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điền kinh là một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích, nó đã và đang phát triển rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở nước ta Điền kinh được coi là môn thể thao mũi nhọn bởi nó phù hợp với điều kiện phát triển của con người với phương tiện và điều kiện của đất nước. Cũng như các môn thể thao khác tập luyện môn Điền kinh có khả năng tăng cường sức khoẻ phát triển các tố chất thể lực, sự khéo léo linh hoạt tạo điều kiện cho việc hoàn thiện thể lực để nâng cao hiệu quả trong công việc và thi đấu. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cùng với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập và sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn. Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho VĐV nam đội tuyển điền kinh trường THPT Triệu Sơn 6". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, lựa chọn được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV nhảy cao là học sinh THPT. Góp phần nâng cao công tác huấn luyện đội tuyển và là tư liệu để các giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy, huấn luyện môn nhảy cao. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở nguyên lý kỹ thuật nhảy cao: Nhảy cao là một môn thể thao mà con người bằng nỗ lực của bản thân vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng. Nhảy cao là môn kết hợp giữa vận động mang tính chu kỳ với vận động không mang tính chu kỳ. Phân tích về tính chất hoạt động cơ bắp thì nhảy cao là thuộc dạng sức mạnh tốc độ kết hợp, bao gồm nhiều động tác kế tiếp nhau một cách chặt chẽ và phức tạp của rất nhiều tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh và khả năng phối hợp vận động. Kỹ thuật nhảy cao được chia thành 4 giai đoạn liên kết với nhau chặt chẽ, từ chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Với mỗi giai đoạn lại đòi hỏi một tố chất đặc trưng, ở giai đoạn chạy đà thì tố chất đặc trưng là sức nhanh, giai đoạn giậm nhảy là sức mạnh và sức nhanh, giai đoạn trên không và kết thúc rơi xuống đệm thì tố chất đặc trưng là sức mạnh tốc độ hoãn xung. + Chạy đà trong nhảy cao dựa trên cơ sở kỹ thuật chạy ngắn song nhịp điệu, độ dài bước chạy và tốc độ chạy ở đường thẳng và đường cong được thực hiện chuẩn xác. Nên từ đó có thể nói tốc độ chạy đà phải phù hợp với sức mạnh giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của VĐV. Muốn nâng cao thành tích thì VĐV phải nâng cao tốc độ chạy đà để thúc đẩy sức mạnh giậm nhảy và kỹ thuật giậm nhảy của mình đạt tới sự phát triển tương ứng và thích ứng với tốc độ chạy đà. Hiệu quả mới của sự thích ứng lẫn nhau biểu hiện ở chỗ thành tích của VĐV nâng cao lên. Sự kết hợp giữa kỹ thuật chạy đà và kỹ thuật giậm nhảy là khâu quan trọng trong toàn thể kỹ thuật nhảy cao hoàn chỉnh, giúp cho việc hoàn thành chính xác động tác giậm nhảy và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả giậm nhảy. + Giai đoạn giậm nhảy được tính từ khi kết thúc giai đoạn chạy đà, chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy cho tới khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy cách xà khoảng 90- 100cm, đặt bằng gót chân rồi lăn nhanh thành cả bàn chân, sau đó khuỵu khớp gối (góc ở gối 1400 – 1600) tiếp theo là khớp hông và cột sống cùng gập về trước. Hoạt động của giậm nhảy như đòn bẩy tạo điều kiện cho trọng tâm cơ thể thay đổi theo hướng chuyển động từ trục nằm ngang sang trục thẳng đứng. Nếu tốc độ nằm ngang lớn thì khả năng phát huy sức mạnh trong giậm nhảy phải lớn. Chân lăng sau khi rời đất, gấp gối dùng sức đá lăng nâng người lên và hướng vào xà, để hỗ trợ cho giậm nhảy hai tay đánh đồng thời, tích cực từ sau ra trước lên trên, khi hai tay cao ngang vai thì dừng đột ngột tay co ở khớp khuỷu tạo thành các góc xấp xỉ 900 (góc tạo giữa cẳng tay và cánh tay), tay bên chân lăng đánh tích cực cao hơn chân giậm tạo thuận lợi để nâng trọng tâm lên trên không. Do trong tâm cơ thể không hạ thấp nhiều nên thời gian hoàn thành giậm nhảy rất nhanh (0,14 – 0,17 giây) tốc độ bay thẳng đứng ban đầu của trong tâm cơ thể đạt tới 4,1– 4,3m/giây. Độ cao của trọng tâm cơ thể trước khi cơ thể rời đất phụ thuộc vào chiều cao thân thể của VĐV, chiều cao của trọng tâm cơ thể còn chịu ảnh hưởng của biên độ đá lăng chân và tay lên cao khi giậm nhảy. Hoạt động đá lăng chân và tay đúng lúc lên trên cao có thể nâng độ cao trọng tâm cơ thể lên khoảng 10%. Ngoài ra, khi giậm nhảy nếu biết duỗi hết các khớp của chân giậm cũng góp phần làm nâng độ cao của trọng tâm cơ thể. + Khi bay trên không (ngay sau khi rời đất) thân người phải cố gắng duy trì được trạng thái thẳng đứng và bất kỳ động tác nào làm thân thể đổ về phía xà đều là sai lầm. Sau đó do tốc độ chạy đà, tốc độ giậm nhảy và quán tính trong giậm nhảy cơ thể người VĐV sau khi bay lên sẽ phải tiến vào xà. 1.2. Các tố chất đặc trưng trong kỹ thuật nhảy cao: Tố chất thể lực đặc trưng của từng môn thể thao được xem như là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá tài năng của VĐV LaPinSo 1965, VM Batgacốp, A.M DuSiốpki, Carơpova 1969, Gure vích 1970, Javoxky, Vazmi 1970 đều nhận xét rằng: Khả năng về tiềm năng có thể xác định được thông qua tố chất thể lực đặc trưng và nhịp độ tăng trưởng ở mọi thể hoạt động thể thao. Phân tích nguyên lý, đặc điểm kỹ thuật, tính chất hoạt động của nhảy cao và nghiên cứu mối tương quan giữa các tố chất thể lực chuyên môn với thành tích, các nhà chuyên môn cho rằng, các tố chất thể lực đặc trưng của VĐV nhảy cao bao gồm: Sức nhanh, sức mạnh tốc độ và khả năng phối hợp vận động. 1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh: Sức nhanh là một tố chất thể lực của con người. Đó là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh có thể biểu hiện ở dạng đơn giản và ở dạng phức tạp. Dạng đơn giản của sức nhanh bao gồm: Thời gian phản ứng, thời gian của một động tác đơn (riêng lẻ) và tần số hoạt động cục bộ. Dạng phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện hoạt động thể thao phức tạp khác nhau như chạy 100m, tốc độ ra tay trong các môn ném đẩy, quyền anh, võ. Các dạng đơn giản của sức nhanh liên quan chặt chẽ với kết quả của sức nhanh ở dạng phức tạp. Thời gian phản ứng, thời gian của một động tác đơn lẻ hoặc tần số động tác sẽ càng cao. Song các dạng biểu hiện sức nhanh đơn giản lại phát triển tương đối độc lập với nhau. Thời gian phản ứng có thể rất tốt nhưng động tác riêng lẻ lại chậm hoặc tần số của động tác lại thấp. Vì vậy, sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh nêu trên là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Như vậy, sức nhanh chỉ phụ thuộc chủ yếu vào tính linh hoạt của thần kinh và tốc độ co cơ. Cả hai yếu tố ảnh hưởng đó, mặc dù có biến đổi dưới tác dụng của tập luyện, nhưng nói chung đều là những yếu tố quyết định bởi đặc điểm di truyền. Do đó, trong quá trình tập luyện, sức nhanh biến đổi chậm hơn sức mạnh và sức bền. Cơ sở sinh lý để phát triển sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng, các yêu cầu trên có thể đạt được bằng cách sử dụng các bài tập tần số cao, trọng tải nhỏ, có thời gian nghỉ dài. 1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh tốc độ: Hoạt động của sức mạnh tốc độ bao gồm các dạng bài tập thể lực nhằm tạo cho một trọng tải ổn định một vận tốc lớn nhất. Ví dụ trong các môn nhẩy, trọng lượng cơ thể vận động viên không đổi, độ chính xác và lực giậm nhẩy. Trong các môn ném đẩy, trọng lượng của dụng cụ cũng ổn định vận động viên cần phải tác động một lực tối đa trong thời gian tối thiểu. Các hoạt động sức mạnh- tốc độ bao giờ cũng có một số động tác tạo đà có thể biến đổi về biên độ hình thức cũng như lực giậm nhẩy. Trong các hoạt động sức mạnh- tốc độ vận động viên cần phải gắng sức ở mức tối đa. Ngoài ra, hoạt động loại này còn đòi hỏi cơ phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao trong một thời gian ngắn, vì vậy còn gọi là hoạt động sức mạnh bột phát. Sức mạnh bột phát là một dạng sức mạnh tốc độ. Đó là khả năng con người phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Để đánh giá sức mạnh bột phát, người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ: Fmax I = tmax Trong đó: I : Chỉ số sức mạnh- tốc độ Fmax : Lực tối đa phát huy trong động tác tmax : Thời gian đạt được trị số lực tối đa. Ta thấy thực hiện giậm nhảy trong thời gian ngắn nhất sẽ phát huy được sức mạnh lớn, hiệu quả giậm nhảy sẽ cao hơn. 1.3. Các phương pháp phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ: 1.3.1. Phương pháp huấn luyện tốc độ: Tốc độ tối đa mà con người có thể thực hiện được trong một động tác nào đó, không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhân tố khác như: Sức mạnh động lực, độ linh hoạt của khớp, mức độ hoàn thiện của kỹ thuật. Vì vậy, giáo dục sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với giáo dục các tố chất vận động khác và hoàn thiện kỹ thuật từ đó có thể tách biệt hai xu hướng trong giáo dục tốc độ là: + Nâng cao tần số động tác. + Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa. - Phương pháp giáo dục sức nhanh tần số động tác. Mặc dù phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng tốc độ tối đa chủ yếu bị chi phối bởi tính linh hoạt của quá trình thần kinh. Suy rộng ra thì tốc độ chủ yếu phụ thuộc vào tần số động tác, phương tiện giáo dục sức nhanh tần số động tác là các bài tập tốc độ, các bài tập này phải thoả mãn ba yêu cầu: + Kỹ thuật bài tập cho phép thực hiện với tốc độ tối đa. + Kỹ thuật bài tập đã được tiếp thu tới mức kỹ xảo có như vậy toàn bộ nỗ lực ý chí của người tập mới tập trung vào tốc độ. + Thời gian bài tập tương đối ngắn khong quá 20 - 22 giây (s) để tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly. - Về nguyên tắc cần tuân thủ nguyên tắc là phải tạo điều kiện phát huy tần số động tác tối đa, các thành phần, lượng vận động và quãng nghỉ. Trong phương pháp giáo dục tốc độ, đều phải hướng tần số tối đa và xu hướng chung trong giáo dục tốc độ là người tập luôn cố gắng vượt tốc độ cao nhất của bản thân trong mỗi buổi tập. Trong giáo dục tốc độ ngời ta chủ yếu sử dụng phương pháp lặp lại, khi sử dụng nó cần lưu ý những điểm sau: - Cường độ phải luôn duy trì ở mức tối đa trong mỗi lần tập. - Thời gian bài tập (cự ly) được xác định sao cho tốc độ không bị giảm sút ở cuối cự ly. - Số lần lặp lại được qui định theo khả năng duy trì tốc độ tối đa. - Quãng nghỉ giữa các lần lặp lại phải đủ cho cơ thể hồi phục tương đối hoàn toàn. 1.3.2. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ: Thông thường khi phát huy tốc độ cao nhất, con người phải khắc phục lực cản bên ngoài khá lớn (như trọng lượng và quán tính cơ thể) trong trường hợp đó tốc độ đạt được nhờ vào sức mạnh cơ bắp. Trong vùng trọng lượng vật thể lớn thì sức mạnh tốc độ của con người tăng lên và ngược lại. Nếu tập luyện làm tăng tốc độ tối đa, thì khả năng tốc độ tối đa và sức mạnh chỉ tăng trong vùng lực cản bên ngoài (còn nếu lực cản bên ngoài tương đối lớn thì thực tế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ động tác, chỉ có tăng đồng thời trị số tối da của lực và tốc độ mới làm cho tốc độ tăng lên trong vùng lực cản bên ngoài. Như vậy về nguyên tắc có thể tăng tốc độ một động tác nào đó bằng hai cách: + Tăng tốc độ tối đa. + Tăng sức mạnh tối đa. Kinh nghiệm cho thấy nâng cao tốc độ tối đa là việc làm khó khăn trong khi đó nâng cao sức mạnh đơn giản hơn nhều, vì vậy trong thực tiễn người ta sử dụng rộng rãi các bài tập sức mạnh để nâng cao tốc độ, ở đây hiệu quả của bài tập sức mạnh nâng cao, khi lực đối kháng càng lớn. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh để phát triển tốc độ cần phải tuân thủ theo hai nguyên tắc cơ bản sau: + Nâng cao sức mạnh tốc độ (sức mạnh đơn thuần). + Giáo dục khả năng phát huy sức mạnh lớn trong điều kiện vận động nhanh. Trong trường hợp hai người tập không thể cùng một lúc thực hiện hai ý muốn đúng và nhanh hơn nữa độ phức tạp của kỹ thuật bài tập vượt quá sức tiếp thu của người tập nên cuối cùng họ không tiếp thu kỹ thuật một cách chính xác để khắc phục những nhược điểm trên trong huấn luyện kỹ thuật bài tập tốc độ cần tuân thủ hai điều kiện sau: + Cần tiến hành dạy học động tác ở tốc độ xấp xỉ tối đa (9/10) để cấu trúc sức mạnh tốc độ không khác biệt nhiều so với khi thực hiên với tốc độ tối đa đồng thời có thể kiểm tra kỹ thuật. + Cần biến đổi tốc độ động tác từ thấp đến cực đại. CHƯƠNG 2 : NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích đề tài giải quyết 2 nhiệm vụ: 2.1.1- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng về SMTĐ của nam VĐV nhảy cao đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6. 2.1.2- Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho VĐV nam đội tuyển điền kinh trường THPT Triệu Sơn 6. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết nhiệm vụ đề tài sử dụng các phương pháp sau: 2.2.1- Phương pháp tham khảo các tài liệu có liên quan: Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm phục vụ chủ yếu cho việc lựa chọn đề tài, cũng như phân tích kết quả nghiên cứu. Các tài liệu về kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực cũng như thi đấu của vận động viên nhảy cao của các tác giả trong và ngoài nước. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp một mặt để tìm hiểu trực trạng về trình độ thể lực, mặt khác để có thêm cơ sở thực tiễn khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV nhảy cao. 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Phương pháp này nhằm mục đích để kiểm tra các test sư phạm đã chọn để đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ trong môn nhảy cao. Đồng thời đây cũng là phương pháp để kiểm nghiệm các bài tập đã xây dựng. 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi đã dùng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả của bài tập được đưa ra trên cơ sở nền tảng của lý luận để làm sáng tỏ hiệu quả của bài tập đã được thực nghiệm. So sánh hai nhóm có cùng trình độ và điều kiện tương đồng để vào thực nghiệm hai loại hệ thống bài tập khác nhau. 2.2.5. Phương pháp toán học thống kê: Đây là phương pháp để xử lý các số liệu sau khi đã thu thập được. 2.3. Tổ chức nghiên cứu: 2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 05/2017 và được chia làm 04 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Được tiến hành từ tháng 12/2015 đến 01/2016. + Xây dựng đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học. * Giai đoạn 2: Được tiến hành từ tháng 02/2016 đến tháng 08/2017: + Tổng hợp tham khảo tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu và phỏng vấn. + Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của nam VĐV nhảy cao trường THPT Triệu Sơn 6. * Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2015 đến tháng 12/2016 + Giải quyết nhiệm vụ 2. * Giai đoạn 4: Từ tháng 02/2017 đến tháng 05/2017: 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu: 20 nam VĐV nhảy cao trường THPT Triệu Sơn 6 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại: Trường THPT Triệu Sơn 6 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng về sức mạnh tốc độ của nam VĐV nhảy cao Đội tuyển điền kinh trường THPT Triệu Sơn 6. * Cơ sở của việc lựa chọn các Test kiểm tra. Để các bài tập mà chúng tôi lựa chọn đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn nghiên cứu, thông qua việc đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ của học sinh THPT.Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy các Test kiểm tra mà chúng tôi lựa chọn đã được nhiều công trình khoa học đề cập tới, mặt khác các Test đã được nhiều giáo viên, HLV và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm sử dụng một cách rộng rãi trong quá trình giáo dục năng lực sức mạnh tốc độ cho học sinh, sinh viên. Hơn nữa, vừa dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tiễn, đối tượng chúng tôi nghiên cứu. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn và sử dụng các Test mà không cần phải kiểm tra tính thông báo và độ tin cậy, các test đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ như sau: - Bật xa tại chỗ (cm). - Đứng tại chỗ bật nhảy với bảng (cm). - Thành tích nhảy cao (cm). Đây là các test được chúng tôi sử dụng trong kiểm tra sư phạm để đánh giá thực trạng thể lực của học sinh THPT Triệu Sơn 6, cũng như để kiểm tra phân nhóm thực nghiệm và đánh giá hiệu quả bài tập thực nghiệm. 3.1.1. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nam VĐV đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6. Để giúp chúng tôi đưa ra được bài tập đem vào ứng dụng cho đối tượng nghiên cứu trước hết chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Qua khảo sát kế hoạch, giáo án huấn luyện chúng tôi nhận thấy có sử dụng các bài tập sau: Chạy 30m XPC. Chạy 60m XPC. Chạy 80m XPC. Chạy 30m TĐC. Bật nhảy 1 bước – 5 bước. Đứng lên, ngồi xuống. Bật cao tại chỗ. Hất tạ sau. Nằm sấp chống đẩy. Ném bóng nhồi. Gánh bạn trên vai ngồi vuông đùi. Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân. Từ những bài tập trên qua phân tích chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6 còn một số tồn tại sau: - Việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nam VĐV đội tuyển điền kinh Trường THPT Triệu Sơn 6 còn thiếu tính thống nhất thể hiện ở các mặt sau: + Chưa phân chia bài tập đối với từng lứa tuổi, trình độ tập luyện, trình tự sắp xếp bài tập chưa hợp lý (các bài tập chạy sử dụng nhiều, bài tập phát triển sức mạnh chân ít). + Chưa phân bố chương trình huấn luyện hợp lý. + Các bài tập được sử dụng phần lớn dựa trên kinh nghiệm của HLV và chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ về mặt khoa học. 3.1.2. Thực
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do.doc