SKKN Nâng cao ý thức tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi thpt quốc gia môn toán bằng phương pháp webquest

SKKN Nâng cao ý thức tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi thpt quốc gia môn toán bằng phương pháp webquest

Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao động nghề nghiệp. Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học là xu thế của xã hội ngày nay.

Lứa tuổi học sinh rất nhạy bén với công nghệ thông tin, rất dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng vào mục đích, học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ cảm xúc .

Với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hầu hết các bậc cha mẹ đều trang bị cho con em mình một chiếc smartphone, máy tính bảng, laptop, máy tính để bàn có chức năng truy cập mạng để phục vụ cho việc liên lạc, khai thác tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng. Tại các nhà trường THPT đều trang bị đầy đủ hệ thống mạng không dây, xây dựng thư viện điện tử, nối mạng cho các phòng thực hành, phòng học bộ môn, phòng internet . nhằm giúp cho giáo viên, học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, khai thác các nguồn tài liệu ứng dụng vào công tác dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, do tâm lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của tuổi mới lớn, việc học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là: việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn không biết lựa chọn nguồn thông tin, dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài, nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin”, học sinh mất nhiều thời gian cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong học tập, việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học .

 

docx 23 trang thuychi01 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao ý thức tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi thpt quốc gia môn toán bằng phương pháp webquest", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC,
 KHẢ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO HỌC SINH 
TRONG QUÁ TRÌNH ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST
 Người thực hiện: Tạ Ngọc Thanh
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài	
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.1. Quan điểm chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học
3
2.1.2. Phương pháp WebQuest
3
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Giải pháp thực hiện đề tài
5
2.3.1. Xây dựng trang web cá nhân trên thư viên trực tuyến violet.vn
5
2.3.2. Tiến trình thực hiện WebQuest trong dạy học toán
6
2.3.3. Áp dụng phương pháp WebQuest vào chủ đề dạy học cụ thể
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
9
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh
9
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân và giáo viên khác
11
2.4.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với nhà trường
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
3.1. Kết luận
12
3.2. Kiến nghị
12
PHỤ LỤC
13
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao động nghề nghiệp. Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học là xu thế của xã hội ngày nay.
Lứa tuổi học sinh rất nhạy bén với công nghệ thông tin, rất dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng vào mục đích, học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ cảm xúc ...
Với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hầu hết các bậc cha mẹ đều trang bị cho con em mình một chiếc smartphone, máy tính bảng, laptop, máy tính để bàn có chức năng truy cập mạng để phục vụ cho việc liên lạc, khai thác tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng. Tại các nhà trường THPT đều trang bị đầy đủ hệ thống mạng không dây, xây dựng thư viện điện tử, nối mạng cho các phòng thực hành, phòng học bộ môn, phòng internet ... nhằm giúp cho giáo viên, học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, khai thác các nguồn tài liệu ứng dụng vào công tác dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, do tâm lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của tuổi mới lớn, việc học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là: việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn không biết lựa chọn nguồn thông tin, dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài, nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể dẫn đến “nhiễu thông tin”, học sinh mất nhiều thời gian cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong học tập, việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học ...
Trong quá trình dạy và học tại Trường THPT Triệu Sơn 4, bản thân tôi nhận thấy chỉ cần có phương pháp đúng đắn và khoa học, học sinh của chúng ta sẽ không chỉ được học trên lớp mà còn có thể tự tiếp thu được rất nhiều kiến thức trong quá trình tự học ở nhà theo định hướng của giáo viên, tránh việc tiếp thu kiến thức lan man, thiếu hiệu quả, mất thời gian tìm kiếm. Không những thế học sinh còn cảm thấy chủ động trong việc học, có hứng thú hơn với các giờ học trên lớp, giáo viên có thể xây dựng được ý thức tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao ý thực tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Toán bằng phương pháp WebQuest” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình trong năm học 2015 – 2016.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp WebQuest xây dựng một trang web miễn phí được Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim, Thư viện trực tuyến ViOLET cho phép sử dụng trên trang mạng violet.vn. Mục đích của việc khai thác phương pháp WebQuest là giúp cho học sinh chuyển từ việc tìm kiếm thông tin trên mạng (vốn không được kiểm duyệt) chuyển sang khai thác thông tin trên mạng bằng các trang kết nối (đã được giáo viên kiểm duyệt), theo chủ đề và theo định hướng, theo sự phân công nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy học. 
Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên, học sinh truy cập vào trang web, tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, được tham gia bình luận, đánh giá kết quả theo sự định hướng và kiểm soát của giáo viên, được tổng kết, đánh giá trong thời gian nhất định của mỗi chủ đề dạy học. Giải pháp này khắc phục được tình trạng học sinh lang thang tìm kiếm tài liệu trên mạng gây mất thời gian, không có sự định hướng, không có sự quản lí, đánh giá của giáo viên trong quá trình tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Phương pháp WebQuest trong dạy học.
	- Các chủ đề dạy học nằm trong chương trình thi THPT Quốc gia môn Toán.
	- Tổ chức đối chứng và thực nghiệm sư phạm tại lớp 12C2 Trường THPT Triệu Sơn 4. (Thực nghiệm một chủ đề và đối chứng một chủ đề khác cùng tại một lớp)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Điều tra thực tế: thực trạng về các phương tiện khai thác tài liệu trên mạng, thực trạng việc khai thác tìm tài liệu trên mạng, việc tự học của học sinh.
	- Thu thập, khai thác các nguồn thông tin trên mạng: Phương pháp WebQuest, các tài liệu trên thư viện trực tuyến ...
	- Thống kê, xử lí số liệu để đánh giá mức độ tự học của học sinh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Quan điểm chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã khẳng định: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...". 
	Tại Điều 5, chương I, Luật Giáo dục đã ghi: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên”. 
2.1.2. Phương pháp WebQuest
Phương pháp WebQuest là hoạt động tổ chức dạy học theo hướng “Dạy học dựa trên nhiệm vụ/dự án”, trong đó các thông tin tương tác với người học đến từ Internet. WebQuest được thể hiện dưới dạng một trang web.
WebQuest được thiết kế theo hướng giúp người học dùng thông tin hơn là tìm kiếm thông tin, do đó tiết kiệm thời gian cho người học. Hơn nữa, WebQuest tạo điều kiện để người học làm việc theo nhóm và thúc đẩy phát triển tư duy bậc cao của người học (phân tích, tổng hợp, đánh giá) theo phân loại Bloom.
Ta có thể hiểu Phương pháp WebQuest như sau: Khi thực hiện một chủ đề dạy học, giáo viên soạn đề cương của chủ đề trên trang web cá nhân, cung cấp các nguồn tài liệu trên mạng bằng các trang liên kết mà giáo viên đã kiểm định trước, phân công nhiệm vụ theo cá nhân hoặc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học sinh sẽ truy cập vào trang web, khai thác thông tin từ các trang liên kết sau đó sắp xếp, lập cấu trúc theo các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Sau khi hết thời gian quy định giáo viên yêu cầu các cá nhân hoặc các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên dựa vào các phản hồi của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp ...
Trên mạng hiện nay có rất nhiều trang mẫu về phương pháp WebQuest, giáo viên có thể nghiên cứu, khai thác làm tài liệu ứng dụng vào quá trình dạy học.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
	- Về thời gian thực hiện: Trường THPT Triệu Sơn 4 mỗi tuần ngoài 4 tiết toán theo quy định còn có 1 tiết dạy học tự chọn với chủ đề tự chọn bám sát cho các lớp Ban KHTN và nâng cao cho các lớp học Ban cơ bản điều đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên thực hiện các chủ đề dạy học.
- Về cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường: Trường THPT Triệu Sơn 4 hiện nay có 02 phòng máy tính với 44 máy tính, Thư viện của nhà trường có 15 máy tính tất cả đều được nối mạng, phủ sóng wifi toàn bộ khu vực trường phục vụ cho giáo viên và học sinh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, khai thác nguồn tài liệu trên mạng.
- Với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, học sinh hiện nay đều được bố mẹ trang bị cho các phương tiện khai thác tài liệu trên mạng như điện thoại, máy tính bảng, laptop, máy để bàn ... nhằm mục đích là cho con em mình tiếp cận với công nghệ thông tin, khai thác tài liệu học tập trên mạng ... 
Thực tế tại lớp 12C2, Trường THPT Triệu Sơn 4 tôi được phân công giảng dạy năm học 2015 – 2016 qua tìm hiểu tôi có được kết quả như sau:
Sĩ số học sinh
Số học sinh có thiết bị truy cập vào mạng
Không có
Điện thoại có chức năng 3G
Máy tính
bảng
Laptop
Máy tính để bàn
40
38
5
7
13
02
	Như vậy chỉ có 2/40 học sinh em không có thiết bị để truy cập mạng do điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn.
	Với những cơ sở lí luận như đã trình bày ở trên tôi nhận thấy có đủ điều kiện để thực hiện đề tài “Nâng cao ý thực tự học, khả năng làm việc nhóm cho học sinh trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Toán bằng phương pháp WebQuest” tại lớp 12C2 Trường THPT Triệu Sơn 4 trong năm học 2015 – 2016.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Để tìm hiểu về thực trạng học sinh khai thác và tìm tài liệu trên mạng phục vụ cho việc học tập, trong một tiết học tự chọn môn toán với chủ đề khai thác tài liệu trên mạng phục vụ cho việc ôn thi THPT Quốc gia tôi đã điều tra tại lớp mình dạy và thu được kết quả như sau:
Nội dung điều tra
Sĩ
số lớp
Kết quả thu được
Thường xuyên
Thi thoảng
Không
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Em có vào mạng để tìm tài liệu học tập không?
40
5
12.5%
34
85%
3
7.5%
- Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh khi tìm tài liệu phục vụ cho việc ôn tập và các em cho biết các em thường gặp những khó khăn sau:
+ Tìm kiếm tài liệu rất mất thời gian, khi tìm được tài liệu thì không còn hứng thú để học.
+ Tài liệu tìm được quá dài, không đủ thời gian để tìm hiểu hết.
+ Không biết chọn tài liệu phù hợp, cứ thấy bài tập là làm, làm xong không biết đúng hay sai.
+ Không biết trao đổi với ai về những tài liệu tìm kiếm được trên mạng.
+ Có nhiều trò chơi, thông tin trên những trang quảng cáo, tò mò vào xem thử kết quả là mất hết thời gian không thu được kết quả gì.
+ Không thể tải được tài liệu trên mạng
- Về thời gian tự học, tự ôn tập môn Toán tại nhà của 40 học sinh lớp 12C2:
Nội dung điều tra
Kết quả thu được (giờ học)
Một tuần các em tự học ở nhà bao nhiêu thời gian?
8 -9
7-8
6-7
5-6
3-4
1-2
Số lượng học sinh
1
2
5
9
15
8
Thời gian trung bình một em tự học, tự ôn tập ở nhà là 3,5 giờ/tuần và 1,2 giờ trên một buổi học (quy định học sinh phải tự sắp xếp lịch học để tự học ở nhà 3 buổi toán trong 1 tuần). Thời gian tự học như vậy là rất ít chưa thể đáp ứng được yêu cầu. 
- Tìm hiểu về tài liệu tự học ở nhà thì một bộ phận không nhỏ học sinh trả lời là ngoài sách giáo khoa, sách bài tập thì không có tài liệu khác, làm hết những bài thầy ra, không còn bài tập để làm và thời gian còn lại là lên mạng vào các trang mạng xã hội như facebook, zalo, chơi điện tử ... (Khi bố mẹ hỏi thì câu trả lời thường thấy là “Con học xong rồi”)
Phân tích kết quả điều tra tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều có ý thức tìm tài liệu trên mạng phục vụ cho việc học tập. Nhưng học sinh không biết cách khai thác tài liệu nên hiệu quả không cao. Việc tự học ở nhà thực hiện chưa tốt do không có tài liệu, phương tiện công nghệ thông tin có được chỉ phục vụ mục đích giải trí.
Từ thực tế như trên tôi đã nghiên cứu xây dựng một phương pháp học tập, một môi trường học tập mới để các em có thể tham khảo nguồn tài liệu phong phú trên mạng vào học tập để việc tự học, tự ôn tập ở nhà có hiệu quả hơn.
2.3. Giải pháp thực hiện đề tài
2.3.1. Xây dựng trang web cá nhân trên thư viên trực tuyến violet.vn
	Công ty Cổ phần Tin học Bạch Kim, Thư viện trực tuyến ViOLET (viết tắt của Vietnam Online Library for E-Teachers: “Thư viện trực tuyến dành cho giáo viên điện tử”) trên trang mạng  . Tại hệ thống thư viện, ngoài 9 trang web chia sẻ những nội dung về bài giảng, giáo án, đề thi, đào tạo trực tuyến cho giáo dục, thư viện còn cung cấp “Khả năng địa phương hóa, đơn vị hóa và cá nhân hóa” mà ở đó các đơn vị, cá nhân có thể tạo cho mình các trang web riêng với đặc điểm: mỗi trang riêng là một trang web hoàn chỉnh, gồm các chức năng gửi tin, gửi bài giảng, giáo án, đề thi, tư liệu, quản lý, đánh giá dữ liệu.
Mỗi cá nhân là thành viên của thư viện có thể tự lập trang web riêng của mình. Trên trang web trình bày các bài viết, bài giảng, giáo án, đề thi của giáo viên tự làm hoặc sưu tầm. Trang cá nhân của giáo viên hoạt động như một blog, cho phép các thành viên khác nhận xét, trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp. Ngoài ra, riêng với các trang cá nhân có hệ thống cho phép học sinh cũ liên hệ và trao đổi kinh nghiệm học tập, thể hiện tình cảm với thầy giáo cũ.
Để tạo một website cá nhân chúng ta cần có điều kiện sau: là thành viên của trang Thư viện Violet. Thông tin cá nhân đã được xác thực (có 2 thành viên xác thực). Khi đã đủ điều kiện, ta đăng nhập vào trang Thư viện theo địa chỉ  Sau khi đăng nhập thành công, vào menu “Trang cá nhân” một link “Tạo trang web cá nhân” cho phép chúng ta bắt đầu tạo trang riêng cho cá nhân mình. Tùy vào thông tin cá nhân của ta thuộc đơn vị nào, cấp nào mà mẫu trang riêng sẽ hiển thị tương ứng cho phép ta lựa chọn. Sau khi chọn mẫu, địa chỉ truy cập trang riêng sắp tạo sẽ được đặt mặc định dự vào thông tin cá nhân của người tạo và khai báo và không cho phép các bạn thay đổi.
Ví dụ: 
2.3.2. Tiến trình thực hiện WebQuest trong dạy học toán
	Để thực hiện WebQuest trong dạy học toán giáo viên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chọn chủ đề
Chủ đề giáo viên chọn để giới thiệu là một vấn đề quan trọng trong nội dung dạy học toán THPT, thông thường chủ đề được chọn là một dạng toán có trong nội dung thi học sinh giỏi hoặc thi THPT Quốc gia. Khi quyết định chủ đề giáo viên phải trả lời được các câu hỏi sau: 
-  Chủ đề có phù hợp với chương trình toán học phổ thông không?
-  Học sinh có hứng thú với chủ đề không?
-  Chủ đề có gắn với nội dung thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia không?
-  Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?
Bước 2: Giới thiệu chủ đề với học sinh
Sau khi quyết định chọn chủ đề, giáo viên cần mô tả chủ đề để giới thiệu với học sinh. Chủ đề cần được mô tả, giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen. Khi giới thiệu chủ đề giáo viên phải tạo được động cơ nghiên cứu cho học sinh, làm cho học sinh hứng thú, muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề đặt ra.
Bước 3: Giáo viên tìm trên mạng nguồn tài liệu học tập liên quan đến chủ đề đã chọn.
Giáo viên tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên bởi phải tìm tài liệu, kiểm duyệt tài liệu để chắc chắn rằng các tài liệu trong các trang liên kết là tin cậy, có hiệu quả đối với học sinh khi thực hiện chủ đề.
Bước 4: Xác định mục đích của việc thực hiện WebQuest
Giáo viên cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebQuest. Các yêu cầu khi thực hiện chủ đề phải phù hợp với học sinh và có thể đạt được.
Tùy theo mỗi chủ đề mục tiêu đạt được có thể khác nhau nhưng mục tiêu chung là học sinh tìm được tài liệu tin cậy do giáo viên cung cấp, căn cứ vào hướng dẫn của giáo viên để tự học, tự ôn tập, làm việc nhóm để nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành, giáo viên phải kiểm soát được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh.
Bước 5: Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
Học sinh được giáo viên giao các nhiệm vụ cụ thể, ngắn gọn và rõ ràngcho từng học sinh hoặc theo từng nhóm học sinh. Khi giao nhiệm vụ giáo viên cần có sự thảo luận với học sinh để học sinh hiểu nhiệm vụ, xác định được mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết. 
Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Bước 6: Thiết kế tiến trình thực hiện nhiệm vụ
Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên đóng vai trò từ vấn khi cần thiết. Trong trang WebQuest có những chỉ dẫn, cung cấp cho người học những trợ giúp hành động, những hỗ trợ cụ thể để giải quyết nhiệm vụ.
Bước 7: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian định trước, giáo viên yêu cầu học sinh nộp báo cáo hoặc trình bày các kết quả thu được của nhóm, của cá nhân trước lớp tùy theo chủ đề và quỹ thời gian có thể có. 
Để báo cáo kết quả học sinh có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: sử dụng máy chiếu có trên lớp, viết vào giấy, dùng bảng phụ, viết lên bảng, đưa lên mạng, sử dụng email ...
Bước 8: Đánh giá kết quả và sửa chữa (nếu có)
Đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và hành vi học tập trong WebQuest. Có thể sử dụng các biên bản đã ghi trong quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàm thoại, phiếu điều tra.
Học sinh cần được tạo cơ hội suy nghĩ, trao đổi, phản biện, đánh giá một cách có phê phán để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa. Khi đánh giá kết quả giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebQuest. Giáo viên có thể hỏi học sinh những câu hỏi sau:
- Các em đã học được những gì?
- Các em thích và không thích những gì?
- Các em gặp những khó khăn gì khi thực hiện nhiệm vụ?
- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest? ...
2.3.3. Áp dụng phương pháp WebQuest vào chủ đề dạy học cụ thể
Để minh họa cho phương pháp WebQuest, tôi đưa ra một ví dụ về chủ đề “Các phương pháp giải hệ phương trình đại số” đã thực hiện tại lớp 12C2 Trường THPT Triệu Sơn 4 và được đăng trên trang web:  Nội dung của WebQuest đề cập đến các phương pháp, kĩ thuật thường dùng khi giải hệ phương trình đại số. Kết quả thực hiện của các em đã tôi được đánh máy lại, tập hợp trong phụ lục đính kèm.
Tên chủ đề: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ
Giới thiệu chủ đề}
“Các bài toán về hệ phương trình thường rất phong phú và đa dạng, gặp nhiều trong các kì thi Học sinh giỏi, thi Đại học trước đây và nay là thi THPT Quốc gia môn Toán.
Bài học này sẽ giúp các em nắm được các phương pháp, kĩ thuật thường dùng khi giải hệ phương trình đại số. Hệ thống bài tập sẽ giúp các em có được những kĩ năng cần thiết.
Giải hệ phương trình là bài toán khó nhưng thầy tin các em sẽ chinh phục được.
Hãy trao đổi với thầy, với bạn khi gặp phải khó khăn. Hãy chia sẻ với bạn về những phát hiện thú vị của mình.”
{Xác định và phân công nhiệm vụ cho học sinh}
“Trên lớp chúng ta đã biết những phương pháp kĩ thuật thường dùng để giải hệ phương trình đó là:
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
- Giải hệ phương trình bằng kĩ thuật phân tích một phương trình về dạng tích.
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
- Giải hệ phương trình bằng kĩ thuật dùng hàm số đặc trưng.
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp đánh giá.
Nhiệm vụ thầy đặt ra đối với các em là giải các hệ phương trình trong tài liệu thầy đính kèm ở trang liên kết. Sau khi giải xong các em hãy trao đổi trong nhóm để tổng hợp các bài hệ phương trình mình giải được theo từng phương pháp, kĩ thuật giải, viết lời giải của nhóm mình vào giấy A4. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1 (các em học sinh của Tổ 1): Tập hợp các bài có thể giải bằng phương pháp thế.
- Nhóm 2 (các em học sinh của Tổ 2): Tập hợp các bài giải bằng kĩ thuật phân tích một phương trình về dạng tích.
- Nhóm 3 (các em học sinh của Tổ 3): Tập hợp các bài có thể giải bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
- Nhóm 4 (các em học sinh c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_y_thuc_tu_hoc_kha_nang_lam_viec_nhom_cho_hoc_s.docx