SKKN Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

SKKN Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .

 Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giaó dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển 5 lĩnh vực giáo dục của trẻ.

 Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm túc ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động học như làm quen với chữ cái, tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học và tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm , hoạt động lao động và các ngày hội, ngày lễ vv

 

doc 22 trang thuychi01 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
	Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .
	Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giaó dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển 5 lĩnh vực giáo dục của trẻ. 
	Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm túc ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động học như làm quen với chữ cái, tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa họcvà tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm , hoạt động lao động và các ngày hội, ngày lễvv
	Với nhiều nội dung và bằng mọi hình thức, phương pháp khác nhau giáo viên đó cung cấp, hình thành và củng cố, khắc sâu cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, những biểu tượng chính xác, đúng đắn về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đú trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát triển năm giác quan của trẻ, như khả năng nghe, nhìn, sờ nắm, ngửi, nếm, kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, ý và ghi nhớ có chủ định, làm giàu vốn từ , những mối quan hệ, tình cảm, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm sống ở trẻ, đồng thời giỳp trẻ mở rộng vốn từ, phỏt õm chính xác và diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc những suy nghĩ, hiểu biết của mình, qua đó giáo dục trẻ biết cảm nhận về cái đẹp, cái hay, cái tốt, cái thiện của môi trường xung quanh, trẻ thích hướng tới cái đẹp, cái thiện và thích làm ra cái đẹp, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và có mối quan hệ, tình cảm, đoàn kết, gần gũi biết quan tâm , tôn trọng, yêu thương ông, bà, bố, mẹ, cô giáo và các bạn vv 	Để tạo được một môi trường giáo dục phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ, thu hút được sự chú ý, hứng thú, trẻ tích cực hoạt động, được khám phá, thực hành, trải nghiệm theo nhóm, cá nhân trẻ thì đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với cô giáo mầm non. Đây là một môi trường giáo dục tác động và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, gắn liền với việc cung cấp, củng cố các kiến thức, kỹ năng, các biểu tượng, khái niệm để phát triển 5 lĩnh vực giáo dục cho trẻ. Thông qua nội dung, hình ảnh được xây dựng ở các góc, trang trí lớp, qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát, các trò chơi, khung cảnh, khuôn viên sư phạm trong và ngoài nhóm, lớp qua đó giáo dục cho trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, con người, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc, trẻ biết lế phép, kính trọng, yêu quý giúp đỡ mọi người.
	Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng , tác động rất lớn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy mà môi trường giáo dục trong trường mầm non đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tạo môi trường cho trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá, củng cố, lĩnh hội tri thức, là nơi có các nguồn thông tin phong phú, là nơi phản ánh toàn bộ nội dung của từng chủ đề, khuyến khích tính tích cực hoạt động của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn cá nhân hoặc hoạt động nhóm, trẻ tham gia tích cực, tạo cơ hội cho trẻ bọc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm giúp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non cũng như năm lĩnh vực phát triển giáo dục. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng thú cho trẻ, giúp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻvv
	Là một chuyên viên phòng GD & ĐT, làm công tác quản lý, chỉ đạo chất lượng chuyên môn các trường mầm non, để đảm bảo được các yêu cầu về nội dung của chuyên đề với sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT, so với kết quả đạt được qua những năm triển khai và tổ chức thực hiện ở địa phương thì chưa đáp ứng được chất lượng theo yêu cầu . Chính vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp triển khai và chỉ đạo chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Mục đích là để cho các cán bộ quản lý và giáo viên hiểu ra được tầm quan trọng, ích lợi và cấu trúc của môi trường giáo dục trong trường mầm non, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu đa dạng, sắn có ở địa phương, các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo môi trường vật chất trong trường mầm non, phát triển tiềm năng sáng tạo, tính kiên trì, khoa học, yêu cái đẹp , thích làm ra cái đẹp, biết bảo vệ cái đẹp, sự khéo tay của giáo viên và trẻ. Các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử văn minh trong nhà trường, nhóm, lớp thực sự là một nét đẹp, là môi trường giáo dục trong sáng, là tấm gương cho trẻ noi theo.
 với hy vọng những đóng góp nhỏ bé này của tôi sẽ góp một phần nào về nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chất lượng toàn diện trên trẻ. Qua đó cũng để đáp ứng và theo kịp với yêu cầu chất lượng của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- Nhằm hình thành và phát triển nhân cách ban đầu. Nâng cao chất lượng toàn diện về năm lĩnh vực giáo dục cho trẻ. 
- Phát huy tính sáng tạo, sự kiên trì, tính kheó leó của giáo viên và trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đội ngũ CBQL, giáo viên và các cháu mầm non trong huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp quan sát, trực quan, dùng lời
- Phưong pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
- Phương pháp nêu gương- đánh giá.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cơ sở lý luận: 
- Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để đảm bảo nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng chủ đề thì yêu cầu ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên phảỉ cỏ định rừ mục đích, vai trò, nắm vững nguyên tắc, quy trình, nội dung xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung, giáo viên có kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng nhóm, lớp và biết cách tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm và khă năng nhận thức của từng độ tuổi. Vì vậy căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) hướng dẫn tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động đó là.
* Môi trường vật chất: 
- Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, lớp. Trang trí nhóm, lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề giáo dục, các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ; sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục; có khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi tham gia hoạt động và tuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.
- Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời: Gồm có sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời; khu chơi với cát, đất, sỏi, nước; bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi úac con vật.
* Môi trường xã hội: Môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng, gíao dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh; hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi mà học ” “ Học bằng chơi”.
- Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2014-2015, 2015-2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo: Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ. 
+ Khi xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục giáo viên phải xác định mục đích của từng loại hoạt động, của mối loại tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơiđể giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi nghĩ ra nhiều cách chơi, đáp ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ. 
+ Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ chơi để đưa vào các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài trời.
+ Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt độngvv
- Thực hiện công văn số 1770/SGD&ĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017, bậc học mầm non, ngày 06 tháng 9 năm 2016, thực hiện các nhiệm vụ của ngành giáo dục quy định tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua như Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” đưa nội dung của cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” và phong tào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Chính vì thế mà việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất cần thiết. Góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - gíao dục trẻ.
2. Thực trạng
2.1: Thuận lợi:
	Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo từ Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hoá đến Huyện Uỷ, UBND – HĐND huyện Nga Sơn, Đảng uỷ, UBND – HĐND các xã, lãnh đạo phòng GD & ĐT. Thực hiện tốt các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, văn bản, Đề án về phát triển GDMN từ Trung ương đến địa phương, trong năm qua phong trào giáo dục mầm non huyện Nga sơn đã đạt được những thành tích đáng kích lệ và đang làm cho ngành học thay đổi vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
* Phát triển quy mô :Năm học 2015-2016.
SỐ TRƯỜNG
NHÀ TRẺ
MẪU GIÁO
27
Số nhóm
quản lý
Số cháu
Số lớp
Số cháu
74
1563/4081= 38,3%
172
5473/5626= 97,3%
* Cơ sơ vật chất – Trang thiết bị trường học:
	Với mục tiêu, phương châm và ý chí quyết tâm của úac cấp lãnh đạo lấy khẩu hiệu “ Tất cả đầu tư cho giáo dục ” xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp khang trang sạch, đẹp để tạo điều kiện cho con em học tập tốt. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đóng góp nhiều công sức, tiền của để xây dựng, tu sửa trường lớp. Hiện nay hệ thống phòng học đủ diện tích theo yêu cầu chuẩn ấm về mùa đông, mát về mùa hè, trường học được quy hoạch và xây dựng mới đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động khác cho trẻ. Phong trào kiên cố hoá trường học đang được phát triển mạnh mẽ và đó mang lại hiệu quả thiết thực số trường đạt chuẩn quốc gia và trường cận chuẩn ngày càng được tăng lên. Huyện Nga Sơn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Trường đạt chuẩn quốc gia
Trường cận chuẩn
Trường có đồ chơi ngoài trời
Trường có bếp một chiều
Tổng số phòng học
Phòng kiên cố
Phòng cấp 4
Phòng làm mới
Bàn ghế quy cách
18
3
27
27
242
201
41
14
3518 bộ
* Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên- nhân viên:
	Đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực tham gia học tập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và hào hứng tham gia vào các phong trào, hoạt động do ngành phát động, luôn đoàn kết, nhằm xây dựng, púat huy truyền thống tốt đẹp của ngành học, nên đã thu hút được sự quan tâm, gây được lòng tin cho cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương đặc biệt là các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi tín nhiệm phấn khởi đưa con, em đến trường đi học.
Danh mục
Tổng số
Trình độ CM
Năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm
GV giỏi huyện
GV giỏi tỉnh
Đảng viên
ĐH
CĐ
TH
Xuất sắc
Khá
TB
Yếu
Quản lý
70
69
1
32
25
13
0
70
GV+NV
561
327
234
135
270
156
0
138
4
396
Tổng số
631
396
235
167
295
169
0
138
4
396
	 Tham gia hội thi cấp tỉnh của giáo viên và học sinh hàng năm; Luôn đạt được giải cao và được Sở GD & ĐT đánh giá cao về chất lượng giáo dục toàn diện của huyện.
	2.2. Khó khăn:
	 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bậc học mầm non huyện Nga sơn cũng còn một số bất cặp và khó khăn.
	Nhân dân bị mất mùa liên tục, nhiều năm liền, đặc biệt là 12 xã ven biển, sản phẩm cói làm ra không bán được, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các gia đình, bố,mẹ phải vào Miền Nam và đi nơi khác làm ăn, các cháu phải đi theo nên ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng học tập và việc chăm lo toàn diện cho GDMN trong toàn huyện.
	Còn một số trường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường hoạt động giáo dục phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu và có nơi không đảm bảo an toàn về thân thể cho các cháu.
	Công tác quản lý chỉ đạo và năng lực nghiệp vụ của một số CBQL, giáo viên cn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn không đồng đều, quản lý, giáo viên dạy còn năm, tuổi cao nên khó tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như việc thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình mới hiện nay. Chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học, luôn lấy trẻ làm trung tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động còn nhiều hạn chế.
	Những kinh nghiệm cụ thể, những khuôn mẫu sáng tạo về xây dựng môi trương giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên chưa có. Phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non đi học và xây dựng môi trương giáo dục cho trẻ hoạt động còn tư tưởng khoán trắng cho các nhà trường mầm non.
	Nhận thức của trẻ phát triền không đều, một số trẻ chưa thực sự tích cực, hứng thú tham gia hoạt động.
	Một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bậc học mầm non, nên chưa thật sự quan tâm, phát huy hết nội lực, khả năng và trách nhiệm của mình để chăm lo cho sự phát triển toàn diện của GDMN đúng mức. 
	2.3. Kết quả của thực trạng:
	Sau mỗi năm học tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo phòng ra Quyết định, thành lập đoàn đi kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng việc thực hiện chuyên đề. Kết quả số trường, giáo viên và số trẻ được đánh giá , xếp loại theo các nội dung và tiêu chí đạt được như sau ( kết quả năm học học 2015-2016)
* Đối với nhà trường: 27 trường theo thang điểm 100 điểm
Chất lượng XDKH chỉ đạo
20đ
Chất lượng Bồi dưỡng CBGV
20 đ
Đầu tư CSVC-TTbị, đồ dùng, đc.
20 đ
XD khuôn viên trong, ngoài nhà trường xanh, sạch, đẹp
20 đ
XD các
MQH, môi trường xã hội tốt trong nhà trường
20 đ
Xếp loại chung
T
K
TB
Y
22
18
21
19
23
6
8
9
4
81.4
66.66
77.77
70.37
85
22.2
29.6
33,4
14.8
	* Đối với giáo viên xây dựng môi trường trên nhóm, lớp:
T.số nhóm, lớp
XD môi trường
GD :V/ch và XH
20 đ
ND, HT xây dựng môi trường GD. 
30 đ
PP tổ chức cho trẻ HĐ
20đ
Công tác tuyên truyền, sưu tầm vật liệu phế thải làm đd, đc
 10 đ
Nắm vững
Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng,
năng lực nghiệp vụ
20 đ
Xếp loại chung
T
K
TB
Y
 413
358
343
335
361
336
72
95
160
86
Tỷ lệ
86.6
83
81
87
81.3
17.4
23
38.8
20.8
	* Đối với cháu: tổng số 6037 ( trong đó nhà trẻ 1563; MG 5473 )
Tiêu chí 1
Nề nếp chào hỏi, nói năng, đi đứng thể hiện thái độ, kỹ năng giao tiếp tình cảm, ứng xử.
Tiêu chí 2
Trẻ hứng thú, tích cực, biểu hiện khả năng tự lực, sáng tạo trong khi tham gia các hoạt động , trải nghiệm
Tiêu chí 3
Trẻ hiểu nội dung, có kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng chơi
Tiêu chí 4
Trẻ thực hiện đúng quy tắc, cách chơi, luật chơi của từng loại trò chơi, biết phối hợp với bạn trong khi chơi
NT
MG
NT
MG
NT
MG
NT
MG
860
3312
791
3175
841
3815
943
3756
55%
60,5%
50,6%
58%
53,8%
69,7%
60,3%
68,6%
* Kết luận : Tất cả những vấn đề trên đây đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy cần phải được khắc phục, qua tình hình nghiên cứu cụ thể về thực trạng, bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch và tìm ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo thích hợp , phù hợp với thực tiễn của các nhà trường, giáo viên, trẻ trong thời gian tới, để đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
	3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện:
	3.1.Quan tâm đến công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 
	Hoạt động quản lý giáo dục ở các trường học là một hoạt động chuyên biệt. Muốn làm được công tác quản lý, đòi hỏi phải qua tuyển chọn và đào tạo theo một chương trình, nội dung, phương pháp nhất định. Hoạt động quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo, nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng tư duy, có sự nhanh nhạy và quyết đoán cao, chuẩn hoá về trình độ học vấn. Ngoài ra người cán bộ quản lý phải có đức hy sinh, có tính say mê công việc, có khả năng giao tiếp, ứng xử xã hội, có uy tín với đồng nghiệp, với mọi người. Vì vậy đối với tất cả CBQL đương chức chưa được học qua lớp quản lý giáo dục phải tạo điều kiện cho họ đi học, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho họ. Đảm bảo việc đề bạt CBQL theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, tạo điều kiện cho CBQL có cơ hội đi giao lưu, học hỏi, tham quan các cơ sở trọng điểm, các điển hình tốt về GDMN trong và ngoài tỉnh.
	 Đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ “ Giáo viên là nguyên tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đức, có tài”
	Luật giáo dục cũng khẳng định “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục ” khai thác tốt đội ngũ chính là chúng ta phát huy được nội lực toàn ngành.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nang_luc_chuyen_mon_nghiep_vu_ky_nang_su_pham.doc