SKKN Nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT
Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 đang ở trước mắt với nhiều sự đổi thay theo hướng ra đề mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trước tiên, thời lượng giảm từ 180 phút xuống còn 120 phút. Thời lượng giảm, đương nhiên khối lượng kiến thức cũng giảm và cấu trúc đề thi cũng có những điều chỉnh theo hướng tích cực. Cụ thể như sau: phần đọc hiểu chỉ yêu cầu thí sinh bộc lộ năng lực đọc hiểu của mình qua việc đọc hiểu một ngữ liệu duy nhất và chỉ trả lời 4 câu hỏi, điểm dành cho phần này khá cao là 3.0 điểm. Bốn câu hỏi ấy vẫn phân hoá theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.Đề thi tuyển sinh trước đây và thi THPT Quốc gia hai trong một kiêm hai chức năng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vừa tuyển sinh đại học mới đây đã có những thay đổi tích cực.Các dạng đề đang chuyển dần từ kiểm tra kiến thức và kỹ năng, sang đánh giá năng lực của học sinh. Qua đề thi minh hoạ kì thi THPT Quốc gia môn Văn từ năm 2017 có thể thấy câu nghị luận xã hội là phần thay đổi rõ hơn cả về dữ liệu và về mức độ. Trước đây, phần nghị luận xã hội yêu cầu viết một bài văn ngắn hoàn chỉnh về một tư tưởng đạo lí hoặc về một hiện tượng đời sống( khoảng 600 chữ) và vấn đề độc lậphoàn toàn với văn bản đọc hiểu trước đó. Nhưng bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 phần này chỉ yêu cầu là,viết đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng là 200 chữ. Và nội dung gắn với một vấn đề từ văn bản đọc hiểu, vì thế đáp án phân bố cho câu này chỉ còn 2.0 điểm thay vì 3.0 điểm như trước đây. Chính vì thế không ít học sinh đang băn khoăn với câu hỏi làm sao xử lí tốt phần này. Thực tế, quả là khi viết đoạn văn, viết ngắn mà đáp ứng đủ yêu cầu lại khó hơn viết thành bài, viết dài. Nếu không chủ động xử lí, nếu cứ thuận đà theo thói quen chắc chắn các em sẽ thiếu giờ làm bài[1]. Trong khi đó thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn rất hời hợt, kĩ năng làm bài không thuần thục Tất cả những điều đó tạo nên khó khăn lớn cho học sinh trong các kì thi. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hộibắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II -----&----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẮT DẪN TỪ CÂU ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện: Hoàng Thu Hương Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm........................................ 2 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.............................. 2 2.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................... 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............... 3 2.3. Nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT............................................................................... 4 2.3.1. Những dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trước đây .................... 4 2.3.2. Sự cần thiết của việc ra đề viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu.................................................................................................. 4 2.3.2.1. Quan điểm đổi mới của BGD và ĐT đối với dạy văn và học văn... 4 2.3.2.2. Nâng cao kỹ năng viết đoạn văn NLXH bắt dẫn từ câu đọc hiểu... 5 2.3.3.Một số giải pháp viết đoạn văn NLXH bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT ............................................................................................. 6 2.3.3.1. Tìm hiểu đề...................................................................................... 6 2.3.3.2. Lập dàn ý cho đoạn văn NLXH bắt dẫn từ câu đọc hiểu................. 6 2.3.3.3. Hướng dẫn cách viết đoạn văn NLXH 200 chữ bắt dẫn từ câu đọc hiểu......................................................................................................... 8 2.3.3.4. Dẫn chứng ....................................................................................... 10 2.3.3.5. Kĩ năng diễn đạt........................................................................... 10 2.3.3.6. Bài tập vận dụng.............................................................................. 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..................................................... 19 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 20 3.1. Kết luận.................................................................................................. 20 3.2. Kiến nghị............................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 21 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN.......................................................... 22 I. MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 đang ở trước mắt với nhiều sự đổi thay theo hướng ra đề mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trước tiên, thời lượng giảm từ 180 phút xuống còn 120 phút. Thời lượng giảm, đương nhiên khối lượng kiến thức cũng giảm và cấu trúc đề thi cũng có những điều chỉnh theo hướng tích cực. Cụ thể như sau: phần đọc hiểu chỉ yêu cầu thí sinh bộc lộ năng lực đọc hiểu của mình qua việc đọc hiểu một ngữ liệu duy nhất và chỉ trả lời 4 câu hỏi, điểm dành cho phần này khá cao là 3.0 điểm. Bốn câu hỏi ấy vẫn phân hoá theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.Đề thi tuyển sinh trước đây và thi THPT Quốc gia hai trong một kiêm hai chức năng, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vừa tuyển sinh đại học mới đây đã có những thay đổi tích cực.Các dạng đề đang chuyển dần từ kiểm tra kiến thức và kỹ năng, sang đánh giá năng lực của học sinh. Qua đề thi minh hoạ kì thi THPT Quốc gia môn Văn từ năm 2017 có thể thấy câu nghị luận xã hội là phần thay đổi rõ hơn cả về dữ liệu và về mức độ. Trước đây, phần nghị luận xã hội yêu cầu viết một bài văn ngắn hoàn chỉnh về một tư tưởng đạo lí hoặc về một hiện tượng đời sống( khoảng 600 chữ) và vấn đề độc lậphoàn toàn với văn bản đọc hiểu trước đó. Nhưng bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 phần này chỉ yêu cầu là,viết đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng là 200 chữ. Và nội dung gắn với một vấn đề từ văn bản đọc hiểu, vì thế đáp án phân bố cho câu này chỉ còn 2.0 điểm thay vì 3.0 điểm như trước đây. Chính vì thế không ít học sinh đang băn khoăn với câu hỏi làm sao xử lí tốt phần này. Thực tế, quả là khi viết đoạn văn, viết ngắn mà đáp ứng đủ yêu cầu lại khó hơn viết thành bài, viết dài. Nếu không chủ động xử lí, nếu cứ thuận đà theo thói quen chắc chắn các em sẽ thiếu giờ làm bài[1]. Trong khi đó thời gian rèn luyện về nghị luận xã hội trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội còn rất hời hợt, kĩ năng làm bài không thuần thục Tất cả những điều đó tạo nên khó khăn lớn cho học sinh trong các kì thi. Nhằm giúp các em có thêm kĩ năng viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hộibắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tôi tiến hành đề tài này với 3 mục đích cơ bản sau: - Giúp học sinh nắm được những phương pháp kĩ năng cơ bản để viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ trong các kì thi; - Thông qua quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, giúp học sinh nâng cao khả năng hiểu biết của mình về các vấn đề xã hội lấy từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Để các em nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, từng bước hoàn thiện nhân cách của mình; - Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo, cho giáo viên ngữ văn khi dạy viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cách viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT chuẩn bị thi THPTQG. Với đề tài này, tôi tập trung vào 2 dạng đề cơ bản là nghị luận xã hộivề một tư tưởng đạo lý và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. -Phạm vi nghiên cứu làhọc sinh lớp 11và lớp12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi đã sử dụng một số phương pháp lí luận sau: phương pháp liệt kê,phương pháp thống kê phân loại, phân tích so sánh và tổng hợp. Cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát điều tra kết hợp với trải nghiệm thực tế giảng dạy. 1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH và CĐnhững năm trước đây, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một bài văn ngắn,hoàn chỉnh về một tư tưởng đạo lí, hoặc về một hiện tượng đời sống (khoảng 600 chữ) tách biệt hoàn toàn với văn bản đọc hiểu trước đó. Thì bắt đầu từ kì thiTHPT Quốc gia năm 2017 phần này chỉ yêu cầu viết đoạn văn (khoảng 200 chữ),và nội dung gắn với văn bản đọc hiểu ở phần để làm đề. Đoạn văn khác với bài văn như thế nào? Đó là không cần mở bài, kết bài dài dòng, là lược bớt những dẫn dắt, đưa đẩy, là giảm thiểu các luận cứ, luận chứng để tập trung vào một vấn đề, một ý tưởng cơ bản nhất. Mặt khác, dù dài dù ngắn, đã là đoạn văn thì phải được bốcục rõ ràng, dẫn dắt mạch lạc và toát lên một tinh thần nhất quán.Vì thế, phần này không cần mở bài, nêu vấn đề dài dòng( như viết bài văn hoàn chỉnh) mà đi thẳng vào vấn đề.Để thực hiện tốt yêu cầu, cần chú ý mấy điểm sau: -Xác định đúng vị trí, vai trò của câu văn đó, ý kiến đó trong tương quan với các câu, đoạn, ý khác trong văn bản; -Hiểu rõ tinh thần, ý nghĩ của câu văn, ý kiến; -Biết liên hệ để bàn luận về ý nghĩa, giá trị, của câu văn, ý kiến đối với xã hội hiện nay và đối với bản thân. “Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu” còn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hiệu quả hơn. Kích thích hứng thú học tập, rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy liên kết, Thói quen nghiên cứu khoa học trong liên kết đó, vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau. Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, góp phần gắn lí thuyết với thực hành, kiến thức với thực tế cuộc sống, tư duy với hành động. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.Mục tiêu giáo dục của tất cả các quốc gia là đào tạo con người phát triển toàn diện. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO cũng đã đề xướng mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”.Xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh, sang kiểm tra đánh giá năng lực học sinh,tự mình cảm thụtìm hiểu, khám phá văn bản.Việc đưa mảng tích hợp văn bản đọc hiểu và làm văn nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn bậc Trung học phổ thông hoàn toàn phù hợp với xu thế giáo dục trên. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên trong những năm qua BGD và ĐT đã gửi văn bản đến các sở GD và ĐT,các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh THPT.Đặc biệt bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 đề thi Ngữ văn có nhiều cải tiến mạnh dạn. Tinh thần là vẫn kế thừa ưu điểm của dạng đề trước, nhưng điểm nhấn là khắc phục nhược điểm của nó, đồng thời không gây xáo trộn lớn. Thay đổi đáng kể trong đề thi là phần Nghị luận xã hội. Thứ nhất, đề không yêu cầu viết cả bài mà chỉ yêu cầu viết một đoạn. Thứ hai, chủ đề nghị luận xã hội bắt dẫn từ ngữ liệu đọc hiểu. Đó là nhữngđoạn văn đọc hiểu có chứa đựng một vấn đề nghị luận xã hội. Câu nghị luận xã hội trước đây yêu cầu viết thành bài văn (khoảng 600 chữ) thì bây giờ với đề thi mới này lại chỉ yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).Như vậyvới đề thi ĐH&CĐ của những năm trước, phần nghị luận xã hội được đưa ra để các em trình bày độc lập suy nghĩ của mìnhmà không dính dáng gì đến phần đọc hiểu.Thì bây giờ phần viết đoạn văn nghị luận xã hội này lại không độc lập, mà nó được bắt dẫn từ câu đọc hiểu. Bởi vì kiến thức bài đọc hiểu chính là kiến thức nền tảng để các em viết đoạn văn nghị luận xã hội đúng hướng nhất. Dạng đềnghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu này cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự chưa đưa vào SGK hiện hành.Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc rất phong phú đa dạng, đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống. Về cơ bản chia làm 2 dạng là nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trong chương trình THPT theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là quá ít ỏi. Ở lớp 10 cả ban cơ bản và ban KHXH và NV chỉ có 1 tiết luyện tập viết đoạn văn nghị luận xã hội. Ở lớp 12 cả ban cơ bản, và ban KHXH và NV đều chỉ có 1 tiết lý thuyết, về cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý và một tiết lý thuyết về nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Thực tế đó khiến học sinh không có nhiều điều kiện để rèn luyện dạng đề viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn với văn bản đọc hiểu một cách thường xuyên, vì thế dẫn tới kết quả đạt được không cao. Mặt khác các em chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc nhiều với đời sống thực tế đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít, nhiều em ngại đọc sách. Vì thế cách nhìn nhận vấn đề chưa sâu sắc do đó để làm tốt một bài viết đoạn văn nghị luận xã hội gắn với văn bản đọc hiểu thì không đơn giản với các em, nhiều em lúng túng hoặc làm bài sai. 2.2. Thực trạng việc dạy và học nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu trong bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Quảng Xương II Cũng giống như thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT Quảng Xương II cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về phía giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ vănđã chú ý đến mảng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và Ngữ văn lớp 12, nhưng do thời lượng chương trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ sung kiến thức, cũng như kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh. Với thời gian ôn tập 2 tiết trên lớp chỉ đủ giáo viên giới thiệu khái niệm kiểu bài, dạng đề và cách làm bài một cách đơn giản nhất cho học sinh. Vì thế các em chỉ mới tiếp cận đề và làm quen với cách làm bài chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được. Về phía học sinh: Số học sinh hiểu thấu đáo vấn đề, có kĩ năng viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu không nhiều. Đa số các em thường lúng túng khi phải làm những dạng đề này. Nhiều em không hiểu các vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu, thường hiểu lơ mơ, viết sơ sài, viết theo cảm hứng không nắm được quy trình làm bài. Khi gặp những dạng đề này không hình dung được viết như thế nào và không làm được bài. Vể phía nhà trường: Nhà trường đã có kế hoạch phụ đạo phù hợp nhưng chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò. Vì vậy, tôi mong muốn trình bày một vài suy nghĩ, giải pháp của bản thân mình về việc “Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT”.Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung chân thành của bạn bè, đồng nghiệp 2.3.Nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT 2.3.1. Những dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trước đây Đưa ra một nhận định để bàn luận về một hiện tượng đời sống hoặc về một tư tưởng đạo lý. Ví dụ. Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” Anh/ chị hãy viết bài văn(khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên. Với cách ra đề như trước đây thí sinh phải viết trọn vẹn một bài nghị luận xã hội (khoảng 450 đến 600 chữ). Chủ đề nghị luận xã hội lại lấy từ nguồn khác chứ không phải trong chính ngữ liệu thí sinh vừa đọc hiểu của đề thi. 2.3.2.Sự cần thiết của việc ra đề viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu 2.3.2.1. Quan điểm đổi mới của BGD và ĐT đối với dạy văn và học văn Quan điểm đổi mới của BGD và ĐT đã được thực thi ngay từ kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Cụ thể ra đề thi: phần đọc hiểu và nghị luận xã hội được tích hợp với nhau. Như vậy,câu viết đoạn văn nghị luận xã hội(200 chữ) chủ đề được lấy từ chính nội dung của văn bản đọc hiểu trong đề thi. Cáchviết đoạn văn nghị luận xã hội không tách rời với bài tập đọc hiểu, và sẽ giảm đi áp lực về khối lượng nội dung cho học sinh.Không gây cảm giác phải làm “lắm việc, nhiều chuyện” và trong lúc đọc hiểu, thí sinh đã ít nhiều hình thành ý cho việc làm phần nghị luận xã hội này này. Đề thi minh hoạ THPT Quốc gia năm học 2017- phần NLXHcủa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Pa ri chứ không phải lướt qua đó để ghi Pa ri vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thoả mãn Cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế”. (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David MeCullough- Theo http:// ehapu. Vn, ngày 5/6/2012) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.[2] Với cách ra đề thi theo cấu trúc mới gắn câu nghị luận xã hội với câu đọc hiểu gây khó khăn hơn cho người ra đề chứ thật ra hoàn toàn có lợi cho học sinh. Những người ra đề phải tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn những đoạn văn đọc hiểu có chứa đựng một vấn đề nghị luận xã hội chứ không thể tự do ra đọc hiểu một đằng ra câu nghị luận xã hội một nẻo, không liên quan gì đến nhau như trước kia. Sự thay đổi như hiện nay nhằm giúp học sinh hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và đời sống. Giữa các đoạn văn đọc hiểu mà các em vẫn thường đọc với những vấn đề rất thực tế trong cuộc sống. Mặt khác nếu tinh ý các em sẽ nhận ra rằng có thể sử dụng ngay chính những lý lẽ và dẫn chứng trong bài đọc hiểu để làm bài nghị luận xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là lý do quan trọng để chúng ta cần thiết phải rèn kỹ cách viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh, người dạy rèn kỹ, người học cần luyện kỹ những thao tác căn bản đó để tạo nên thực lực cho học sinh. Muốn có thực lực trong viết lách không thể không thành thục kỹ năng viết đoạn văn. Lâu nay các em quen viết bài, thích viết bài, ngại viết đoạn. Viết bài có thể “trốn” được những điểm yếu về kỹ năng giữa một “rừng chữ” còn viết đoạn với số câu, số chữ hạn định thì buộc phải “phơi mình’’ ra không thể lẩn tránh. Có tâm lý ngại này một phần vì học sinh yếu về kỹ năng viết đoạn, một trong những kỹ năng rất căn bản của viết lách. 2.3.2.2. Nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu Cũng là để cho học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong học văn, tránh tình trạng học vẹt học tủ, khơi gợi sự sáng tạo của học sinh khi bàn bạc vấn đề, xác định đúng vấn đề nghị luận. Đồng thời tạo cho học sinh thói quen quan tâm đến các vấn đề xã hội, gắn việc cảm thụ vẻ đẹp văn chương với tình hình thực tế của con người, của đất nước. 2.3.3.Một số giải phápviết đoạn văn nghị luận xã hội bắt dẫn từ câu đọc hiểu cho học sinh THPT 2.3.3.1. Tìm hiểu đề Có thế nói, tìm hiểu đề là khâu đầu tiên cần phải có của bài văn nghị luận xã hội. Việc tìm hiểu đề đúng sẽ giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài về nội dung cần nghị luận và về phạm vi dẫn chứng. Từ đó, bài văn sẽ đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu người viết không xác định đúng yêu cầu của đề hoặc hiểu sai yêu cầu của đề bài, sẽ làm cho bài viết bị lạc đề, dù bài viết diễn đạt trôi chảy trình bày sạch đẹp thì người viết coi như thất bại. Bước 1: Đọc kĩ đề Đọc kĩ đề để có cái nhìn khái quát chung, khi đọc xong phải gạch chân những từ, những chỗ quan trọng định hướng làm bài. Để tránh hiểu sai dần đến lạc đề, học sinh không được bỏ sót một chữ, một chi tiết nào trong đề. Bước 2: Phân tích đề Yêu cầu về hình thức. Khi tìm hiểu một đề văn, học sinh cần xác định xem đề bài đó thuộc loại nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Nếu là nghị luận xã hội thì đề văn ấy thuộc kiểu nghị luận nào?(Nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay nghị luận về một hiện tượng đời sống?...) Ví dụ: đề thi minh hoạTHPT Quốc gia năm 2017- phần NLXH Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu:“Leo lên đỉnh cao là để các các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”. Trước khi làm bài học sinh cần xác định được: Đề bài trên thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ Ở đây các em thay vì viết thành bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh (khoảng 600 chữ) như đề thi trước đây,thì bây giờ lại yêu cầu viết thành đoạn văn nghị luận xã hội(khoảng 200 chữ). Yêu cầu họ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_ky_nang_viet_doan_van_nghi_luan_xa_hoi_bat_dan.docx