SKKN Nâng cao kĩ năng xây dựng đề đọc hiểu môn Ngữ văn cho giáo viên THPT
Dựa trên tinh thần của Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI, từ năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT đã thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá học sinh ở hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Theo đó, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn gồm 2 phần: Phần đọc hiểu và Phần làm văn (viết), trong đó tỷ lệ điểm của phần Làm văn nhiều hơn phần đọc hiểu.
Mặc dù tỷ lệ điểm chiếm khoảng 30% tổng điểm số bài làm nhưng Phần đọc - hiểu trong đề thi môn Ngữ văn là một phần quan trọng và có khả năng quyết định cao tới điểm thi toàn bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả của bài thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn còn giúp các em ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chính vì thế từ năm 2014 dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức.
Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, (có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không) thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo (kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì, dù văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐỀ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN THPT Người thực hiện: Lê Thu Trang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lam Sơn SKKN thuộc môn: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Dựa trên tinh thần của Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XI, từ năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT đã thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá học sinh ở hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Theo đó, cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn gồm 2 phần: Phần đọc hiểu và Phần làm văn (viết), trong đó tỷ lệ điểm của phần Làm văn nhiều hơn phần đọc hiểu. Mặc dù tỷ lệ điểm chiếm khoảng 30% tổng điểm số bài làm nhưng Phần đọc - hiểu trong đề thi môn Ngữ văn là một phần quan trọng và có khả năng quyết định cao tới điểm thi toàn bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả của bài thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn còn giúp các em ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chính vì thế từ năm 2014 dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, (có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không) thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo (kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì, dù văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) . Tuy nhiên, câu hỏi đọc hiểu là một kiểu dạng đề khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT quốc gia nên ở cả chương trình Ngữ văn Cơ bản và Nâng cao nó chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng, cụ thể. Dạng câu hỏi này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để giáo viên – học sinh có thể tham khảo. Hơn nữa thực tế dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, đa dạng; lý thuyết đọc – hiểu lại nằm ở diện rộng rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT quốc gia tỏ ra lúng túng khi xây dựng đề, khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Với những lí do trên, chúng tôi xin được mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm về Nâng cao kĩ năng xây dựng đề đọc hiểu môn Ngữ văn cho Giáo viên THPT Mục đích nghiên cứu Với sáng kiến kinh ngiệm này, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề thi văn THPT quốc gia hiện nay. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong kĩ năng ra đề đọc hiểu của người giáo viên. Từ đó hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả phần đọc hiểu trong bài thi môn Ngữ văn của học sinh. Đối tượng nghiên cứu Khi đi sâu tìm hiểu vấn đề này, đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến đó là: - Dạng câu hỏi đọc hiểu trong đề thi văn THPT quốc gia . - Kĩ năng ra đề đọc hiểu môn văn của Giáo viên THPT Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thống kê - So sánh đối chiếu - Phân tích tổng hợp NỘI DUNG Cơ sở lí luận Quan niệm về đọc hiểu Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học Trong đó, “Đọc” là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Còn “Hiểu” là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. “Hiểu” còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. “Hiểu” là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào? Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng – sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích; thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích vănsong từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm . Văn bản đọc hiểu Thuật ngữ “văn bản” được dùng để chỉ phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Nó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được diễn đạt bằng hình thức chữ viết. Văn bản có sự thống nhất về chủ đề; các câu văn kết cấu mạch lạc, có trình tự, và đều hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản được sáng tạo bởi một hay nhiều người được gọi là tác giả và người đọc là người tiếp nhận văn bản. Tác giả và người đọc có mối tương tác với nhau. Không có người đọc, văn bản chỉ tồn tại như một vật thể. Tùy theo lĩnh vực hoạt động liên quan đến đời sống xã hội mà văn bản được sản sinh ra với các nội dung và hình thức khác nhau. Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam có đề cập đến hai loại văn bản để dạy đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và Văn bản nhật dụng. Văn bản văn học (nghệ thuật) là khái niệm dùng để chỉ các loại hình văn chương như thơ ca, tiểu thuyết, tản văn, ký sự, kịch bản văn học, kịch bản điện ảnh..v..v.. Đó là những văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật – kiểu ngôn ngữ không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Đây cũng là thứ ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Mỗi văn bản văn chương bao giờ cũng là lời nhắn gửi trực tiếp hay gián tiếp, kín đáo hay công khai của người viết vế con người và cuộc sống. Ngôn ngữ nghệ thuật khá đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hóa về tính sáng tạo và thống nhất ở ba đặc tính cơ bản là tính hình tượng, tính biểu cảm và tính hàm súc. Theo sách Ngữ văn 12, tập một - nâng cao, Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại văn học hoặc kiểu văn bản. Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập. Cho nên, nói văn bản nhật dụng là nói tính chất của nội dung văn bản. Đó là những vấn đề gần gũi và bức xúc của đời sống hiện tại như chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, đại dịch HIV/AIDS, tham nhũng,...), thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số, đổi mới tư duy,... Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản. Tuy nhiên, do tính thời sự cao nên các tác phẩm thông tấn - báo chí thường phù hợp hơn. Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam đề cập đến cả hai loại văn bản trên để làm ngữ liệu dạy đọc hiểu. Trong đó các văn bản được xếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học thường đa dạng hơn các văn bản nhật dụng, nhưng các văn bản nhật dụng lại gần sát hơn với những vấn đề nóng của cuộc sống, có khả năng khơi gợi được nhiều suy nghĩ, quan điểm của người viết. Thực trạng vấn đề Từ năm 2014, Bộ GD&ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn và từ những năm tiếp theo, cấu trúc của đề đọc hiểu luôn có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận Văn bản đọc hiểu của các em nhưng đồng thời cũng gây nên những lúng túng cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Bởi đây là một kiểu dạng đề mới mẻ được đưa vào đề thi THPT quốc gia nên ở cả chương trình Ngữ văn Cơ bản và Nâng cao nó chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng, cụ thể. Dạng câu hỏi này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để giáo viên – học sinh có thể tham khảo. Vì thế, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng một đề đọc hiểu chuẩn theo cấu trúc từ lựa chọn văn bản, xây dựng câu hỏi theo các mức độ phù hợp Học sinh lại lúng túng khi làm bài; cách trả lời lan man, không tập trung đúng yêu cầu của câu hỏi. Trước thực tế khó khăn như thế trong vấn đề dạy – học dạng đề đọc hiểu, đòi hỏi cần phải có những biện pháp, cách thức giải quyết kịp thời, hợp lí. Bản thân người viết thiết nghĩ, để có kết quả cao nhất đối với học sinh, chính những thầy cô đứng trên bục giảng làm nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt phải là những người tiên phong đi đầu. Trong đó nâng cao kĩ năng biên soạn đề, xây dựng đáp án là việc làm quan trong đầu tiên cần hướng đến. Bởi người giáo viên có kiến thức chuẩn, năng lực chuyên môn vững vàng, có sự nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo với cái mới thì mới có thề xây dựng được những đề thi chuẩn, phù hợp với yêu cầu dạy, học và thi cử hiện nay. Từ những đề thi hay, chuẩn mực, thầy cô mới có thể hướng dẫn học sinh học tốt, làm bài hiệu quả, đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng THPT Quốc gia. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng xây dựng đề đọc hiểu môn Ngữ văn cho Giáo viên THPT Nắm vững cấu trúc của đề thi và sự thay đổi theo từng năm Để có thể xây dựng được đề đọc hiểu sát với đề thi của Bộ, trước hết mỗi giáo viên cần nắm vững cấu trúc của đề thi nói chung, cấu trúc của phần đọc hiểu nói riêng cũng như sự thay đổi của cấu trúc ấy theo từng năm cụ thể. Nhìn lại một số năm gần đây, đề thi Đại học môn Ngữ văn luôn có sự thay đổi trong cấu trúc để phù hợp với công cuộc đổi mới giáo dục. Cấu trúc một đề thi Ngữ văn từ 2010 đến 2015 luôn có 3 dạng bài, trong đó có 2 dạng ổn định là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Riêng từ năm 2014, dạng câu hỏi tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam được thay đổi sang dạng đề Đọc hiểu văn bản nhằm kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Và cũng từ năm 2014 đến nay, cấu trúc của riêng phần thi Đọc hiểu cũng đã có nhiều thay đổi. Năm 2014 là năm đầu tiên đưa dạng Đọc hiểu vào đề thi, đề chỉ gồm một văn bản duy nhất và vẫn giữ thang điểm giữa các câu, các dạng là 2 – 3 – 5 điểm (Đọc hiểu – Nghị luận xã hội – Nghị luận văn học). Đến 2015, phần Đọc hiểu có 2 văn bản; thang điểm mới là 3 – 3 – 4. Như vậy, điểm được phân bố đều hơn giữa các phần, các dạng bài. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và kĩ năng, năng lực toàn diện chứ không chỉ học tủ, học vẹt. Cấu trúc này được duy trì trong đề thi năm 2016. Như vậy, có thể thấy hai năm gần đây nhất, phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia gồm 2 văn bản và 8 câu hỏi theo cấu trúc như sau: Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích...) Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng Ví dụ: Trong Đề thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngữ văn, phần Đọc hiểu (3,0 điểm) gồm 2 văn bản: Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời. (Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ) Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất? Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba. Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Từ đoạn trích, anh/ chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt. (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) Văn bản 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” (Theo A. L. Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31) Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 6. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào? Câu 7. Tại sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”? Câu 8. Anh/ Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) Nếu cấu trúc đề của năm 2016 và những năm trước đó, phần một Đọc hiểu (3 điểm) có phần dàn trải, gồm 2 ngữ liệu (thơ và văn) với 8 câu hỏi thì năm nay 2017, theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phần Đọc hiểu chỉ còn 1 ngữ liệu thơ hoặc văn với 4 câu hỏi, lẽ dĩ nhiên ngữ liệu này vẫn nằm ngoài chương trình thí sinh được học. Sự khác biệt trong cấu trúc đề thi năm nay còn ở chỗ, nếu như ở phần hai Làm văn, câu1 của những năm trước, bài tự luận về xã hội là một câu riêng biệt thì năm nay, câu này sẽ lấy ngay vấn đề được nêu ra trong ngữ liệu ở phần một để thí sinh lý giải. Ví dụ: Đề thi thử nghiệm THPT Quốc gia lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế. (Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo ngày 5/6/2012) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. ----------------------- HẾT ---------------- Giáo viên cần năm chắc sự thay đổi này khi ra đề Đọc hiểu cho học sinh, vì khi cấu trúc đề, thang điểm và thời gian làm bài thay đổi thì cách yêu cầu cụ thể trong từng câu hỏi, từng phần của đề cũng thay đổi. Và dĩ nhiên yêu cầu đáp án chấm cũng khác. Ví dụ, ngay ở phần đọc hiểu của chúng ta, cần thấy rõ sự thay đổi ấy. Đề từ 2 văn bản (8 câu hỏi) rút xuống còn 1 văn bản (4 câu hỏi), nhưng thang điểm không thay đổi thì chắc chắn 4 câu hỏi này sẽ có yêu cầu cao hơn, và đặc biệt là phải có nhiều vế, nhiều yêu cầu trả lời hơn. Nếu thí sinh chỉ trả lời qua quýt hoặc theo cách chung chung một ý mà không biết phân tích thành các ý nhỏ để trả lời thì sẽ mất điểm. Kĩ năng chọn văn bản đọc hiểu khi xây dựng đề Chương trình Ngữ THPT đề cập đến hai loại văn bản để dạy đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và Văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được xếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác trong các đề thi Đọc hiểu. Thực tế cho thấy văn bản đọc hiểu nói chung và văn bản đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Đối với văn bản văn học, đó có thể là văn bản thuộc thể loại thơ hoặc là văn xuôi (kí, truyện ngắn, tản văn) Văn bản nhật dụng dùng làm ngữ liệu phần đọc hiểu trong các đề thi có thế chia thành 2 tiểu loại: Văn bản thông tin - báo chí và
Tài liệu đính kèm:
- skkn_nang_cao_ki_nang_xay_dung_de_doc_hieu_mon_ngu_van_cho_g.docx