SKKN Nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học của học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp

SKKN Nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học của học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp

Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Chương trình sách giáo khoa nói chung, môn Hóa học nói riêng đã được thực hiện là chương trình soạn theo quan điểm mang nặng lý thuyết. Nội dung chương trình mới Bộ GD đang dự định cải cách theo quan điểm hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục. Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

 Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới.

 Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân người viết đề tài này cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.

 Vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: “Nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học của học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp”.

 

doc 20 trang thuychi01 6630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học của học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài : 
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Chương trình sách giáo khoa nói chung, môn Hóa học nói riêng đã được thực hiện là chương trình soạn theo quan điểm mang nặng lý thuyết. Nội dung chương trình mới Bộ GD đang dự định cải cách theo quan điểm hướng đến tính thiết thực, tập trung vào những kiến thức, kĩ năng cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, tích hợp được nhiều mặt, nhiều nội dung giáo dục. Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
 	Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới.
 	 Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân người viết đề tài này cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.
	Vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: “Nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Hóa học của học sinh THPT bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp”.
Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục đích là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và cũng mạnh dạn thiết kế thử nghiệm một bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong chương trình. Mong đồng nghiệp chia sẻ cho tiết dạy thử nghiệm theo chủ đề tích hợp vào tiết học.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
 - Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là công tác đổi mới phương pháp dạy – học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy – học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục.
 - Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy – học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương pháp dạy – học tích cực mà đặc trưng của nó là:
-	Dạy – học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
-	Dạy – học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 
Mô hình học tập tích cực theo thuyết kiến tạo (construcktivism) - Piagiê.
Dạy - học tích cực môn Hóa học ở trường THPT là dạy – học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện phương pháp tư duy logic và khoa học, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo vì kiến thức toán học là một chuỗi kiến thức nối tiếp nhau, có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Trong dạy – học môn Hóa, việc tổ chức tốt tiết dạy – học ôn tập từng chương, từng phần hay toàn chương trình môn học của một khối lớp là cực kỳ quan trọng. Tiết dạy – học ôn tập giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của từng phần, từng chương từ đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề toán học mới, phức hợp được đặt ra. Tiết dạy – học ôn tập là một mô hình thể hiện năng lực chuyên môn Hóa học.
Việc đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp đánh giá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, giáo viên gặp không ít khó khăn khi lựa chọn phương pháp, tình huống thích hợp để giải quyết vấn đề. Với việc giảng dạy môn Hóa nói chung và việc dạy một bài nói riêng thì việc lựa chọn phương pháp, tình huống để giải quyết vấn đề mà một bài yêu cầu không phải là điều đơn giản.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu : Hệ thống hoá các kiến thức về Hóa học THPT, đặc biệt về bài phân nón hóa học – chương trình hóa học 11
Khách thể khảo sát : Học sinh THPT và bài cụ thể là học sinh lớp 11.
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và thử nghiệm, rút kinh nghiệm chuyên đề cấp trường ở khối 11 theo sự chỉ đạo của BGH trưòng THPT Nông Cống I.
Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là một vấn đề mới mẻ đang được BGD quan tâm, trong khi vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm, giáo viên cũng cần tham khảo các môn học khác có liên quan đến bài dạy, mở mang kiến thức xã hội.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết” Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình GDPT theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹp và tích hợp trong phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
Thực trạng vấn đề và giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Để giải quyết thực trạng trên, tối đã sử dụng tích hợp các kiến thức ở các môn học như: Hóa học, sinh học, công nghệ, toán, địa lý, GDCD, vào bài dạy phân bón hóa học như sau:
Ngày soạn: ..........
Ngày dạy: ............
CHƯƠNG II. NITƠ - PHOTPHO
TÊN BÀI 
PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
1. Môn Hóa học: 
	- Biết thành phần các loại phân bón hóa học: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng,...
	- Biết tính chất và điều chế các loại phân bón.
2. Môn Sinh học:
- Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Địa chỉ nội dung tích hợp
- Sinh thái học và quản lí tài nguyên thiên nhiên (sinh học 12)
3. Môn công nghệ
- Cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an toàn.
Địa chỉ nội dung tích hợp
- Ảnh hưởng sai của thuốc hóa học đến quần thể sinh vật và môi trường (công nghệ 10).
- Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường (công nghệ 10).
4. Môn địa lý
- Đặc điểm của một số loại đất trồng phù hợp với tương loại phân bón.
Địa chỉ nội dung tích hợp
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lý 12).
- Sử dụng bảo vệ tài nguyên (Địa lý 12)
5. Môn toán
- Tính hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
Địa chỉ nội dung tích hợp
- Tính hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
6. Môn giáo dục công dân
- Có ý thức bảo vệ môi trường và xử lý tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Địa chỉ nội dung tích hợp
- Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (GDCD 10).
- Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11).
2. Kỹ năng
* Môn hóa học:
- Nhận biết một số loại phân bón.
- Biết đánh giá chất lượng từng loại phân bón.
* Môn sinh học:
- Biết ảnh hưởng của từng loại phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây trồng.
* Môn công nghệ:
- Biết cách sử dụng từng loại phân bón trong trồng trọt: cho từng loại cây, cho từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây,
* Môn địa lý:
- Đánh giá từng loại đất trồng.
* Môn toán:
- Biết tính toán hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân.
* Môn GDCD: 
- Biết xử lý tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
* Kĩ năng sống:
 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm.
	 - Rèn luyện cách suy luận cho HS.
3. Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất lao động.
- Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán, Hóa học, Sinh học, vào giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế liên quan đến phân bón hóa học, tính toán được một vài thông số liên quan để áp dụng vào trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
	- Tạo hứng thú học Hóa học cho học sinh.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể.
II. YÊU CẦU CHUẨN BỊ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đối với học sinh:
1. Chuẩn bị kiến thức : 
- Ôn lại bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat, môi trường của dung dịch muối.
- Sinh thái học và quản lí tài nguyên thiên nhiên (sinh học 12)
- Ảnh hưởng sai của thuốc hóa học đến quần thể sinh vật và môi trường (công nghệ 10).
- Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường (công nghệ 10).
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lý 12).
- Sử dụng bảo vệ tài nguyên (Địa lý 12)
- Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (GDCD 10).
- Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11).
2. Chuẩn bị dụng cụ : 
- Thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập: SGK, SBT.
- Mẫu một số loại phân bón hóa học: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.
2. Đối với giáo viên: 
1. Chương trình giảng dạy: cơ bản
2. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: 
- Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
- Máy vi tính.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập hóa học 11.
- Các nguồn thông tin, tài liệu về phân bón hóa học
- Hình vẽ minh họa về phân bón hóa học và tình trạng sử sụng phân bón hóa học hiện nay.
- Một số mẫu phân bón hóa học, phiếu học tập, tài liệu về phân bón.
3. Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: 
thuyết trình, giảng giải nêu vấn đề, kết hợp thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (1 phút): 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lồng vào các hoạt động dạy học.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét sự sinh trưởng của cây trong 2 trường hợp sau:
HS: Sau khi sử dụng phân bón cây tốt hơn
GV: Cây sinh trưởng phát triển tốt hơn khi cây được bón đầy đủ phân bón.
 Vậy phân bón hóa học là gì? Có những loại nào? Tác dụng, cách điều chế và cách sử dụng mỗi loại thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân bón hóa học.
GV : Phân bón hóa học là gì ? 
HS : Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
GV : Hãy kể tên một số phân bón hóa học bà con nông dân thường sử dụng ?
HS: Có 5 loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp (phổ biến là phân NPK) và phân vi lượng
Mối quan hệ giữa phân bón và năng suất cây trồng
* Định nghĩa phân bón hóa học:
Phân bón hóa học: chứa các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K,Mn, Fe, Zn,
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày phần chuẩn bị ở nhà của HS bằng sơ đồ tư duy.
GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa và đặt câu hỏi
GV đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm. 
GV : Tại sao lại có thể coi urê là đạm amoni ?
HS : Vì (NH2)2CO +2H2O " (NH4)2CO3
GV : Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất ?
HS : 
GV : Tại sao supephotphat (super lân) chia thành supephotphat đơn và supephotphat kép ?
HS : * Supephotphat đơn được điều chế qua 1 giai đoạn: Ca3(PO4)2+2H2SO4"Ca(H2PO4)2+2CaSO4 
 * Supephotphat kép được điều chế qua 2 giai đoạn:
Ca3(PO4)2+3H2SO4 " 2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 +4H3PO4 " 3Ca(H2PO4)2 
GV: Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón cho cây?
HS: Vì phân lân nung chảy tan được trong axit xitric 2% có trong đất"Phân lân nung chảy thích hợp cho đất chua phèn
GV: Cho HS quan sát 4 loại mẫu vật phân bón do giáo viên đã chuẩn bị trước : Urê, đạm amoni sunfat, phân lân nung chảy và kaliclorua
 GV:Yêu cầu học sinh nhận biết các loại phân hóa học trên bằng màu sắc và thí nghiệm thật? (GV chuẩn bị trước dụng cụ, nước và hóa chất HCL)
HS lên bảng trả lời và tự bố trí thí nghiệm:
Kết quả : 
- KCl màu hồng 
- Phân lân nung chảy màu xám 
- Hai chất còn lại hòa vào nước sau đó lấy ở mỗi loại 2ml cho vào 2 ml dung dịch HCl loãng đã chuẩn bị sẵn. Ống nghiệm nào có khí bay lên là urê, còn lại là amoni sunfat.
(NH2)2CO +2H2O " (NH4)2CO3
(NH4)2CO3+2HCl "2NH4Cl+CO2#+ H2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bón phân hợp lý.
GV : Theo tổ chức FAO, ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? 
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm. 
HS : Trình bày như sơ đồ bên
 Cụ thể :
+ Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau, thường được bón sớm lúc cây còn non.
+ Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía, dùng khi bón lót.
+ Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt.Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa
GV nhận xét, bổ sung và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:
GV: Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng rộng rãi nhất? Tại sao? 
HS: - Đạm urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ và có MT trung tính phù hợp với nhiều vùng đất
GV: Có nên bón đạm amoni hoặc urê cho đất có môi trường kiềm không ? Tại sao ?
HS : - Không, vì:
 NH4+ + OH- " NH3 + H2O
GV: Vậy có thể bón đạm amoni và urê cùng với vôi bột được không?
HS: - Không, vì:
 NH4+ + OH- " NH3 + H2O
GV:Tại sao trời rét đậm không nên bón Ure?
HS: Trời rét đậm không nên bón phân Ure cho cây vì phân Ure khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết.
GV: Khi trời rét bà con thường bón tro cho cây, tại sao ?
HS: Vì trong tro có K2CO3 cung cấp K+ cho cây, tăng sức chống chịu rét
GV: Giải thích câu thành ngữ sau:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
Tại sao sau mưa giông lúa (cây cối )lại xanh tốt?
HS: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, N2 trong không khí bị biến đổi thành đạm dưới dạng ( NO3-, và NH4+ )cung cấp cho cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng con người và môi trường.
Việc lam dụng bón quá nhiều phân bón, cây không hấp thu hết gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường.
GV: Yêu cầu HS nhóm 3 lên trình bày.
HS: Nhóm 3 lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm.
GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV: Đặt câu hỏi cho các nhóm. 
GV: Bón quá nhiều phân cây có thể bị chết vì sao?
HS:Bón quá nhiều phân bón tạo môi trường ưu trương nên cây không hút được nước.
GV: Khắc phục bằng cách nào?
HS: Bón phân hóa học vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng.
GV có thể bổ sung thêm
-Trồng cây xen canh ví dụ trồng cây họ đậu để cải tạo đất tăng lượng đạm cho đất một cách tự nhiên.
- Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do đó tăng khả năng giữ phân.
GV: Thông báo: Theo ông Đinh Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), do nông dân thiếu hiểu biết, sử dụng phân bón bừa bãi, mỗi năm có tới 60-65% lượng phân đạm bị cây trồng "chê" (tương đương 1,77 triệu tấn), gần 60% lượng lân (khoảng 2,1 triệu tấn) và kali (344 nghìn tấn) được bón nhưng cây trồng không hấp thụ. Lượng đó sẽ tồn sư lại trong môi trường đất.
- Các dạng phân hóa học đều là các muối của acid (hoặc là muối kép hoặc là muối đơn) nên khi hòa tan thường gây chua cho môi trường đất 
- Sự tích lũy cao các hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lí tính. Đất nén chặt,  đất trở nên chai cứng, tính thông khí kém đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
- Nếu trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ NH4+  sang NO3-, khi vào cơ thể người NO3- sẽ chuyển sang dạng NO2-, gây hại cho tim, phổi và gan. 
VD: Dư lượng Nitrat gây ra hội chứng trẻ xanh (Methemoglobinemia), ung thư dạ dày. Đặc biệt, dư lượng Nitrat biểu hiện rõ nhất ở trẻ em.
GV: Tại sao một số ngư dân vẫn dùng phân đạm urê để bảo quản hải sản? Có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng không? Theo em cách khắc phục thế nào?
HS: Vì:
 + Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu.
 + Giá rẻ
- Khi ăn phải các loại rau hoặc hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn rau hoặc hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. Khi hàm lượng N vượt quá ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến suy giảm hô hấp của tế bào, làm tăng sự phát triển của các khối u và là tiền đề gây ra bệnh ung thư. 
Cách khắc phục:
- Dùng đá lẫn muối, để trong thùng kín, sạch duy trì ở 00C (ngăn cấp đông).
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón, ảnh hưởng của nó đến môi trường?
Nhu cầu về phân bón rất lớn, các nhà máy phân bón trong nước phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nông dân tuy nhiên do hoạt động sản xuất này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. 
GV : Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày.
HS 
- Một số công ty sản xuất phân bón hóa học ở nước ta
 - Một số nhà máy sản xuất phân đạm, lân như : nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Hà bắc, nhà máy phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao
- Quá trình sản xuất phân bón đã thải ra một số hóa chất độc hại như SO2, SO3, H2S, NO2, phốt pho tích tụ, ngấm vào đất vào nước qua nhiều năm khiến môi trường ở khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng gây nên một số bệnh nguy hiểm. 
GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận, đánh giá
GV: Thông báo: Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34,86%) chết do mắc bệnh ung thư.
Theo báo cáo của đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công nghệ môi trường thì không khí khu vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng các thông số trên đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường VN cho phép.
Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung quanh khu vực Công ty supephôtphat và hóa chất Lâm Thao và Công ty cổ phần pin ăcqui Vĩnh Phú.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nguy hiểm, có ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của con người đang sống mà ngay cả các thế hệ tương lai cũng có thể phải gánh chịu.
GV: Vậy mỗi chúng ta cần phải có biện pháp gì để làm không khí xung quanh trong sạch hơn ?
HS : Trồng rừng, trồng cây, bảo vệ môi trường sống xung quanh, tuyên truyền ...
GV bổ sung : Trong gia đình có thể trồng một số l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_bo_mon_hoa_hoc_cua_hoc_sinh_t.doc