SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở thông qua hoạt động của Tổ công đoàn

SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở thông qua hoạt động của Tổ công đoàn

 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã đặc biệt quan tâm tới tổ chức Công đoàn. Người không chỉ sáng lập và rèn luyện Đảng ta mà còn đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam - một tổ chức quan trọng đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trường Cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957, người đã nêu rõ 6 nhiệm vụ cơ bản mà công nhân Việt Nam cần phải thực hiện. Đặc biệt về công tác công đoàn, Người đã chỉ rõ tầm quan trọng của tổ chức công đoàn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt". Làm theo lời dạy của Bác, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành, trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước;

Trải qua nhiều kỳ Đại hội, Công đoàn Việt Nam đã xây dựng được mục tiêu, phương hướng hoạt động cho tổ chức mình. Ở Đại hội khóa XII nhiệm kì 2018 - 2023, Công đoàn Việt Nam xác định rõ mục tiêu: "Tập trung đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động công đoàn; lấy nhu cầu chính đáng của số đông đoàn viên, người lao động làm cơ sở hoạt động; lấy đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm mục tiêu hoạt động; lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn chủ yếu. Tập trung các nguồn lực để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; chủ động thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình mới; đoàn viên gắn bó bền vững với tổ chức Công đoàn Việt Nam; cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và tinh thần dân tộc cho đoàn viên, người lao động. Công đoàn đóng góp rõ nét, hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, ổn định và cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".

 

doc 23 trang thuychi01 46873
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở thông qua hoạt động của Tổ công đoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 MôC LôC
 NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
2
PHẦN II: NỘI DUNG
2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
II. THỰC TRẠNG.
3
1. Thực trạng hoạt động của CĐCS trường Tiểu học 
3
2. Nguyên nhân
5
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
5
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ CĐCS.
5
2. Biện pháp "Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ công đoàn".
9
3. Biện pháp “Nâng cao chất lượng hoạt động các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong các tổ công đoàn”.
10
4. Hoạt động theo dõi, đánh giá, xếp loại thi đua đoàn viên của các tổ công đoàn.
14
5. Đánh giá, xếp loại hoạt động của các tổ công đoàn theo từng học kỳ và năm học.
17
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
I. KẾT LUẬN.
19
II. KIẾN NGHỊ.
20
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
CĐCS ; LĐLĐ
Công đoàn cơ sở ; Liên đoàn lao động
2
CB, GV, NV, NLĐ
Cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động
3
CBVC
Cán bộ viên chức ; 
4
SKKN  
Sáng kiến kinh nghiệm 
5
 BCH CĐ
Ban chấp hành công đoàn
6
BCH ; BCHCĐCS
Ban chấp hành ; Ban chấp hành công đoàn cơ sở
7
CBCC, VC, 
Cán bộ công chức, viên chức
8
HĐKH
Hội đồng khoa học
9
CSTĐ, GVG 
Chiến sĩ thi đua ; Giáo viên giỏi
10
CNVC, NLĐ
Công nhân viên chức, người lao động
11
BHXH
Bảo hiểm xã hội
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã đặc biệt quan tâm tới tổ chức Công đoàn. Người không chỉ sáng lập và rèn luyện Đảng ta mà còn đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam - một tổ chức quan trọng đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên trường Cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957, người đã nêu rõ 6 nhiệm vụ cơ bản mà công nhân Việt Nam cần phải thực hiện. Đặc biệt về công tác công đoàn, Người đã chỉ rõ tầm quan trọng của tổ chức công đoàn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt". Làm theo lời dạy của Bác, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành, trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước; 
Trải qua nhiều kỳ Đại hội, Công đoàn Việt Nam đã xây dựng được mục tiêu, phương hướng hoạt động cho tổ chức mình. Ở Đại hội khóa XII nhiệm kì 2018 - 2023, Công đoàn Việt Nam xác định rõ mục tiêu: "Tập trung đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động công đoàn; lấy nhu cầu chính đáng của số đông đoàn viên, người lao động làm cơ sở hoạt động; lấy đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm mục tiêu hoạt động; lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn chủ yếu. Tập trung các nguồn lực để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; chủ động thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình mới; đoàn viên gắn bó bền vững với tổ chức Công đoàn Việt Nam; cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và tinh thần dân tộc cho đoàn viên, người lao động. Công đoàn đóng góp rõ nét, hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, ổn định và cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".
 Cũng như các các tổ chức công đoàn khác, Công đoàn ngành giáo dục nói chung đóng một vai trò rất quan trọng đối với CBGV - CNV lao động, đó là chỗ dựa tinh thần cho CBGV - CNV, nơi mà họ muốn bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình. 
 Những năm qua, chất lượng hoạt động của CĐCS trường tiểu học Xuân Lai nơi tôi đang công tác được cải thiện và có những bước tiến bộ rõ rệt. Hoạt động của CĐCS đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của trường. Có được những thành tựu ấy là nhờ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; trong đó việc tập trung vào xây dựng hoạt động của tổ công đoàn là một trong những biện pháp hiệu quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nói chung và Nghị quyết của Đại hội Công đoàn giáo dục Việt Nam nói riêng.
 Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến "Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở thông qua hoạt động của Tổ công đoàn". Chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi mong muốn và hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng để có thể hoàn thiện hơn, góp phần xây dựng CĐCS ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu vấn đề nhằm làm sáng tỏ thực trạng hoạt động Công đoàn trường Tiểu học Xuân Lai thông qua hoạt động của các tổ công đoàn nhà trường để đưa ra một số biện pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở.
- Cung cấp một số kinh nghiệm giúp cán bộ CĐCS nâng cao kiến thức, kĩ năng công tác và nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo các tiêu chí công đoàn vững mạnh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở thông qua hoạt động của Tổ công đoàn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn; Điều tra; Thu thập thông tin; Phân tích dữ liệu; Vấn đáp; So sánh; Tổng hợp...
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Luật Công đoàn và những văn kiện của Công đoàn Việt Nam đã khẳng định Công đoàn Giáo dục Việt Nam và công đoàn giáo dục các cấp là người tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng tới quần chúng và phản ánh lại tâm tư, nguyện vọng của quần chúng với Đảng. Lê nin cũng khẳng định: "Không có một nền móng như các tổ chức Công đoàn thì... không thể thực hiện được các chức năng Nhà nước". Và trong xã hội chủ nghĩa "Công đoàn có vai trò là trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản" (Lê nin). Song đó là một trường học đặc biệt, không có thầy, không có trò, mà đó là sự tự giáo dục, tự rèn luyện, giáo dục và rèn luyện lẫn nhau thông qua các hoạt động phong trào.
 Công đoàn giáo dục Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp, nằm trong hệ Công đoàn ngành thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có chức năng là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nâng cao vị trí xã hội của giáo giới, tham gia với các cơ quan Nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát huy bản chất tốt đẹp của nhà giáo, làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
 Xuất phát từ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn; xuất phát từ vị trí nền tảng của Công đoàn cơ sở, nơi trực tiếp tập hợp, giáo dục công nhân lao động (cán bộ, giáo viên, công nhân viên) về mọi mặt, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho họ; Do đó, việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh sẽ làm cho các Công đoàn cơ sở tự chủ hoạt động, nhằm tập hợp đông đảo cán bộ giáo viên công nhân viên vào hoạt động Công đoàn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Công đoàn, của ngành. Tổ chức công đoàn có vững mạnh hay không phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của tổ công đoàn. Tổ công đoàn có mạnh thì công đoàn cơ sở mới vững mạnh được. 
 Trong khuôn khổ của một bài nghiên cứu nhỏ này, tôi tập trung vào cách thức tổ chức và các hoạt động thiết thực, cụ thể của các tổ công đoàn của CĐCS trường Tiểu học Xuân Lai nơi tôi đang công tác trong những năm qua. 
 II. THỰC TRẠNG 
1. Thực trạng hoạt động của CĐCS trường Tiểu học Xuân Lai
	a. Đặc điểm tình hình:
 Trường Tiểu học Xuân Lai nơi tôi đang công tác là ngôi trường có bề dày lịch sử, có truyền thống “Dạy tốt - học tốt” của huyện Thọ Xuân; là nơi góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà. Trong nhiều năm, nhà trường liên tục đạt được kết quả đáng tự hào từ chất lượng giáo dục toàn diện đến giáo dục mũi nhọn. Trong sự trưởng thành đi lên ấy của nhà trường, tổ chức Công đoàn trường thực sự là lực lượng quan trọng cùng chuyên môn góp phần tạo nên những thành tích xuất sắc. 
 Công đoàn trường Tiểu học Xuân Lai gồm 2 tổ công đoàn gắn với các tổ chuyên môn của nhà trường với tổng số 20 đoàn viên công đoàn (trong đó có 17 nữ chiếm gần 85.0% ). Đội ngũ CB, GV, NLĐ có trình độ chuyên môn gồm: 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 15 đại học, 5 cao đẳng). Tổ chức cơ sở Đảng: Chi bộ nhà trường có 17 đảng viên (trong đó đảng viên nữ là 14 đồng chí), đây là lực lượng nòng cốt tiên phong trong mọi hoạt động của công đoàn. Số lượng BCH CĐ gồm 3 đồng chí, cả ba đồng chí trong BCH CĐ đều có đủ năng lực, có uy tín để lãnh đạo công đoàn hoạt động theo yêu cầu hiện nay. Công đoàn có hai tổ, dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng, các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với kế hoạch chung của công đoàn nhà trường, đã phát huy hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể của từng tổ công đoàn. 
 b. Thuận lợi:
	Trong những năm gần đây, chất lượng hoạt động của Công đoàn trường Tiểu học chúng tôi tăng lên rõ rệt. Đơn vị đã có nhiều đóng góp vào thành tích chung của ngành giáo dục Thọ Xuân. Để có những thành tích bền vững trong các năm học vừa qua là do công đoàn đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động huyện, của chi bộ nhà trường, sự tạo điều kiện từ chuyên môn vì vậy công đoàn đã có những định hướng đúng đắn về đường lối, nhiều thuận lợi về thời gian, kinh phí trong hoạt động. Nhất là trong năm học 2018 - 2019, đồng chí hiệu trưởng có sự quan tâm đặc biệt dành cho công đoàn. Ngay từ đầu năm học, đồng chí đã chủ động đề xuất và ưu tiên công đoàn nâng cao chất lượng sinh hoạt văn nghệ, thể thao bằng cách hỗ trợ kinh phí mua lưới, mua vợt cầu lông, mua loa thùng, tăng âm, kết nối mạng wifi để chị em hoạt động thể thao, văn nghệ, đọc báo mạng. Từ đó thu hút đoàn viên tham gia sinh hoạt một cách tự giác và thường xuyên hơn vào các buổi chiều từ 16 giờ 30 phút.
	 Bên cạnh đó, công đoàn có đội ngũ đoàn viên nhiệt tình say sưa trong công tác chuyên môn, sáng tạo trong hoạt động công đoàn, các đồng chí đã làm nên một bề dày thành tích trong đơn vị. Cũng chính sự nhiệt tình của các đồng chí đã tạo động lực, trách nhiệm cho BCH công đoàn tổ chức nhiều phong trào thi đua trong năm học. Thông qua sinh hoạt tập thể, kết quả hoạt động không chỉ nâng cao tinh thần đoàn kết của đoàn viên mà còn nâng cao sức khỏe, giảm stress sau những giờ làm việc vất vả từ đó gắn kết đoàn viên với tập thể nhiều hơn. 
	BCH công đoàn và các tổ trưởng tổ công đoàn xây dựng kế hoạch cho đơn vị cũng như kế hoạch hoạt động của tổ công đoàn đảm bảo đúng theo bốn chương trình hoạt động của công đoàn cấp trên, đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với điều kiện của đơn vị; tổ chức được khá nhiều hoạt động phong phú; tham gia hiệu quả tất cả các cuộc thi do công đoàn các cấp tổ chức. 
 c. Hạn chế, khó khăn.
	Các đồng chí trong BCH công đoàn vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chức năng trong công việc; khi chỉ đạo các phong trào đôi lúc còn cứng nhắc, giải quyết công việc có lúc còn nể nang; công tác tham mưu, phối hợp chưa hiệu quả; 
 Đối với đoàn viên, vẫn còn hiện tượng một vài đoàn viên lảng tránh công việc chung, không tự giác tham gia hoạt động phong trào, nhất là tham gia công việc ngoài giờ hành chính như: sinh hoạt văn nghệ, thể thao, thăm hỏi ốm đau, 
 Tổ công đoàn hoạt động mờ nhạt, sinh hoạt hình thức, chưa đi vào chiều sâu chất lượng. Kinh phí dành cho các phong trào thi đua còn hạn hẹp; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động công đoàn còn thiếu thốn; mức khen của công đoàn quá thấp so với thành tích mà đoàn viên đạt được. 
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của CĐCS.
Kinh nghiệm của một số đồng chí trong BCH công đoàn còn nhiều hạn chế, hoạt động phong trào chưa nhiệt tình. Ủy viên BCH CĐCS thường do giáo viên kiêm nhiệm nên bận về giảng dạy, không có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu và tổ chức các hoạt động. Phương pháp điều hành công việc và phát huy quyền hạn của tổ trưởng tổ công đoàn chưa đạt yêu cầu.
 Các đoàn viên trong công đoàn vừa đảm bảo chuyên môn vừa chăm lo gia đình nên ít có thời gian tham gia các hoạt động công đoàn. Hầu hết công đoàn viên trong các tổ công đoàn đều chú trọng các hoạt động chuyên môn và các hoạt động chuyên môn cũng đã chiếm phần lớn thời gian. Đó là trở ngại lớn trong việc tổ chức hoạt động các tổ công đoàn. Sinh hoạt hàng tháng của các tổ công đoàn hầu hết được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên môn với thời lượng rất khiêm tốn. 
 Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, công đoàn nhà trường chúng tôi thực sự đã trở thành "tổ ấm" của đoàn viên công đoàn. Nơi ấy như một mái nhà chung cùng chia sẻ mọi buồn vui, mọi tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên. Công đoàn chúng tôi đã tạo cho anh chị em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, chính vì như vậy nên đoàn viên trong công đoàn nhà trường có thêm động lực và nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ hơn. Điều đó đã tạo thành sức mạnh của một tập thể, mang lại hiệu suất lớn trong công tác giảng dạy. Là một phó Hiệu trưởng cùng giữ cương vị là chủ tịch CĐCS tôi đã rất tâm đắc với công việc và rút kinh nghiệm từ những năm công tác để đưa ra một số biện pháp thiết thực nhằm tạo ra hiệu ứng và hiệu quả trong công tác công đoàn thông qua việc điều hành các hoạt động của tổ công đoàn. Cụ thể như sau: 
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ CĐCS.
a. Bồi dưỡng cán bộ CĐCS đảm bảo các yếu tố bản lĩnh, năng lực, phẩm chất, tâm huyết.
 Để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn nhằm đạt mục tiêu xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, công đoàn trường chúng tôi đã đặc biệt quan tâm tới việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CĐCS qua từng nhiệm kỳ, từng năm học. Điều đó có nghĩa là phải đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng BCH CĐ và các tổ trưởng công đoàn, họ phải là những người có bản lĩnh, có năng lực, phẩm chất và nhiệt tình trong công tác. Vì đặc thù công việc công đoàn là chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; tham mưu với chi bộ, với công đoàn cấp trên; phối hợp với nhà trường trong quản lý đơn vị, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phong trào, tham gia công tác tư vấn, hòa giải nên đòi hỏi cán bộ công đoàn phải thực sự bản lĩnh, có trí tuệ, có phẩm chất và nhiệt tình. Bản lĩnh trước hết phải được thể hiện trong xây dựng kế hoạch, trong chỉ đạo các hoạt động, trong trình bày bảo vệ chứng kiến, quan điểm, tham mưu nhằm xây dựng khối đoàn kết và đảm bảo quyền lợi của đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn phát triển lâu dài. Để đạt được điều ấy, kinh nghiệm bản thân tôi cho thấy: Ngoài tố chất sẵn có, người lãnh đạo phải tiếp tục bổ sung cho mình bằng cách tự rèn rũa, tự học hỏi. Vì vậy, trong quá trình công tác, tôi đã yêu cầu các đồng chí cán bộ công đoàn nhà trường phải luôn luôn tự giác học hỏi, nghiêm túc bồi dưỡng kĩ năng, phương pháp, phẩm chất đạo đức, tâm hồn trong sáng cho bản thân. Phải nêu cao trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên nhưng đồng thời cũng phải thẳng thắn nhận khuyết điểm và sửa chữa khi mắc sai lầm. Ngoài ra, trong công tác phải lắng nghe ý kiến góp ý của đoàn viên, của đồng nghiệp để bản thân vừa rút kinh nghiệm, vừa nâng cao kỹ năng công tác. Từ đó đơn vị chúng tôi đã có đội ngũ cán bộ bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình vì lợi ích chung của tập thể. 
Bên cạnh đó, cán bộ công đoàn phải là những người có trí tuệ, có năng lực chuyên môn, am hiểu tình hình thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi đã quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn bằng nhiều cách khác nhau như sưu tầm tài liệu liên quan đến công đoàn, Luật lao động, chế độ khen thưởng rồi bố trí thời gian hợp lí, khuyến khích các đồng chí tham khảo và trau dồi thêm kiến thức; tham mưu với công đoàn cấp trên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS; khuyến khích cán bộ công đoàn tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đơn vị bạn; tổ chức các chuyên đề tìm hiểu kiến thức, Điều lệ công đoàn; trao đổi kinh nghiệm trực tiếp giữa BCH với các tổ trưởng; nghiêm túc yêu cầu các đồng chí tham gia tất cả các cuộc thi do công đoàn các cấp tổ chức để bổ sung kiến thức..... Trong năm qua, Liên đoàn Lao động huyện đã tổ chức 2 đợt học tập tập trung nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn cho các đồng chí cán bộ công đoàn cơ sở và học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội công đoàn Việt Nam khóa XII (Đợt 1 vào tháng 10/2018; đợt 2 vào tháng 01/2019), tất cả các đồng chí trong BCH CĐ nhà trường đã tham gia đầy đủ và học tập nghiêm túc, tiếp thu đầy đủ các nội dung trong các buổi học tập mà cấp trên truyền đạt. Sau khi tiếp thu, tôi đã cùng với BCH CĐ tổ chức một buổi triển khai học tập nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn cho 2 đồng chí tổ trưởng tổ công đoàn, giúp hai đồng chí nắm vững nghiệp vụ công tác công đoàn và đồng thời triển khai quán triệt nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XII đến toàn thể công đoàn viên trong công đoàn.
 (LĐLĐ huyện Thọ Xuân tổ chức tập (LĐLĐ huyện Thọ Xuân tổ chức Hội nghị 
huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho Học tập, quán triệt Nghị quyết ĐH Công đoàn
cán bộ công đoàn cơ sở trong toàn huyện) Việt Nam lần thứ XII)
 Từ việc tích cực tham gia học tập, tu dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong công tác công đoàn như trên, công đoàn nhà trường đã có một đội ngũ cán bộ có trí tuệ, đáp ứng được công việc hiện nay. Điều này thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch và kết quả hoạt động hàng năm của đơn vị. Các kế hoạch đề ra đảm bảo chi tiết, đúng nội dung hướng dẫn của công đoàn cấp trên, phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị. Còn khi tổ chức cho đoàn viên thực hiện kế hoạch, các đồng chí đã thể hiện được kĩ năng điều hành mềm dẻo, linh hoạt giúp đoàn viên tự giác thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Luật lao động, công tác chuyên môn và nhiệm vụ kế hoạch của CĐCS đề ra.
Song song với các yếu tố bản lĩnh và năng lực, cán bộ công đoàn phải có phẩm chất tốt, phải tâm huyết với công việc. Bởi có tâm huyết với công việc thì mới trăn trở tìm ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu giúp công đoàn hoạt động hiệu quả. Mặt khác, do đặc thù hoạt động công đoàn có nhiều công việc phát sinh ngoài giờ hành chính như công tác thăm hỏi, hoạt động văn nghệ, thể thao nếu không nhiệt tình gương mẫu thì không thể gây dựng được nề nếp, tính tự giác cho đoàn viên noi theo. Với yêu cầu như vậy đòi hỏi cán bộ công đoàn vừa phải có tầm, vừa phải có tâm, có phẩm chất tốt. Đặc biệt, hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã thâm nhập vào tiềm thức một số đoàn viên thì yêu cầu cán bộ CĐCS phải có phẩm chất tốt và lòng nhiệt tình nhiều hơn bao giờ hết vì làm cán bộ công đoàn, quyền lợi cho bản thân quá ít nhưng công việc lại nhiều. Do vậy, cán bộ phải thực sự tâm huyết sâu sắc, phải trọng cái tâm, nhẹ cái quyền thì kết quả công việc mới cao được.
So sánh với những yếu tố cần thiết trên, tôi thấy đội ngũ cán bộ công đoàn trường chúng tôi thực sự đảm bảo. Các đồng chí đã chỉ đạo công đoàn hoạt động ngày càng vững mạnh xuất sắc và được các cấp có thẩm quyền ghi nhận, tặng khen.
 b. Bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học, gương mẫu cho cán bộ CĐCS. 
Như chúng ta đã biết, người quản lí giỏi là người có phương pháp làm việc khoa học. Tuy nhiên để có phương pháp làm việc vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả thì người cán bộ phải nghiêm túc bồi dưỡng một cách tự giác, thường xuyên. Chúng tôi từ BCH CĐ đến các tổ trưởng công đoàn đã thực hiện tốt điều này, vì vậy khi giải quyết công việc, cán bộ công đoàn trường chúng tôi luôn có phương pháp làm việc nhẹ nhàng, biết kiên trì lắng nghe và sàng lọc thông tin, suy nghĩ thấu đáo rồi mới đưa ra cách giải quyết hợp lí. Từ đó cán bộ công đoàn nhà trường đã được đoàn viên tin tưởng, uy tín được nâng lên. Tuy nhiên chúng tôi xác định làm việc khoa h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_cong_doan_co_so_thong_q.doc