SKKN Nâng cao hiệu dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt

SKKN Nâng cao hiệu dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt

 Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn

hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động.

 Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: Như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 Qua giảng dạy tôi thấy rằng sắt và hợp chất của sắt là một trong những vấn đề khó của chương trình hóa học phổ thông, mà đặc biệt là trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia phần bài tập khó lấy điểm cao để xét tuyển đại học vấn đề này lại được khai thác một cách rất tinh tế nên đã gây ra không ít những khó khăn cho các em học sinh. Đứng trước một vấn đề khá thú vị như vậy tôi đã quyết định chọn đề tài : “Nâng cao hiệu dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt’’

 

doc 20 trang thuychi01 6190
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn 
hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh lên và đi vào cuộc sống lao động.
 Trong môn hoá học thì bài tập hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol... Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: Như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
 Qua giảng dạy tôi thấy rằng sắt và hợp chất của sắt là một trong những vấn đề khó của chương trình hóa học phổ thông, mà đặc biệt là trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia phần bài tập khó lấy điểm cao để xét tuyển đại học vấn đề này lại được khai thác một cách rất tinh tế nên đã gây ra không ít những khó khăn cho các em học sinh. Đứng trước một vấn đề khá thú vị như vậy tôi đã quyết định chọn đề tài : “Nâng cao hiệu dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt’’
1.2. Mục đích nghiên cứu
          Góp phần nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy, đồng thời hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo thực sự, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh.
 Giúp học sinh tích cực vận dụng các kiến thức hóa học đã học và các môn học khác để góp phần giải quyết các dạng bài khó.
 Không những vậy, đề tài còn giúp các em sinh nắm được một cách căn bản nhất phương pháp giải dạng toán khó này, đồng thời giúp các em nâng cao kết quả của mình trong các cuộc thi và đặc biệt là trung học phổ thông quốc gia để tốt nghiệp và vào đại học, cao đẳng. Ở những câu vận dụng nâng cao để lấy điểm 10 thì phần toán vô cơ luôn là lựa chọn thú vị về phần đơn vị kiến thức này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Các phương pháp dạy học tích cực.
 Các bài toán về sắt và hợp chất của sắt trong chương trình trung học phổ thông.
 Học sinh bậc trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc (nơi tôi trực tiếp giảng dạy).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
     Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy của học sinh, giáo trình dạy Hóa học ở trường Phổ thông.
     Điều tra quan sát thực tế trong và ngoài giờ lên lớp.
      Trò chuyện với giáo viên và học sinh.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Bởi vì đây là sáng kiến được phát triển trên nền tảng của sáng kiến của cá nhân năm 2014. Qua thời gian vừa qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đề thi trung học phổ thông quốc gia, do đó tôi đã nhanh chóng đưa học sinh tiếp cận phương pháp sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy nhằm mục đích giúp các em tóm gọn nội dung của đề qua sơ đồ và từ đó sẽ giúp các em có cách nhìn tổng thể về đề và nhanh chóng đưa ra phương án tiếp cận với đề để có lời giải nhanh nhất và ngắn gọn nhất đó chính là điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dựa trên nội dung của bộ SGK 10, 11, 12 do bộ giáo dục phát hành.
Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học đang dùng trong trường.
Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
 Đó là 3 cơ sở pháp lí vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này.
Hoá học là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Cho nên sau khi học xong chương trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của môn học này. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn hoá học ở các trường còn thấp. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp vì đây là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Nó chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới. Nhiều sản phẩm mới và quý không thể thiếu được trong cuộc sống để từng bước nâng cao mức sống của con người và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phân môn Hóa học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những trí thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành của hóa học. Học hóa để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hóa các chất bằng các phương trình phản ứng hóa họcĐồng thời khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người Để đạt mục đích trong học hóa học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên dạy hóa học còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi có đề cập một khía cạnh “Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm sắt và hợp chất của sắt thông qua sơ đồ tóm tắt dạng sơ đồ tư duy ngắn gọn” với mục đích góp phần sao cho học sinh hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với dạng bài tập này và lôi cuốn học sinh khi học Để hóa học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “ thuật ngữ khoa học”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề       
1. “Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt” bằng cách cho học sinh nghiên cứu hệ thống bài tập tính toán ở mức độ biết, với cách làm này học sinh sẽ chuyển từ mức độ vận dụng lí thuyết để làm dạng bài tập biết, học sinh sẽ bước đầu thấy được dạng bài tập này cũng làm cho mình hiểu và bước đầu cảm nhận thấy sự thú vị từ việc làm các bài tập tính toán khô khan.
 2. “Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt” bằng cách cho học sinh nghiên cứu và thực hành dạng bài tập hiểu, mức độ nâng cao hơn biết, sau khi đã có cơ sở về dạng bài biết, học sinh được chuyển sang dạng bìa tập hiểu sẽ làm cho các em thấy kiến thức hay hơn, thú vị hơn và làm cho các em không cảm thấy nhàm chán. Như vậy, đến đây các em cũng đã dần trang bị cho mình thêm một chút tự tin rồi.
3. “Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt” bằng cách cho học sinh chuyển sang dạng bài vận dụng là mức độ cao hơn của dạng bài hiểu. Thể hiện đúng quy luật tư duy theo chiều tăng tiến về độ khó. Làm như vậy thì khả năng tư duy của các em ngày một nâng lên và nâng lên một cách hiệu quả và rõ rệt. Dạng bài vận dụng này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các học sinh có học lực khá và khá-giỏi. Đối tượng học sinh này sẽ không được phép coi thường các đơn vị kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Với cách làm làm này thì chúng ta cũng đã phủ tương đối kín về mặt kỹ năng dành cho hầu hết các đối tượng học sinh.
4. “Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trung học phổ thông qua phần sắt và hợp chất của sắt” bằng cách cho học sinh nghiên cứu bài tập ở dạng vận dụng nâng cao. Vấn đề này sẽ đáp ứng được đối tượng học sinh giỏi. Vì đối tượng này không hề thích dạng bài dễ chút nào. 
Có thế nói với cách tiếp cận vấn đề theo mức độ tư duy: biết-hiểu-vận dụng-vận dụng ở mức độ cao sẽ phủ được yêu cầu về mặt tư duy dành cho tất cả các đối tượng và đảm bảo được hiệu quả tiếp thu bài học theo mức độ từ dễ đến khó, mà đó phải là quy luật tư duy. Nếu ngay lập tức học sinh tiếp xúc với dạng bài khó ngay thì các em sẽ thấy nản ngay, vả lại nếu chỉ làm các bài tập dễ hoặc quá dễ thì các em cũng không thích thú dẫn đến người thầy cũng sẽ không đạt được mục đích giáo dục của mình.
 * Giải quyết đề tài:
  Các dạng lý thuyết cơ bản cần áp dụng trong sáng kiến này đó là:
 +Định luật bảo toàn electron.
 +Định luật bảo toàn điện tích.
 +Định luật bảo toàn nguyên tố.
 +Định luật bảo toàn khối lượng.
 +Phương pháp quy đổi.
 Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 7,028 gam hỗn hợp rắn X gồm: Zn, Fe3O4, ZnO (số mol Zn bằng số mol ZnO) vào 88,2 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y và 0,2688 lít khí NO duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn). Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y cho đến khi phản ứng hết với các chất trong Y thu được lượng kết tủa cực đại, nung lượng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,38 gam rắn. Giá trị của V là
	A. 0,267.	B. 0,257.	C. 0,266.	D. 0,256.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Ta có : 
Theo bảo toàn electron
Theo bảo toàn nguyên tố N
Theo bảo toàn điện tích
NaOH tác dụng với => V = 0,267 lít
Chọn phương án A.
Ví dụ 2: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 25	B. 15	C. 40	D. 30
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
Số mol H2O==0,55 (mol)
Theo bảo toàn hiđrô ta có
Số mol NH==0,05(mol)
Theo bảo toàn nguyên tố nitơ
số mol Fe(NO3)2==0,075(mol)
Theo bảo toàn nguyên tố oxi
Số mol ZnO=0,55+0,1-0,075.6=0,2 (mol)
Ta có 24x+27y=38,55-0,2.81-0,075.180=8,85(1)
Theo bảo toàn electron ta có
2x+3y=0,05.8+0,1.3+0,075.2(2) 
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được x= 0,2 và y=0,15
%khối lượng Mg=32%
Chọn phương án D.
Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đkc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là . Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 13,33%	B. 33,33%	C. 20,00%	D. 6,80%
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
mO (X) = 0,2968m ; [O] => 
Theo bảo toàn khối lượng ta có
[m] => m = 100 (gam)
=> Số mol H2O = 1,655 mol ; Số mol O trong (X) = 1,855 (mol)
Theo bảo toàn nguyên tố H
[H] => 
Ta có: => => %MgO = 14,2%
Chọn phương án A.
Ví dụ 4: Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp gồm Mg và FeCO3 trong dung dich HCl loãng dư thu được 20,16 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác, cũng hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp trên cần dùng dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 0,25M và HNO3 0,75M đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,8125. Giá trị của m là
	A. 152,72.	B. 172,42.	C. 142,72.	D. 127,52.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Theo bảo toàn electron ta có
Bảo toàn nguyên tố N
Theo bảo toàn điện tích ta có
=> m (muối trong Y) = 142,72 (gam)
Chọn phương án C.
Ví dụ 5: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí (điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm . Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 18	B. 20	C. 22	D. 24
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Quy đổi 
Theo bảo toàn nguyên tố N
Theo bảo toàn nguyên tố H
Theo bảo toàn nguyên tố O
Chọn phương án B.
Ví dụ 6: Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeCl2 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (điều kiện tiêu chuẩn). Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch Y đến khi thấy các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng AgNO3 phản ứng là 99,96 gam, sau phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 (điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 44	B. 41	C. 43	D. 42
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
4H++NO+3e NO+2H2O
0,288 0,072 0,144 (mol)
2H++ NO+1e NO2+H2O
0,04 0,02 0,02 (mol)
10H++ NO+8e NH+3H2O
0,08 0,024 (mol)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
17,76+0,408.36,5+99,96=0,072.30+0,02.46+82,248+0,188.18+mZ
Suy ra mZ=43,9(gam)
Chọn phương án A.
Ví dụ 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng	. Thêm dung
dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 được hỗn hợp T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,6.	B. 32,8.	C. 27,2.	D. 28,4.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Số mol Ag==0,18(mol)
suy ra số mol Fe2+=số mol Ag=0,18 mol
Na+ 0,045
Mg2+ x
Fe2+ 0,18 2x+2y+z=0,505 
Cu2+ y Ta có 24x+64y+18=7,81 
NH z 58x+98y=31,72-0,18.90 
SO 0,455
H2O
giải hệ ta được 
Theo bảo toàn Hiđrô ta có
số mol H2O==0,385(mol)
Theo bảo toàn khối lượng ta có
mX+0,045.85+0,455.98=62,605+0,17.+0,385.18 suy ra mX=27,2(gam)
Chọn phương án C. 
Ví dụ 8: Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí gồm (N2O, NO, H2) có tỉ khối với He là 6,8. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (điều kiện tiêu chuẩn) (sản phẩm khử duy nhất ) và 72,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 29,96%.	B. 39,89%.	C. 17,75%.	D. 62,32%.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng 
số mol H2O ==02 (mol)
Khi đó số mol Fe2+ =0,2 mol, số mol Cl- =0,4 mol
Do dung dịch X tác dụng AgNO3 sinh NO nên trong X chứa H+ dư
4H++NO+3e NO+2H2O
0,02 0,005 mol
Mặt khác, số mol Ag==0,035( mol)
Áp dụng bảo toàn electron số mol Fe2+=0,035+0,005.3=0,05(mol)
Áp dụng bảo toàn nguyên tố O số mol(NO, N2O)=(3y+6z-0,2) mol
Suy ra số mol H2=0,05-(3y+6z-0,2)=0,25-3y-6z
Áp dụng bảo toàn nguyên tố H ta có
Số mol NH==(mol)
Ta có hệ
665x+160y+180z=18,025
65x+56.(2y+z)+0,02.1+.18+0,48.35,5=30,585
2x+0,05.2+(2y+z-0,05).3+0,02+=0,48
Giải hệ ta được: x=0,145; y=0,02; z=0,03
%m(Fe(NO3)2)==29,96%
Chọn phương án A.
Ví dụ 9: Cho m gam hỗn hợp H gồm FexOy, Fe, Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3 9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (điều kiện tiêu chuẩn) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí Y gồm 2 khí, trong đó có khí hóa nâu trong không khí; tỉ khối của Y đối với He bằng 4,7 và (m - 6,04) gam chất rắn T. Giá trị của a là
A. 21,48.	B. 21,84.	C. 21,60.	D. 21,96.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư ta thấy
Theo định luật bảo toàn khối lượng 
số mol H2O==0,92 (mol)
Theo bảo toàn nguyên tố 
(m+60,24) gam tổng khối lượng(Fe3+, Cu2+, H+ 0,26; NO3- 0,04; Cl- 0,18) 
Suy ra mCu+Fe=(m-6,4)<mT Vậy trong T có thêm Mg dư=0,36 gam
Theo bảo toàn N, H, O ta có hệ
Bảo toàn điện tích số mol Mg2+==0,895(mol) 
suy ra a=0,895.24+0,36=21,84(gam)
Chọn phương án A.
Ví dụ 10: Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg , Fe3O4 , Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy thoát ra 1,344 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,224 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16% B. 17% C. 18% D. 19%
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
4H++NO+3e NO+2H2O
0,04 0,01
Theo định luật bảo toàn electron
số mol Fe2+=0,01+0,01.3=0,04 (mol)
Theo bảo toàn khối lượng
Số mol H2O==0,24(mol)
Theo bảo toàn nguyên tố Hiđrô
số mol H2==0,03-2t(mol)
%Mg=16,9%
Chọn phương án C.
Ví dụ 11: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí Z gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 15	B. 20	C. 25	D. 30
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải
Ta có: Z gồm 
Khi đó áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
ta có: 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố H 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố N 
Áp dụng bảo toàn nguyên tố O 
 (O/ triệt tiêu nhau)
Khi đó theo khối lượng X, ta có: 
Chọn phương án A.
Ví dụ 12: Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa và 6,272 lít khí (đktc) Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X là
	A. 25,5%.	B. 20,2%.	C. 19,8%.	D. 22,6%.
 (Nguồn Internet)
Hướng dẫn giải:
Ta có sơ đồ.
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
Bảo toàn nguyên tố H
Bảo toàn nguyên tố N, O và bảo toàn electron
Vậy %Mg = 25,5%
Chọn phương án A.
Ví dụ 13 : X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đkc) hỗn hợp NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng FeO trong X gần với giá trị nào nhất dư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_day_hoc_mon_hoa_trung_hoc_pho_thong_qua_p.doc