SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo

Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình “góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho học sinh. Ngoài các giờ lên lớp chính khóa, còn có các hoạt động ngoài lớp bổ ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học đa dạng, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao.

 Tuy nhiên, trở các trường phổ thông hiện nay, do nặng về mặt giáo dục kiến thức nội khóa nên các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng còn ít được các trường phổ thông quan tâm và hiệu quả chưa cao. Do đó, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử chưa thực hiện được vai trò của mình trong dạy học lịch sử.

Tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác, thực tế trong những năm qua, BGH Nhà trường luôn coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động GD mang lại hiệu quả cao trong chương trình GD toàn diện cho HS. Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được bám sát vào chủ đề năm học, trong đó hướng vào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, bám sát vào chủ đề của từng tháng để tổ chức sao cho có nội dung phong phú và sát thực với chương trình GD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có giáo dục lịch sử.

 

doc 25 trang cucnguyen11 5613
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lời giới thiệu
1.1 Lí do chọn đề tài
	Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường phổ thông đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Với những đặc trưng của mình, bộ môn lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học mà còn góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức nhất là truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc không chỉ có tác dụng đến trí tuệ mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
	Hiện nay, cùng với việc đổi mới đồng bộ nội dung, chương trình và phương pháp dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được coi là bước đột phá và là khâu quan trọng nhất đề nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong đó, văn kiện Đảng coi“Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”. Nghĩa là, chuyển mô hình giáo dục “Lấy giáo viên làm trung tâm” sang mô hình “Lấy học sinh làm trung tâm”.
Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình “góp phần hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho học sinh. Ngoài các giờ lên lớp chính khóa, còn có các hoạt động ngoài lớp bổ ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học đa dạng, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao. 
	Tuy nhiên, trở các trường phổ thông hiện nay, do nặng về mặt giáo dục kiến thức nội khóa nên các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng còn ít được các trường phổ thông quan tâm và hiệu quả chưa cao. Do đó, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử chưa thực hiện được vai trò của mình trong dạy học lịch sử. 
Tại trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác, thực tế trong những năm qua, BGH Nhà trường luôn coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động GD mang lại hiệu quả cao trong chương trình GD toàn diện cho HS. Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được bám sát vào chủ đề năm học, trong đó hướng vào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, bám sát vào chủ đề của từng tháng để tổ chức sao cho có nội dung phong phú và sát thực với chương trình GD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có giáo dục lịch sử. 
	Xuất phát từ những lí do trên, để tạo hứng thú, say mê cho HS khi học tập lịch sử cũng như góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho HS. Đồng thời, để nhân rộng các hình thức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích của sáng kiến
Qua đề tài này, tôi muốn đi sâu nghiên cứu và khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng trong việc củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển toàn diện và làm sâu sắc thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú khi học tập lịch sử. Trong đề tài, tôi đi xác định tác dụng, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử và đề xuất các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
2. Tên sáng kiến: 
“Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Bùi Thị Nga
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0936.235.336
Email:buithinga.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Nga
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là môn Lịch sử cho đối tượng học sinh THPT cụ thể ở đây là học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo. Qua đó, góp phần tạo hứng thú khi học tập lịch sử, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 12 năm 2016.
7. Mô tả sáng kiến:
7.1 Nội dung của sáng kiến
1. Những vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khóa
1.1. Khái niệm 
 “Hoạt động ngoại khóa” là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm hình thành và phát triển học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học nằm ngoài chương trình học chính khóa kết hợp dạy học với vui chơi nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Đây là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông để phát triển toàn diện học sinh. Tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm 
	*Mục tiêu:
- Về kĩ năng: Trong học tập lịch sử, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm góp phần phát triển các năng lực nhận thức đặc biệt như: kĩ năng tư duy, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình, năng khiếu và hứng thú cho học sinh
	- Về thái độ: Tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử có tác dụng thiết thực trong việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước, bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về văn hóa dân tộc, về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
	Để đạt mục tiêu trên, khi xây dựng chương trình cần: 
+ Đảm bảo tính khoa học, chính xác: Để tổ chức hoạt động ngoại khóa cần phải xác định được nội dung lịch sử khoa học, chính xác. Điều này thể hiện ở việc lựa chọn nguồn tài liệu. Bởi vì, chỉ trên cơ sở lựa chọn, cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu khoa học, chính xác thì giáo viên mới trang bị cho các em những hiểu biết đúng đắn, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc lựa chọn những nguồn tài liệu cơ bản nhất, chính xác nhất, rõ ràng nhất để tạo điều kiện hình thành cơ sở cho việc học sinh hiểu biết về lịch sử. 
+ Đảm bảo tính tư tưởng: Trong dạy học lịch sử, tính tư tưởng được thể hiện ở việc đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng ta, quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, khi tổ chức ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng, GV phải đứng vững trên quan điểm, đường lối của Đảng để trang bị cho học sinh những tư liệu lịch sử khoa học, chính xác nhất qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, giáo dục thế giới quan khoa học, đúng đắn, hình thành cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm để bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
+ Đảm bảo tính sư phạm: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm lịch sử cần đảm bào tính sư phạm, nghĩa là phải đảm bảo tính vừa sức và dễ hiểu đối với học sinh. 
	*Những yêu cầu
Thứ nhất: Nội dung công tác ngoại khóa phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. 
Thứ hai: Công tác ngoại khóa phải liên quan với chương trình nội khóa, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ của học sinh mỗi lớp. Phải xây dựng chương trình kế hoạch tiến hành ngoại khóa với các hình thức thích hợp.
Thứ ba: Các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài nội khóa cũng như trong hoạt động ngoại khóa đặc biệt chú ý tới việc sử dụng lời nói, các tài liệu thành văn.
Thứ tư: Tổ chức công tác ngoại khóa phải gọn nhẹ, tránh phô trương hình thức nên phối hợp với các bộ môn khác để tiết kiệm thời gian, công sức mà chất lượng lại cao.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong việc giáo dục lịch sử cho HS
	* Vai trò: Hoạt động ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học được tổ chức ngoài giờ học, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng, là biện pháp thiết thực để đổi mới hình thức, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông và là biện pháp gắn kiến thức lịch sử với cuộc sống, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, 
	* Ý nghĩa:
- Về kiến thức: Tổ chức ngoại khóa trải nghiệm góp phần củng cố, làm phong phú, sâu sắc và toàn diện tri thức lịch sử cho học sinh, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
	2.2. Một số hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm 
Trong chương trình lịch sử nội khóa, HS được học rất nhiều những sự kiện, những chiến thắng, những nhân vật lịch sử, những địa danh gắn liền với các chiến công anh dũng của cha ông cũng như những nét đẹp trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần được hun đúc và tôi luyện trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Hàng năm, nước ta cũng có rất nhiều những ngày lễ lớn. Có thể nói, đây chính là một kho tư liệu dồi dào để GV có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho HS. 
Nằm trong chương trình và kế hoạch GD năm học, trong những năm học qua, Trường THPT Trần Hưng Đạo- Tam Dương- Vĩnh Phúc luôn coi việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động GD mang lại hiệu quả cao trong chương trình GD toàn diện cho HS. Các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được bám sát vào chủ đề năm học, trong đó hướng vào phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, bám sát vào chủ đề của từng tháng để tổ chức sao cho có nội dung phong phú và sát thực với chương trình GD.
Các hoạt động ngoại khóa của Trường THPT Trần Hưng Đạo được lồng ghép phù hợp vào các giờ chào cờ hàng tuần, các buổi sinh hoạt chi đoàn hàng tháng và sinh hoạt lớp theo chủ điểm hàng tuần. Dưới hình thức sân khấu hóa và các nội dung giáo dục theo chủ điểm được BCH Đoàn trường, ban ngoại khóa nhà trường tổ chức hiệu quả nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như ngày 2/9, 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, Nội dung của các buổi ngoại khóa không trùng lặp trên cơ sở các nội dung bổ trợ cho kiến thức trên lớp của HS. Do vậy, các hình thức ngoại khóa của nhà trường được tổ chức một cách có hệ thống trong cả năm học. Thông qua các chương trình này, HS đã tích cực hướng về tìm hiểu những giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc.
2.1. Ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử
Đây là một hoạt động ngoại khóa khá phổ biến và có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục truyền thống lịch sử cho HS cũng như là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thể tổ chức được hoạt động này, đặc biệt là với những vùng miền kinh tế còn khó khăn. Để tổ chức hoạt động ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức công phu, kĩ lưỡng từ khi xây dựng kế hoạch, chọn địa điểm, thông qua BGH, triển khai kế hoạch tới phụ huynh và học sinh Do đó, để thực hiện thành công đòi hỏi phải có sự kết hợp của cả BGH, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, tất cả các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường.
Lưu ý khi tổ chức ngoại khóa tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử nên chọn địa điểm tham quan trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc trong giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, những địa danh có trong chương trình học lịch sử chính khóa, gắn liền với những thắng lợi vang dội của cha ông ta nhưng không quá xa (cách địa điểm trường đóng không quá 100km) để HS có thể vận chuyển bằng phương tiện xe ô tô và kết thúc hành trình trải nghiệm trong ngày.
Để góp phần giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của chuyến đi cũng như để bổ trợ cho những kiến thức lịch sử HS đã và đang học trong chương trình, GV có thể giao nhiệm vụ cho các em trướng khi đi về viết bài thu hoạch liên quan đề địa điểm di tích đó dưới dạng một cuốn sổ lưu bút. Học sinh có thể thỏa sức trình bày những điều học được cũng như lưu giữ lại những cảm nhận, những hình ảnh cùng bạn bè trong buổi tham quan.
Trong chuyến đi cần xây dựng kĩ lưỡng lịch trình đi tham quan, người thuyết minh địa điểm, nơi nghỉ ăn trưa, tổ chức hoạt động tập thể như chơi Team bulding để tạo không khí sôi nổi và gắn kết các thành viên, tinh thần đoàn kết trong toàn trường.
Kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm, HS có một tuần để hoàn thành bài thu hoạch về cảm nhận của cá nhân về chuyến hành trình trải nghiệm vừa qua,nộp lại theo đơn vị lớp, Gv tiến hành chấm điểm và trao giải cho những bài hay, ý nghĩa.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của BGH nhà trường và Hội cha mẹ học sinh, trường THPT Trần Hưng Đạo đã tổ chức được nhiều chuyến tham quan trải nghiệm đến các địa danh lịch sử như: Lăng Bác, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, K9 Đá Chông (năm học 2015 – 2016); tham quan khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương (năm học 2016 – 2017) và gần đây nhất là tổ chức tham quan khu di tích ATK Tân Trào - Tuyên Quang và ATK Định Hóa - Thái Nguyên (tháng 12/2017). Các chuyến đi đã rất thành công. HS đề rất hứng thú, say mê tìm hiểu về các địa danh cũng như những sự kiện lịch sử liên quan.
	2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm học.
	Trong năm học diễn ra nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn như: Ngày truyền thống Học sinh, sinh viên Việt Nam (9/1), kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2), Quốc tế lao động (8/3), Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3), Giải phóng miền Nam (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5), chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) GV lịch sử có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm liên quan đề những ngày lễ kỉ niệm trên để qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. 
	Trong những năm qua, GV lịch sử kết hợp với các tổ bộ môn, đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như: 
Tổ chức chương trình “Sáng mãi tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ” chào mừng ngày “Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12” Hoạt động giúp các em ôn lại lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, những mốc son lịch sử, những chiến công vĩ đại của anh bộ đội cụ Hồ đối với non sông, đất nước. Gv có thể xây dựng kịch bản tái hiện lại hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, tái hiện những chiến dịch lịch sử từ khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập đến nay đặc biệt trong giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ: Từ đó, khơi dậy trong các em ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân trong thời hiện đại. 
Ví dụ: GV xây dựng hoạt Đoàn vệ quốc quân ra đi theo tiếng gọi của non sông với các phân cảnh: cảnh 1, Thực dân Pháp phá hoại hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14/9 gây ra những vụ tàn sát đẫm máu; cảnh 2, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến toàn quốc bùng nổ; cảnh 3, đoàn vệ quốc quân lên đường chiến đấu. GV sân khấu hóa nội dung lịch sử giúp các em nhận thức sâu sắc bài học lịch sử Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của chương trình lịch sử lớp 12.
Tương tự như vậy, GV xây dựng hoạt cảnh lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ, hoạt cảnh kéo pháo lên trận địa, hoạt cảnh tiến về Tiến về Sài Gòn.
Để giáo dục sâu sắc truyền thống học sinh, trong chương trình có thể mời những Cựu chiến binh lên kể lại những hồi ức về một thời đã từng chiến đấu cùng đồng đội trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Tổ chức chương trình “Duyên dáng Việt Nam” chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3, có thể. Chương trình đã giúp các em học sinh hiểu sâu sắc hơn vể hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Để góp phần vào việc giáo dục lịch sử cho HS, GV lịch sử có thể xây dựng kịch bản giúp các em sân khấu hóa các hình tượng người phụ nữ trong lịch sử dân tộc như Hai Bà trưng, Võ Thị Sáu, Mẹ Việt nam anh hùng
	- Tổ chức chương trình ngoại khóa “Rung chuông vàng”: Mỗi lớp cử 4 HS tiêu biểu nhất tham gia. HS sẽ cùng trả lời tối đa 40 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức của tất cả các môn học trong đó có môn Lịch sử. Sau mỗi câu hỏi, chỉ những học sinh trả lời đúng được ở lại còn những học sinh trả lời sai sẽ phải rời sân đấu. Để tạo không khí vui nhộn, khi tổ chức, Gv có thể thêm phần cứu trợ để những HS trả lời sai có cơ hội một lần được trở lại sân đấu. Hình thức cứu trợ có thể là chơi một trò chơi tập thể. Kết thúc, nếu HS nào còn lại cuối cùng trên sân đấu và trả lời được đến câu hỏi cuối cùng sẽ giành vòng nguyệt quế.
	- Tổ chức chương trình ngoại khóa “Em yêu khoa học xã hội”. Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa này, GV sẽ xây dựng 3 đội mỗi đội là 5 thành viên là những đại diện ưu tú của các lớp trong toàn trường. Các đội sẽ phải trải qua nhiều phần thi như chào hỏi, hiểu biết, ô chữ bí mật và kể chuyện lịch sử. Các câu hỏi liên quan đến các môn học Lịch sử, Địalý, Giáo dục công dân. Trong chương trình còn có cả các tiết mục văn nghệ, diễn kịch lịch sử, pháp luật
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển đảo với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương”: Chương trình được tổ chức vào ngày 18 tháng 12 năm 2017, với mục đích giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức về biển đảo Việt Nam; về tiềm năng kinh tế, chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam; việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển của đất nước, đặc biệt là một số văn bản pháp luật về biển đảo, để từ đó thêm trau dồi ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Để có thêm những kiến thức về biển đảo Việt Nam, các em học sinh được thử sức với phần thi “Tìm hiểu kiến thức về biển đảo”. Tham gia cuộc thi có 3 đội chơi đến từ ba khối 10 (Hoàng Sa), khối 11 (Trường Sa) và khối 12 (Phú Quốc). Trong hành trình khám phá biển đảo các em trải qua 4 phần thi:  KHỞI ĐỘNG - RA KHƠI - VƯỢT SÓNG và CẬP BẾN. 
 Cuộc thi đa khơi dậy cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chủ quyền quốc gia dân tộc Việt Nam. Cuộc thi góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu biển đảo quê hương, đất nước, tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo ngày càng thiết thực, phong phú và hiệu quả; nói lên niềm tự hào, vinh dự và trách nhiệm của tuổi trẻ với biển, đảo quê hương.
Để có thể tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa trên, GV cần xây dựng và triển khai kế hoạch từ sớm, kế hoạch chuẩn bị công phu, thông qua BGH phê duyệt và có thời gian chuẩn bị kĩ càng. Ngay từ đầu năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của giáo viên các bộ môn, của hội đồng nhà trường và đoàn thanh niên. Việc lựa chọn học sinh để luyện tập các tiết mục văn nghệ không được làm ảnh hưởng tới việc học tập và các công việc khác.
	2.3. Thành lập Câu lạc bộ “Em yêu Khoa học xã hội”
	Ngay từ đầu năm, GV lịch sử kết hợp với giáo viên môn Địa lý, Giáo dục công dân và đoàn thanh niên thành lập Câu lạc bộ “Em yêu khoa học – xã hội”. Đây là một hoạt động ngoại khóa thiết thực trong bối cảnh cải cách giáo dục trong kì thi THPT quốc gia của Bộ giáo dục. Đặc biệt, thực tế ở trường THPT Trần Hưng Đạo đa số các em học sinh của tất cả các khối lớp đều lựa chon các môn khoa học xã hội là môn thi THPT Quốc gia.
	Để thực hiện, GV cần lập kế hoạch, xây dựng mục đích, nguyên tắc hoạt động, thành phần tham gia thông qua BGH phê duyệt. Hàng tuần câu lạc bộ sẽ tập hợp và hoạt động, cùng đọc sách, trao đổi, thảo luận về những kiến thức các môn học thuộc khoa học xã hội như Lịch sử, địa lý,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_lich_su_cho_hoc_sinh_tu_ca.doc
  • docxBIA LOT.docx
  • docxDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.docx
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
  • docMau 2_Phieu dang ky viet sang kien.doc
  • docTRANG BIA.doc