SKKN Nâng cao chất lượng GDĐĐHS nhờ vận dụng những quan điểm tích cực của PG trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Nâng cao chất lượng GDĐĐHS nhờ vận dụng những quan điểm tích cực của PG trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ngọc Lặc

Tôi từng nghe ở đâu đó câu nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại”. Ở bất cứ thời đại nào, thanh thiếu niên cũng là mầm non tương lai của tổ quốc và dân tộc. Bởi vậy mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục (GD) Việt Nam luôn chú trọng giáo dục toàn diện “đức-trí-thể-mỹ” cho học sinh (HS) ở tất cả các cấp học, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho thế hệ trẻ. Bác Hồ đã từng dạy: “Đạo đức là cái gốc rất quan trọng, nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội cũng sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”. [5]

 Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới mở ra nhiều cơ hội, đưa nền kinh tế đất nước ta từng bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên, cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học công nghệ đem lại nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều nguy cơ lớn cho toàn xã hội, trong đó có sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đáng buồn thay lại xảy ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của xã hội. Ngày nay tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh, thiếu niên và học sinh, đặc biệt học sinh lứa tuổi THPT ngày càng có xu hướng gia tăng. Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra ở nhiều góc độ: nặng thì có vi phạm pháp luật, đánh nhau bằng vũ khí, uống rượu bia, chơi lô đề, cá độ bóng đá, cờ bạc, trộm cắp và phổ biến có những hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức như: không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô lễ với thầy cô giáo, chưa biết kính trên nhường dưới, sống hưởng thụ, thực dụng, mờ nhạt về lý tưởng, lười học, lười lao động, thiếu ý thức rèn luyện, thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu kĩ năng sống, sống ảo xảy ra ở một bộ phận không nhỏ HS trong trường THPT, làm ảnh hưởng tới chất lượng GDĐĐ trong nhà trường.

 

doc 22 trang thuychi01 11351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng GDĐĐHS nhờ vận dụng những quan điểm tích cực của PG trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội Dung
Trang
Phần I:
MỞ ĐẦU 
2
I.1.
Lí do chọn đề tài 
3
I.2.
Mục đích nghiên cứu 
3
I.3.
Đối tượng nghiên cứu 
3
I.4.
Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II:
NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 
4
II.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
II.1.1.
Giáo dục đạo đức và vai trò của người GVCN
 đối với GDĐĐHS trong tường THPT
4
II.1.2.
Một số quan điểm tích cực của Phật Giáo về 
giáo dục đạo đức cho giới trẻ ngày nay
5
II.2.
Thực trạng vấn đề
8
II.2.1.
Vài nét về thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh trường THPT Ngọc Lặc trong những năm qua
8
II.2.2.
Chất lượng GDĐĐHS lớp 10A4 năm học 2015-2016 và đặc điểm tình hình đầu năm học 2016-2017
9
II.3.
Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
10
Giải pháp 1:
10
Giải pháp 2:
11
Giải pháp 3:
11
Giải pháp 4:
13
Giải pháp 5:
14
II.4.
Hiệu quả của SKKN
16
Phần III:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
III.1.
Kết luận
20
III.2.
Kiến nghị
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
22
I. MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
	Tôi từng nghe ở đâu đó câu nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại”. Ở bất cứ thời đại nào, thanh thiếu niên cũng là mầm non tương lai của tổ quốc và dân tộc. Bởi vậy mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục (GD) Việt Nam luôn chú trọng giáo dục toàn diện “đức-trí-thể-mỹ” cho học sinh (HS) ở tất cả các cấp học, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho thế hệ trẻ. Bác Hồ đã từng dạy: “Đạo đức là cái gốc rất quan trọng, nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội cũng sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định”. [5]
	Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới mở ra nhiều cơ hội, đưa nền kinh tế đất nước ta từng bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên, cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học công nghệ đem lại nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống Bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều nguy cơ lớn cho toàn xã hội, trong đó có sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đáng buồn thay lại xảy ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của xã hội. Ngày nay tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh, thiếu niên và học sinh, đặc biệt học sinh lứa tuổi THPT ngày càng có xu hướng gia tăng. Các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra ở nhiều góc độ: nặng thì có vi phạm pháp luật, đánh nhau bằng vũ khí, uống rượu bia, chơi lô đề, cá độ bóng đá, cờ bạc, trộm cắpvà phổ biến có những hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức như: không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô lễ với thầy cô giáo, chưa biết kính trên nhường dưới, sống hưởng thụ, thực dụng, mờ nhạt về lý tưởng, lười học, lười lao động, thiếu ý thức rèn luyện, thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu kĩ năng sống, sống ảo xảy ra ở một bộ phận không nhỏ HS trong trường THPT, làm ảnh hưởng tới chất lượng GDĐĐ trong nhà trường.
 Như chúng ta biết, nhà trường - gia đình - xã hội là bộ ba có quan hệ chặt chẽ trong việc tác động, ảnh hưởng đến hành vi đạo đức và nhân cách của người HS. Trong nhà trường, GVCN là người trực tiếp thực hiện quá trình giáo dục toàn diện HS và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỉ luật cho HS ở trường THPT. [2]
 Nhận thức được tầm quan trọng ấy, bản thân trong suốt quá trình công tác (kể cả thời gian làm chủ nhiệm và thời gian tạm nghỉ làm chủ nhiệm) tại trường THPT Ngọc Lặc, tôi luôn trăn trở làm thế nào để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt, không chỉ vững về chuyên môn (truyền thụ cho các em tri thức) mà cần hoàn thành trọng trách cao cả đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp tôi và nhiều học sinh khác trong một trường trung tâm của huyện. Để làm được điều này GVCN không những phải thuộc lòng những lí luận và phương pháp căn bản về công tác chủ nhiệm lớp trong trường THPT mà còn phải linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, luôn tìm tòi sáng tạo. Bởi cuộc sống luôn có những biến đổi không ngừng và con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho nên giáo dục cần phải vận dụng nhiều phương thức khác nhau nhằm đạt đến những giá trị cao nhất của con người, nhất là giáo dục về đạo đức lối sống.
	Trên con đường tìm kiếm những tri thức và phương pháp hữu dụng, tôi bắt gặp những tư tưởng nhân văn tiến bộ của Phật giáo (PG), trong đó hàm chứa nhiều giá trị quý báu về giáo dục nhân cách sống cho con người. Tôi nhận thấy, Phật giáo thế giới cũng như Phật giáo Việt Nam (theo quan điểm chính thống, cơ bản gồm những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – chứ không phải Phật giáo tín ngưỡng) đều nhằm giáo dục và xây dựng con người thành những người có ích, vì thế nó cũng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp GD Việt Nam ngày nay, nhất là đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, trong đó có lứa tuổi HS THPT. 
 Qua một thời gian nghiên cứu lí luận và thực hành vận dụng những quan điểm tích cực của PG và Phật pháp ứng dụng trong dạy học một cách có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho HS năm học 2016-2017, tôi đã đúc kết thành SKKN với chủ đề: Nâng cao chất lượng GDĐĐHS nhờ vận dụng những quan điểm tích cực của PG trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Ngọc Lặc.
I.2. Mục đích nghiên cứu
-Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn vận dụng những tư tưởng tiến bộ của PG vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS ngày nay, để đề ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả cho người làm công tác giáo dục, GVCN lớp có thể áp dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trường THPT Ngọc Lặc.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác GDĐĐHS, vai trò của người GVCN với GDĐĐHS trong trường THPT hiện nay.
-Nghiên cứu lí luận về những giá trị tích cực của PG đối với giáo dục đạo đức học sinh và Phật pháp ứng dụng trong dạy học.
- Khảo sát thực nghiệm quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 11A4 trường THPT Ngọc Lặc.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
	Khi thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu lí luận từ các tài liệu hướng dẫn về công tác GVCN trong trường THCS và THPT, các giáo trình về GD đạo đức; thông qua các nguồn tài liệu, tạp chí trên Internet, những SKKN của đồng nghiệp về cùng vấn đề, những sách và bài giảng của Phật giáo và Phật pháp ứng dụng
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát thực trạng đạo đức học sinh trong xã hội ngày nay, công tác GDĐĐHS của người GVCN và chất lượng GDĐĐHS tại trường THPT trong những năm học trước, trò chuyện với các GVCN, GVBM, cán bộ quản lí, học sinh và PHHS, một số đoàn thể, tổ chức địa phương để thu thập thông tin cho đề tài
- Phương pháp hỗ trợ: thống kê, xử lí số liệu, xây dựng tỉ lệ % về hạnh kiểm, chất lượng đạo đức học sinh của trường, của lớp chủ nhiệm trước và sau khi thực hiện đề tài.
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.1.1. Giáo dục đạo đức và vai trò của người GVCN đối với GDĐĐHS trong trường THPT:
	Ngày nay, giáo dục đạo đức cho HS là giáo dục cho các em lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù lao động, liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức XHCN, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực, tích cực, khác với đạo đức vị kỉ, cá nhân. GDĐĐHS gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa, dân tộc, giáo dục pháp luật Nhà nước XHCN, cung cấp cho HS những phương thức ứng xử đúng đắn trước những vấn đề của xã hội Giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc về lối sống. [5]
Trong trường THPT, “GVCN là người trực tiếp quản lí toàn diện tập thể HS một lớp học để triển khai các tác động giáo dục, các hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục.” [2]. GVCN là người thực hiện sự phối hợp liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường và giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.
GDĐĐHS là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề, có phương pháp chủ nhiệm tốt và một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệtđến việc xử lí mọi tình huống với học sinh, phụ huynh, nhà trường và xã hội. Đòi hỏi cần phải có sự nghiêm minh của người thầy(cô), đồng thời cần phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha, người mẹ đối với con cái, thông cảm, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giúp các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin và động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện.
Hình ảnh người thầy (cô) trong trường THPT ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách, lối sống của HS. Chính vì vậy GVCN (và tất cả những ai được gọi tiếng thầy-cô) không những cần năng lực chuyên môn mà đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử có như vậy lời nói của GVCN mới có trọng lượng đối với HS, việc GDĐĐ mới có hiệu quả.
II.1.2. Một số quan điểm tích cực của Phật giáo về giáo dục đạo đức cho giới trẻ ngày nay:
* Tư tưởng PG về đạo đức, lối sống: Tư tưởng từ bi, hỉ xả của PG hướng con người đến việc xây dựng nếp sống trong sáng, lành mạnh, một tinh thần hướng thiện thực sự.
- Là một trong những thành tố tạo nên nền văn hóa dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực có thể góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam. Tính hướng thiện của PG là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo, lòng từ bi, bác ái, góp phần cứu giúp người hoạn nạn, giữ vững tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Triết lí Vô thường, Vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ 
- Giáo lý nhà Phật còn khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “Muôn việc trên thế gian này không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ” 
Đó chính là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần giáo huấn con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản
- Phật giáo khuyên con người giữ ngũ giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu/bia
- Phật giáo khuyên con người nên đạt được các Pháp hoàn thiện gồm: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm từ, Tâm xả. Phật dạy: “Hãy để cho con người vượt qua sự giận dữ bằng tình thương, hãy để cho con người khắc phục tội lỗi bằng điều thiện”. Đức Phật chỉ dẫn, nếu bất cứ ai thực hành theo các cách này sẽ gặt hái được ích lợi.
Sau khi thực hành, các đức tính phát triển là đại từ, chánh nhân, vị tha, chánh kiến và xa lìa kiêu ngạo, tự phụ Trước lúc nhập diệt, Người còn căn dặn rằng: “Hủy diệt là thuộc tính của vạn vật trên thế gian này. Các con hãy tự cứu lấy mình với sự chuyên cần”.
Có thể nói, quan niệm về từ bi, hỉ xả và làm việc thiện là một trong những quan niệm giá trị nhất của Phật giáo. Nó không chỉ giúp con người sống cuộc đời đạo đức, lành mạnh mà còn giúp ngăn ngừa và vượt qua các tệ nạn xã hội (nhất là trong xã hội ngày nay). Đồng thời nó kích thích con người yêu thương lẫn nhau và làm việc thiện (nhất là trong mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều người sống ích kỷ, mưu lợi cho cá nhân, suy đồi nhân cách). Nếu có nhiều quốc gia và người dân thực hành các pháp hoàn thiện như Đức Phật đã thực hành thì chúng ta sẽ xây dựng được một cộng đồng chia sẻ, đùm bọc nhau trong tình thân ái. Vì thế, Hồ Chí Minh cũng đã nhận xét: “Tôn chỉ mục đích của đạo phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mĩ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. [3]
* Trong mối quan hệ giữa con người với con người, tư tưởng Phật giáo luôn hướng đến việc xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, ôn hòa, tôn trọng lẫn nhau:
- Về vấn đề bình đẳng giới: Bình đẳng giới tính và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thời đại mới. Trong đa số các nền văn hóa, giới nữ thường chịu nhiều bất công. Do đó đấu tranh bình đẳng giới thường đồng nghĩa với đấu tranh cho nữ quyền. Ở Việt Nam hiện nay, công tác đấu tranh cho bình đẳng giới vẫn đang là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng. Trong cuộc đấu tranh này, sự đấu tranh về tư tưởng là điều quan trọng nhất, bởi khi nhận thức thay đổi thì hành động cũng thay đổi theo. Về mặt tư tưởng bình đẳng giới, thì nhiều tạp chí cũng đã chỉ ra Phật giáo chứa đựng những tư tưởng rất thiết thực. 
- Tư tưởng Phật giáo luôn hướng con người có thái độ hành xử công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Từ khi có mặt trên thế giới này, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là những ước vọng muôn đời của con người. Những niệm ý ấy được đặt trên nền tảng của đạo đức. Nếu thiếu đạo đức thì công bằng xã hội chỉ mang tính lý thuyết nhiều hơn là hiện thực. Liên quan đến vấn đề này, hơn 2500 năm qua, Phật giáo đã thể hiện được rất nhiều sự quan tâm thiết thực, mục tiêu của đạo Phật là kiến tạo cho đời sống nhân sinh những giá trị mang chất liệu của hạnh phúc, yêu thương, an lạc.
Trong rất nhiều bộ Kinh, Đức Phật đã dạy về công bằng xã hội và nhân quyền. Theo Phật giáo mỗi người đều giống nhau và đáng được giữ gìn nhân phẩm và sống cuộc sống có phẩm chất. Một trong những lời bình dị đơn giản của Đức Phật Thích Ca đã nói, nhưng ít ai để ý đến đó là: “Một người trở nên cao quý hay thấp kém là do ba nghiệp của họ, chứ không phải do nơi chốn mà họ sinh ra”. [3] 
* Trong mối tương quan giữa con người với tự nhiên, tư tưởng PG hướng con người đến việc tôn trọng và xây dựng môi trường bền vững: 
Phật giáo đưa chúng ta tới thái độ đúng hơn đối với môi trường, một trong những vấn đề lớn trong thời đại của chúng ta. Trong lời răn không được hủy diệt cuộc sống thì quyền sống của thú vật và cây cỏ cũng được tôn trọng như con người. Thiên nhiên không những lệ thuộc vào con người mà ngược lại con người cũng lệ thuộc thiên nhiên.
Khi bàn về những ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống của nhân loại từ giáo pháp người ta nhận thấy, yếu tố cần thiết phải xét đến là cách giải quyết đời sống kinh tế của loài người, bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự tàn phá môi trường. Về điều này, Đức Phật đã dạy đệ tử cần phải thực hiện “chánh mạng” trong Bát Chánh Đạo, nghĩa là phải kiếm sống một cách lương thiện, đúng đắn, không làm tổn hại cho mình, cho người và muôn loài. Có thể nói đó là những việc làm thiết thực, âm thầm và lâu dài trong việc bảo vệ môi trường sống của con người một cách hoàn hảo nhất. [3] 
* Quan điểm của Phật giáo về giáo dục: 
Hơn 2.500 năm trước cho đến ngày nay, lịch sử hoằng truyền của Phật giáo thực sự chính là một bộ giáo dục uyên thâm. Hết thảy thế gian này không chỗ nào không gói gọn trong phạm trù giáo dục của Đức Phật.
	Đức Phật Thích Ca sinh ra trong dòng tộc cao quý, những thứ Người nhận được gần như đều thuộc giáo dục quý tộc, nhưng lúc Người tiến hành triển khai giáo dục, thì hoàn toàn lại đứng trên lập trường tất cả chúng sinh bình đẳng để thí giáo. Vì vậy, cách làm và tư tưởng giáo dục của Người là thuộc đại chúng hóa, dân chủ hóa. Mục đích giáo dục của Đức Phật không chỉ là mở mang, phát hiện tiềm năng hoặc là truyền đạt kinh nghiệm cho chúng sinh, mà điều quan trọng nhất là cung cấp phương pháp giải thoát tự ngã cho tất cả chúng sinh.	Đức Phật giáo dục (dạy dỗ) đệ tử, không dùng đến biện pháp la mắng đánh đập, cũng chẳng cần dùng đến cách cự tuyệt, quở trách, phần lớn Người đều dùng phương thức cử thí (nêu ra ví dụ) hoặc khích lệ, để đệ tử biết được đời người tốt lành, từ đó mà không làm tổn thương đến danh dự của họ. Khả năng đặc biệt nhất của Đức Phật là biết quan sát căn cơ của từng đối tượng mà dụ dẫn dạy bảo. Đồng thời còn khơi gợi “tự ngã giáo dục” (tự giáo dục), như thiên kinh vạn luận đều hướng dẫn đại chúng cách phát hiện tự tính, tự yêu cầu, tự giải thoát. Đức Phật rất chú trọng giáo dục tự tâm. [4]
Có thể tóm nêu mấy phương pháp giáo dục của Đức Phật như sau:
1- Mọi người đều nhận được sự giáo dục như nhau (hữu giáo vô loại): Đức Phật giáo dục chúng sinh, không phân nghèo giàu quý tiện, không từ kẻ trí người ngu hay cơ lợi tính thuần, Người đều giúp đỡ, giáo hóa trên tinh thần bình đẳng không phân biệt.
2- Dạy dỗ không biết mệt mỏi (hối nhân bất quyện): Đức Phật không vì chúng sinh lì lợm, ương bướng mà quăng bỏ chúng, trái lại diễn thuyết vô lượng pháp môn, làm lợi ích chúng sinh. 
3- Phương tiện thiện xảo: Đức Phật mượn “giấy gói đàn hương” và “dây buộc cá”, để nói với đệ tử về đạo lý “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”; Đức Phật dùng chậu nhơ không thể chứa được nước pháp trong sạch, nhằm giáo dục La Hầu La (Rahula), từ đó làm cho La Hầu La giác ngộ Đều là do Đức Phật dựa vào cá tính, hứng thú, nhu cầu của chúng sinh, dùng phương tiện thiện xảo để giáo hóa, phát huy nghệ thuật cao nhất trong việc dạy học.
4- Lấy mình làm gương (dĩ thân tác tắc): Việc giáo dục lấy mình làm gương của Đức Phật thì chúng ta có thể thấy rải rác khắp trong các kinh điển, như Đức Phật từng xe chỉ luồn kim giúp cho Tỳ-kheo (Bhikkhu) già cả bị lù lòa, cho thấy Ngài đã gương mẫu thể hiện tình thương yêu, lòng từ bi vô hạn. 
5- Lấy độc trị độc (dĩ độc công độc): Đôi khi “lấy độc trị độc” cũng là một trong những phương pháp giáo dục của Đức Phật. 
6- Lấy xưa chứng nay (dĩ cổ chứng kim): Mượn các tích xưa của Đức Phật để dẫn dắt, gợi ý tinh thần tự lợi lợi tha.
	Tư tưởng giáo dục và phương pháp giáo dục trong Phật pháp, thực sự rất đáng được chúng ta học tập và vận dụng vào công tác giáo dục và dạy dỗ học trò, đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Các kinh luận Phật giáo, đều là cách hướng dẫn, chỉ bảo con người làm thế nào để “thân, khẩu và ý” trở nên đúng đắn, hài hòa, và trọn vẹn nhất, làm cho con người buông bỏ mọi thói hư tật xấu như tham lam, sân hận và si mê, từ đó mà có thể thay tâm đổi tính, sống một cuộc đời lành mạnh, tự tại và an vui. [4]
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
II.2.1. Vài nét về thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh trường THPT Ngọc Lặc trong những năm qua:
Trường THPT Ngọc Lặc được thành lập từ năm1961, hiện nay trường có 32 lớp với 1296 học sinh. Là trường nằm ở trung tâm của một huyện miền núi, với HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số, và một bộ phận học sinh cư trú trên địa bàn Thị trấn huyện Ngọc Lặc thuộc gia đình làm ăn kinh tế, buôn bán, hoặc là cán bộ, công chức. Còn lại là học sinh con em nông thôn và trong các xã xa thị trấn, điều kiện kinh tế khó khăn.
- Trải qua bề dày giáo dục hơn 50 năm, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào với biết bao nhiêu thế hệ học sinh thành đạt, trở thành những công dân có ích cho xã hội Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện ở trường cũng đạt được những kết quả khả quan. Đa số các em đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở các mức độ khác nhau ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ Ban nền nếp nhà trường trong năm học trước (2015-2016) tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức quả thực là một con số không nhỏ: 
+ Số HS có hành vi vi phạm nhiều nhất là: Nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, trốn học, chơi games, bỏ giờ, gian lận trong thi cử (Ở mức độ thỉnh thoảng chiếm khoảng 85 %, và mức độ thường xuyên khoảng 15%). Hiện tượng khiến phụ huynh và thầy cô đau lòng nhất là tình trạng học sinh gây gổ đánh nhau, không chỉ có học sinh nam, mà có cả học sinh nữ, diễn ra cả bên trong và bên ngoài trường, nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm, do ảnh hưởng của phim ảnh, các trò chơi bạo lực trên mạng
+ Hiện tượng học sinh bỏ giờ, trốn học chủ yếu rơi vào những em chưa có ý thức trong học tập, động cơ học tập không rõ ràng, thiếu sự quan tâm của gia đình, do học yếu, ham chơi nên bị bạn bè lôi kéo, rủ rê
+ Ngoài ra, số học sinh có những hành vi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_gdddhs_nho_van_dung_nhung_quan_diem.doc