SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương hậu lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương

SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương hậu lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương

“Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực, học sinh lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh”[3]. Đây chính là lời dạy, là nhiệm vụ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng giao cho giáo dục phổ thông hiện nay mà đặc biệt là đối với việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trường.

 Để thực hiện được lời dạy đó, là một giáo viên lịch sử tôi nhận thấy rằng biện pháp tối ưu nhất là lồng ghép lịch sử địa phương vào mỗi bài dạy lịch sử dân tộc. Tại trường THPT Đinh Chương Dương, trong các tiết dạy lịch sử dân tộc tôi thường xuyên lồng ghép lịch sử địa phương Thanh Hóa và lịch sử địa phương Hậu Lộc. Qua đó, không những giúp cho học sinh nắm vững lịch sử dân tộc mà còn giúp học sinh trường tôi biết được Hậu Lộc một mảnh đất dày sâu trầm tích văn hóa – lịch sử, là vùng đất sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, văn sĩ và các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, làm sáng tỏ những đóng góp của nhân dân Hậu lộc vào sự nghiệp chung của đất nước. Qua đó để hun đúc tình yêu, niềm tự hào về quê hương giàu truyền thống văn hóa.

 

doc 27 trang thuychi01 12150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương hậu lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
------a&b-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HẬU LỘC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
 Người thực hiện: Hoàng Thị Sinh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
 THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU	....Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài 	Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu	Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu	Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	Trang 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 	Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận	Trang 3
2.2. Thực trạng của việc lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học 
lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương. 	Trang 3
2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương 	Trang 4
2.3.1. Một số yêu cầu khi lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc trong dạy học lịch sử.	Trang 4
2.3.2. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc vào dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương 	Trang 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	 Trang 13
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 	Trang 13
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp 
và nhà trường 	Trang 14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	Trang 15
- Kết luận 	Trang 15
- Kiến nghị 	Trang 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực, học sinh lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh”[3]. Đây chính là lời dạy, là nhiệm vụ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng giao cho giáo dục phổ thông hiện nay mà đặc biệt là đối với việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trường. 
	Để thực hiện được lời dạy đó, là một giáo viên lịch sử tôi nhận thấy rằng biện pháp tối ưu nhất là lồng ghép lịch sử địa phương vào mỗi bài dạy lịch sử dân tộc. Tại trường THPT Đinh Chương Dương, trong các tiết dạy lịch sử dân tộc tôi thường xuyên lồng ghép lịch sử địa phương Thanh Hóa và lịch sử địa phương Hậu Lộc. Qua đó, không những giúp cho học sinh nắm vững lịch sử dân tộc mà còn giúp học sinh trường tôi biết được Hậu Lộc một mảnh đất dày sâu trầm tích văn hóa – lịch sử, là vùng đất sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, văn sĩ và các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, làm sáng tỏ những đóng góp của nhân dân Hậu lộc vào sự nghiệp chung của đất nước. Qua đó để hun đúc tình yêu, niềm tự hào về quê hương giàu truyền thống văn hóa. 
	Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương đặc biệt là lịch sử địa phương Hậu Lộc vào trong dạy học lịch sử gặp rất nhiều khó khăn. Đã có một số tác phẩm viết về lịch sử địa phương Hậu Lộc nhưng giáo viên ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử để dẫn đến một thực tế đáng buồn là khi hỏi tới một địa danh hay một danh nhân của địa phương thì học sinh đều trả lời là không biết. 
	Xuất phát từ thực tế trên, cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạy học theo phương pháp đổi mới, hưởng ứng việc xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, văn hóa địa phương cho học sinh trong các nhà trường trên địa bàn huyện” của ban Tuyên giáo Huyện ủy với kinh nghiệm vốn có của mình, năm học này tôi chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 + Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về lịch sử địa phương Hậu lộc.
 + Hun đúc cho học sinh tình yêu quê hương, niềm tự hào về quê hương giàu truyền thống văn hóa. Từ đó, nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập, rèn luyện vì bản thân, gia đình và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 
 + Giúp đồng nghiệp trong trường và địa bàn huyện Hậu Lộc có được tư liệu tinh lồng ghép vào các đơn vị kiến thức cụ thể để áp dụng vào quá trình giảng dạy của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tư liệu lịch sử địa phương của huyện Hậu lộc áp dụng vào quá trình dạy học lịch sử ở các khối lớp 10, 12 ở trường THPT Đinh Chương Dương. Các giáo viên dạy lịch sử trên địa bàn huyện tham khảo và vận dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thống kê: Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10,11,12 và tìm hiểu tác phẩm “Địa chí hậu Lộc” các tài liệu liên quan đến lịch sử địa phương Hậu Lộc như chương trình: “Đất và người xứ Thanh”, các tài liệu trên internet.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra khảo sát học sinh bằng phiếu trắc nghiệm về lịch sử địa phương; phỏng vấn, trao đổi với các giáo viên bộ môn lịch sử.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
	Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Do đó, việc dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”[3]. 
	Sử dụng lồng ghép tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. 
	Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương - cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc; giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử của quê hương. Không có hình thức nào giáo dục ý thức về truyền thống quê hương cho học sinh tốt bằng giáo dục qua lịch sử địa phương. 
	Không những vậy, sử dụng việc lồng ghép lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung, các phổ biến với cái đặc thù. Qua đó góp phần vào phát triển tư duy học sinh.
	Vì vậy, dạy lịch sử địa phương không chỉ bó hẹp theo phân phối chương trình: khối 10 – 1 tiết, khối 11 – 1 tiết, khối 12 – 2 tiết mà phải lồng ghép trong chương trình giảng dạy lịch sử dân tộc. 
2.2. Thực trạng của việc lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc vào dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương.
	Để thấy được thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Hậu Lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương, trong khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành điều tra những giáo viên dạy lịch sử và học sinh các các lớp theo ban khoa học xã hội của trường. Kết quả điều tra cho thấy:
- Về phía giáo viên: 100% cho rằng việc lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào quá trình dạy học lịch sử là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bởi theo phân phối chương trình, tiết dạy lịch sử địa phương là quá ít: khối 10 có 1 tiết, khối 11: 1 tiết, khối 12: có 2 tiết. Ở một tiết dạy lịch sử địa phương, chỉ tìm hiểu được một khía cạnh của lịch sử địa phương trong khi đó khối lượng kiến thức lịch sử địa phương rất phong phú và đa dạng. Do vậy, trong giảng dạy thầy cô có đưa những đơn vị kiến thức lịch sử địa phương vào bài giảng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhắc đến để minh họa bởi các nguồn tài liệu lịch sử địa phương Hậu lộc không có sẵn trong thư viện trường đồng thời khối lượng kiến thức lịch sử dân tộc trong các bài dạy rất nhiều. 
- Về phía học sinh: Học sinh rất hứng thú, chăm chú lắng nghe khi giáo viên lồng ghép các tư liệu lịch sử địa phương vào trong các tiết dạy vì những địa danh, nhân vật lịch sử đó có tại ngay trên mảnh đất quê hương các em đang sinh sống. Nhưng khi đi hỏi sâu vào kiến thức lịch sử địa phương Hậu lộc thì hiểu biết của các em rất hạn chế, đặc biệt các em đang được học dưới ngôi trường mang tên chí sĩ yêu nước Đinh Chương Dương nhưng khi hỏi về Đinh Chương Dương thì chỉ một số em trả lời được quê quán, năm sinh, năm mất. 
	Từ thực trạng trên, tôi thấy rằng cần đa dạng các hình thức để giảng dạy lịch sử địa phương Hậu Lộc. Trong các hình thức đó, tôi đề cao việc lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc vào quá trình dạy học lịch sử bởi sự thiết thực, hiệu quả của hình thức này. Để qua từng tiết dạy, bồi đắp thêm cho học sinh những kiến thức bổ ích về lịch sử truyền thống văn hóa của địa phương, từ đó hình thành ý thức tu dưỡng tài, đức để xây dựng quê hương Hậu lộc ngày càng giàu đẹp hơn.
2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương.
2.3.1. Một số yêu cầu khi lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc trong dạy học lịch sử.
 Trên cơ sở nghiên cứu bài học, nghiên cứu các nguồn tài liệu lịch sử địa phương ở Hậu Lộc, giáo viên phải xác định được bài dạy nào có nội dung lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy.	 Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến lịch sử địa phương Hậu Lộc vào bài giảng. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được “tham” kiến thức, tránh biến giờ dạy lịch sử dân tộc thành tiết dạy, tiết kể chuyện về lịch sử địa phương.
Khi lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc trong dạy học lịch sử dân tộc có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện để lồng ghép nhằm làm sinh động hơn cho tiết dạy, truyền thụ kiến thức lịch sử ở địa phương gắn với các mốc lịch sử của lịch sử dân tộc, để giáo dục truyền thống quê hương đối với học sinh. Giáo viên có thể lồng ghép trong các tiểu mục, phần tổng kết, bài tập về nhà liên hệ thực tiễn. 
Tại trường THPT Đinh Chương Dương, nội dung giảng dạy các tiết lịch sử địa phương như sau:
Khối 10 – 1 tiết: Tìm hiểu về khởi nghĩa bà Triệu năm 248 và di tích lịch sử Đền Bà Triệu.
Khối 11 – 1 tiết: Tìm hiểu về khởi nghĩa Ba Đình
Khối 12 – 2 tiết: Tìm hiểu về: Đóng góp của Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và đóng góp của Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
Ngoài các nội dung lịch sử địa phương Hậu Lộc được tìm hiểu tại các tiết lịch sử địa phương (khởi nghĩa bà Triệu – đền Bà Triệu; Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt – hai người con Hậu lộc tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình) tôi đã sưu tầm, chọn lọc những tư liệu quý về lịch sử địa phương Hậu Lộc để đưa vào quá trình dạy học lịch sử. Sau đây, là một số phương pháp lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học lịch sử.
2.3.2. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Hậu lộc vào dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương.
* Lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học lịch sử để học sinh biết Hậu Lộc là mảnh đất dày sâu trầm tích văn hóa lịch sử.
- Khi dạy bài 13 chương trình lịch sử lớp 10: Việt Nam thời nguyên thủy. Trong phần tổng kết lại bài, trong phần khái quát lại các giai đoạn phát triển (các nền văn hóa) của thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam, tôi lồng ghép nội dung lịch sử Hậu Lộc, để thấy rằng Hậu Lộc là mảnh đất có lịch sử lâu đời, cách ngày nay hàng vạn năm đã có con người sinh sống.
Ở Hậu Lộc các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di chỉ khảo cổ, các nền văn hóa để giải đáp về sự phát triển liên tục của thời kì nguyên thủy ở Việt Nam đó là di chỉ văn hóa Gò Trũng (Phú Lộc – Hậu Lộc) và di chỉ văn hóa Hoa Lộc (Hoa Lộc – Hậu Lộc).
Di chỉ văn hóa Gò Trũng: Hiện nay các nhà khảo cổ học nước ta xếp Gò Trũng vào hậu kỳ đá mới và coi là di tích tiêu biểu cho giai đoạn muộn của văn hoá Đa Bút, một trong những văn hoá sau Hoà Bình góp phần quan trọng vào sự chắp nối đường dây phát triển liên tục giữa văn hoá Hoà Bình và văn hoá Đông Sơn. Gò Trũng là một cồn cát thuộc xã Phú Lộc, cách bờ biển hiện tại hơn 1 km về phía tây và cách di chỉ Đa Bút (Vĩnh Lộc) khoảng 40 km về phía đông. [1]
Nền văn hóa ở Hậu lộc để lại nhiều dấu ấn đậm nét có sức ảnh hưởng và lan tỏa đến nhiều vùng miền đó là văn hóa Hoa Lộc. Chủ nhân văn hoá Hoa Lộc đã biết đến kim khí. Văn hóa Hoa Lộc là văn hoá khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại kim khí.
Những di tích được phát hiện cho thấy cư dân Hoa Lộc là những người làm nông nghiệp, khai thác thủy sản và săn bắn, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất trong nền kinh tế của họ là nông nghiệp. Nghề làm gốm của người Hoa Lộc đã phát triển với trình độ kỹ thuật cao, có phần trội hơn các nhóm di tích cùng thời và thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Văn hoá Hoa Lộc là nhân tố đầu tiên đóng góp vào sự hình thành văn minh Đông Sơn và bộ Cửu Chân thời các Vua Hùng dựng nước ở khu vực sông Mã. Đồng thời tôi trình chiếu các hiện vật bằng đá và đồ gốm tìm thấy ở di chỉ văn hóa Hoa Lộc để học sinh thấy được kĩ thuật chế tác đá và đồ gốm đạt trình độ cao của cư dân Hoa Lộc. 
(Ảnh: Phụ lục I).
* Lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học lịch sử để học sinh biết Hậu Lộc là mảnh đất quật cường trong kháng chiến chống ngoại xâm.
- Khi dạy bài 16 chương trình lịch sử lớp 10: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phần II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X), mục 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X.
Ở mục này tôi lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X. Trong đó, tôi lồng ghép đưa lịch sử địa phương Hậu Lộc để phân tích thêm cho học sinh về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 – cuộc khởi nghĩa diễn ra ngay trên mảnh đất Phú Điền – Hậu Lộc.
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê Linh với sự hưởng ứng của "65 huyện thành", khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) ở Thanh Hoá nổ ra năm 248 được nhân dân cả quận Giao Chỉ và Cửu Chân hưởng ứng, giết chết viên thứ sử Giao Châu, khiến sử Ngô cũng phải ghi chép : Năm 248 "toàn thể châu Giao đều chấn động". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Bà đã anh dũng hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá). Tuy nhiên hình ảnh và sự tích về Bà vẫn không phai nhạt trong tâm tưởng của nhân dân Hậu Lộc: 
 "Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng"
Tương truyền đền bà Triệu được xây dựng lên từ thời Tiền L‎ý (L‎ý Nam Đế). Khi nhà vua đem quân đi dẹp giắc ở phương nam, qua đây trú quân lại một đêm. Được Bà Triệu báo mộng, lúc thắng giặc trở về, nhà vua cho sửa sang lại lăng mộ và lập đền thờ Bà tại Phú Điền (Triệu Lộc- Hậu Lộc). Đến năm 2011, đền Bà Triệu là di tích lịch sử được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
 (Trình chiếu hình ảnh – phụ lục II).
- Khi dạy bài 22 chương trình lịch sử 12 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất (1965 – 1973)”, phần II- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ. 
Trên mặt trận chiến đấu, tôi liên hệ những thành tích của nhân dân Hậu Lộc góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
+ Chiến thắng Lạch Trường (5/8/1864): chiến thắng đầu tiên chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Lần đầu tiên quân và dân Miền Bắc đã hạ “Uy thế không lực Hoa Kỳ”.
Lúc 14 giời 45 phút ngày 5-8-1964, lực lượng không quân Mỹ từ hạm đội 7 bay vào đánh phá từ đảo hòn Nẹ huyện Hậu Lộc đến cửa Lạch Trường huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá. Ngay sau khi máy bay Mỹ xuất hiện bắn phá cửa Lạch Trường và công kích vào các tàu hải quân ta. Đơn vị dân quân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc thuộc huyện Hậu Lộc; xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá; tự vệ đánh cá Lạch Trường; Đại đội 19 Phòng không bảo vệ trạm ra đa; đồn công an vũ trang nhanh chóng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.
12 cô gái dân quân xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc đã chiến đấu ngoan cường với lũ giặc trời. Hai cô gái Nguyễn Thị Vy 17 tuổi; Lê Thị Thảo 20 tuổi chưa từng quen với sóng cả nhưng vẫn xung phong vượt sóng ra khơi dưới làn bom đạn địch để cứu chữa thương binh, tiếp đạn cho tàu hải quân chiến đấu. Đoàn viên thanh niên Tô Thị Đạo không tiếc thân mình nhiều lần tiếp máu cứu sống thương binh. 
15 giờ 15 phút trận chiến đấu tại Lạch Trường kết thúc, quân và dân khu vực Lạch Trường phối hợp chiến đấu ngoan cường bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ.
Chiến thắng Lạch Trường ngày 5-8-1964 ở Thanh Hoá cũng như cả nước có tiếng vang lớn trên thế giới. Loài người tiến bộ trên thế giới đều thấy rõ hành động dã man của đế quốc Mỹ và ngạc nhiên, khâm phục chiến công kỳ diệu của quân và dân ta. Ngày 12-10-1964, Đại sứ quán Cu-ba tại Hà Nội đã vào thăm Thanh Hoá, tặng cờ lưu niệm cho 2 xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc và xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá. [3]. Nhân dân Cu-ba còn ví Chiến thắng Lạch Trường như chiến thắng Hiron của mình
+ Chiến công của đội nữ dân quân Hoa Lộc, Hậu Lộc. 
Đơn vị nữ dân quân gái Hoa Lộc gồm 14 chiến sĩ, do đồng chí Hoàng Thị Mợi làm trung đội trưởng. Những cô gái này tuổi đời còn rất trẻ, hầu hết ở độ tuổi 18, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vì độc lập, tự do của dân tộc, họ đã gác lại mọi mơ ước riêng tư của mình để nhận nhiệm vụ bảo vệ bầu trời, kho thóc và tuyến đường huyết mạch giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam.
Theo kế hoạch, trung đội được huấn luyện trong 11 ngày, vừa học lý thuyết, vừa thực hành về cách sử dụng súng. Đội nữ dân quân đã được cấp trên giao cho 3 khẩu súng phòng không 12,7mm và chọn khu đất cồn bãi ở khu Đông Ngàn (Hậu Lộc) làm căn cứ luyện tập. 
 	Khu vực kênh De là nơi trọng điểm, địch tập trung đánh phá rất ác liệt, nên toàn trung đội thống nhất chọn làm nơi bố trí trận địa, miệt mài ngày đêm theo dõi, quan sát để rút ra quy luật hoạt động của chúng.
Khoảng 15h chiều ngày 16/6/1967, trong khi cả trung đội đang luyện tập thì trên bầu trời bất ngờ xuất hiện hai tốp máy bay của địch từ biển Lạch Trường bay vòng vào trận địa. Ba khẩu súng 12,7mm đồng loạt nhả 21 viên đạn. Chiếc máy bay A4D trúng đạn, loạng choạng lao xuống đất. Thấy vậy, cả tốp máy bay quay đầu tháo chạy ra biển.
Chiến công bắn rơi máy bay A4D của các nữ dân quân Hoa Lộc làm nức lòng quân, dân cả nước. Đây là đơn vị nữ đầu tiên trên miền Bắc độc lập bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh. Ngay sau chiến công đó, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và gửi tặng cho mỗi thành viên trong trung đội một huy hiệu của Người.
Chiến công nối tiếp chiến công. 5 tháng sau, ngày 2/11/1967 đơn vị lập công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2; 
(Khi Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai, ngày 30/7/1972 đơn vị lại tiếp tục bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ ba.)
Chiến công của những nữ dân quân Hoa Lộc đã đóng góp vào rừng chiến công của các nữ dân quân miền Bắc trong những năm chiến đấu ác liệt, chống giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, giai đoạn 1965 - 1968. Đó là minh chứng hùng hồn về khả năng cách mạng vĩ đại của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thanh Hóa nói riêng chẳng những sản xuất giỏi mà chiến đấu cũng giỏi, rất xứng đáng với truyền thống của quê hương Bà Triệu anh hùng.
Với những thành tích đặc biệt này, đến năm 1973, trung đội dân quân gái Hoa Lộc đã được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 	
(Trình chiếu hình ảnh – phụ lục III)
* Lồng ghép lịch sử địa phương Hậu Lộc vào dạy học lịch sử để học sinh biết Hậu lộc là mảnh đất có những làng nghề trăm tuổi.
- Khi dạy bài 22 chương trình lịch sử 10: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI- XVIII”, mục 2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
Về sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, tôi liên hệ ngay với làng nghề thủ công truyền

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_long_ghep_lich_su_dia_phuong_hau_lo.doc