SKKN Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9

SKKN Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9

 Đổi mới phương pháp là nhu cầu của sự phát triển trong giai đoạn đất nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy để phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.

 Môn Giáo dục công dân (GDCD) bậc THCS nhằm giáo dục cho các em những chuẩn mực của người công dân phù hợp với từng lớp học. Dạy bộ môn này không đơn giản chỉ là việc truyền thụ tri thức mà còn phải giáo dục hành vi của các em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học, hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật. Nếu chúng ta chỉ dạy phần lý thuyết khô khan thì khó lòng thuyết phục các em. Kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu sách báo, tài liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều những thông tin cần thiết và bổ ích. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều, thì việc chuyển tải nội dung bài học bằng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin là rất phù hợp, nhằm lôi cuốn các em, gây hứng thú cho các em qua tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết, hình thành nhân cách cho học sinh.

 Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, tôi đã từng bước tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào các tiết dạy GDCD phần đạo đức, tăng được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Và đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: "Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9" để trao đổi cùng bạn bè và đồng nghiệp.

 

doc 18 trang thuychi01 20983
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Đổi mới phương pháp là nhu cầu của sự phát triển trong giai đoạn đất nước ta đang tiến hành hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy để phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại.
 Môn Giáo dục công dân (GDCD) bậc THCS nhằm giáo dục cho các em những chuẩn mực của người công dân phù hợp với từng lớp học. Dạy bộ môn này không đơn giản chỉ là việc truyền thụ tri thức mà còn phải giáo dục hành vi của các em cho phù hợp với các chuẩn mực đã học, hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật. Nếu chúng ta chỉ dạy phần lý thuyết khô khan thì khó lòng thuyết phục các em. Kiến thức của bộ môn này phải được cập nhật hàng ngày qua tư liệu sách báo, tài liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng... Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều những thông tin cần thiết và bổ ích. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn này còn thiếu rất nhiều, thì việc chuyển tải nội dung bài học bằng các phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin là rất phù hợp, nhằm lôi cuốn các em, gây hứng thú cho các em qua tiết học để từ đó giáo dục hành vi cần thiết, hình thành nhân cách cho học sinh. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, tôi đã từng bước tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào các tiết dạy GDCD phần đạo đức, tăng được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Và đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: "Một số phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 9" để trao đổi cùng bạn bè và đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của tôi là qua những giờ học thực tế đó, tôi sẽ giáo dục các em những bài học bổ ích nhất, thiết thực nhất về đạo đức để các em trở thành những học sinh ngoan, có ích cho gia đình và xã hội
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này là các phương pháp học tập tích cực để từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong khi học tại trường THCS Hà Vinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
a. Đặc điểm môn học
 Đặc điểm của môn GDCD là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật. Tất nhiên, các kiến thức của nó là rất đơn giản. Nó cung cấp những tri thức sơ lược về quan hệ ứng xử trong gia đình, quan hệ hàng xóm, quan hệ xã hội. Đồng thời cung cấp những hiểu biết về các qui tắc của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân...Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. Môn GDCD có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Những tri thức môn GDCD trực tiếp xây dựng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Giáo viên dạy bộ môn này phải đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn. [1]
b. Những quan điểm về vấn đề tạo hứng thú trong giờ dạy môn GDCD
 Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học đó là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm được điều đó, song không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp học sinh rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học, giáo viên phải nắm vững các bước sau:
 b.1. Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh. 
 Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh THCS là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau:
 - Công tác giáo dục tư tưởng đạo dức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học
 Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực;... những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở của giảng giải.
 - Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi
 Hầu hết học sinh THCS còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp giáo dục thích hợp. Việc giáo dục ý thức chính trị cũng như giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lí thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế nọ
 - Công tác giáo dục tư tuởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay
 b.2. Các nguyên tắc của công tác giáo dục
 Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học GDCD đó là việc làm bắt buộc và khó. Ở đây, phải xuất phát từ khái niệm đạo đức học để hình thành ở các em những tình cảm đạo đức và các hành vi đạo đức. Chính vì vậy đòi hỏi các phương pháp sau:
 - Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa vận dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.
 - Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục.
 - Giáo dục tư tưởng đạo đức phải đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đình, nhà trường và xã hội ở địa phương.
 - Giáo dục tư tưởng đạo đức phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình học.
 Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ với nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây được hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận dụng kết hợp các nguyên tắc trên.[1]
 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 2.2.1. Thực trạng chung:
 Như trên đã nói,về mục tiêu, môn GDCD là một môn học trực tiếp giáo dục các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần thiết của con người trong mọi thời đại. Bản thân cái tên gọi của nó - Giáo dục công dân- đã thông báo một nhiệm vụ rất rõ ràng và cụ thể: đó là giáo dục con người, một nhiệm vụ rất cần thiết và hữu ích của mọi quốc gia, dân tộc, mọi thời đại. Gần đây nhất, giáo viên dạy môn GDCD của lớp nào còn được tham gia xếp loại hạnh kiểm của học sinh lớp đó. Vậy mà trên thực tế môn học này chưa thực sự phát huy hết vai trò, nhiệm vụ và chức năng quan trong đó. Vì sao vậy?
 Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao. Trước hết phải kể đến đó là việc xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân cách đạo đức cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài chưa chú ý rèn đức. Biểu hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn GDCD chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào môn thi tốt nghiệp hay vào cấp III. Điều này làm cho giáo viên và học sinh chủ quan, chỉ ý thức được rằng miễn là dạy học đủ bài, đúng chương trình. Chính môn GDCD không được chọn vào các môn thi trong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo, sách bài tập còn ít, đặc biệt là sách viết về phương pháp dạy học bộ môn này cũng hiếm, nhất là các tài liệu dạy học phần pháp luật gần như là không cóMột vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần/1 tiết). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, tương đối phù hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. [1]
2.2.2. Thực trạng của giáo viện dạy môn Giáo dục công dân
 Thông qua việc dự giờ các lớp, tôi nhận thấy điểm hạn chế, tồn tại tập trung rất nhiều ở phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Đó là sự đầu tư cho giờ dạy còn ít, chưa chu đáo, đặc biệt là chưa đổi mới phương pháp, chưa tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chưa cập nhật kịp thời những thông tin, số liệu mới. Nhiều tiết học sa vào giảng suông, đôi khi như là những giờ đọc chép chính tả... dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh những ấn tượng đặc biệt để các em khắc sâu, ghi nhớ bài học.
2.2.3. Thực trạng của học sinh học môn Giáo dục công dân
 Qua đi dự giờ đột xuất, dự giờ thao giảng và thu thập thông tin từ giáo viên dạy và trực tiếp nhất là qua thực tế dạy học bộ môn này của bản thân mấy năm về trước khi chưa tích cực đổi mới phương pháp, chưa sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và đặc biệt là chưa có ứng dụng của công nghệ thông tin vào dạy học, tôi thấy học sinh chưa hứng thú học bộ môn này. Đa số các em chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở, mải chơi. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể. Các em ngại đi tìm tài liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động, chỉ học qua loa, đối phó vì luôn coi đó là môn học không quan trọng, chỉ cần học để lấy điểm trung bình là được 
 Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho việc dạy và học môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông trở nên nhàm chán, thụ động. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức ngày một gia tăng. Có khi các em toàn cố ý làm ngược lại với những gì thầy cô giáo đã dạy và đang dạy mình. Nghĩa là “học một đằng, làm một nẻo” nhiều khi khiến giáo viên cũng cảm thấy buồn, bất lực khi không giáo dục được các em làm theo những điều hay lẽ phải mà mình đã cố công dạy bảo. Đây là thực trạng chung không chỉ ở một trường học nào mà là thực trạng chung của toàn xã hội. Vậy làm thế nào để học sinh cảm thấy yêu thích môn học và học với tinh thần, thái độ hoàn toàn tự giác, tự nguyện và ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống? 
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học GDCD để được thực hiện tốt theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất.Thầy cô là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. Với SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để HS hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, nếu nguy hiểm cầu cứu ở đâu...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn ít, tranh ảnh minh họa cũng ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, công sưu tầm tư liệu mất rất nhiều thời gian. Thực tế, nếu dập khuôn theo SGK thì môn GDCD là khô cứng, giáo điều, HS rất khó hiểu. Chương trình lớp 9 khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như lý tưởng sống của thanh niên, hay tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác... Kiến thức đưa vào thì giáo viên và học sinh đều phải dạy và học, tuy nhiên, để minh họa cho bài học khá khó khăn. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học GDCD cần chú ý các phương pháp sau:
 2.3.1. Phương pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. 
 " Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền hình", [1]giáo viên phải tích lũy lại những vấn đề có tính thời sự nóng hổi, được nhiều người quan tâm, để phục vụ cho bài giảng. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn khi dạy học bài mới trên lớp.
 2.3.2. Phương pháp nêu gương: 
 "Mỗi chủ đề đạo đức tương ứng, giáo viên cần đưa gương tốt về người thật, việc thật để học sinh học tập và noi theo; đồng thời cũng nêu cả những gương xấu (nếu có) để học sinh tránh" [1]. Những tấm gương nêu ra phải được nhiều học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở trường, lớp, địa phương nơi học sinh đang học tập và sinh sống. Như vậy tác dụng giáo dục đối với các em sẽ hiệu quả hơn.
2.3.3. Phương pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức. 
 Phương pháp này có thể kết hợp trong các tiết dạy phần đạo đức, đặc biệt là các tiết dạy về hoạt động ngoại khóa môn GDCD. Phương pháp này cũng có thể kết hợp với đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt lớp. Bên cạnh giờ lên lớp của môn GDCD, các nhà trường nên tổ chức giáo dục đạo đức công dân cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, qua lễ chào cờ đầu tuần, các giờ sinh hoạt lớp... giúp HS hiểu rõ hơn các "chuyển động" trong đời sống xã hội để từ đó hình thành ở các em tình cảm, niềm tin trong sáng, sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống hơn.
 2.3.4. Phương pháp tọa đàm
 Để tránh sự nhàm chán, đơn điệu, trước khi tọa đàm, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ, sau đó tiến hành tọa đàm thông qua một số hình thức hoạt động như tổ chức hái hoa dân chủ hoặc bắt thăm câu hỏi trả lời... Đây cũng là một phương pháp tăng hứng thú học tập của học sinh trong các giờ học đạo đức môn GDCD
2.3.5. Phương pháp tập xây dựng kịch bản và đóng vai xử lí các tình huống liên quan đến đạo đức
 Đây là phương pháp có thể áp dụng ở tất cả các tiết dạy đạo đức môn GDCD. Đối với những bài có tình huống trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cho học sinh dựa vào tình huống đó mà đóng vai. Đối với những bài không có sẵn tình huống trong sách giáo khoa, giáo viên phải cho học sinh chuẩn bị xây dựng kịch bản trước ở nhà và tập đóng vai để xử lí các tình huống liên quan đến đạo đức.
 Trên đây là các giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong rất nhiều tiết dạy phần đạo đức ở trường THCS Hà Vinh và thu được những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, do khuôn khổ của sáng kiến có hạn, tôi không thể minh họa hết các tiết dạy mà bản thân tôi đã áp dụng. Sau đây tôi xin trình bày những ứng dụng của tôi vào một tiết học cụ thể để tạo cho học sinh có hứng thú đối với bài học.
ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ Ở CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 9
Bài 10 -Tiết 16: Ngoại khóa: Lí tưởng sống của thanh niên 
Bài này được phân phối dạy trong hai tiết (Tiết 15 và tiết 16)
 Ở tiết 15, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề (Mục 1) trong sách giáo khoa và rút ra các nội dung liên quan đến lí thuyết thuộc kiến thức cơ bản của bài học: khái niệm lí tưởng sống, vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng và làm bài tập 1 trong sách giáo khoa và một số bài tập trong các sách tham khảo khác.
 Hết tiết 15, tôi yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị một số nội dung cho tiết 16:
* Phần chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc tiếp phần nội dung bài học để xác định lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay,đồng thời đề ra phương hướng cụ thể để thực hiện lí tưởng sống đã đặt ra, kết hợp làm các bài tập 2,3 trong sách giáo khoa trang 35,36
- Tìm hiểu những tấm gương của thanh niên qua các thời kì
- Sưu tầm những bài hát về Đoàn, về thanh niên, về gương các đoàn viên ưu tú lớp trước...
- Tập văn nghệ, tập xây dựng kịch bản, tập đóng vai...
- Chuẩn bị diễn đàn, chuẩn bị câu hỏi toạ đàm...
 * Phần chuẩn bị của giáo viên:
- Những tấm gương, những ví dụ thực tế 
- Các hình ảnh, các đoạn video về hoạt động của thanh niên tình nguyện...
- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu... phục vụ cho buổi toạ đàm.
 Đây là một bài dạy khó. Các kiến thức lí thuyết của bài rất trừu tượng đối với học sinh, phần bài tập trong sách giáo khoa thì chưa phong phú, hấp dẫn. Hơn nữa, sách tham khảo cũng như hướng dẫn cho việc dạy và học bài này hầu như không có. Nếu giáo viên khi lên lớp không tìm ra phương pháp dạy học thích hợp thì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, đơn điệu, không kích thích được sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc trưng của tiết học là ngoại khóa nên việc tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả để tăng hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để học sinh dễ hiểu, có hứng thú học, gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn các em? Tôi đã suy nghĩ và vận dụng các phương pháp thích hợp để tạo hứng thú trong giờ dạy. Và để làm nên thành công trong giờ dạy không thể thiếu đó là sử dụng công nghệ thông tin.
1. Phương pháp đưa các tư liệu cuộc sống vào bài dạy để tạo ấn tượng cho học sinh:
 Khi dạy phần lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay, tôi cho học sinh đọc thông tin ở phần đặt vấn đề (mục 2) sách giáo khoa. Sau đó tôi đưa thêm các tư liệu, hình ảnh trong cuộc sống vào bài giảng. Những tư liệu này không chỉ giới học sinh quan tâm mà toàn xã hội đang quan tâm đó là tư liệu về hiến máu nhân đạo, hình ảnh thanh niên tham gia giúp đỡ bà con những vùng còn gặp nhiều khó khăn... Những tư liệu này rất đơn giản có trên mạng internet. Đây là hai thông tin để học sinh tìm hiểu về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
 Tôi cho các em đọc thông tin và kết hợp quan sát ảnh: Từ ngày 10/10/2015 đến 12/10/2016, điểm hiến máu đặt tại siêu thị Big C Hà Nội đã có 205 bạn trẻ đăng ký hiến máu, 122 đơn vị máu được tiếp nhận. Tại Bình Định, ngay sau khi nước lũ rút, đội thanh niên và y bác sĩ trẻ tình nguyện đã có mặt ở các vùng trọng điểm của lũ để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, làm vệ sinh môi trường, khắc phục đường giao thông, các công trình thủy lợi, 
Thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo
 Thanh niên chung tay giúp dân khắc phục lũ
và sau đó nêu câu hỏi: Khi đọc những thông tin và quan sát ảnh, em có suy nghĩ gì về hoạt động của thanh niên hiện nay?
 Học sinh dễ dàng thấy được hoạt động của thanh niên rất đa dạng, phong phú, thiết thực. Thanh niên tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đến những nơi đất nước và nhân dân đang cần. Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa việc làm của họ đó là đem đến cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...Sau đó giáo viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì bằng câu hỏi: 
? Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? 
Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên chốt lại: 
Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là: PhÊn ®Êu thùc hiÖn môc tiªu x©y dựng n­íc Việt Nam ®éc lËp, d©n giµu, n­íc m¹nh, xã hội c«ng b»ng, d©n chñ, v¨n minh. Tr­íc m¾t lµ thùc hiÖn th¾ng lîi nhiÖm vô c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa theo ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa.[2,3]
 Khi dạy phần tiếp theo: Cách rèn luyện của bản thân, tôi đưa một hình ảnh về thanh niên nghiện ngập, tiêm trích ma túy, một hình ảnh về các đối tượng thanh niên vi phạm pháp luật, bị bắt và truy tố trước vành móng ngựa. 
 Đồng thời tôi còn kết hợp cho học sinh xem một đoạn video về các hoạt động của thanh niên tham gia rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống xã hội năm 2016. Dưới đây là một số hình ảnh lồng trong đoạn băng đó:
 Thanh niên tình nguyện đi cấy và trồng chuối giúp dân
Thanh niên tình nguyện tham gia dọn vệ sinh và dạy múa hát cho thiếu nhi
Sau khi cho học sinh xem các hình ảnh và đoạn video, tôi hỏi: 
? Em có suy nghĩ gì sau khi xem các hình ảnh và đoạn video trên? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
 Từ các hình ảnh được xem, học sinh biết mình phải làm theo tấm gương nào để không sa vào con đường nghiện ngập, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống đã đề ra. 
 Có thể nói, hình ảnh trên đã tác động đến tâm lí, hành vi của các em và từ đó hướng các em đi đúng con đường mà xã hội đang cần và mong muốn. Đối với học sinh, các em rất thích thú khi xem các hình ảnh đó, các em nói đó là một ấn tượng sâu đậm, có em còn xin đoạn băng hình đó. Còn người dự giờ cảm thấy dưng dưng, có một sự xúc động thật sự trong tâm h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tr.doc