SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Tin học 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ - Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính thức đưa bộ môn tin học vào các nhà trường giảng dạy từ năm 2006. Đến nay, môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THPT, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội tri thức của nhân loại.
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta. Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức Tin học rất hay, bổ ích và cần thiết đối với học sinh. Nhưng chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, đồng thời là sự nhạy bén, tư duy, quan sát và sáng tạo của học sinh. Tin học đòi hỏi học phải đi đôi với hành, yêu cầu học sinh phải vững lý thuyết để áp dụng vào thực hành. Đặc biệt đối với Tin học 10 là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp THPT, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn tin học 10 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
Với kinh nghiệm giảng dạy ở nhiều năm trước, tôi nhận thấy để có một kết quả giảng dạy bộ môn tin học 10 tốt, giáo viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đối với mỗi bài học cần có phương pháp dạy học tương ứng, phù hợp thì học sinh mới tiếp thu bài tốt, hiệu quả tiết học cao hơn, các em dễ dàng móc nối giữa các kiến thức với kỹ năng thực hành. Hiện tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên chưa có tài liệu và đề tài nào nghiên cứu về các phương pháp dạy học tin học 10, nhà trường và các đồng nghiệp cũng nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề, xong vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể.
Với những lí do như trên, để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tin học lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, tôi xin trình bày đề tài: “Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên”.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, trong đó yếu tố con người trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Và phương tiện cho sự phát triển đó chính là tri thức công nghệ - Tin học đóng vai trò then chốt cho sự sáng tạo, mở đường, thúc đẩy cho sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước đã chính thức đưa bộ môn tin học vào các nhà trường giảng dạy từ năm 2006. Đến nay, môn Tin học cũng giống như nhiều môn học khác ở trường THPT, nó có một vị trí đặc biệt không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội tri thức của nhân loại. Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Trung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông. Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta. Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức Tin học rất hay, bổ ích và cần thiết đối với học sinh. Nhưng chương trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, đồng thời là sự nhạy bén, tư duy, quan sát và sáng tạo của học sinh. Tin học đòi hỏi học phải đi đôi với hành, yêu cầu học sinh phải vững lý thuyết để áp dụng vào thực hành. Đặc biệt đối với Tin học 10 là cơ sở để hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp THPT, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn tin học 10 học sinh được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo. Với kinh nghiệm giảng dạy ở nhiều năm trước, tôi nhận thấy để có một kết quả giảng dạy bộ môn tin học 10 tốt, giáo viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đối với mỗi bài học cần có phương pháp dạy học tương ứng, phù hợp thì học sinh mới tiếp thu bài tốt, hiệu quả tiết học cao hơn, các em dễ dàng móc nối giữa các kiến thức với kỹ năng thực hành. Hiện tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên chưa có tài liệu và đề tài nào nghiên cứu về các phương pháp dạy học tin học 10, nhà trường và các đồng nghiệp cũng nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề, xong vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể. Với những lí do như trên, để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tin học lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, tôi xin trình bày đề tài: “Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu: Với chủ trương của giáo dục: lấy học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò dẫn dắt học sinh, đồng thời hướng dẫn các em để cho các em và làm được bài. Muốn học sinh hiểu được, thì giáo viên phải nghiên cứu cách giảng dạy, làm sao truyền đạt được đúng, đủ kiến thức, nhưng phải dễ hiểu nhất, cụ thể nhất. Giáo viên phải thật sự tận tâm, nhiệt huyết với bài dạy thì cũng mới truyền được cảm hứng học tập cho các em, tránh được sự mệt mỏi, buồn ngủ, nhàm chán của tiết học. Khi học sinh đã hiểu, nắm vững kiến thức của bài học, thì các em có thể thực hành một cách dễ dàng. Đề tài được xây dựng nhằm mục đích đưa ra những phương pháp mới, cách dạy mới để giúp các tiết học tin trở nên sinh động hơn, hào hứng, khơi dậy sự sáng tạo. Không những kích thích các em học tập môn tin mà còn tạo cho các em sự hứng khởi, say mê học tập, truyền lửa cho các em để các em có tinh thần phấn chấn, tập trung học tập tiếp thu tốt các kiến thức của môn học khác. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung và kiến thức chương trình Tin học phổ thông, cụ thể là tin học 10 - Nghiên cứu về kỹ năng, phương pháp dạy học, đổi mới theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm - Nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh THPT - Tổng kết các phương pháp đã áp dụng mang lại hiệu quả dạy học các lớp học ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Các kiến thức tin học, tin học 10, các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học. - Tham khảo tài liệu về phương pháp dạy học, mô hình dạy học - Thu thập thông tin, khảo sát thực tế, phân tích đánh giá... - Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Một số khái niệm, căn cứ lý thuyết để hình thành sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất định. Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh. Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn này theo các mục đích đặt ra. “Trích Phương pháp dạy học đại cương môn tin học - Nhà xuất bản ĐHSP” 2.2. Thực trạng vấn đề Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là ngôi trường mang tên vị giáo sư nhãn khoa đầu ngành của Việt Nam, được đóng trên địa bàn xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương. Với số lượng hơn 1000 học sinh, được dìu dắt bởi hơn 70 cán bộ giáo viên trong trường, là ngôi trường có bề dày về thành tích, và trong những năm về đây, trường luôn được vinh danh bởi kết quả học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh, số lượng học sinh đậu đại học. Những thành tích đó là niềm tự hào của mỗi cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Để đạt được những thành tích đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đối với nhà trường, là năng lực quản lý của ban giám hiệu, và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ giáo viên, đã đưa nhà trường lên tầm nhìn mới. Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy thực hành, máy chiếu, thư viện sách có nhiều tài liệu, sách tham khảo cho học sinh và giáo viên. Đội ngũ giáo viên trẻ, được đào tạo theo đúng chuyên ngành, có nhiều tâm huyết, thường xuyên trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm và góp ý, bổ sung cho nhau. Học sinh chăm ngoan, chịu khó, ý thức học tập cao. Đối với bộ môn tin nói riêng, bản thân tôi và các giáo viên trong tổ tin học luôn trau dồi kiến thức, học hỏi, thảo luận và góp ý kiến cho nhau. Học sinh thì rất thích học tin học, các em ham học hỏi, khám phá và mong muốn tìm hiểu cái mới. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy học tin học tại trường: - Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế, số lượng phòng máy và máy tính chưa đủ để đáp ứng nhu cầu dạy học. - Phần lớn là học sinh nông thôn, ven biển, bố mẹ bận việc và thường xuyên đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con. Gia đình các em hầu như chưa có máy tính, nên khả năng tự thực hành, ôn bài ở nhà khó. - Các em học sinh khi tiếp xúc với tin học 10, đa số đều bỡ ngỡ vì lần đầu tiên được biết đến máy tính, chưa biết cách sử dụng máy tính. - Một số học sinh có tư tưởng môn tin học là môn phụ, không thi đại học, không thi tốt nghiệp nên các em có suy nghĩ học đối phó, không chú trọng. - Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ, học sinh chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng giành cho tiết thực hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, dẫn đến học sinh cảm thấy không hứng thú học Ò dẫn đến chán họcÒ dẫn đến lười họcÒ dẫn đến không hiểu bài, kết quả thấp. - Tin học lớp 10 phần lớn là lý thuyết kết hợp với thực hành nhưng nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn làm - dạy lý thuyết trên lớp đến bài thực hành học sinh mới được thực hành, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó học sinh gần như quên lý thuyết, phải giở sách vở xem lại rồi mới thực hành được. 2.3. Một số phương pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng tin học 10 ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học luôn là niềm trăn trở của mỗi người thầy giáo, mỗi giáo viên có cách truyền thụ, phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Một tiết học thành công không những đem lại kiến thức cho học sinh mà còn đem lại niềm vui, khơi dậy tình yêu nghề cho giáo viên. Dưới đây là một số biện pháp đối với môn Tin học 10 mà tôi đã áp dụng. 2.3.1. Phương pháp sử dụng các thiết bị vật lí của máy tính để mô tả trực quan Kiến thức tin học là kiến thức khá mới đối với học sinh, hầu hết học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều kiến thức về máy tính giờ học sinh mới được làm quen. Với tin học 10, những bài đầu mang tính chất khái niệm, giới thiệu về máy tính, các thành phần của máy tính. Nếu giáo viên chỉ dạy theo phương pháp sử dụng sách giáo khoa, đọc cho học sinh ghi, thì chắc chắn các em sẽ không thể có hiểu biết sâu về các thiết bị của máy tính, tất cả các khái niệm chỉ là mơ hồ và việc ghi nhớ kiến thức này cũng rất khó khăn. Vì vậy, để dạt hiệu quả trong bài dạy, và mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, tôi đã thay phương pháp giáo viên đọc, học sinh ghi bằng việc mô tả trực quan sinh động bài học bằng các thiết bị cụ thể. Tiết học trở nên sinh động, ấn tượng, học sinh nắm kiến thức dễ dàng. Ví dụ 1: Bài 3: “Giới thiệu về máy tính” Áp dụng phương pháp khi giảng về phần cứng của máy tính. Vì một lớp học khá đông, hơn 40 học sinh, nếu cho các em xuống phòng máy tính thì sẽ gây lộn xộn, mất trật tự, thay vì nhìn các bộ phận của máy tính bằng hình ảnh sách giáo khoa, học sinh sẽ được tìm hiểu cụ thể từng thành phần ở trên lớp, được mắt thấy tai nghe các bộ phận của máy tính. Kinh nghiệm những năm giảng dạy trước, tôi nhận thấy: khi học phương pháp cũ, học sinh sau khi quan sát sơ đồ cấu trúc máy tính trong sách giáo khoa thì chưa hình dung ra các bộ phận máy tính là như thế nào, khi nêu tên và tác dụng các thành phần luôn bị nhầm lẫn. Khái niệm :“CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, là bộ não của máy tính”, nhiều em khi được hỏi về CPU còn cho rằng CPU chính là cây của máy tính. SKKN: Trước hết tôi mang lên lớp học 1 cây máy tính nguyên vẹn để giới thiệu cho học sinh và cũng chỉ ra rằng cây máy tính sẽ hoạt động nếu có nguồn điện, ta sẽ được thấy các chương trình của máy tính (chính là phần mềm máy tính) khi có màn hình. Hình ảnh một số cây máy tính Đồng thời tôi mang lên lớp các thiết bị rời của máy tính như ổ cứng, ổ mềm, ổ đĩa CD, mainboard, thanh ROM, RAM, CPU.... (các thiết bị này lấy từ máy tính khác, có thể lấy các thiết bị đã hỏng. Mỗi thiết bị sẽ được giáo viên nêu tên, tác dụng và vị trí đặt thiết bị trong cây máy tính (giáo viên sẽ mở nắp của cây máy tính để chỉ cụ thể vị trí của từng thiết bị cho học sinh quan sát) CPU là thành phần quan trọng, Giáo viên nêu chức năng của CPU, chỉ rõ vị trí của CPU, và khẳng định CPU không phải là cây máy tính giống như một số em nhầm tưởng.( Nếu có thể, giáo viên có thể mang một số loại CPU để các em quan sát và giải thích những ảnh hưởng của CPU tới cấu hình máy) * Nhiều học sinh mơ hồ khi phân biệt Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài. Các em còn có suy nghĩ sai lầm rằng: Bộ nhớ trong là bộ nhớ đặt bên trong cây máy tính, còn bộ nhớ ngoài là bộ nhớ đặt bên ngoài cây máy tính. Chính vì vậy giáo viện cần phải có những thiết bị, hình ảnh cụ thể để làm sáng rõ vấn đề này. - Một số thiết bị Bộ nhớ ngoài mang lên phòng học: thẻ nhớ, USB, đĩa cứng, đĩa CD, đĩa mềm... USB CD-ROM HDD Hình ảnh. Bộ nhớ ngoài - Đối với Bộ nhớ trong: ROM và RAM.=> GV cho học sinh quan sát kỹ thanh RAM, ROM, vị trí, khe cắm => Học sinh rất hay nhầm lẫn 2 khái niệm ROM và RAM, trong quá trình dạy giáo viên vừa đưa thiết bị để học sinh quan sát, vừa trình bày khái niệm. Tôi tin rằng sau khi được quan sát, được cầm xem trực tiếp thì các em sẽ nhớ rõ 2 khái niệm này. RAM Bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi ROM Chứa chương tình hệ thống được hãng Sản xuất nạp sẵn Dữ liệu không xóa được Khi tắt máy dữ liệu trong ROM không mất đi Sau khi dạy xong tôi đưa ra một số câu hỏi, và đa phần các em đều trả lời đúng: Câu 1: Em hãy cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận? Câu 2: CPU là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản xuất CPU hiện nay không? Câu 3: CPU có phải là cây máy tính không? Câu 4: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài, kể các loại của hai bộ nhớ trên? Tương tự như vậy, khi dạy học sinh về thiết bị vào, thiết bị ra thì tôi cũng đã mang lên lớp các thiết bị để giới thiệu cho học sinh, nêu rõ tên, tác dụng của từng thiết bị: Thiết bị vào tôi đã giới thiệu cho học sinh thấy: Bàn phím, chuột, webcam, máy quét Thiết bị ra tôi đã giới thiệu cho học sinh thấy: Màn hình mỏng, Máy in, Máy chiếu thì các em đã được quan sát khi giáo viên bộ môn dạy học, Tai nghe, loa (nhỏ), Modem. Thông qua Bài dạy: “Giới thiệu về máy tính” bằng phương pháp sử dụng các thiết bị của máy tính để mô tả trực quan, nhận được những phản hồi tích cực từ học sinh. Tôi thấy học sinh rất chăm chú quan sát, thái độ học tập tích cực, hợp tác, tinh thần sôi nổi. Các em đã có hiểu biết cụ thể về thành phần của máy tính, không còn nhầm lẫn về tên gọi cũng như chức năng của từng thành phần. Ví dụ 2: Trong bài 20: Mạng máy tính cũng có rất nhiều thiết bị mạng liên quan đến kết nối mạng mà học sinh hầu như chưa bao giờ được thấy. Thì việc để học sinh tận mắt nhìn thấy các thiết bị vật lý về mạng là cần thiết, khi đó học sinh dễ dàng nhận biết và tư duy được phương tiện truyền thông của mạng máy tính, kết nối có dây, kết nối không dây. Qua dạy học tôi nhận thấy học sinh chưa phân biệt được cáp mạng là gì? Đôi khi lên phòng thực hành các em còn nhầm đó là dây điện. Rất nhiều học sinh chưa biết thiết bị modem, bộ phát wifi là gì. Phòng máy nhà trường Nguyễn Xuân Nguyên có cả 2 phương tiện truyền thông là kết nối có dây và Wifi. Khi cho các em lên phòng máy, các em thường có thắc mắc tại sao các máy tính để bàn của học sinh lại chỉ kết nối mạng có dây, còn máy laptop của giáo viên lại bắt được sóng wifi. => Để học sinh hiểu rõ được điều này, giáo viên cần giải thích cụ thể về vỉ mạng: máy để bàn chỉ có vỉ mạng có dây nên chỉ nối được mạng có dây, còn máy laptop có vỉ mạng không dây nên bắt được sóng wifi. 2.3.2. Biện pháp trực tiếp cầm tay chỉ việc: Trong chương II + III, Tin học 10 có rất nhiều kiến thức liên quan đến kỹ năng thực hành của học sinh, mà chỉ có qua các giờ thực hành trên máy mới phát huy được tối đa kiến thức cũng như kỹ năng vận dụng của học sinh. Lâu nay phần lớn giáo viên đều dạy lý thuyết ở phòng học, áp dụng hình thức truyền thống: thầy dạy – trò nghe, thầy đọc – trò viết. Tôi không phủ nhận hình thức này không mang lại hiệu quả, nhưng trong quá trình dạy ở trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên tôi rút ra kinh nghiệm rằng nếu vẫn áp dụng hình thức cũ vào dạy học ở một số bài tin học 10 thì hiệu quả bài dạy không cao. Lý thuyết học tuần này, tuần sau mới được thực hành, nên học sinh sau khi học lý thuyết sẽ rất nhanh quên, muốn thực hành được lại phải xem lại sách vở hoặc nhờ giáo viên hướng dẫn. Hơn nữa các giờ thực hành trên máy theo phân phối chương trình lại không đáp ứng đủ, chính vì lẽ đó tôi đã thực hiện giảng một số tiết lý thuyết tại phòng máy tính. Khi đó giáo viên giới thiệu đến phần lý thuyết nào học sinh sẽ được thực hành ngay phần đó. Hình thức dạy lý thuyết ở phòng thực hành chính là phương pháp cầm tay chỉ việc, học sinh sẽ được mắt thấy, tai nghe, tay làm, kết quả học tập sẽ cao hơn. Ví dụ 1: Bài 11: Tệp – quản lý tệp Nội dung kiến thức giúp học sinh có khái niệm về tệp và thư mục, phân biệt tệp thư mục, cách tạo thư mục. Nhưng qua những năm giảng dạy, qua kiểm tra, tôi nhận thấy nếu học sinh không được thực hành và quan sát cụ thể trên máy tính thì các em vẫn bị mắc một trong các lỗi sau: - Học sinh lẫn lộn 2 khái niệm tệp và thư mục. Chưa xác đinh được rõ tệp là cái nào, thư mục là cái nào trong máy tính. - Trong thư mục có thể chứa thư mục nhỏ và tệp bên trong nhưng học sinh cũng nhầm lẫn rằng tệp cũng có thể chứa được thư mục và tệp. (điều này tôi đã nhận thấy khi cho các em làm bài kiểm tra lý thuyết yêu cầu vẽ cây thư mục) Cách viết đường dẫn của cây thư mục nhiều khi chưa chính xác. Khi dạy bài này, tôi thực hiện tại phòng máy: giáo viên sử dụng máy chiếu để đưa ra các khái niệm về tệp, thư mục, chỉ rõ hình ảnh về tệp và thư mục trong máy, yêu cầu các em quan sát máy tính của mình, chỉ ra tệp và thư mục trên máy đó (giáo viên có thể xuống lớp để hỏi một số em). Giáo viên hướng dẫn các em tạo thư mục, yêu cầu mỗi học sinh tạo một thư mục với tên và lớp của mình (ví dụ: Nguyễn Trang – 10B6). Từ ví dụ cụ thể học sinh tạo tệp, tạo thư mục, đặt tên tệp, thư mục cùng với sự hướng dẫn của giáo viên với các tình huống cụ thể như đặt tên tệp, thư mục sai, dài, ngắn... học sinh được làm việc trực tiếp với máy tính. Giáo viên trình chiếu cây thư mục, yêu cầu học sinh tạo các thư mục, các tệp theo cây thư mục đó trong máy của mình. Ví dụ: -Từ đó chỉ cho học sinh biêt đâu là thư mục gốc, thư mục con, tệp trong cây thư mục. Giáo viên khẳng định thư mục có thể chứa thư mục nhỏ, tệp bên trong, còn tệp tin chính là lá ngoài cùng của cây thư mục nên không thể chứa tệp và thư mục. Yêu cầu học sinh chỉ được đường dẫn đến tệp, thư mục. Học sinh được mắt thấy tai nghe, được làm trực tiếp nên sẽ ghi nhớ kỹ, thành thạo cách tạo thư mục để đến khi thực hành về phần soạn thảo văn bản, các em có thể thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đó là: Tự tạo cho mình một thư mục theo tên, lớp để lưu lại những bài thực hành Word của mình để giáo viên tiện kiểm tra và chấm điểm. Trong chương III - SOẠN THẢO VĂN BẢN có nhiều nội dung có thể thực hiện bằng biện pháp cầm tay chỉ việc. Chương này mục đích cuối cùng là làm cho học sinh hiểu thế nào là soạn thảo văn bản, thành thạo các kỹ năng cơ bản trong soạn thảo. Ví dụ 2: Trước khi học bài 16: Định dạng văn bản đã có bài thực hành 6, học sinh đã được thực hành ở phòng máy và đã soạn được đoạn văn bản “ Đơn xin nhập học”. Đoạn văn bản đã được lưu vào thư mục của các em (khi dạy thực hành tôi luôn yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí máy của mình, không cho các em chạy lung tung mỗi hôm thực hành mỗi máy, muốn quản lý tốt điều này thì ngay từ những buổi thực hành đầu tôi đã đánh số máy, ghi tên từng học sinh tương ứng từng máy của mỗi lớp). Đến tiết học này các em sẽ được học cách định dạng ngay trên chính văn bản của mình. Giáo viên yêu cầu học sinh mở đoạn văn bản đó lên. Giáo viên sử dụng máy chiếu hướng dẫn học sinh từng thao tác cụ thể về định dạng, giáo viên dạy đến đâu, học sinh sẽ quan sát và thực hành đến đó. Mỗi thao tác định dạng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh định dạng bằng nhiều cách: Sử dụng menu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tin_hoc.doc