SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong chương trình Địa lý lớp 11 ở trường THPT
Quá trình dạy học không chỉ đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện giờ dạy theo giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Mà quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THPT cũng như đạt kết quả mục tiêu của quá trình dạy học.
Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với môn địa lý ở trường THPT. Nhưng trên thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học.
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với môn địa lý nói riêng. Đó là niềm trăn trở của những con người đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục. Với tư cách là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lý, để có thể giảng dạy tốt môn của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong chương trình địa lý lớp11 ở trường THPT’’
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA **************************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Đặng Thị Ánh Đào Chức vụ: Tổ phó SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 3 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 5 2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 11 2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề 13 2.4 Các phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua 20 hệ thống kênh hình. 3. K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 1. Kết luận 21 2. Kiến nghị. 22 Tài liệu tham khảo 22 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành 23 1 - MỞ ĐẦU 1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Quá trình dạy học không chỉ đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện giờ dạy theo giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Mà quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THPT cũng như đạt kết quả mục tiêu của quá trình dạy học. Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với môn địa lý ở trường THPT. Nhưng trên thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học. Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với môn địa lý nói riêng. Đó là niềm trăn trở của những con người đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục. Với tư cách là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lý, để có thể giảng dạy tốt môn của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong chương trình địa lý lớp11 ở trường THPT’’ 1.2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích, yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý lớp 11. Để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa phục vụ cho việc dạy học. Nhằm giúp cho học sinh có được những kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niền vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đối với học sinh lớp 11 cấp THPT nội dung kiến thức địa lý chủ yếu là những vấn đề khái quát nền kinh tế xã hội thế giới, địa lý khu vực và quốc gia phần kiến thức rất rộng khó tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy phần lớn kiến thức trong SGK được chuyển tải thông qua hệ thống kênh hình, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh để giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ được nội dung bài học bền lâu và góp phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh , hình thành năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ .Việc rèn luyện kỹ năng địa lý không chỉ giúp học sinh khai thác kiến thức qua các kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học, mà còn rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học tự nghiên cứu, giúp các em có được những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập và ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra việc rèn luyện các kỹ năng còn giúp cho học sinh thích ứng với các phương pháp dạy học tập trung vào người học. Việc rèn luyện kỹ năng địa lý là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, nó không chỉ dừng lại ở một lớp học, cấp học mà nó theo suốt trong quá trình học tập của học sinh. Đặc biệt là các kiến thức địa lý cần khai thác kiến thức qua tranh ảnh, hình vẽ, biết sử dụng bản đồ địa lý, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý ở địa phương. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: *) Phạm vi: Do điều kiện không cho phép nên trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ nghiên cứu một số phương pháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học địa lý ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 11 ở trường THPT *) Đối tượng: Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý theo chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 11. 1.4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau: - Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm: + Điều tra thực tiễn sư phạm. + Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy. + Phương pháp điều tra tổng hợp toán học. Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu. 2– NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *). Hệ thống biểu đồ được thể hiện trong sách giáo khoa lớp 11 có tính trực quan cao, thể hiện các yếu tố kinh tế - xã hội, nhưng nếu giáo viên không hướng dẫn cụ thể học sinh sẽ thường bỏ qua và các nội dung kiến thức sẽ không được khai thác có hiệu quả. *). Hệ thống tranh ảnh, bản đồ là những kênh thông tin rất bổ ích khi chúng ta biết cách khai thác nó có hiệu quả trong việc học tập ở trên lớp. *) Phân loại hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 11cơ bản TT Phân loại Chức năng sử dụng Bài – Đề mục dạy 1 Bản đồ, lược đồ - Bản đồ các nước trên thê giới - Bản đồ GDP/ người ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới - Bản đồ cảnh quan và khoáng sản châu Phi -Bản đồ cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ la tinh. - Bản đồ khu vực Tây Nam Á - Bản đồ khu vực Trung Á - Bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kỳ -Bản đồ dân cư Hoa Kỳ - Bản đồ các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kỳ - Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kỳ. - Bản đồ Liên minh châu Âu - Lược đồ về sự hợp tác của EU trong quá trình sản xuất máy bay - Bản đồ Liên kết vùng MaxơRainơ Bản đồ địa hình và khoáng sản Liên Bang Nga Bản đồ dân cư Liên Bang Nga Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Liên Bang Nga Bản đồ sản xuất nông nghiệp LB Nga Bản đồ tự nhiên Nhật Bản Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản. Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản. Bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc. Bản đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á Bản đồ phân bố một số cây trông chủ yếu của Đông Nam Á Bài 1 – Mục I Bài 1 – Mục II Bài 5 tiết 1 Mục I Bài 5 tiết 2 Mục I Bài 5- tiết 3 mục 1 Bài 5 tiết 3 Mục 2 Bài 6 tiết 1 Mục II Bài 6-tiết 1mục III Bài 6 – tiết 2 mục II Bài 6 – tiết 3 mục 2 Bài 7 tiết 1- mục I Bài 7- Tiết 2 mục II Bài7 tiết 2 mục III Bài 8 -tiết 1mục II Bài8 tiết 1 mục III Bài 8 Tiết 2 mục II Bài 8 – tiết 3 Bài 9 Tiết 1 mục I Bài 9 Tiết 2 mục I Bài 9 –tiết 2 mục I Bài 10 –tiết 1 Mục II Bài 10 tiết 1mục III Bài 10Tiết 2 mục II Bài 11Tiết 1 mụcI Bài 11 Tiết2 mục II Tranh ảnh Ô nhiễm dầu trên biển Hoang mạc Xahara Vườn treo Babilon Nạn nhân của xung đột bạo lực ở Tây Nam Á Vùng núi Coóc đi e Một góc của thành phố Lốt angiơ lét Sử dụng phương tiện hiện đại trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì Trụ sở của EU ở Brúc –xen Những trụ cột của ngôi nhà chung châu Âu Sơ đồ đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ Một góc của vùng Maxơrainơ Bai can hồ nước ngọt sâu nhất thế giới Trường đại học tổng hợp Quốc gia Lô mô nô xốp Tàu vũ trụ rời bệ phóng Khai thác dầu khí trên Biển Đông Núi Phú Sĩ- một biểu tượng của đất nước Nhật Bản Sumô môn võ truyền thống của Nhật Bản Vịnh Tôkiô Người máy Asimô.... Dãy Himalaya Thiên Đàn ở Bắc Kinh Khu phố Đông ở thành phố Thượng Hải Tuyến đường sắt mới xây dựng ở Trung Quốc Một góc thành phố cảng Hồng Kông Biển Nha Trang – Việt Nam Sóng thần đổ bộ vào bờ biển Inđônêxia Khai thác lưu huỳnh ở khu vực núi lửa In đônêxia Tháp đôi ở Mailaixia Bài 3 – Mục II Bài 5 – tiết1 Mục I Bài5– tiết 3 mục I Bài 5 tiết3 mục II Bài 6–tiết 1Mục II Bài 6 tiết 2 Mục II Bài 6 – tiết 2 Mục II Bài 7 –tiết 1mục I Bài 7 Tiết 1 mục I Bài 7Tiết 2 Mục II Bài7 tiết 2 mục III Bài 8 tiết 1 mục II Bài 8 – tiết 1 mục III Bài 8 tiết 2 mục II Bài 8tiết 2 mục IV Bài 9 Tiết 1 mục I Bài 9 tiết 1 mục II Bài 9 – tiết 2 mục I Bài10 Tiết1mục II Bài 10 –Tiết1 mục III Bài 10 Tiết 2 Mục I Bài 10 Tiết 2 mục II Bài 10 Tiết 3 mục I Bài 11 Tiết 1 mục I Bài 11 – Tiết1 mục II Bài 11 – Tiết1 mục II Bài 11 Tiết3 mục II 5 Biểu đồ, bảng số liệu -Bảng GDP/ người của một số nước trên TG -Bảng cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước - 2004 -Bảng chỉ số HDI của Thế giới và các nhóm nước -Bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm -Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000 – 2005. -Bảng một số chỉ số về dân số 2005 -Bảng tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước -Bảng tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP của một số nước 2000 -Biểu đồ tốc độ tăng GDP của Mĩ la tinh -Bảng GDP và nợ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ la tinh - 2004 Biểu đồ lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003 Bảng số dân Hoa Kì giai đoạn 1800 – 2005 Bảng một số tiêu chí về dân số Hoa Kì Bảng GDP của Hoa Kì và một số châu lục Bảng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp Hoa Kì năm 2004 Bảng một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên TG Biểu đồ về một số tiêu chí của EU so với thế giới. Bảng tỉ trong GDP, dân số của EU và một số nước trên TG. Bảng một số khoáng sản chính của Liên Bang Nga năm 2004. Bảng số dân của Liên Bang Nga Biểu đồ tháp dân số LB Nga Bản tỉ trọng một số sản phẩm công – nông nghiệp của LB Nga trong Liên Xô cuối thập niên 80 thế kỉ XX. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 -2005. Bảng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của LB Nga. Bảng GDP của LB Nga qua các năm. Bảng sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản. Bảng tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nhật Bản. Bảng tốc độ tăng GDP của Nhật Bản. Bảng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm. Biểu đồ dân số Trung Quốc giai đoạn 1949 -2005. Bảng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc. Bảng GDP của Trung Quốc và thế giới. Bảng sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á. Biểu đồ sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á. Bảng số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2003. Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bảng chỉ số về dân cư, tôn giáo của Ôxtrâylia. Bảng số dân của Ôxtrâylia qua các năm. Bảng cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ôxtrâylia. Bài 1 – Mục II Bài 3 mục I Bài 5 –Tiết 1 mục II, III Bài 5 – tiết 2 mục I,II Bài 5 – Tiết 3 mục II Bài 6 tiết 1 mục III Bài 6 tiết 2 Bài 7 tiết 1 Bài 7 tiết 3 Bài 8 tiết 1 Bài 8 tiết 2 Bài 8 tiết 3 Bài 9 tiết 1 Bài 9 tiết 3 Bài 10 – tiết 1 Bài 10 – tiết 2 Bài 10- tiết 3 Bài 11 – tiết 2 Bài 11 tiết 3 Bài 12- tiết 2 Qua bảng phân loại cho ta thấy, hầu hết trong các bài học đều có hệ thống kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học. Thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học và tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy nhận thức và rèn luyện các kỹ năng địa lí. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : *) Tồn tại: Qua thực tế giảng dạy và dự giờ tại trường tôi nhận thấy phương pháp trực quan dùng trong dạy học địa lý ở trường có bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu trong sách giáo khoa khá đa dang và phong phú, tuy nhiên việc khai thác chúng chưa thật hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Qua một số tiết giảng dạy địa lý có hướng dẫn học sinh khai thác phương tiện trực quan là bản đồ địa lý và tranh ảnh, biểu đồ trong sách giáo ( có kiểm tra đánh giá bằng phiếu học tập và thực hành ở một số đối tượng học sinh) kết quả được thu như sau: Tên Lớp Tổng số học sinh/1 lớp Số lượng học sinh đạt yêu cầu Số lượng học sinh chưa yêu cầu Số lượng % Số lượng % 11A1 42 18 24 11A5 40 15 25 11A6 40 20 20 Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận thấy việc dạy học có kết hợp với phương pháp trực quan chưa đạt kết quả yêu cầu cơ bản, trong một lớp ( 11A6) chỉ có 20/40 học sinh biết được một số yêu cầu nhỏ còn lại 20/40 học sinh chưa biết được vấn đề gì. Kết quả này đòi hỏi chúng ta phải làm gì để nâng cao việc dạy học có kết quả với phương tiện trực quan. Mặt khác khi trực tiếp trò chuyện với học sinh đa số các em đều có suy nghĩ môn địa lý là môn học khô khan, khó và là môn phụ đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh và một số giáo viên .Điều này chứng tỏ môn địa lý không được học sinh quan tâm, chú ý trong khi học. Còn về trình độ kỹ năng thì sao? . Và khi yêu cầu các em xác định trên tranh ảnh giáo khoa các em đều không biết khai thác và sử dụng như thế nào? . Điều này cho thấy kiến thức và kỹ năng của các em rất mơ hồ và không chắc chắn. Các em chỉ học thuộc kiến thức ghi trên lớp “ như một cái máy” mà không hiểu gì về bản chất vấn đề mình đang nói. Hay nói các khác với kiến thức và kỹ năng như thế các em không thể tìm hiểu, không thể tư duy kiến thức trên phương tiện trực quan. Như vậy việc sử dụng phương tiện trực quan trong khai thác kiến thức địa lý chưa mang lại kết quả đặt ra, dẫn đến chất lượng dạy học môn địa lý ngày càng kém chất lượng. Tìm hiểu nguyên nhân của tồn tại trên là rất cần thiết, vì trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng khai thác phương tiện trực quan trong dạy và học hiện nay. Nhất là việc khai thác kiến thức địa lí trên hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa. *) Nguyên nhân : Nguyên nhân từ phía giáo viên: - Thứ nhất là phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phù hợp với yêu cầu chung hiện nay. Cách dạy học cũ vẫn còn tồn tại, trong khi giáo viên chưa làm chủ hoàn toàn phương pháp dạy học mới, hoặc chưa chú ý nhiều đến việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa. - Thứ hai là việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học đối với giáo viên còn mang tính chất minh họa, các kênh hình trong sách giáo khoa chưa được khai thác triệt để. - Thứ ba là do điều kiện khách quan, như nội dung kiến thức nhiều, việc khai thác các kênh hình làm mất nhiều thời gian, nên giáo viên thường bỏ qua để dạy phần kiến thức cho hết bài. Nguyên nhân từ phía học sinh: - Thứ nhất là trong suy nghĩ của các em còn cho rằng việc học môn địa lý là không cần thiết, bởi đây là môn phụ, cốt sao chỉ đủ điểm là được. - Thứ hai là học sinh chưa có phương pháp học môn địa lý nói chung, học địa lý trên phương tiện trược quan nói riêng. Các em không biết sử dụng như thế nào là đúng, là đủ, như thế nào là nguồn tri thức từ phương tiện trực quan.. Vậy nên không tích cực, chủ động học tập và nghiên cứu tìm kiếm nguồn tri thức. Từ thực tế và nguyên nhân trên các giáo viên có tâm huyết đặt ra yêu cầu giải pháp, là làm thế nào để nâng cao kết quả khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan, biến phương tiện trực quan thành nguồn tri thức. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý. 2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề *) Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ, lược đồ . Ý nghĩa: - Từ trước tới nay bản đồ luôn được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Vì bản đồ phần thu nhỏ các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội ở ngoài thực tế thông qua hệ thống kinh, vĩ tuyến, tỷ lệ và hệ thống ký hiệu. Qua bản đồ học sinh dễ dàng tìm ra được các đối tượng nội dung , bài học được biểu hiện ở trên đó: Vị trí địa lý, hình dạng kích thước, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... - Chức năng của bản đồ giáo khoa có rất nhiều, nó vừa là nguồn cung cấp kiến thức cho nội dung bài học, vừa dùng để rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Thông qua các kỹ năng phân tích, so sánh, tìm ra các mối quan hệ địa lý trên bản đồ, giúp học sinh tiếp thu bài học được nhanh , nhớ được nội dung bài học bền lâu, góp phần kích thích phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy địa lý nói riêng. - Đối với địa lý sách giáo khoa địa lý lớp 11 hệ thống bản đồ được đưa vào tương đối nhiều. Căn cứ vào nội dung của bài học, nội dung bản đồ được thể hiện tượng đối đơn giản. Mục đích giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản được thể hiện trên bản đồ, tỷ lệ, các hệ thống ký hiệu trên bản đồ học sinh đọc, phân tích, tìm ra sự phân bố và các mối quan hệ đơn giản được biểu hiện trên bản đồ. * Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống bản đồ, lược đồ ở trong SGK địa lý lớp 11: - Căn cứ vào mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh cụ thể giáo viên có những phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ trong SGK khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung trong tiến trình giảng dạy cần có sự kết hợp các phương pháp: + Phương pháp đàm thoại gợi mở. + Phương pháp phân tích, so sánh. + Phương pháp giải thích minh họa. + Phương pháp thảo luận. + Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Trình tự tiến hành: Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát có những đối tượng nào được biểu hiện trên bản đồ? Chúng được biểu hiện như thế nào? Bước 2 : Hướng dẫn học sinh đọc được các đối tượng biểu hiện ở trên bản đồ, chủ đề, bảng ghi chú, tỷ lệ bản đồ Bước 3 : Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài học giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, so sánh tìm được sự phân bố các đối tượng biểu hiện trên bản đồ, giải thích được vì sao lại có sự phân bố đó, đồng thời tìm ra được các mối quan hệ địa lý ( nếu có yêu cầu ) Bước 4 : Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung và rút ra nội dung kiến thức của bài học. *) Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh. Ý nghĩa: - Tranh ảnh dùng để dạy địa lý có nhiều loại: Tranh ảnh địa lý treo tường, tranh ảnh địa lý trong SGK, tranh ảnh địa lý khổ nhỏ được cắt ra từ các tạp chí Nhiệm vụ chính của tranh ảnh là hình ảnh cho học sinh những biểu tượng cụ thể về địa lý Trong các loại kể trên, có ý nghĩa hơn cả là hình ảnh treo tường, in sẵn và các tranh ảnh trong SGK. Vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung bài dạy trong chương trình. - Quan điểm dạy học trước đây, thường dùng hình ảnh để minh họa kiến thức cho một nội dung bài học. Hiện nay, chức năng của tranh ảnh có vai trò lớn hơn, ngoài việc minh hoạ cho bài học, nó còn là nguồn cung cấp kiến thức và để dung rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh. - Trong sách giáo khoa địa lý lớp 11, hệ thống tranh ảnh tương đối phong phú, nhưng chủ yếu biểu hiện các đối tượng tự nhiên, kinh tế- xã hội: núi, hoang mạc , các thành phố, hoạt động sản xuất. Mục đích tạo các hình ảnh trực quan giúp học sinh nhận biết các đối tượng địa lý một cách cụ thể, chính xác, nhớ được nội dung bài học bền lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hình ảnh trong SGK, để phục vụ cho nội dung bài học. - Từ những mục đích và vai trò tranh ảnh đựơc trình bày ở trên, trong quá trình giảng dạy cần sử dụng các phương pháp: + Phương pháp đàm thoại gợi mở. + Phương pháp thảo luận. + Phương pháp giải thích
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kenh_hi.doc