SKKN Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

Hiện nay học sinh (HS) sống thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm đang trở nên phổ biến và đó là những rào cản lớn cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh và giáo viên (GV) phiền lòng, trong khi xã hội thì phát triển ngày càng năng động.

Nhiều HS sống khép kín thu mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với những người sống xung quanh, đắm chìm trong thế giới ảo của game online, của internet, mà đánh mất chính mình, không quan hệ bạn bè, không thể hiện được mình, rụt rè khi đứng trước đám đông, gặp người lớn thì không chào hỏi, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, sống thiếu niềm tin và hoài bão, hay gây gỗ đánh nhau trong trường học Tất cả hiện tượng trên là do các em thiếu các kĩ năng sống (KNS).

Tuy nhiên với thói quen dạy và học chưa có tích hợp GD KNS trước kia, nhiều GV cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép GD KNS cho HS vào giờ học. Hơn thế nữa, GD KNS cho các em HS là rất cần thiết nhưng do mới được yêu cầu áp dụng rộng rãi nên còn chưa có tài liệu chuẩn cho các nhà trường vận dụng. Nhiều trường học hiểu không rõ về chương trình này lại càng hoang mang, không biết dạy cái gì và dạy như thế nào. Nhiều GV bối rối không biết phải GD KNS cho HS ra làm sao, lồng ghép vào khi nào và lồng ghép như thế nào cho hợp lí. Ngay cả một số GV cũng chưa có những KNS cần thiết để áp dụng vào cuộc sống thì việc vận dụng các phương pháp GD KNS để truyền đạt nội dung tới các em HS lại càng khó khăn.

 

doc 22 trang thuychi01 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
A – MỞ ĐẦU ..........................
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................
1
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU.................................
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................
2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................
2
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................
2
2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................
2
3. Phương pháp đánh giá, phân tích kết quả .....................................
2
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học ............................................
2
B - NỘI DUNG.................................................................................
2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI...........................................................
2
II. THỰC TRẠNG VIỆC GD KNS CHO HS .............................
3
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ..................................
3
1. Đưa nội dung GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm vào giờ sinh hoạt lớp...
3
1.1. Kịch bản 1: Tổ chức trò chơi.............................................................
3
1.2. Kịch bản 2: Chiếu video “Quà tặng cuộc sống”...............................
6
2. Đưa GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm vào trong buổi lao động, buổi sinh hoạt tập thể ............................................ 
13
2.1. Phương pháp 1: GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm thông qua buổi lao động đầu năm ...............................................................
13
2.2. Phương pháp 2: GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm thông qua hoạt động làm báo tường, sinh nhật tập thể, luyện tập văn nghệ .............
15
IV. Hiệu quả áp dụng của đề tài. ..........................................
18
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.................................................
19
1. Kết Luận ............................................
19
2. Kiến Nghị .............................................
20
PHỤ LỤC
21
 MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay học sinh (HS) sống thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm đang trở nên phổ biến và đó là những rào cản lớn cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh và giáo viên (GV) phiền lòng, trong khi xã hội thì phát triển ngày càng năng động.
Nhiều HS sống khép kín thu mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với những người sống xung quanh, đắm chìm trong thế giới ảo của game online, của internet, mà đánh mất chính mình, không quan hệ bạn bè, không thể hiện được mình, rụt rè khi đứng trước đám đông, gặp người lớn thì không chào hỏi, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, sống thiếu niềm tin và hoài bão, hay gây gỗ đánh nhau trong trường học Tất cả hiện tượng trên là do các em thiếu các kĩ năng sống (KNS).
Tuy nhiên với thói quen dạy và học chưa có tích hợp GD KNS trước kia, nhiều GV cảm thấy rất khó khăn khi lồng ghép GD KNS cho HS vào giờ học. Hơn thế nữa, GD KNS cho các em HS là rất cần thiết nhưng do mới được yêu cầu áp dụng rộng rãi nên còn chưa có tài liệu chuẩn cho các nhà trường vận dụng. Nhiều trường học hiểu không rõ về chương trình này lại càng hoang mang, không biết dạy cái gì và dạy như thế nào. Nhiều GV bối rối không biết phải GD KNS cho HS ra làm sao, lồng ghép vào khi nào và lồng ghép như thế nào cho hợp lí. Ngay cả một số GV cũng chưa có những KNS cần thiết để áp dụng vào cuộc sống thì việc vận dụng các phương pháp GD KNS để truyền đạt nội dung tới các em HS lại càng khó khăn.
Là một GV trong nhà trường, trực tiếp đứng trên bục giảng, qua những năm công tác tại trường Trung học phổ thông (THPT) Như Xuân – một trường miền núi của Thanh Hóa, tôi nhận thấy rằng các em HS của trường thiếu và yếu về KNS. Các em rất nhút nhát, không mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể, KN giao tiếp cực kì hạn chế, KN giải quyết mâu thuẫn lại càng hạn chế hơn, ví như (chỉ một xích mích nhỏ đã kéo nhau ra đánh nhau, Khi đi xe đạp hết điện giữa đường cũng không biết nhờ sự giúp đỡ của người khác, gặp các thầy cô giáo không dạy mình các em cũng không chào...). Vì vậy trong những năm học gần đây, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để các em có được nhận thức đúng đắn về giá trị cuộc sống cũng như có cách giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tốt đẹp nhất. Cũng xuất phát từ đây, trong những giờ tôi lên lớp tôi luôn chú trọng việc dạy học lồng ghép GD KNS cho các em HS thông qua bộ môn của mình. Đặc biệt trong công tác chủ nhiệm đây là cơ hội tốt nhất để gần gủi và GDKNS cho các em HS của lớp mình. Vì vậy khi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm, tôi đã chủ động lên kế hoạch (KH) cho những tiết sinh hoạt lớp, những buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ... để làm sao qua những hoạt động tập thể trên các em có thêm được nhiều KNS cần thiết từ đó giúp các em ngày một tiến bộ hơn.
Từ những thực trạng và mong muốn trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là công tác GD KNS cho các em HS lớp chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:
“Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm”. 
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
 Đề tài ra đời nhằm GD KNS cho các em HS trong lớp chủ nhiệm qua đó giúp các em HS:
 - Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
 - Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động.
 - Biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống dễ dàng.
 - Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng.
- Sống đoàn kết, có tình cảm hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
- Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ được các hành vi ứng xử của bản thân.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Các phương pháp GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 2. Phương pháp thực nghiệm 
 3. Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả
 4. Phương pháp viết báo cáo khoa học
B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI
Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của liên hiệp quốc (UNESCO) thì KNS là kĩ năng tự quản bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trog cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. KNS gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (leaning to know), Học để khẳng định bản thân (leaning to be), Học để chung sống (leaning to live together) và học để làm việc (leaning to do). 
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế ở Việt Nam, người ta xác định rằng có 10 KNS căn bản và quan trọng hàng đầu cho con người trong thời đại mới gồm: KN học và tự học, KN lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân, KN tư duy sáng tạo và mạo hiểm, KN lập kế hoạch và tổ chức công việc, KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN giao tiếp và ứng xử, KN giải quyết vấn đề, KN làm việc đồng đội, KN đàm phán.
 GD KNS là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống,... GD KNS cho HS là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. GD KNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành. 
Vì vậy năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị "tăng cường nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh", tích cực lồng ghép dạy học tích hợp GD KNS cho các em HS ở tất cả các môn học trong nhà trường.
II. THỰC TRẠNG VIỆC GD KNS CHO HS TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN
 - Ở trường THPT Như Xuân chúng tôi đã thực hiện việc GD KNS cho các em HS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
 - Việc triển khai áp dụng GD KNS cho các em HS được thực hiện thông qua nhiều nội dung và bằng nhiều hình thức như: Dạy học có tích hợp GD KNS trong ở tất cả các môn học trong chương trình nội khoá, ngoại khoá; GD KNS cho các em HS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các buổi sinh hoạt dưới cờ; qua các tiết sinh hoạt lớp; qua các buổi sinh hoạt nội trú, qua các buổi liên hoan văn nghệ.
 - Tuy nhiên khi thực hiện việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như:
 + Cách thức và phương pháp GD KNS nêu trên mặc dù đúng theo quy định nhưng tính thực tiễn chưa cao: Trong quá trình giảng dạy, mặc dù trong giáo án có nội dung tích hợp GD KNS cho HS nhưng nhiều GV chỉ chú trọng đến việc giảng dạy theo nội dung bài học mà quên mất phần GD KNS cho các em HS. Mặt khác, có nhiều GV không biết triển khai và thực hiện như thế nào và vào thời điểm nào là hợp lí.
 + Nhiều buổi sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, ...) chưa đạt được hiệu quả GD KNS cho HS do GV không chuẩn bị kỹ nội dung được lồng ghép để GD KNS cho các em HS. Các buổi sinh hoạt tập thể, người tổ chức chỉ chú trọng đến việc đạt được nội dung chính của hoạt động mà ít quan tâm, bố trí thời gian để thực hiện việc GD KNS cho các em HS một cách có hiệu quả.
 +Tổ chức GD KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động GD khác, nội 
dung GD không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá,...) cho nên đòi hỏi cần có đủ cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Đưa nội dung GD KNS cho HS lớp chủ nhiệm vào giờ sinh hoạt lớp 
 Trong giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng sơ kết tuần vừa qua. GVCN ghi nhận những HS có thành tích tốt trong tuần, nhắc nhở HS vi phạm và nhận xét chung, phổ biến KH của tuần tới. Sau đó là hoạt động tập thể theo chủ đề và kịch bản đã được GV chuẩn bị trước.
 1.1. Kịch bản 1: Tổ chức trò chơi
 * Những lưu ý khi tổ chức trò chơi cho các em HS lớp chủ nhiệm như sau:
 - Không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung GD KNS trong giờ sinh hoạt.
 - Khó khăn trong việc lồng ghép nội dung GD KNS vào giờ sinh  hoạt bằng cách 
tổ chức trò chơi và cách khắc phục:
 + Lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Vì vậy BGH cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.
 + Các trò chơi lặp đi lặp lại gây nhàm chán: GVCN phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung và phương thức sinh hoạt.
 * Trò chơi 1: Mong muốn, hi vọng, quan tâm
 - Yêu cầu: 
 + GV: Chuẩn bị một cái hộp không có nắp đậy (bằng giấy hoặc bằng nhựa hoặc bằng sắt) có kích thước (30cmx20cmx15cm), một tờ giấy A0 và một cây bút dạ.
 + HS: Tất cả các HS trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị.
 - Luật chơi và cách tiến hành:
 + Các em HS làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau.
 + Trong vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến.
 + GV yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để lẫn vào một cái hộp, sau đó yêu cầu mỗi HS chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn, hi vọng, quan tâm cho HS cả lớp cùng nghe. 
 + GVCN chọn một HS lên dùng bút dạ viết ra những thông tin đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng.
 + GVCN tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các HS. Từ đó GV đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em HS.
 - Ý nghĩa của trò chơi:
 + HS được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn, hi vọng và quan tâm. 
 + HS xung phong lên bảng viết nội dung các mảnh giấy vào giấy A0 đã giúp em 
thêm phần mạnh dạn.
 + GVCN lắng nghe và thấu hiểu HS từ đó đề ra biện pháp dạy học và GD phù hợp.
 - Các KN được hình thành và củng cố:
 + KN lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân: Được hình thành trong hoạt động HS tự mình viết ra những mong muốn riêng của mình, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến; lớp trưởng được giao nhiệm vụ thu các mẫu giấy của các bạn thể hiện vai trò lãnh đạo lớp.
 + KN lắng nghe: Được hình thành khi GV nêu yêu cầu, thông báo luật, nội dung của trò chơi; HS phải lắng nghe để xác định rõ luật chơi và cách chơi. HS chăm chú lắng nghe các thông tin được đọc ra từ các mảnh giấy do các em viết nên.
 + KN thuyết trình: Được hình thành khi HS đứng dậy và đọc những điều được ghi trong các mảnh giấy lấy ra từ trong hộp.
 + KN giao tiếp và ứng xử: Được hình thành và củng cố thông qua quá trình giao tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thực hiện trò chơi.
 * Trò chơi 2: Tìm vai
 - Yêu cầu: 
 + GV: Chuẩn bị 8 tờ giấy nhỏ có ghi vai trò cụ thể của HS. 
 + HS: Số lượng HS tham gia (8 HS) và khán giả là các em HS còn lại trong lớp.
 - Luật chơi và cách tiến hành: 
 + Trò chơi diễn ra trong thời gian 15 phút.
 + Mỗi em HS sẽ nhận được 1 tờ giấy, có ghi rõ vai trò của từng em (ví dụ: lãnh
đạo, nhân viên, người chống đối, ủng hộ...). 
 + Các em HS tham gia chơi phải “bí mật”, không được cho các thành viên còn lại
biết vai trò của mình. 
 + Nhiệm vụ của các em là cùng nhau “diễn” để “khán giả” nhận ra người nào đang 
giữ vai trò gì trong nhóm.
 + Sau khi khán giả nhận ra vai trò, cấp bậc của từng thành viên trong nhóm, các 
em biểu diễn tiếp một số hành động khác thể hiện vai trò và cấp bậc đó trong nhóm.
 - Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi giúp các em HS nhận đúng vai trò, vị trí của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các em hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn.
 - Các KN được hình thành và củng cố:
 + KN lắng nghe: Được hình thành trong hoạt động GV thông báo trò chơi cho HS hiểu để thực hiện.
 + KN lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân: Được hình thành trong hoạt động HS xác định và diễn vai của mình để khán giả nhận biết vai trò của mình.
 + KN giao tiếp và ứng xử: Được hình thành trong quá trình giáo tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thực hiện trò chơi.
 * Trò chơi 3: Lắng nghe
 - Yêu cầu: 
 + GV: Chọn ra các em HS xung phong tham gia trò chơi (từ 5 - 7 em) và thành lập một đội (bầu ra đội trưởng).
 + HS: Chuẩn bị một tờ giấy trắng và bút viết.
 - Luật chơi và cách tiến hành: 
 + Ban đầu một đội 5 - 7 HS tham gia (có một đội trưởng), sau đó tất cả các em HS trong lớp đều tham gia trò chơi (lớp trưởng là đội trưởng).
 + Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ lắng nghe và ghi lại tất cả những tiếng động xung 
quanh mình. Ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng.
 + HS sẽ ghi lại tất cả những gì các em nghe thấy.
 + Đội trưởng thu các mảnh giấy lại, đếm và đọc lên những sự việc được ghi trong từng mảnh giấy cho cả lớp nghe.
 - Ý nghĩa của trò chơi: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện KN lắng nghe, một trong những KN quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
 - Các KN được hình thành và củng cố:
 + KN lắng nghe: Được hình thành trong hoạt động GV thông báo trò chơi và chọn ra đội chơi, HS lắng nghe tích cực để hiểu nội dung trò chơi và xác định đội của mình; hoặc hình thành qua hoạt động HS lắng nghe những tiếng động xung quanh mình và chi tiết đội trưởng đọc các sự kiện ghi trong từng mảnh giấy để cả lớp cùng nghe.
 + KN giao tiếp và ứng xử: Được củng cố thông qua quá trình giáo tiếp giữa các em HS với nhau, giữa GV và HS trong quá trình thực hiện trò chơi.
 + KN lãnh đạo: Được hình thành khi đội trưởng điều khiển đội hoạt động, đội trưởng thu các tờ giấy và đọc lên các nội dung ghi trong đó.
1.2. Kịch bản 2: Chiếu video “Quà tặng cuộc sống”
 * Những lưu ý khi tiến hành chiếu video “Quà tặng cuộc sống” cho các em HS lớp chủ nhiệm xem, nhận xét, đưa ra chính kiến và rút ra bài học cho bản thân:
 - GVCN cũng có thể sử dụng các đoạn video hay phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” của chương trình VTV liên quan đến GD KNS cho HS để trình chiếu. Sau đó cho HS thảo luận, phát biểu suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình và rút ra bài học. Có thể cho các em nói lên suy nghĩ bằng lời nói hoặc viết vào giấy rồi tổng hợp lại.
 - Phương pháp này theo tôi đem lại hiệu quả GD rất lớn mà GVCN không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với những KNS mà GV đang lựa chọn GD cho HS. Điều này là rất quan trọng vì nếu chọn sai nội dung thì việc GD sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Mỗi giờ sinh hoạt, GVCN chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho HS suy nghĩ, thảo luận.
 - Có rất nhiều video liên quan đến việc GD KNS cho HS. Sau đây là một số đoạn video tôi đã từng làm cho HS lớp chủ nhiệm, các đoạn video có nội dung như sau:
 * Đoạn video 1: Câu chuyện chiếc bình nứt
 - Nội dung đoạn video: Có một người gánh nước mang hai chiếc bình lớn treo hai 
đầu một đòn gánh. Một trong hai bình ấy bị một vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo luôn đem về đủ lượng một bình đầy nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối đến nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng vơi chỉ còn một nửa bình. Suốt hai năm trời, mỗi ngày người gánh nước chỉ mang về nhà có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất hãnh diện về thành tích của mình, đã hoàn tất một cách tuyệt hảo nhiệm vụ nó được tạo ra để thi hành. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình và khổ sở vì chỉ hoàn tất được có một nửa công việc nó được tạo ra để làm. Sau hai năm chịu đựng cái mà nó cho là một thất bại chua cay, một ngày nọ nó lên tiếng với người gánh nước bên suối : “Con thật xấu hổ vì vết nứt bên hông, đã làm rỉ mất nước trên đường về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con đã chẳng để ý thấy chỉ có hoa mọc trên đường đi bên phía của con à? Đó là vì ta vẫn luôn biết khuyết điểm của con nên ta đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con, và mỗi ngày trên đường mình đi về con đã tưới nước cho chúng nó, . Hai năm nay ta vẫn luôn hái được những bông hoa đẹp để chưng trên bàn. Nếu mà con không phải là con y như thế này, thì trong nhà đâu có được trang hoàng đẹp đẽ như vậy”.
 - Câu hỏi suy nghĩ, thảo luận về đoạn video 1:
 1. Sự khiếm khuyết có giá trị không?
2. Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống?
3. Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì?
4. Ai sẽ đóng vai trò “người gánh nước” trong cuộc sống của bạn?
5. Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
 Các em HS đã thảo luận sôi nổi và suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các
câu hỏi trên. GV sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
 - Bài học rút ra từ đoạn video: Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm riêng biệt. Ai cũng đều là “Chiếc bình nứt” cả. Nhưng chính các vết nứt và
khuyết điểm đó của từng người mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống và tìm cho ra cái tốt trong họ. Vạn hạnh cho tất cả các bạn “bình nứt” 
của tôi.
 - Các KN được hình thành và củng cố:
 + KN lắng nghe, KN quan sát: Được hình thành thông qua hoạt động xem phim, nghe thuyết minh của phim.
 + KN xác định giá trị: Được hình thành trong tình tiết HS xác định được khuyết 
điểm ở bản thân mỗi người chỉ là một yếu tố làm cho cuộc sống thêm phần thú vị, đa dạng. Không nên buồn và tự ti về khuyết điểm của bản thân mình.
 + KN nhận thức: Được hình thành trong hoạt động HS nhận thức được rằng: về 
những khuyết điểm chỉ là những thiếu khuyết nhỏ so với những ưu điểm bản thân có.
 + KN đàm phán, thuyết trình: Được hình thành thông qua hoạt động thảo luận, trình bày suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau khi xem video.
 * Đoạn video 2: Cái kén bướm
 - Nội dung đoạn video: Một chàng trai nọ tìm thấy 1 cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_l.doc