SKKN Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung

SKKN Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung

 Khi nói về kỷ niệm đáng nhớ trong nghề, giáo viên thường kể về những học sinh cá biệt, bởi đối tượng này khiến giáo viên trăn trở nhiều nhất, tốn nhiều công sức và không ít người thất bại, chán nản, mất lửa yêu nghề. Dạy học sinh là một người bình thường thành người có ích cho xã hội đã là một thành công, thì việc cảm hóa, giáo dục học sinh cá biệt thành người có ích là một thành công gấp bội!

 Có thể nói hầu như trường nào, kể từ Tiểu học trở lên cũng đều có học sinh "cá biệt". Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ. Bởi vì các em học sinh đang ở cái lứa tuổi “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò ”. Những học sinh “cá biệt” đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.

 Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông là công việc có khá nhiều khó khăn. Vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp khá nhiều bài toán khó trong cách giáo dục học sinh, nhất là học sinh chậm tiến bộ, hơn nữa xã hội ngày nay có nhiều ảnh hưởng phức tạp đến học sinh, đội ngũ giáo viên bộ môn ít để tâm đến hoàn cảnh, tính cách của học sinh tất cả dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó bạo lực học đường không chỉ là mối quan tâm riêng của ngành giáo dục mà trở thành vấn đề cả xã hội phải lo lắng trăn trở. Vậy chúng ta phải làm gì để giáo dục những học sinh như thế? Áp dụng các biện pháp nào để có thể giáo dục các học sinh cá biệt để các em trở thành học sinh ngoan hơn giúp các em phát triển toàn diện? Bản thân tôi là giáo viên sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi rất trăn trở trước vấn nạn học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Bản thân cũng đã từng giúp không ít học sinh chưa ngoan trở thành những học sinh đúng mực và đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn những thầy cô giáo cũ nhiều hơn.

 

doc 20 trang thuychi01 6640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài................................................................................ ....... 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................... ................. 3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Khái niệm về học sinh cá biệt và đặc điểm của học sinh cá biệt..................3
 Thực trạng của vấn đề học sinh cá biệt ở trường THPT Hà trung................4 
 Nguyên nhân phát sinh học sinh cá biệt...................................................... .4
2.2 Giải pháp, biện pháp tổ chức giáo dục học sinh cá biệt.
 2.2.1 Những giải pháp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện để giáo dục học sinh cá biệt................................................................................................................... ....6
 2.2.2 Biện pháp tổ chức giáo dục học sinh cá biệt:Xây dựng một tập thể đoàn kết, các thành viên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, thi đua học tập, tạo không khí “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 	Tìm hiểu phân loại học sinh .........................................................................10
 Tìm hiểu nguyên nhân học sinh trở thành học sinh cá biệt...........................10
 Tìm hiểu năng lực học tập, sở thích năng khiếu của mỗi học sinh cá biệt....11
 Sắp xếp, bố trí học sinh cá biệt vào các tổ, xây dựng đôi bạn cùng tiến.......11 
 Lựa chọn, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp..................................................... 12
 Tổ chức hoạt động thi đua giữa các tổ, phát huy tinh thần “mình vì mọi người và mọi người vì mình”................................................................................. 13
 Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường- gia đình và xã hội........15
2. 3. Kết quả đạt được...........................................................................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.............................................................................................................16
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................18
 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................19
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Khi nói về kỷ niệm đáng nhớ trong nghề, giáo viên thường kể về những học sinh cá biệt, bởi đối tượng này khiến giáo viên trăn trở nhiều nhất, tốn nhiều công sức và không ít người thất bại, chán nản, mất lửa yêu nghề. Dạy học sinh là một người bình thường thành người có ích cho xã hội đã là một thành công, thì việc cảm hóa, giáo dục học sinh cá biệt thành người có ích là một thành công gấp bội!
 Có thể nói hầu như trường nào, kể từ Tiểu học trở lên cũng đều có học sinh "cá biệt". Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ. Bởi vì các em học sinh đang ở cái lứa tuổi “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò ”. Những học sinh “cá biệt” đã ít nhiều gây khó khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp, làm đau đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
 Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông là công việc có khá nhiều khó khăn. Vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp khá nhiều bài toán khó trong cách giáo dục học sinh, nhất là học sinh chậm tiến bộ, hơn nữa xã hội ngày nay có nhiều ảnh hưởng phức tạp đến học sinh, đội ngũ giáo viên bộ môn ít để tâm đến hoàn cảnh, tính cách của học sinhtất cả dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đó bạo lực học đường không chỉ là mối quan tâm riêng của ngành giáo dục mà trở thành vấn đề cả xã hội phải lo lắng trăn trở. Vậy chúng ta phải làm gì để giáo dục những học sinh như thế? Áp dụng các biện pháp nào để có thể giáo dục các học sinh cá biệt để các em trở thành học sinh ngoan hơn giúp các em phát triển toàn diện? Bản thân tôi là giáo viên sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi rất trăn trở trước vấn nạn học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt. Bản thân cũng đã từng giúp không ít học sinh chưa ngoan trở thành những học sinh đúng mực và đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn những thầy cô giáo cũ nhiều hơn.
 Từ những thực tế nêu trên, từ những kinh nghiệm giáo dục những học sinh chưa ngoan qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Hà trung tôi xin đề xuất ‘ Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra phương pháp thích hợp để tiếp cận, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 12E năm học 2016-2017. Học sinh lớp 10 Đ năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Khái niệm về học sinh cá biệt và đặc điểm của học sinh cá biệt.
            Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh: thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học,vô lễ với thầy cô giáo  , không chấp hành nội qui nhà trường  thêm vào đó là sự lôi kéo bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình .
           Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ  bị lôi cuốn làm cho học sinh dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội, là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội.
            Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau, tạm chia làm 4 nhóm :
1- Gây gổ đánh nhau , kết bè thành băng nhóm .
2- Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút hơn .
3- Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập .
4- Ương  ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém.
 * Ở nhóm thứ 1 : Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau  giữa học sinh trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường .
* Ở nhóm thứ 2 :  Một bộ phận học sinh vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học .
* Ở nhóm thứ 3: Như ở nhóm 2, học sinh do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trung cho việc học tập,“phá” bạn và bày những trò chơi ngớ ngẩn khác trong giờ học. Những học sinh này dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học .
* Ở nhóm thứ 4: Một số ít học sinh biểu hiện tính ương ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy ” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm túc: áo in hình quái dị, tóc nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai, xăm hình, hút thuốc, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể .
          Ở tất cả các nhóm học sinh cá biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của hoc sinh .
Thực trạng của vấn đề học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung.
       Qua theo dõi những năm gần đây, hiện tượng học sinh cá biệt ở trường THPT Hà Trung có phần gia tăng và ở nhiều cấp độ khác nhau: trốn học, bỏ giờ, đánh nhau, đánh hội đồng, ma túy, mại dâmđặc biệt số học sinh nữ cá biệt gia tăng, nó tác động trực tiếp đến học sinh đang học trong nhà trường .
      Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội theo “ cơ chế thị trường “ ở khía cạnh tiêu cực .
     Dù ở nhóm học sinh cá biệt nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
    Tất cả những học sinh bình thường trở thành những học sinh cá biệt đều có nguyên nhân của nó, ở đây chỉ nêu lên một số nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến học sinh làm cho các em trở thành học sinh cá biệt.
 Nguyên nhân phát sinh học sinh cá biệt.
 Rất nhiều yếu tố làm cho học sinh trở thành học sinh cá biệt, tùy từng môi trường cụ thể mà có những nguyên nhân khác nhau, trường THPT Hà Trung là một trường miền xuôi, địa bàn tuyển sinh rộng, nhiều em nhà ở khá xa trường cách trường từ 10-15 km như : Hà Châu, Hà Long, Hà Tiến, Hà Toại, Hà Hải .gần đây còn có cả học sinh ở thị xã Bỉm Sơn, dân cư chủ yếu thuần nông, qua tìm hiểu Tôi thấy có một số nguyên nhân sau đây tác động trực tiếp đến học sinh làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học tập của các em .
Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường :
 Xã hội phát triển là điều đáng mừng, nhưng khi phát triển theo cơ chế thị trường nó kéo theo một bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh ảnh bạo lực, tình cảm lứa đôi quá trớn 
 Các em đi học xa cha mẹ không giám sát được, trong khi đó hiện nay, do sự quản lí không chặt chẽ của nhà nước, các dịch vụ bida, internet, ka raokê  được tổ chức gần trường học, lôi cuốn, hấp dẫn các em vào các trò chơi vô bổ. Các em lao vào các trò chơi đó dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi phạm khác. Đồng thời tren intenet có nhiều hình ảnh bạo lực làm cho các em dễ dàng bắt chước. Những tụ điểm ăn chơi hàng ngày nhan nhản, đập vào mắt các em làm cho các em không tự chủ, tham gia không có ý thức dần dần tiêm nhiễm và trở thành học sinh hư. 
 	Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình :
 Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn :
 Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ .. từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học. 
 Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái :
 Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa ( đi làm ở miền nam hằng năm mới về, đi xuất khẩu lao động) phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học .
 Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến việc lớn. 
Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc :
 Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cãi vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nảy sinh những việc làm không lành mạnh (biểu hiện ở nhóm 1 ) thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thiết tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành học sinh cá biệt .
 Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, Học sinh khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo .
 Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích sự hình thành các nhóm học sinh cá biệt Tôi xin đề xuất một số giải pháp, biện pháp tổ chức nhằm hạn chế sự phát triển và giáo dục học sinh cá biệt.
2.2.Giải pháp, biện pháp tổ chức giáo dục học sinh cá biệt.
Những giải pháp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện để giáo dục học sinh cá biệt.
 Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào người thầy, người thầy phải là người có “Tâm”. 
Chữ “Tâm” tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học trò như một người con, người em ruột thịt của mình mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho từng hành động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, hành động, chăm chút cho từng tiết giảng, từng cử chỉ của mình. 
 Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức được vai trò của việc học tập đối với cuộc đời của mình, vì vậy các em không có thói quen tự giác, việc đi học với các em chỉ là để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được găp bạn, để không phải làm việc nhà Các em chỉ học cho có học, chứ không biết học để làm gì, học có tác dụng như thế nào đến cuộc sống của mình sau này, vì vậy người giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể những tấm gương rất gần gũi với các em của sự thành công và thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt đối với các lớp cuối cấp. 
 Giáo viên chủ nhiệm không được gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp, trước mặt người khác. Các em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”, những “học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Nếu gọi các em là “học sinh cá biệt” (cá biệt tức là khác biệt) vậy vô hình chung chúng ta đã cố tách học sinh đó ra khỏi lớp, cô lập các em trước lớp. Nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục các em học sinh “chưa ngoan” này trở thành học sinh ngoan. Tôi xin trích dẫn một câu danh ngôn: “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi”.  
 Người giáo viên chủ nhiệm phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy.Đa số các em học sinh cá biệt rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để có thể được sẻ chia tâm sự, để được bộc bạch những khó khăn những nỗi niềm riêng tư thầm kín, thầy cô sẽ trở thành một người bạn lớn của các em.Tìm cách cho các em thể hiện cái “tôi” cá nhân của mình trước tập thể, không thẳng tay trừng trị các em, đừng làm mất đi điểm tựa cuối cùng của các em. Nhìn các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của người anh người chị, sự thân thiết của người bạn. 
 Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm những đúng sai trong nhận thức và hành động của các em, cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm, lỗi lầm của mình mà không phải mang mặc cảm nặng nề về lỗi lầm đó của mình, tạo cho các em thiện chí sửa chữa và không tái phạm. Không la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học thành “địa ngục” đối với các em, đừng biến giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi thành một giờ “tổng sỉ vả” đối với các em, đừng để học sinh nghĩ cứ gặp thầy cô là lại bị la mắng. 
 Tìm hiểu, phát hiện và tạo điều kiện cho các em phát huy những sở trường, những phẩm chất tích cực để thức tỉnh các em. Học sinh cá biệt dù cho có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực nếu có phương pháp đúng chúng ta vẫn khơi gợi để làm thức tỉnh các em. Để từ đó phát huy làm điểm tựa cho các em, khôi phục lại niềm tin để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “đồ bỏ đi”, từ đó có thể vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm mà tự giác, chủ động hội nhập với các bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của các em để có thể “ khích tướng” vì đa số học sinh sự sĩ diện là rất lớn. 
 Thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa, xin đừng “mổ một con gà bằng một cái búa”.Tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến của các em, không nên nóng vội, vì thầy cô càng nóng vội càng tạo áp lực lên các em, các em càng bối rối, càng sa vào đối phó. Hãy cố gắng nhìn nhận sự tiến bộ của các em không quá khắt khe, nên có cái nhìn bao dung, độ lượng, chân tình, vị tha. Trân trọng từng sự tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất vì đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em, mạnh dạn biểu dương các em trước tập thể. Đừng tiết kiệm lời khen với các em vì một lời động viên khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm điểm. 
 Giáo viên chủ nhiệm hãy tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của học sinh trong phạm vi cho phép, cùng nhau xây dựng nội quy của lớp, các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra.Tôn trọng cả sự “cá biệt” của các em vì mỗi cá nhân là một nhân cách độc đáo cần phải được tôn trọng. Không được áp đặt thô bạo với các em, không xúc phạm làm tổn thương danh dự của các em trước tập thể, cố gắng thận trọng khi phát ngôn vì học sinh cá biệt hết sức nhạy cảm. 
 Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì “học sinh cá biệt” là một sự “thử thách” rất lớn đối với đức tính điềm tĩnh, tự kiềm chế của mỗi giáo viên, nếu nóng vội là công sức mà chúng ta cố gắng sẽ đổ xuống sông, xuống biển.  Không nên quá khắt khe xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên đe doạ, thành kiến với các em. Đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ tạo nên sự xấu hổ dần dần dẫn đến sự chai lì.  
 Giáo viên chủ nhiệm phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm, đừng hứa suông. Đã nói thì phải kiên quyết thực hiện, biết không thực hiện được thì không nói.Vận dụng linh hoạt “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”. Dù rất gần gũi với các em nhưng luôn phải giữ một khoảng cách nhất định của thầy trò. 
 Giáo viên chủ nhiệm phải phối kết hợp với Hội phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn để giáo dục học sinh cá biệt.
Hội phụ huynh học sinh là cầu nối giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh. Thực tế, những năm qua Thường trực hội phụ huynh học sinh đã giúp cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm bằng cách tác động với phụ huynh để giáo dục học sinh từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học chuyên cần và học tập nghiêm túc. Mặt khác, thường trực hội phụ huynh học sinh đã tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế được học sinh cá biệt.
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt phụ huynh nhất là phụ huynh học sinh cá biệt. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua số điện thoại, thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em. Không nên hăm dọa gửi thư mời đến gia đình mỗi khi các em mắc lỗi. Hãy đến gia đình gặp gỡ trực tiếp phụ huynh để trao đổi, tìm biện pháp tốt nhất để giáo dục các em. Tránh làm cho các em lo sợ không dám về nhà, không dám đi học. Điều đó sẽ rất tai hại. Hãy yêu thương các em, làm cho các em cảm nhận được tình thương của thầy cô dành cho mình. Người giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn tâm tình để các em thổ lộ mọi suy nhĩ, là chỗ dựa đáng tin cậy mỗi khi các em gặp khó khăn. Thái độ vừa dịu mềm, vừa nghiêm khắc, dám chấp nhận mọi hành vi cá biệt của học sinh để tìm phương pháp giáo dục cảm hóa.
 Thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp để có biện pháp giáo dục kịp thời.
 Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên tăng cường tuyên truyền và giáo dục đoàn viên thanh niên hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về tổ chức Đoàn, làm cho đoàn viên thanh niên thực sự tự hào rằng mình đa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_truong_t.doc