SKKN Một số phương pháp giảng dạy và ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
Môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, được đưa vào nhà trường Trung học phổ thông (THPT) nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; về một số phạm trù đạo đức cơ bản và những yêu cầu đạo đức đối với công dân trong thời kì hội nhập quốc tế; giúp học sinh hiểu một số vấn đề kinh tế trong thời kì mở cửa và bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; học sinh hiểu được bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, của đất nước. Từ đó học sinh xác định cho mình trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với cộng đồng. Có thể thấy môn GDCD có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam mới sống có lí tưởng, hoài bão, có trách nhiệm với cộng đồng với Tổ Quốc. Và ngày 28/9/2016 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức công bố môn GDCD là một trong những môn nằm trong kỳ thi THPT Quốc gia được xây dựng dưới dạng tổ hợp cùng với 2 môn Lịch sử và Địa lí với hình thức trắc nghiệm khách quan. Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kì thi THPT Quốc gia cũng cho ta thấy bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Đây là một đổi mới tạo ra bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn tác động chung đối với xã hội một cách tích cực.
Với đa số các thầy cô giảng dạy bộ môn GGCD đây thực sự là niềm vui, bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức kinh tế, xã hội của đất nước cho học sinh của giáo viên được sử dụng kì thi THPT Quốc gia làm một thức đo đánh giá cũng là một động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tiếp tục phấn đấu.
Tuy nhiên trước quyết định này của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đặt các thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD trước câu hỏi: Làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em kiến thức và kỹ năng để tham gia tốt kì thi THPT Quốc gia.
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp giảng dạy và ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, được đưa vào nhà trường Trung học phổ thông (THPT) nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; về một số phạm trù đạo đức cơ bản và những yêu cầu đạo đức đối với công dân trong thời kì hội nhập quốc tế; giúp học sinh hiểu một số vấn đề kinh tế trong thời kì mở cửa và bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; học sinh hiểu được bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, của đất nước. Từ đó học sinh xác định cho mình trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với cộng đồng. Có thể thấy môn GDCD có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam mới sống có lí tưởng, hoài bão, có trách nhiệm với cộng đồng với Tổ Quốc. Và ngày 28/9/2016 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức công bố môn GDCD là một trong những môn nằm trong kỳ thi THPT Quốc gia được xây dựng dưới dạng tổ hợp cùng với 2 môn Lịch sử và Địa lí với hình thức trắc nghiệm khách quan. Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kì thi THPT Quốc gia cũng cho ta thấy bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Đây là một đổi mới tạo ra bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn tác động chung đối với xã hội một cách tích cực. Với đa số các thầy cô giảng dạy bộ môn GGCD đây thực sự là niềm vui, bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức kinh tế, xã hội của đất nước cho học sinh của giáo viên được sử dụng kì thi THPT Quốc gia làm một thức đo đánh giá cũng là một động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên trước quyết định này của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đặt các thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD trước câu hỏi: Làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em kiến thức và kỹ năng để tham gia tốt kì thi THPT Quốc gia.. Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp giảng dạy và ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân đáp ứng kì thi THPT Quốc gia. Đối tượng nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi xin giới hạn đối tượng nghiên cứu ở học sinh khối 12, trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Phương pháp nghiên cứu Tác giả lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu. Và sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử và logic nhằm tìm hiểu sâu hơn về kì thi THPT Quốc gia, đặc điểm đề thi môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia, phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, trao đổi kinh nghiệm nhằm thu thập thông tin về việc dạy và học môn Giáo dục công dân trong tình hình mới. Phương pháp toán học nhằm xử lý và phân tích số liệu thống kê. Trên cơ sở đó, bằng con đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận cần thiết, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017, các thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) với mỗi môn 40 câu hỏi, thời gian làm bài mỗi môn 50 phút. Như vậy, từ năm 2017 môn GDCD chính thức trở thành một trong 9 môn tham gia kì thi THPT Quốc gia, thuộc tổ hợp khoa học xã hội với hình thức thi trắc nghiệm. Đây là một bước đi quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nghiên cứu đề minh họa lần 1, 2 và nhất là lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ta nhận thấy đề thi bộ môn GDCD có một số đặc điểm cơ bản sau: Đề gồm 40 câu với kiến thức trải dài 9 bài học (từ bài 1 đến bài 9) của chương trình lớp 12 và theo lộ trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đến kì thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ bao gồm kiến thức lớp 11, 12 và từ kì thi THPT Quốc gia năm 2019 trở đi nội dung thi sẽ bao gồm kiến thức của toàn bộ chương trình THPT. Kiến thức bài 2,4,6,7,8 luôn có số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi. Nếu đề thi minh họa lần 1 và 2 hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự bài học thì đề thi minh họa lần 3 hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó (từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp, vận dụng cao). Như vậy, nhận thấy đề thi môn giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia sẽ được xây dựng hệ thống câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Đề thi với 60% câu hỏi lí thuyết và 40% câu hỏi tình huống. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Những thuận lợi trong việc giảng dạy môn GDCD theo hướng giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia Đa số các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn GDCD đều hào ủng hộ với việc đưa môn GDCD vào kì thi THPT quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẵn sàng tâm thế cho kì thi này. Ban giám hiệu tạo điều kiện cho việc dạy và học thể hiện bằng việc tiến hành khảo sát chương trình cũng như nhu cầu của học sinh để từ đó đề ra các phương án kịp thời tăng cường chất lượng và thời gian dạy học nhằm bồi dưỡng kiến thức cho các em. Đa số các em học sinh cho rằng đề thi môn GDCD có kiến thức gần gũi với thực tiễn cuộc sống nên việc học sẽ khá thuận lợi. Những khó khăn trong việc giảng dạy môn GDCD theo hướng giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia Nhận thức về môn học của một số học sinh còn hạn chế, bấy lâu nay ít dành thời gian cho môn học này nên việc thay đổi tư tưởng, tình cảm của các em với bộ môn cần có thời gian. Điều đó dẫn đến nhiều em còn có tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, thậm chí lười biếng trong học tập. Đây là lần đầu tiên GDCD được đưa vào kì thi THPT Quốc gia nên tâm lí các em cũng có phần hoang mang, không biết có thi sẽ như thế nào, có khó không Giáo viên băn khoăn tìm một hướng đi phù hợp với việc giảng dạy bộ môn trong tình hình mới. Giải pháp để giải quyết vấn đề Nhóm giải pháp về công tác tư tưởng nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia Có thể nói để thành công trong hoạt động giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia bộ môn GDCD thì công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đối với học sinh đặc biệt quan trọng. Bởi thực tế cho chúng ta thấy ở nơi nào nhà trường, giáo viên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Chính vì vậy, các thầy cô giáo đặc biệt là thầy cô trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cần quan tâm tới công tác giáo dục tư tưởng, giúp cho học sinh nhận thấy việc học nhu cầu tự thân thông qua các bài học với các liên hệ sống động trong cuộc sống thường nhật của các em, thông qua những cuộc trò chuyện với các em để các em thấy được lợi ích cũng như tìm được hứng thú trong quá trình học tập bộ môn. Nhóm giải pháp trong hoạt động giảng dạy nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân Đầu tư xây dựng giáo án theo hướng khai thác trọng tâm giúp cho học sinh nhận thức được bản chất của bài học thay vì hướng tới việc học thuộc lòng. Bởi bộ môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Như vậy trong quá trình giảng dạy nội dung, đặc biệt các khái niệm giáo viên nên chỉ ra nội dung cốt lõi, những từ khóa để học sinh nhanh chóng nhận biết được nội dung kiến thức và dễ dàng ghi nhớ để phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia. Ví dụ: Khi ta giảng dạy mục 1b bài 2 Giáo dục công dân 12 Ngay tiêu mục ta có thay “Các hình thức thực hiện pháp luật” bằng “4 hình thức thực hiện pháp luật” điều này giúp các em học sinh ghi nhớ ngay trong đầu việc thực hiện pháp luật được chia là 4 hình thức khác nhau – điều này phục vụ cho việc giải quyết câu hỏi trắc nghiệm có liên quan. Để giảng dạy 4 hình thức thực hiện pháp luật, thay việc dạy để học sinh ghi nhớ tất cả đầy đủ các từ ngữ của câu văn ta sẽ chỉ ra cho học sinh cốt lõi của các hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật là làm việc được làm, thi hành pháp luật là làm việc phải làm, tuân thủ pháp luật là không làm việc bị cấm, áp dụng pháp luật là việc ra quyết định của cơ quan nhà nước đồng thời chỉ ra chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật là Nhà nước khác với các hình thức còn lại là công dân, tổ chức. Điều nay giúp học sinh thuận lợi trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi bao gồm cả loại câu nhận biết đến loại câu vận dụng. Như câu 89, câu 105 đề minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [5]Câu 89: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật thi hành pháp luật phổ biến nội quy thực hiện nội quy Hướng dẫn giải đề: Làm việc cho phép => đáp án A [5]Câu 105: Khi đến ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? Áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật Thi hành pháp luật Điều chỉnh pháp luật Hướng dẫn giả đề: A làm việc phải làm => đáp án C Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy. Ta biết sơ đồ tư duy là một phương tiện mạnh mẽ tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình ảnh với màu sắc sinh động trong đó có các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Bằng cách thức này, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa việc thực hiện một sơ đồ tư duy trong giờ dạy hiện nay rất thuận lợi với những phần mềm được sử dụng linh hoạt, sinh động. Ví dụ: Trong soạn giáo án “Bài 2: Thực hiện pháp luật” ta có thể sử dụng iminmap để xaa dựng bài dạy. Song hành với việc dạy học theo hướng khai thác trọng tâm, làm rõ bản chất giáo viên nên thay vì việc kiểm tra học sinh (bao gồm cả kiểm tra miệng và kiểm tra viết) nên thay đổi từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm. Điều này là rất cần thiết vì nếu ta dạy theo hướng mà hoạt động kiểm tra, đánh giá lại theo một hướng khác thì tất yếu sẽ rất khó khăn cho học sinh trong việc học, hơn nữa mục tiêu chinh phụ kì thi THPT Quốc gia của các em thêm phần khó khăn. Hơn nữa việc thực hiện kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm không làm mất đi mục đích rèn luyện kỹ năng trình bày trước đông người của học sinh nếu giáo viên thực hiện việc yêu cầu học sinh lí giải cơ sở của việc lựa chọn đáp án của 1 câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi được giao. Ví dụ: Để kiểm tra bài cũ tiết 1 bài 2 GDCD 12 thay vì câu hỏi tự luận yêu cầu học sinh hoàn thành bài trắc nghiệm với 5 đến 10 câu hỏi. Như: [6]Câu 1: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là ban hành pháp luật. thực hiện pháp luật. phổ biến nội quy. xây dựng pháp luật. [6]Câu 2: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật. thi hành pháp luật. phổ biến nội quy. thực hiện nội quy. Câu 3: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật. tuân thủ pháp luật. thi hành pháp luật. sử dụng pháp luật. [6]Câu 4: Khi đến ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? Áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật. Thi hành pháp luật. Điều chỉnh pháp luật. Câu 5: Hôm nay, nhóm bạn của A rủ nhau đi dã ngoại bằng xe máy. Vì cho rằng vướng nên A không đội mũ bảo hiểm, trên đường đi đến ngã tư trong khi A,C,D dừng xe vì có tín hiệu đèn đỏ thì B đã tách nhóm bạn vượt qua đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông H xử phạt hành chính. Trong trường hợp trên, ai đã không tuân thủ pháp luật? A và cả nhóm bạn. A và B. Cảnh sát giao thông H. C và D. Nhóm giải pháp về hoạt động ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân Phân loại học sinh trong quá trình ôn tập Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình đều học tốt, đạt điểm 9, 10 trong các kì thi, nhưng điều đó là bất khả thi. Trong lớp học sinh luôn có sự phân loại trong khả năng nhận thức, thái độ học tập khác nhau do đó dẫn đến trình độ khác nhau nên việc phân loại học sinh trong quá trình giáo dục là rất quan trọng nhằm phát huy tối đa khả năng học tập của các em. Nếu việc phân loại học sinh trong quá trình giảng dạy là cần thiết thì trong quá trình ôn tập lại càng cần thiết hơn cả vì đây là thời gian nước rút với thời lượng 1 tháng đến 1,5 tháng nên việc giáo viên thay đổi được học lực của học sinh là rất khó. Do vậy ta nên mặc định học lực của học sinh ở thời điểm hiện tại để có hướng ôn thi phù hợp nhằm giúp học sinh có được cơ hội giành được kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia ở trình độ của mình. Như: Đối với học sinh yếu, kém: Lúc này ta đặt ra mục tiêu giúp các em giành khoảng 2 – 3 điểm để chống liệt trong kì thi THPT Quốc gia. Để đạt được điều này tất nhiên với thay đổi của việc sắp xếp đáp án không cho phép học sinh lựa chọn tất cả một đáp án bất kì trong bài thi đều có cơ hội chống liệt từ kì thi THPT Quốc gia 2017. Nên việc lựa chọn 1 đáp án duy nhất các em vẫn có rủi ro bị điểm liệt đồng nghĩa với việc trượt tốt nghiệp. Vậy để tránh điều này chỉ có cách học sinh phải học bài, nhưng với những học sinh này việc học tất cả nội dung bài học trong giới hạn thi là rất khó. Phân tích đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy có những câu hỏi học sinh chỉ cần nhớ tiêu đề của bài học là đã lựa chọn được đáp án đúng một cách tuyệt đối. Số lượng các câu hỏi này luôn giao động nằm ở khung chống liệt một cách an toàn như đề minh họa lần 3 có số câu hỏi loại này là 8 câu. Do đó giáo viên nên yêu cầu học sinh học thuộc tiêu mục sách giáo khoa – điều này là khả thi đối với học sinh yếu kém. Ví dụ: Trong đề minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [5] ]Câu 82: Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. cá nhân. xã hội. cộng đồng. Hướng dẫn giải đề: Trong tất cả các tiêu mục thấy có tiêu mục “Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” => đáp án A. Câu 83: Bắt người phạm tội quả tang là công dân thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về đia vị. danh tính. đời tư. thân thể. Hướng dẫn giải đề: Trong tất cả các tiêu mục thấy có tiêu mục “quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân” => đáp án D. Với học sinh có học lực trung bình: Bên cạnh việc học tất cả các tiêu mục của bài học giáo viên cần yêu cầu học sinh học hiểu rõ bản chất của các bài 2,4,6,8 vì nhận thấy trong cả 3 đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo số lượng câu hỏi có nội dung nằm ở những bài này rất nhiều, luôn giao động từ 5 đến 8 câu cho 1 bài. Việc giảm số lượng bài cần học giúp các em nắm được chắc chắn kiến thức hơn. Do đó việc lựa chọn đáp án sẽ chính xác hơn, tránh tình trạng học dàn trải kiến thức nhớ, hiểu được luôn ở tình trạng sơ sơ, nên khi đứng trước các đáp án để lựa trọn lại ở trạng thái “hình như là” điều này đặc biệt nguy hiểm. Đối với học sinh khá giỏi: Bên cạnh yêu cầu học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học như dành cho học sinh trung bình thì cần học hiểu các bài còn lại vì ta biết kiến thức phủ kín chương trình học trên lớp. Hơn nữa với đối tượng này việc giải quyết các câu hỏi nhận biết và thông hiểu là dễ dàng nên trong quá trình ôn tập cần hướng nhiều tới luyện cho các em giải quyết các câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao. Đặc biệt là câu vận dụng cao vì đây là những câu hỏi có nhiều tình tiết mà để giải quyết được tốt thì học sinh không chỉ học hiểu từng bài học rời rạc mà cần có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức của tất cả các bài học để giải quyết tình huống được đưa ra. Rèn luyện kỹ năng giải đề Sau khi phân loại học sinh ta bước vào quá trình rèn luyện kỹ năng giải đề. Việc rèn luyện kỹ năng giải đề cho học sinh là rất quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến số điểm bài làm trong kì thi THPT Quốc gia. Do vậy để học sinh đạt điểm cao nhất có thể giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sau đây: Làm từ câu dễ đến câu khó (vì các câu đều có giá trị về điểm số giống nhau). Ngay trong khi đọc đề để lựa chọn đáp án lần đầu tiên những câu có sự phân vân giữa các đáp án vẫn nên đánh dấu vào đáp án ta cảm giác là đáp án đúng để sau đó ta quay lại phân tích, tìm hiểu kỹ hơn và nếu sắp hết giờ việc lựa chọn đáp án này để hoàn thành bài thi cũng có cơ sở nhất. Và học sinh không nên bỏ trống bài thi vì bất cứ lí do gì. Trong quá trình lựa chọn đáp ta có thể loại bỏ đáp án gây nhiễu bằng việc mặc định “cái gì ta không học trong chương trình thì đó là đáp án sai” mặc dù đọc lên có vẻ hợp. Ví dụ: [5] Câu 1: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập. nhu cầu hưởng thụ. mức thuế thu nhập. phát triển kỹ năng. Hướng dẫn giải đề: Trong cả 4 đáp án trên đều thấy dường như đều hợp lí. Tuy nhiên, trong chương trình chúng ta chỉ học bình đẳng về văn hóa, giáo dục do đó các phương án B, C, D mặc nhiên là bị loại => đáp án A. Câu 2: Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi đá bóng trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp được hình ảnh đó đã chia sẻ trên trang mạng xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức hình đó gây sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm rứt hợp đồng lao động với bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp? Đàm phán. Tố cáo. Khiếu nại. Tham vấn Hướng dẫn giải đề: Trong tình huống trên có thể nghĩ bảo vệ cần đàm phán với Ban đại diện cha mẹ học sinh hay tham vấn ý kiến Hiệu trưởng nhưng trong trình không học 2 quyền này nên mặc định đáp án A và D là sai. Lúc này phương án lựa chọn rút gọn chỉ còn 2 đáp án nên thuận lợi hơn cho việc lựa chọn. Giới hạn thi của môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12, nội dung của chương trình là pháp luật. Do đó khi làm bài giáo viên hướng dẫn cho học sinh ưu tiên lựa chọn đáp án có nội dung là pháp luật để nhanh chóng loại bỏ các đáp án gây nhiễu. Ví dụ: [5] Câu 1: Để mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương án tiếp cận. hệ thống pháp luật. thể chế chính trị. quy trình giám sát. Hướng dẫn giải đề: Nội dung thi là pháp luật => đáp án B. Câu 2: Để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình công dân cần dựa vào pháp luật của nhà nước. chuẩn mực đạo đức. quy ước của cộng đồng. giá trị của truyền thống. Hướng dẫn giải đề: Nội dung thi là pháp luật => đáp án A. Đặc điểm của pháp luật đó là tính chặt chẽ, một nghĩa. Do đó sẽ không bao giờ có đáp án với nội dung vừa đúng vừa sai, có thể đúng hoặc sai Do đó, câu hỏi có phương án lựa chọn với nội dung như trên học sinh cần nhanh chóng loại bỏ phương án đó để tập trung suy nghĩ về các phương án còn lại. Với câu hỏi thuộc nhóm vận dụng cao giáo viên cần hướng dẫn học sinh: Đọc nội dung yêu cầu làm trước
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_giang_day_va_on_tap_nham_giup_hoc_si.doc