SKKN Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4

SKKN Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4

 Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững tạo ra những con người có “tài” có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi em như: chữ viết, kỹ năng cuộc sống hằng ngày, Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.

 Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Môn Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, kể chuyện. Trong đó phân môn tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc – một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc tiểu học; nó có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh.

 Trong quá trình học tập và phát triển ở học sinh tiểu học. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt: Nghe – nói - đọc - viết đóng vai trò hết sức quan trọng và then chốt, tầm quan trọng của các kĩ năng này vượt ra ngoài phạm vi môn tiếng Việt. Nó có quan hệ chặt chẽ, tương tác, hỗ trợ cho nhau và không chỉ hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, cũng như trong cuộc sống hằng ngày, mà cũng là phương tiện để giúp các em học tốt các môn khác. Trong bốn kĩ năng ấy kĩ năng đọc đóng vai trò chủ đạo vì đọc một cách có ý thức sẽ tác động trực tiếp tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của học sinh. Qua bài Tập đọc HS cũng được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học, từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.

Dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của trẻ em. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay. Mức độ kĩ năng được tăng dần, chúng hỗ trợ lẫn nhau và đạt cái đích cuối cùng là kĩ năng đọc hiểu tức là đọc hiểu văn bản. Học sinh có hiểu văn bản thì mới giáo dục được lòng ham đọc sách. Từ đó giúp các em làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học. Ngoài ra dạy đọc còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ, rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tư duy lôgic. Như vậy nhiệm vụ của môn Tập đọc cũng như giờ tập đọc thật không đơn giản chút nào.

 

doc 24 trang thuychi01 52813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững tạo ra những con người có “tài” có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi em như: chữ viết, kỹ năng cuộc sống hằng ngày, Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
 Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Môn Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, kể chuyện. Trong đó phân môn tập đọc là phân môn có vị trí đặc biệt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc – một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc tiểu học; nó có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh.
 Trong quá trình học tập và phát triển ở học sinh tiểu học. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt: Nghe – nói - đọc - viết đóng vai trò hết sức quan trọng và then chốt, tầm quan trọng của các kĩ năng này vượt ra ngoài phạm vi môn tiếng Việt. Nó có quan hệ chặt chẽ, tương tác, hỗ trợ cho nhau và không chỉ hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, cũng như trong cuộc sống hằng ngày, mà cũng là phương tiện để giúp các em học tốt các môn khác. Trong bốn kĩ năng ấy kĩ năng đọc đóng vai trò chủ đạo vì đọc một  cách có ý thức sẽ tác động trực tiếp tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của học sinh. Qua bài Tập đọc HS cũng được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học, từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên của trẻ em. Đầu tiên các em phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc hay. Mức độ kĩ năng được tăng dần, chúng hỗ trợ lẫn nhau và đạt cái đích cuối cùng là kĩ năng đọc hiểu tức là đọc hiểu văn bản. Học sinh có hiểu văn bản thì mới giáo dục được lòng ham đọc sách. Từ đó giúp các em làm giàu kiến thức về ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học. Ngoài ra dạy đọc còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ, rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng, tư duy lôgic. Như vậy nhiệm vụ của môn Tập đọc cũng như giờ tập đọc thật không đơn giản chút nào.
Bản thân là một giáo viên dạy lớp 4 trong nhiều năm, đặc biệt là những năm gần đây dạy theo chuyên đề Nói chuẩn – viết chuẩn tiếng phổ thông, tôi nhận thấy: Có một số học sinh đã đọc đạt theo yêu cầu nhưng đa số học sinh đang còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được theo yêu cầu mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của tác giả chứa đựng trong văn bản được đọc, như:
 - Một số học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông ( l, n; tr, ch; d-gi; r- d. Vần át-ác; an- ang; iu-iêu; ưu- ươu; iêng- iên;)
 - Một số em ngắt hơi tùy tiện, không theo ý nghĩa và logic của câu, của đoạn.
 - Một số em đọc quá chậm, ấp úng, ê a khi đọc, một số em đọc quá nhỏ, không gây được hứng thú cho người nghe. Ngược lại một số em đọc quá to ( như gào lên) làm cho người nghe cảm thấy mệt mỏi.
 Xuất phát từ những điều trên tôi đã mạnh dạn đưa ra Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4”nhằm nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh.
- Giúp các em đọc đúng, đọc nhanh và đọc diễn cảm.
- Tạo động lực mới, giúp các em có hứng thú học tốt các môn học khác.
- Tạo cho các em khả năng giao tiếp tốt, giúp các em tự tin hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình dạy đọc thành tiếng ở Tiểu học.
- Một số phương pháp dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, sách tham khảo, sách báo,
- Phương pháp khảo sát, điều tra: Tìm hiểu thực trạng, chất lượng học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát đầu năm để nắm bắt được những khó khăn, nhược điểm mà học sinh thường mắc phải để có hướng khắc phục.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả đầu năm, cuối năm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, 
thích hoạt động hồn nhiên, khám phá, tự lực làm việc theo hứng thú của mình. 
 - Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều 
trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học 
phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà 
trường Tiểu học. 
 - Đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy cho 
học sinh đọc đúng, chính xác và hiểu được văn bản đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức nhân cách cho trẻ. 
 -Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là 
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó có thể hiện ở 4 yêu cầu: 
Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). 
Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. 
 - Nhận thức được điều này và thấy rõ được những khó khăn cơ bản, tôi đã  
thực hiện một số biện pháp Dạy đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 để các em có điều kiện đọc tốt. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2017 – 2018 - lớp 4A – Trường tiểu học Minh Khai 2 thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm.
Đọc chưa lưu loát
Phát âm chưa chuẩn, ngắc ngứ, tốc độ chưa phù hợp.
SL
TL
ST
TL
SL
TL
42 em
 5
12%
 15
35%
 22
53%
Căn cứ vào việc khảo sát chất lượng đọc thành tiếng đầu năm tôi phát hiện những lỗi sai học sinh mắc phải là:
- Đọc sai một số tiếng có nguyên âm đôi.
- Đọc sai tiếng do đọc theo thói quen.
- Đọc lẫn các tiếng có thanh hỏi và thanh ngã.
- Ngắt nghỉ ở một số câu văn dài chưa đúng, đọc sai nhịp thơ và đọc còn chưa đúng ngữ điệu
- Một số em đọc còn chậm, đọc diễn cảm chưa đạt yêu cầu.
Trước thực trạng này tôi rất băn khoăn và lo lắng làm sao để các em đọc đúng, đọc nhanh, đọc rõ ràng hay đọc diễn cảm, Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em có kĩ năng đọc tốt hơn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Biện pháp 1: Luyện đọc đúng:
Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài học một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm, đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm, các thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ đúng chỗ.
1. Luyện chính âm
1.1 Luyện đọc đúng các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. 
ở địa phương nơi tôi công tác thì hầu như các em đều đọc các tiếng có thanh hỏi và thanh ngã thành các tiếng có thanh hỏi, không phân biệt được rõ ràng thanh hỏi hay thanh ngã.
Ví dụ: “Lá đơn lí lẽ viết rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ chữ ông xấu quá quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ khỏi huyện đường”. 
Đây là một đoạn trong bài “Văn hay chữ tốt” ( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Trang 129) học sinh đã đọc thành: “Lá đơn lí lẻ viết rỏ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẻ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ chử ông xấu quá, quan không đọc được nên đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường”
Hay trong bài “Chợ Tết”( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 2 – Trang 38) học sinh đọc thành:
“Con bò vàng ngộ nghỉnh đuổi theo sau
Sương trắng rõ đầu cành như giọt sửa”
Các biện pháp sửa lỗi:
- Vấn đề đặt ra ở đây là giáo viên phải rèn cho học sinh đọc đúng tiếng có thanh ngã trong đoạn văn. Giáo viên đọc mẫu chính xác để học sinh lắng nghe tìm ra sự khác nhau về âm thanh của từng tiếng có thanh hỏi và tiếng có chứa thanh ngã như: lẻ/ lẽ , sẻ/ sẽ, nổi/ nỗi 
- Hướng dẫn các em cách phát âm: Những tiếng có thanh ngã âm phát ra nhẹ hơn, âm thanh vang hơn, ngân hơn.
- Cho nhiều học sinh phát âm những tiếng có chứa thanh ngã nhiều lần rồi mới luyện đọc cả câu.
Ngoài cách sửa lỗi trên ta có thể hướng dẫn sửa lỗi cho học sinh bằng cách sau:
	+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh
 Ví dụ: Hỏi: Sỏi, thỏi, gỏi
 Ngã: Bã, đã, giã
+ Tiếp theo chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh
 Ví dụ: Hỏi: Thảo, phải, kẻo
 Ngã: Sẽ, ngõ, khẽ, cũ
+ Cuối cùng là chắp bất kì âm đầu vào các vần với các thanh và cho học sinh đọc lại nhiều lần để trở thành kỹ xảo.
Sửa lỗi phát âm do tiếng địa phương.
Để luyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là luyện cho học sinh vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy chúng ta cần phải luyện cho học sinh đọc đúng, hay trong phạm vi giao tiếp rộng hơn phương ngữ hẹp của mình. Trong lớp nhiều học sinh đọc theo thói quen.
Ví dụ: “Nhà” đọc thành “nhề”
 “Giàu đẹp” đọc thành “giầu đẹp” 
 “Cảm ơn” đọc thành “cám ơn”
Các biện pháp sửa là:
+ Để khắc phục lỗi phát âm trên khi đọc tôi đã lưu ý học sinh chú ý nhìn đúng tiếng mình đọc trong bài, không đọc tuỳ tiện những tiếng nói hay dùng sai trong thói quen. Nếu phát hiện em nào đọc sai thì chính em đó đọc lại, sửa lại cho đúng. Nếu trong trường hợp em vẫn đọc sai thì giáo viên giúp đỡ để em đánh vần lại.
Ví dụ: Tiếng “nhà” đánh vần là: Nhờ- a- nha- huyền- nhà
 Tiếng “giàu” đánh vần là:Gi- au- giau- huyền- giàu
+ Ngoài ra tôi còn giải nghĩa từ để học sinh phân biệt được nghĩa, nhớ theo nghĩa để lần sau đọc đúng không mắc lại lỗi như ở bài trước.
Sửa lỗi đọc sai các phụ âm đầu, âm cuối:
 Đọc đúng không phải là đọc thừa, không sót từng âm. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm. Đọc để đạt được yêu cầu rèn đọc đúng trong quá trình dạy tập đọc cho học sinh cần tập trung khăc phục một số hạn chế như phát âm sai phụ âm đầu, âm cuối.
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Truyện cổ tích về loài người” ( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 2 – Trang 9) học sinh thường đọc sai phụ âm đầu và dấu thanh.
“Truyện cổ” đọc thành “Chuyện cỗ”
 Hay trong bài “Đường đi Sa Pa” ( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 2 – Trang 102)
“Sa Pa” đọc thành “Sa Pha”
 Ví dụ: Đọc từ “bát ngát” học sinh thường đọc sai âm cuối và đọc thành “bác ngác”
 Các biện pháp sửa lỗi:
- Đọc mẫu đúng chuẩn cho học sinh đọc theo
- Khi sửa cho học sinh phát âm phụ âm đầu “tr”, “ch” tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
+ Khi đọc phụ âm đầu “tr” lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên, độ mở của miệng hơi rộng.
+ Khi đọc phụ âm đầu “tr” lưỡi không cong, hàm trên chạm vào lưỡi nhiều, độ mở của miệng hẹp.
 - Khi sửa cho học sinh phát âm phụ âm đầu “p”, “ph” thì:
+ Luyện phát âm “p” bằng biện pháp cấu âm. Tôi chỉ ra cho học sinh thấy hai âm “p” và “ph” khác nhau về mặt âm thanh tính nên cách đọc khác nhau. Khi đọc âm “ph” thì đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản và khi phát âm các em cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Còn khi đọc âm “p” thì bặm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn tạo âm “p-p” thấy dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay. Cho các em làm lại như trên nhưng đọc thành tiếng: pin, pa pa, phà, pha
-Khi sửa cho học sinh phát âm từ “bát ngát” tôi thường đọc mẫu sau đó hướng dẫn các em phát âm và so sánh: khi đọc từ “bát ngát” đầu lưỡi chạm lên hàm trên, độ mở của miệng hơi hẹp, còn nếu các em đọc độ mở của miệng rộng, không cong đầu lưỡi sẽ đọc thành “bác ngác” nên dẫn đến đọc sai.
- Luyện cho học sinh đọc nối tiếp nhiều lần, chú ý đến em đọc yếu hay đọc sai để chỉnh sửa, uốn nắn dần. Giáo viên cần lắng nghe để phát hiện những âm nào còn vướng mắc thì tập trung rèn luyện để em đó đọc đúng hơn. Nếu em nào có tiến bộ giáo viên động viên khen kịp thời để lần sau không mắc sai lầm.
Sửa lỗi đọc sai các tiếng có chứa nguyên âm đôi
Ví dụ: Khi dạy bài: “Trung thu độc lập” ( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Trang 66) học sinh thường đọc sai nguyên âm đôi “Tiên” đọc thành “tin” “Yêu” đọc thành “iu”
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Khuất phục tên cướp biển” ( SGK Tiếng Việt 4 – Tập 2 – Trang 66) học sinh thường đọc sai từ: “Rượu” đọc thành “rựu”.
Các biện pháp sửa lỗi:
+ Đầu tiên tôi sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn luyện cho học sinh. Sau đó sử dụng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự khác nhau cơ bản giữa lỗi phát âm và chuẩn. Từ đó tìm phương hướng sửa chữa.
Ví dụ: “Tiên” nếu được nhấn giọng vào “i” sẽ đọc thành “tin”, nếu nhấn giọng vào “ê” sẽ đọc thành “tên”. Vì vậy khi đọc tiếng “tiên” các em cần đọc “i” và “ê” ngang nhau.
+ Cho học sinh đọc một số từ tương phản với các tiếng có chứa nguyên âm đôi. Chính sự tương phản này sẽ giúp các em nhận biết được chỗ sai và dễ sửa lỗi phát âm phát âm. 
 Học sinh đọc sai các tiếng có chứa nguyên âm đôi, nguyên nhân chủ yếu do đọc nhấn giọng vào một âm mà không đọc đều hai âm chính vì thế chúng ta cần phải cho học sinh thấy các em đọc sai chỗ nào và sửa chữa ra sao? Và hướng dẫn 
phải tỉ mỉ.
Tóm lại: Những lỗi tôi mới kể trên là những lỗi rất cần phải chú ý trong phần luyện đọc khi dạy phân môn Tập đọc. Chính vì vậy khi dạy phân môn Tập đọc điều đầu tiên tôi chú trọng là luyện chính âm cho học sinh. Về cách thức luyện tập tôi đã nêu một số biện pháp cụ thể ở từng phần sửa lỗi. Các biện pháp trong luyện chính âm mà bản thân tôi sử dụng là: Biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm, ngoài ra kết hợp một số biện pháp khác như: đọc nối tiếp, luyện đọc theo chữ viết 
Luyện đọc đúng ngữ điệu
Luyện đọc thành tiếng không dừng lại ở việc luyện chính âm (phát âm đúng các âm vị) mà cần phải đọc đúng ngữ điệu, học sinh phải làm chủ các thông số âm thanh của giọng, tạo ra cường độ bằng cách điều khiển đọc to, nhỏ, nhấn giọng, lơi giọng tạo ra tốc độ bằng cách điều khiển độ nhanh, chậm và chỗ ngắt nghỉ của lời, tạo ra cao độ bằng cách nâng giọng, hạ giọng. Tạo ra trường độ bằng cách kéo dài giọng hay không kéo dài.
2.1 Đọc đúng chỗ ngắt giọng câu văn dài
Để đọc đúng ngữ điệu trước hết cần đọc đúng chỗ ngắt nghỉ. Chỗ ngắt giọng mà chúng ta nói ở đây là ngắt giọng lôgic. Trong thực tế dạy học tôi nhận thấy học sinh ngắt giọng ở nhiều câu văn dài trong bài văn xuôi chưa đúng, chưa hợp lí. Nhiều khi các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa câu văn.
Ví dụ: Những đám mây/ trắng nhỏ sà xuống cửa kính/ ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh/ huyền ảo// (Bài đường đi Sa Pa)
Nếu học sinh đọc như trên thì nội dung của câu văn hiểu sai lệch là đi “ô tô” tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo chứ không phải những đám mây tạo nên cảm giác đó.
Các biện pháp sửa lỗi
- Luyện cho học sinh không đọc tách một từ ra làm hai ví dụ không đọc: Cái cối xinh/ xinh xuất hiện như một giấc mộng; không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm ví dụ không đọc: Cẩu Khây thấy một/ cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó. Không tách động từ ‘‘là’’ với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc “Trần Đại Nghĩa tên thật là/ Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long ”.
- Hướng dẫn các em ngắt hơi phải phù hợp các dấu câu, các em nhận biết thời gian nghỉ ở mỗi dấu câu là khác nhau: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm. Có thể định lượng: Sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn hai lần so với chỗ ngừng sau dấy phẩy. Sau dấu chấm xuống dòng báo hiệu kết đoạn phải ngừng hơi gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu chấm kết thúc câu.
 - Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng: Thời gian ngừng sau dấu phẩy không phải lúc nào cũng như nhau. Dấu phẩy dùng ngăn cách vế câu trong câu ghép đẳng lập thì dừng lâu hơn hoặc dấu phẩy ngăn cách giữa trạng ngữ thì cũng đọc lâu hơn dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận song song.
- Đặc biệt để tránh cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe rất không tự nhiên thì hướng dẫn học sinh khi ngừng ở dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập có tính chất liệt kê ngắn chỉ nên ngắt hơi ngắn và nhẹ.
Ví dụ: Không ngừng quá lâu sau dấu phẩy của câu: “Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận” 
 (Đường Sa Pa)
2.2. Luyện ngắt giọng đúng khi đọc thơ
Khác với văn xuôi, khi đọc thơ học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhịp thơ. Dường như một cách tự nhiên nếu không được lưu ý về nghĩa, học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ 4 tiếng các em ngắt nhịp 2/2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2, với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Vì vậy các em đã ngắt nhịp sai như:
+ Nhà im ắng tiếng chân/ đi rất nhẹ
 Gió từng hồi trên mái/ lá ùa qua.
 (Mẹ ốm)
+ Vừa nhân/ hậu lại tuyệt vời sâu xa.
 (Truyện cổ nước tôi)
+ Nếu chúng/ mình có phép lạ
 Hái triệu / vì sao xuống cùng
 ( Nếu chúng mình có phép lạ)
Những trường hợp trên được xem là ngắt giọng sai vì đã tách một từ ra làm hai, tách từ chỉ loại với danh từ, tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm  trong khi đó về ý nghĩa những yếu tố trên gắn chặt với nhau.
Biện pháp sửa lỗi là:
- Dự kiến chỗ ngắt nhịp sai của học sinh để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
- Đọc mẫu chính xác.
- Dựa vào nghĩa của câu để giúp học sinh sửa sai lỗi ngắt nhịp.
2.3 Luyện đọc đúng kiểu câu
Trong phát ngôn, ngữ điệu có chức năng phân biệt các kiểu thông báo và phân biệt các bộ phận của phát ngôn. Một trong những lỗi sai của học sinh là không đọc đúng ngữ điệu của các kiểu câu như ở cuối câu hỏi phải lên giọng, câu cảm phải bộc lộ cảm xúcMỗi kiểu câu có một ngữ điệu riêng.Trong bài tập đọc khi gặp các kiểu câu này để đọc đúng ngữ điệu là khó với học sinh tiểu học hầu như các em đều đọc với giọng đều đều.
Biện pháp sửa là:
- Hướng dẫn học sinh khi đọc nhìn trên chữ viết thấy dấu “” chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì đọc với ngữ điệu yếu.
Ví dụ: Đọc với ngữ điệu yếu trong câu: “Chuyện ngày xưa  đã có bờ tre xanh”
- Hướng dẫn các em khi đọc câu cảm, câu cầu khiến yêu cầu mạnh mà trên chữ viết được biểu thị bằng dấu chấm cảm phải đọc với ngữ điệu mạnh . 
- Những câu có hình thức là câu hỏi mà đích thông báo thực chất là câu mệnh lệnh cũng được đọc với ngữ điệu mạnh.
- Khi đọc câu tường thuật tôi hướng dẫn các em đến kết thúc câu thì đọc với ngữ điệu yếu. Vì khi đọc một đoạn những câu tường thuật, ta không hạ giọng ở cuối mỗi câu thì sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu, vì vậy sẽ chóng mệt và làm cho người nghe khó theo dõi các ý. 
- Phân tích rõ ràng cho học sinh thấy những bộ phận giải thích trong câu cần phải đọc hạ giọng còn những câu giải thích cũng phải đọc hạ giọng thấp hơn.
Ví dụ: Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
 (Con chuồn nước- Tiếng Việt lớp 4 tập 2)
Khi đọc câu trên bộ phận sau dấu hai chấm cần hạ thấp giọng.
- Nếu đọc những đoạn có lời tác giả xen lẫn lời nhân vật, nhất là lời tác giả lọt vào giữa lời nhân vật thì phải đọc hạ thấp giọng 
Ví dụ: Dẫn nó vào- nhà vua phấn khởi ra lệnh (Vương quốc vắng nụ cười- Tiếng Việt 4 tập 2) thì đọc đến “ nhà vua phấn khởi ra lệnh” phải hạ thấp giọng.
- Những câu hỏi, nhất là câu hỏi không có từ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_doc_thanh_tieng_cho_hoc_sinh_lop.doc