SKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9

SKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9

Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Để xã hội phát triển tốt đẹp, giáo dục luôn là lĩnh vực phải đi trước một bước, vì vậy chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Giáo dục là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả đó những người làm công tác giáo dục nói chung và người giáo viên nói riêng ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và đầy thử thách đối với những người làm nghề dạy học, nó không chỉ đòi hỏi người giáo viên tâm huyết, sự say mê, khám phá tìm tòi đổi mới phương pháp ôn luyện sao cho thật đơn giản, nhẹ nhàng mà phải hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh.

Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn địa lí 9, phần lí thuyết chiếm khoảng 50% tổng số điểm toàn bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà còn phải tìm ra được cách giải khoa học, hiệu quả các dạng câu hỏi này. Thông thường trong quá trình ôn luyện, tôi nhận thấy học sinh rất khó tìm ra cách giải cho các dạng câu hỏi lí thuyết, chủ yếu các em làm theo thói quen, cảm tính, hiểu như thế nào thì làm như thế ấy, chưa nắm rõ bản chất và chưa tìm ra được cách giải phù hợp cho từng dạng. Thực tế cho thấy nhiều em thuộc nhiều kiến thức cơ bản nhưng khả năng nhận dạng câu hỏi, phân tích đề không tốt dẫn đến hiệu quả làm bài không cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ôn thi học sinh giỏi nói chung và môn địa lí nói riêng phải ngoài giúp các em có kiến thức cơ bản còn phải trang bị cho các em kĩ năng nhận dạng, phân tích đề, cách giải các dạng câu hỏi một cách khoa học, chính xác.

 

doc 18 trang thuychi01 13171
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
2
Lí do chọn đề tài
2
3
Mục đích nghiên cứu	
3
4
Đối tượng nghiên cứu.
3
5
Phương pháp nghiên cứu 
3
6
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
7
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
9
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
11
Kết luận, kiến nghị.
16
1. MỞ ĐẦU.	
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Để xã hội phát triển tốt đẹp, giáo dục luôn là lĩnh vực phải đi trước một bước, vì vậy chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Giáo dục là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta. Để thực hiện tốt sứ mệnh cao cả đó những người làm công tác giáo dục nói chung và người giáo viên nói riêng ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và đầy thử thách đối với những người làm nghề dạy học, nó không chỉ đòi hỏi người giáo viên tâm huyết, sự say mê, khám phá tìm tòi đổi mới phương pháp ôn luyện sao cho thật đơn giản, nhẹ nhàng mà phải hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn địa lí 9, phần lí thuyết chiếm khoảng 50% tổng số điểm toàn bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà còn phải tìm ra được cách giải khoa học, hiệu quả các dạng câu hỏi này. Thông thường trong quá trình ôn luyện, tôi nhận thấy học sinh rất khó tìm ra cách giải cho các dạng câu hỏi lí thuyết, chủ yếu các em làm theo thói quen, cảm tính, hiểu như thế nào thì làm như thế ấy, chưa nắm rõ bản chất và chưa tìm ra được cách giải phù hợp cho từng dạng. Thực tế cho thấy nhiều em thuộc nhiều kiến thức cơ bản nhưng khả năng nhận dạng câu hỏi, phân tích đề không tốt dẫn đến hiệu quả làm bài không cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ôn thi học sinh giỏi nói chung và môn địa lí nói riêng phải ngoài giúp các em có kiến thức cơ bản còn phải trang bị cho các em kĩ năng nhận dạng, phân tích đề, cách giải các dạng câu hỏi một cách khoa học, chính xác. 
Hiện nay bộ môn địa lí tài liệu tham khảo rất ít, chưa có tài liệu, chuyên đề nào bàn sâu về vấn đề ôn luyện học sinh giỏi. Qua quá trình ôn luyện, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp đã từng nhiều năm ôn thi học sinh giỏi, đa số các giáo viên cho rằng chủ yếu là dạy theo cảm tính, chưa có phương pháp, dàn bài chung nào cho để giải các dạng câu hỏi, bài tập đặc biệt là các dạng câu hỏi lí thuyết một cách triệt để, có hệ thống, để học sinh có sườn chung nhất, dễ dàng hơn trong quá trình làm bài, vì vậy mà các em dễ bị sót ý, quên ý, thậm chí là lạc đề. Trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi, tôi đã trăn trở trong cách dạy, cách ôn luyện, cách biên soạn tài liệu làm thế nào để tìm ra cách giải, cách làm bài tốt nhất khoa học nhất, phù hợp với đối tượng học sinh của mình .
Từ những năm trước khi còn đang công tác tại trường trung học cơ sở Yên Lễ, nhận được sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường tôi được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý của trường, mặc dù giải chưa cao nhưng năm nào tôi cũng đạt giải, nhà trường đã xem đây là bộ môn truyền thống, là bộ môn thế mạnh của mình . Năm học 2015- 2016 bản thân được lãnh đạo huyện và phòng Giáo Dục tin tưởng và lựa chọn về giảng dạy các lớp mũi nhọn của huyện tại trường trung học cơ sở thị trấn Yên Cát. Bằng những kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9” để các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô tham khảo, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra một số cách phân loại, quy trình, cách nhận dạng, cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn luyện học sinh giỏi môn Địa Lí, nhằm khắc phục nhược điểm phổ biến trong học sinh là học thuộc vẹt, không có kĩ năng trình bày bài thi viết, đồng thời giúp các em có phương pháp học tập, nhận dạng, xử lí câu hỏi và làm bài tốt hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.	
Các kiến thức về cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết cho ôn thi học sinh giỏi môn địa lí trường trung học cơ sở Yên Cát, huyện Như Xuân.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp 1: Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn. Việc điều tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trọng. Đây là một bước rất quan trọng vì có lựa chọn đúng học sinh thì hiệu quả ôn luyện mới có kết quả tốt. Để làm được điều này, trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn. 
Phương pháp 2: Chọn đối tượng học sinh giỏi. Sau khi đã điều tra được đối tượng, tiến hành lựa chọn học sinh, đây là một công việc rất khó khăn vì như tôi đã trình bày ở trên các em học sinh giỏi toàn diện hầu như các em không lựa chọn bộ môn địa lí, vì vậy người giáo viên còn phải làm công tác tư tưởng học sinh và phụ huynh để các em hiểu và lựa chọn đúng với năng lực của mình. 
Phương pháp 3: Nghiên cứu tài liệu: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc hết sức khó khăn, vì vậy người giáo viên phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên để cập nhật bổ sung và phát triển chuyên đề mà mình phụ trách từ đó đưa ra cách giải phù hợp nhất, bao quát nhất, học sinh dễ dàng tiếp thu nhất.
Phương pháp 4: Biên soạn tài liệu ôn thi. Nguồn tài liệu tối quan trọng và xuyên suốt quá trình ôn thi là: Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lý lớp 6, 8, 9, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa Lí trung học cơ sở. Đây là những tài liệu cơ bản nhất mà giáo viên và học sinh cần bám sát trong quá trình ôn thi mà không có một tài liệu nào có thể thay thế được. Ngoài ra trong quá trình ôn luyện giáo viên cần có thêm các tài liệu tham khảo như: Sách giáo khoa Địa lý của chương trình phổ thông trung học đặc biệt là sách Địa lý lớp 12, các loại tài liệu về các phương pháp ôn luyện học sinh giỏi khác. Từ những nguồn tài liệu này giáo viên phải biên soạn thành bài giảng riêng phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.	
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN.
Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề giáo dục và chất lượng giáo dục ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Như vậy, có thể khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng cốt. Hiện nay cùng với các nhà trường trong huyện bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Vì giáo dục mũi nhọn, giúp tạo ra những nhân tài, những con người có ý thức và đạo đức xã hội, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò. Trước hết đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững vàng, vì công việc dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, và dạy học môn địa lí nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan, làm sao có thể truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhất. 
Đào tạo học sinh mũi nhọn luôn là mục tiêu phấn đấu của phòng giáo dục, của các trường, của mỗi giáo viên. Đối với bản thân mỗi giáo viên được giao trọng trách nặng nề này phải đem hết tâm huyết, sức sáng tạo, niềm đam mê, sự tìm tòi, tìm ra các bản chất, cái cốt lõi nhất để làm sao học sinh ít phải ghi nhớ máy móc nhất mà vấn hiểu và làm bài tốt. Qua rất nhiều trăn trở tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu của một số bậc thầy trong ngành địa lí như thầy Lê Thông, thầy Nguyễn Viết Thịnh,... đặc biệt là qua đợt tập huấn chuyên đề nâng cao năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên bậc trung học cơ sở tháng 12 năm 2015 của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, bản thân đã học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác ôn thi học sinh giỏi bộ môn của mình. 	
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Một thực tế hiện hiện nay cho thấy, môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không chọn môn địa lí. Nhiều học sinh và phụ huynh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên ít quan tâm chỉ học làm sao đủ điểm là được. Chính vì vậy, đối với môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có năng lực học tập chưa cao như các môn khác hoặc các em bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh không cao, thậm chí có những em ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu, ....
	Ngay từ khi mới nhận lớp, thông qua việc kiểm tra khảo sát đầu năm khi nhận lớp đối với bộ môn địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên đạt khoảng 40%, trong đó có những em triển vọng song không được đầu tư nhiều, nên chưa phát huy hết khả năng số học sinh giỏi các cấp đặc biệt là cấp tỉnh còn thấp.
BẢNG THỐNG KÊ VỀ KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015.
Năm học
Tổng số học sinh tham gia dự thi.
Số học sinh đạt giải nhất.
Số học sinh đạt giải nhì.
Số học sinh đạt giải ba
Số học sinh đạt giải khuyến khích
2014-2015
6
0
0
0
1
Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận chất lượng mũi nhọn môn địa lí cấp tỉnh của huyện nhà quá thấp, cả về số lượng giải và chất lượng giải.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.	
 Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ nêu ra cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9.
Các dạng câu hỏi lí thuyết thường gặp trong ôn thi học sinh giỏi địa lí 9 như: Dạng trình bày, dạng giải thích, dạng so sánh và dạng chứng minh.
Dạng trình bày.
Dạng trình bày hay nói đơn giản là dạng học thuộc bài, dạng dễ nhất trong các trong các dạng câu hỏi lí thuyết. Đối với câu hỏi lí thuyết cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản kiến thức sách giáo khoa, một cách hệ thống, lôgic, đây là một yêu cầu tối thiểu vì như người ta thường nói “có bột mới gột nên hồ”
- Tái hiện, sắp xếp kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu của câu hỏi.
* Cách nhận dạng: Câu hỏi trình bày thường có các cụm từ sau: Trình bày, phân tích, nêu, như thế nào, ... gì,...
Đây là một dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức. Nội dung câu hỏi cái gì thì trả lời cái đó tránh lan man.
Vẫn có thể xảy ra nhầm lẫn đáng tiếc do chủ quan hoặc không hiểu nội dung câu hỏi.
Ví dụ: Trình bày các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Rõ ràng đây là câu hỏi trình bày hiện trạng kinh tế nhưng có em lại trình bày về nguồn lực phát triển. Thay vì nêu các thế mạnh về kinh tế của vùng lại di trình bày các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nội dung đúng là: Trung du và miền núi Bắc Bộ có các thế mạnh kinh tế sau:
+ Thế mạnh về khai thác khoáng sản, thủy điện.
+ Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu.
+ Thế mạnh chăn nuôi gia súc.
+ Thế mạnh kinh tế biển.
+ Thế mạnh về du lịch.
Nó chỉ đúng khi thay chữ về bằng cụm từ “để phát triển”
* Cách giải:
Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm, việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.
 Cách trả lời: Đây là dạng câu hỏi để kiểm tra kiến thức vì vậy hỏi cái gì trả lời cái đó, tuy nhiên cần đọc kĩ câu hỏi trước khi làm bài. Cần vạch các ý chính tránh bỏ sót ý.
Dạng câu hỏi giải thích.
a. Yêu cầu.	
	Dạng giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi. Đây là một dạng câu hỏi khó đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm kiến thức cơ bản mà còn biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (Tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội).
	Muốn trả lời được các câu hỏi này các em cần phải:
	+ Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa.
	+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản để tìm ra mối quan hệ, khẳng định vai trò, tác động của các đối tượng địa lí với nhau
	+ Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân. 
	b. Cách nhận dạng:
	Nhận dạng loại câu hỏi này căn cứ vào các từ như: Tại sao, vì sao, giải thích vì sao,...
	c. Phân loại: 
	Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết, việc phân loại câu hỏi giải thích giúp các em hiểu câu hỏi tìm cách trả lời phù hợp, tránh lan man, lạc đề.
	Căn cứ vào sách giáo khoa và các đề thi học sinh giỏi có thể phân ra làm hai loại câu hỏi giải thích: 
	* Loại câu hỏi giải thích theo mẫu cố định: gồm 2 loại
	- Loại theo mẫu giải thích nguyên nhân (Tự nhiên, kinh tế - xã hội), hay còn gọi là mẫu nguồn lực.
Loại câu hỏi này chủ yếu liên quan đến phần kinh tế - xã hội Việt Nam.
	Ví dụ: 
Tại sao Trung du và miền núi bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất nước ta?
	Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân đông nhất nước ta?
	- Loại theo mẫu khái niệm: Ví dụ: tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
* Loại không theo mẫu cố định:
Đây là dạng câu hỏi liên quan đến cả phần địa lí tự nhiên và phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Đây là dạng câu hỏi cần tư duy cao, phải biết liên hệ giữa các đối tượng địa lí.
Ví dụ: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
 	Tai sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay ở nước ta?
c. Hướng dẫn cách giải:	
Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích có một cách giải riêng.
	-Loại câu hỏi theo mẫu giải thích nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội), hay còn gọi là mẫu nguồn lực.
	Nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội bao gồm:
	+ Vị trí địa lí.
	+ Các nguồn lực tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật, biển, du lịch, khoáng sản...
	+ Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm: Dân cư và lao động; cơ sở vật chất- kĩ thuật, cơ sở hạ tầng; đường lối chính sách; thị trường.
	Ví dụ: Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
	Trả lời
	 Khái quát về vùng Đông Nam Bộ: Diện tích vào loại nhỏ so với cả nước, dân số vào loại trung bình nhưng là vùng dẫn đầu cả nước về sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
	 Giải thích:
	+ Vị trí địa lí thuận lợi, gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi giao lưu buôn bán, có cảng Sài Gòn thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm cây cây công nghiệp.
	+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:	
 Địa hình, đất trồng: vùng có địa hình đồi lượn sóng, tương đối bằng phẳng. Có diện tích đất ba dan màu mỡ (40%), và đất xám phù sa cổ thoát nước tốt. Địa hình và đất trồng thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
 Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, ít thiên tai. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
 Nguồn nước: Phong phú do sông Đồng Nai và công trình thủy lợi dầu tiếng trên sông Sài Gòn cung cấp nước tưới cho diện tích cây công nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Điều kiện kinh tế- xã hội
Nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng chế biến và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp.
Cơ sở vật chất- kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện: Hệ thống đường giao thông, thủy lợi, công nghiệp chế biến phát triển giúp nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp.
 Chính sách của nhà nước đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp trong đó có cây công nghiệp để xuất khẩu.
 Thị trường: thị tiêu trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ngày càng mở rộng: Trung Quốc, EU,...
	Trên đây là một ví dụ về câu hỏi giải thích theo mẫu nguồn lực, đối với các vùng kinh tế khác có câu hỏi tương tự ta cũng định hướng học sinh trả lời theo mẫu như vậy.
	Tuy nhiên đây chỉ là một mẫu chung về các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong từng trường hợp cụ thể ta phải có cách vận dụng linh hoạt phù hợp với yêu cầu của đề ra.
	* Loại câu hỏi theo mẫu khái niệm:
	Trong các đề thi học sinh giỏi môn địa lí loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích ngành công nghiệp trọng điểm. Lí do đưa ra để giải thích phải nằm trong khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm.
	 Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp; phát triển dựa trên những thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực; có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
	Ví dụ: Vì sao chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
	Trả lời:
	- Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Sự phát triển ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực; Có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
	- Cụ thể: 
	+ Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trong cao: 24% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiêp.
	+ Phát triển dựa trên những thế manh lâu dài:
	Về tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu, nguồn lợi sinh vật biển phong phú thuận lợi để phát triển ngành Nông - lâm - nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
	Về nguồn lao động: dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao.
	+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao: Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, hiệu quả sản xuất cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
	Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê nhân, thủy sản đông lạnh,...
	Giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
	+ Có tác động thúc đẩy tăng trương kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
	Giúp hình thành các vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi quy mô lớn.
	Thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải,...góp phần công nghiệp hóa nông thôn.
	Các nghành công nghiệp trọng điểm khác như công nghiệp điện, khai thác nhiên liệu, công nghiệp dệt may,... các trả lời tương tự như trên.
	* Loại câu hỏi không theo mẫu cố định.
 Loại câu hỏi này vẫn gặp trong thi học sinh giỏi môn địa lí, cái khó là nó không theo một mẫu nào cả. Tùy theo yêu cầu câu hỏi học sinh phải tìm ra cách trả lời hợp lí. Muốn vậy trước hết học sinh phải đọc kĩ câu hỏi xem đề yêu cầu giải thích cái gì, sau đó tái hiện kiến thức về vấn đề liên quan đến câu hỏi, xắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Cuối cùng đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.
 Ví dụ: Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm?
 Để trả lời phải tái hiện kiến thức đã học đó là: Tính chất nhiệt đới: Vị trí nội

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_giai_mot_so_dang_cau_hoi_li_thuyet_trong_on_thi_ho.doc