SKKN Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 – 1954

SKKN Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 – 1954

Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trên cơ sở đó góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đó phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp cơ bản của lí luận dạy học. Bởi lẽ, việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ theo quy luật nhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng, học sinh không thể trực tiếp nhận thức các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là những gì đã diễn ra và qua đi con người không thể quan sát trực tiếp không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên.

Do đó, dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú lời nói, hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan ( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu ) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú.

 Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh nhằm góp phần đạt được mục tiêu dạy học. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lí do chủ quan và khách quan vẫn còn nhiều giáo viên chưa kết hợp phương pháp này vào dạy học, nếu có chăng cũng chỉ minh họa qua loa, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo tích cực của học sinh trong việc khai thác tư liệu lịch sử ở các đồ dùng dạy học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử.

 

doc 15 trang thuychi01 11241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 – 1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1930 – 1954
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trên cơ sở đó góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đó phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp cơ bản của lí luận dạy học. Bởi lẽ, việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ theo quy luật nhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng, học sinh không thể trực tiếp nhận thức các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là những gì đã diễn ra và qua đi con người không thể quan sát trực tiếp không thể dựng lại hoàn toàn hay thí nghiệm như khoa học tự nhiên. 
Do đó, dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú lời nói, hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan ( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máy chiếu) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rất đa dạng và phong phú.
 Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh nhằm góp phần đạt được mục tiêu dạy học. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lí do chủ quan và khách quan vẫn còn nhiều giáo viên chưa kết hợp phương pháp này vào dạy học, nếu có chăng cũng chỉ minh họa qua loa, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo tích cực của học sinh trong việc khai thác tư liệu lịch sử ở các đồ dùng dạy học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử.
Trên cơ sở thực tiễn đó , tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 -1954 ” để chia sẻ với quý thầy cô nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lý luận.
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. 
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
 Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả một cuộc đấu tranh cách mạng như “Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931”, hay xem một cuốn phim tài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” hoặc “ vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh”  học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, nó là chiếc cầu nối giữa hiện thực quá khứ khách quan với đời sống hiện tại.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử, coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử thì không đơn giản, chưa có sự thống nhất, mỗi người sử dụng một cách.
 Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Trong bài viết này, tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số kinh nghiệm sử dụng nhằm phát huy năng lực trí tuệ và tính độc lập sáng tạo của học sinh 
Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử  Phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư phạm của giáo viên và đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức “ Tai nghe - Mắt thấy” tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú, đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán xử lý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. 
Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã cho thấy: không ít giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan. Nếu có chăng phải sử dụng thì chủ yếu là minh hoạ một cách qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng dạy. Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy và học tập.
 Để đáp ứng yêu cầu này cũng như khắc phục tình trạng trước đây, chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. Tuy nhiên đối với mỗi loại, chúng ta cần có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung từng loại bài.
3. Nội dung nghiên cứu
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại có cách sử dụng riêng. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số cách sử dụng cơ bản đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 -1954 
a/ Phương pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK:
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử. Nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực. Chẳng hạn như bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (hình 27- trang 81 ), Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ( Hình 32 – trang 93) Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( hình 39- Trang 111 ) v.v.Những hình ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử và tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học. Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung tranh ảnh. Sau đó giáo viên bổ sung, để các em hiểu bức ảnh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn.
Ví dụ : khi sử dụng bức ảnh “Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” ( hình 39- trang 111 ) trong bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1939-1945. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ” 
Giáo viên phải gợi mở để học sinh quan sát: Ai là người ra chỉ thị thành lập đội VNTTGPQ ? Lá cờ biểu hiện điều gì? Ai là người chỉ huy trực tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập? Đội bao nhiêu người ? Trang bị lúc đầu như thế nào? Tất cả những điều này cuối cùng giúp học sinh nắm được Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập và lãnh đạo lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng. Họ là những người du kích trong đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ” và “ Cứu quốc quân ” (5/1945). Tuy số lượng còn ít ỏi ( chỉ có 34 người ) vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng đã tích cực hoạt động góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của các mạng. Đồng thời đây là mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam sau này.
 Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. 
Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể tạo ra sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú và trong sáng hơn. Vì vậy trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong SGK. Đồng thời khi sử dụng cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đồ dùng trực quan. Sau khi quan sát, học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình, phát biểu của các em dù đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em. 
Trong những điều kiện có thể cần gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó.
Sách giáo khoa hiện nay kênh hình tương đối đầy đủ và phong phú, do vậy việc sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu khắc sâu bài học lịch sử cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh hiệu quả nhất.
 b/ Sử dụng ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử
 Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.vgiáo viên sử dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm tính cách tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Chẳng hạn như khi dạy về Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10/1930, học sinh không thể không biết đến Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng- người cộng sản trung kiên đã khởi thảo ra bản Luận cương của Đảng. Để học sinh hiểu rõ về Trần Phú 
 Trần Phú ( 1904-1931 )
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung ( hình 33 – Trang 94 ), và trình bày những hiểu biết của mình về Trần Phú, sau đó giáo viên chốt lại những nét tiêu biểu nhằm giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhà cách mạng trẻ tuổi này. 
Giáo viên có thể dựa vào đoạn tư liệu sau: “Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại Quảng Ngãi ( nguyên quán ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ). Ngay từ thuở thơ ấu Trần Phú đã sống trong cảnh côi cút tha phương cầu thực vô cùng cực khổ, vì cha mẹ mất sớm. Trước cuộc sống quá khó khăn, anh em Trần Phú phải về Quảng Trị tìm họ hàng nương tựa, nhờ bà con giúp đỡ, Trần Phú vào học ở trường Quốc học Huế. Ông học rất giỏi và nuôi trong lòng một hoài bão lớn, rồi sau đó Trần Phú đi theo cách mạng, trở thành người chiến sĩ trung kiên chiến đấu vì độc lập tự do. Tháng 10/1930 Ông tham gia Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời và được cử làm Tổng bí thư. Trần Phú được cử thảo ra Luận cương chính trị, để viết luận cương, Ông đã dựa vào Chính cương, điều lệ vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc; đi vào tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở Hải Phòng, lên Hà Nội dựa vào anh em bồi bếp làm cho tên công chức cao cấp thực dân Pháp ở số nhà 90 Phố Thợ Nhuộm. Tại đây Trần Phú đã bí mật thảo Luận cương chính trị của Đảng ngay dưới tầng hầm của ngôi nhà.
Sau một thời gian hoạt động, vì sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19/4/1931 Trần Phú bị bắt tại số nhà 66, đường Săm bơ nhơ (Sài Gòn). Những tên mật thám khét tiếng đã điên cuồng tra tấn Trần Phú ( bắt ngồi vào thùng nước bẩn rồi cho dòng điện chạy qua, đến thủ đoạn treo ngược lên xà nhà, cắt gân bàn chân rồi cho xăng đốt ). Cuối cùng, chúng phải lắc đầu trước tinh thần gang thép của người chiến sĩ trẻ tuổi. Trước khi chết, Trần Phú đã nhắn lại các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói của Ông đã trở thành vũ khí chiến đấu của mỗi người Việt Nam đi vào trận đánh. Trần Phú hy sinh giữa lúc 27 tuổi đời, tuổi thanh niên rất tươi đẹp”. Cách giới thiệu bức chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
Nói tóm lại, sử dụng tốt kênh hình đã in sẵn trong sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì, hình ảnh rõ ràng, cụ thể của kênh hình không những giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn các em. 
c/ Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng biểu, sơ đồ.
c1. Sử dụng lược đồ
Bản đồ, lược đồ, bảng biểu là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, lược đồ lịch sử mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian, chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiện của địa điểm đó.
Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ, lược đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động. Ví như: khi giảng về “ Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ” trong bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 ”, giáo viên sử dụng lược đồ của trường, nếu không có thì giáo viên tự vẽ hoặc cho học sinh vẽ.
 Lược đồ Nguồn lợi của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc đại lần thứ hai 
Tác dụng của việc sử dụng lược đồ này là nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh thấy rõ mục đích, quy mô của cuộc khai thác cũng như hậu quả của cuôc khai thác đối với Việt Nam, qua đó các em hiểu sâu hơn bản chất và những thủ đoạn tàn bạo trắng trợn của thực dân Pháp. Sau khi đã chuẩn bị lược đồ trong tiến trình giảng dạy giáo viên thực hiện các bước sau:
Sau khi đã phân tích rõ nguyên nhân mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. Giáo viên treo lược đồ lên bảng để lần lượt trình bày quá trình khai thác của thực dân Pháp về mục đích, quy mô, hậu quả v.v kết hợp với lời giảng, giáo viên chỉ rõ cho các em những vị trí, địa điểm mà thực dân Pháp khai thác, khai thác những nguồn lợi gì, ở đâu? Tại sao lại khai thác những nguồn lợi này? Nó có tác dụng gì? v.v... sau đó yêu cầu các em nhận xét và rút ra kết luận khái quát.
Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng lược đồ, bảng biểu thực tế đã cho những kết quả tốt, hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dễ hiểu và nắm được bài học ngay trên lớp. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các em. Đó là thái độ căm phẫn trước những hành động vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp, là lòng xót xa, sự uất ức đối với người dân Việt Nam sống trong cảnh nước mất nhà tan.
 C2. Sử dụng bảng biểu 
Ví dụ: khi dạy về bài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng bảng so sánh: Cương lĩnh chính trị ( tháng 2 năm 1930) của Nguyễn Ái Quốc với luận cương chính trị của Trần Phú ( tháng 10/1930 ) để giúp các em rút ra những mặt hạn chế của luận cương chính trị tháng 10/1930
Nội dung so sánh
Chính cương vắn tắt, 
sách lược vắn tắt
( 2/1930 )
Luận cương chính trị
( 10/1930 )
Mục tiêu
Đánh đổ Đế quốc, phong kiến, tư sản phản cách mạng
Đánh đổ phong kiến, cách bóc lột tiền tư bản, thực hiện cách mạng thổ địa triệt để
Giai cấp lãnh đạo
Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết đinh thắng lợi cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam )
Giai cấp Vô sản (Nhân tố quyết đinh thắng lợi cách mạng là sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương )
Nhiệm vụ
Tịch thu tài sản ruộng đất của Đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày
Đánh đổ Đế quốc Pháp, lật đổ phong kiến
Lực lượng CM
Liên minh công-nông chặt chẽ, bên cạnh đó phải biết đoàn kết với tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức, thành phần trung nông
Liên minh công-nông chặt chẽ
Vị trí
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng Thế giới
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng Thế giới
Ví dụ trong bài 20 “ Cuộc kháng chiến chống thực Pháp kết thúc 1953 – 1954 ” giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, bảng biểu trống, trình bày diễn biến chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, sau đó hướng dẫn các em lập bảng biểu hoàn chỉnh. Từ đó hình thành cho học sinh nhận thức về sự phối hợp lien quân Việt lào. Các cuộc tiến công chiến lược của ta đã làm cho kế hoạch Na Va của pháp phá sản ntn
Thời gian
Sự kiện lịch sử
12/1953 
Bộ đội chủ lực của ta tấn công Thị xã Lai Châu
Đầu tháng 12/1953
Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào
Tháng 1/1954
Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào
Tháng 2/1954
Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên
Sau khi học xong bài 20 cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc 1953 -1954 , giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà xây dựng bảng niên biểu tổng hợp những sự kiện lớn trong tiến trình phát triển lịch sử Việt Nam từ 1930-1954 như sau: 
THỜI GIAN
SỰ KIỆN CHÍNH 
1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
1930-1931
Cao trào cách mạng 1930-1931 và sự thành lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh
1936
Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương
1941
Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8
1945
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
1946
Tổng tuyển cử bầu quốc hội; Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1951
Đại hội lần thứ II của Đảng- Đại hội kháng chiến thắng lợi
1954
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; Hội nghị Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cách mạng DTDCND
Khi tiến hành tổng kết bài, giáo viên dựa vào bảng niên biểu để dạy, yêu cầu học sinh cùng xây dựng bảng niên biểu, trên cơ sở đó mà bổ sung, sửa chữa những điều chưa chính xác trong bảng niên biểu của các em. 
C3. Sử dụng sơ đồ.
Mục đích sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát huy khả năng suy luận logic của học sinh khi diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử...... Như vậy, khi dựa vào vào sơ đồ học sinh có thể phân tích, giải thích, suy luận các sự kiện lịch sử có quan hệ ràng buộc lẫn nhau một cách chính xác, khoa học. Từ đó tư duy học sinh phát triển cao hơn và chất lượng dạy học sẽ được nâng lên
Ví dụ: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_su_dung_do_dung_truc_quan_tr.doc