SKKN Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp lập bảng biểu trong ôn thi THPT Quốc gia ở bộ môn Lịch sử, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945, từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực mà đã được áp dụng có hiệu quả từ thực tiễn của bản thân
Hiện nay, chất lượng giáo dục đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là những năm gần đây sau thực hiện Nghị Quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục [2]. Một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện, là đổi phương pháp kiểm tra đánh giá.
Theo đó, từ năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương án thi THPT Quốc gia theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với hình thức thi mới này thì kết quả đánh giá quá trình dạy và học của giáo viên và các em học sinh ngày càng phản ánh thực chất hơn. Các em nỗ lực học, các thầy cô nỗ lực tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh ôn tập một cách hiệu quả để có lượng kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu của một đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Trong xu thế chung đó, đối với bộ môn lịch sử, đây cũng là một trăn trở của đa số đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy các em học sinh lớp 12, vì đối với các em, học lịch sử đã khó, cách nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức để làm đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan còn khó hơn. Một đề thi trắc nghiệm, phạm vi kiến thức rộng hơn rất nhiều so với một đề thi tự luận trước đây, theo đó, các em phải học nhiều hơn, thông hiểu hầu hết các nội dung lịch sử mới có thể vận dụng để làm đề. Mà, đa số các em học sinh đều đánh giá: môn lịch sử vừa khó thuộc, khó nhớ, khó.vận dụng.
Vậy, làm cách nào để giúp các em ôn thi THPT quốc gia hiệu quả hơn? Làm cách nào để giúp các em học sinh có thể vừa thâu tóm được những kiến thức cơ bản, lại thông hiểu và có thể vận dụng để làm đề trắc nghiệm hiệu quả?
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm 3 năm liên tục được giảng dạy và trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia đối với các em học sinh lớp 12, tôi xin đưa ra vài kinh nghiệm về sử dụng phương pháp lập bảng biểu trong ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử ở trường THPT - Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-2045.
MỤC LỤC: Tên đề mục Trang MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 2. NỘI DUNG 4 2.1. Cơ sở lí luận 4 2.2. Thực trạng vấn đề 5 2.3 Giải pháp 6 2.3.1. Có mấy loại bảng biểu? 7 2.3.2. Những nội dung nào thì sử dụng bảng biểu nào phù hợp. 8 2.3.3. Sử dụng bảng biểu để ôn tập và luyện đề TN như thế nào 10 2.3.4. Một số lưu ý khi sử dụng bảng biểu 19 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN 23 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, chất lượng giáo dục đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là những năm gần đây sau thực hiện Nghị Quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục [2]. Một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện, là đổi phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó, từ năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương án thi THPT Quốc gia theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với hình thức thi mới này thì kết quả đánh giá quá trình dạy và học của giáo viên và các em học sinh ngày càng phản ánh thực chất hơn. Các em nỗ lực học, các thầy cô nỗ lực tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh ôn tập một cách hiệu quả để có lượng kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu của một đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong xu thế chung đó, đối với bộ môn lịch sử, đây cũng là một trăn trở của đa số đội ngũ thầy cô trực tiếp giảng dạy các em học sinh lớp 12, vì đối với các em, học lịch sử đã khó, cách nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức để làm đề thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan còn khó hơn. Một đề thi trắc nghiệm, phạm vi kiến thức rộng hơn rất nhiều so với một đề thi tự luận trước đây, theo đó, các em phải học nhiều hơn, thông hiểu hầu hết các nội dung lịch sử mới có thể vận dụng để làm đề. Mà, đa số các em học sinh đều đánh giá: môn lịch sử vừa khó thuộc, khó nhớ, khó....vận dụng. Vậy, làm cách nào để giúp các em ôn thi THPT quốc gia hiệu quả hơn? Làm cách nào để giúp các em học sinh có thể vừa thâu tóm được những kiến thức cơ bản, lại thông hiểu và có thể vận dụng để làm đề trắc nghiệm hiệu quả? Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm 3 năm liên tục được giảng dạy và trực tiếp ôn thi THPT Quốc gia đối với các em học sinh lớp 12, tôi xin đưa ra vài kinh nghiệm về sử dụng phương pháp lập bảng biểu trong ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử ở trường THPT - Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-2045. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá, và đặc biệt từ năm 2017 Bộ đã áp dụng phương án thi trắc nghiệm khách quan trong đó có bộ môn lịch sử, nhưng nhiều em học sinh vẫn lúng túng trong cách học và xoay quanh một câu hỏi mãi chưa có câu trả lời, rằng “học lịch sử như thế nào để có hiệu quả”. Thực tế cho thấy, trong tổ hợp môn Sử - Địa – GDCD, thì bộ môn lịch sử vẫn được đa số các em đánh giá là “khó” nhất. Trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2017-2018, môn sử là một trong những môn có phổ điểm thấp nhất [4] Hình ảnh minh họa về phổ điểm môn lịch sử THPT Quốc gia 2017 nguồn ảnh: Báo vietnamnet. Nhìn vào hình ảnh,ta thấy rõ: số lượng điểm dưới 5 là quá nhiều. Trong khi đó, điểm 8, 9 quá ít. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, là do lượng kiến thức của bộ môn khá nặng, trong khi đó học sinh lại chưa tìm cho mình được phương pháp học thích hợp, hiệu quả. Đặc biệt, đa số cách dạy và cách học còn ôm đồm kiến thức, chủ yếu thiên về việc làm sao để nhớ thời gian, sự kiện, làm sao để học thuộc nội dung chứ không phải làm sao để hiểu, làm sao để vận dụng. Nhiều thầy cô vẫn dạy theo phương pháp truyề n thống, ít áp dụng kĩ thuật giảng dạy. Trong khi đó hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với bộ môn lịch sử còn khá mới mẻ đối với thầy cô và các em. Nếu các em vẫn loay hoay với kiểu “học vẹt”, thụ động, và thầy cô lại không có những phương pháp hay kĩ thuật dạy hiệu quả để học sinh nắm vững kiến thức để có thể vận dụng làm bài, thì kết quả điểm thi khó có thể cải thiện. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử, lại trực tiếp ôn thi cho các em học sinh nhiều năm, tôi thật sự trăn trở trước tình trạng này. Câu hỏi đặt ra cho bản thân trong quá trình đứng lớp, là làm sao, làm cách nào, và phải có phương pháp hoặc kĩ thuật gì để hướng dẫn các em ôn tập tốt nhất giúp các em có kết quả cao hơn trong kì thi, góp phần cải thiện phổ điểm bộ môn lịch sử nói chung, và cũng là đáp ứng nguyện vọng của các bậc phụ huynh, giúp các em đạt được ước mơ của cánh cửa cuộc đời. Mục đích nghiên cứu đề tài của tôi chính là đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và phương pháp học ở bộ môn lịch sử trường THPT, góp phần cùng các thầy cô có thể giúp các em cải thiện, nâng cao chất lượng điểm thi môn Lịch sử trong các kì thi THPT Quốc gia sắp những năm tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp lập bảng biểu trong ôn thi THPT Quốc gia ở bộ môn Lịch sử, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945, từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực mà đã được áp dụng có hiệu quả từ thực tiễn của bản thân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Lập kế hoạch nghiên cứu - Xây dựng đề cương - Nghiên cứu tài liệu - Nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi + Phương pháp trò chuyện + Phương pháp quan sát + Xử lí và đánh giá kết quả, tính % - Tiến hành thực nghiệm. Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại các lớp 12C1, 12C3 - trường THPT Lam Kinh, được BGH nhà trường, ban chuyên môn tổ Sử - Địa – GDCD tạo điều kiện cùng sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các đồng nghiệp và học sinh. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận: “Thi” là hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và “cho điểm” là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của học sinh [3]. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học có thể hiểu là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được của người học sau một quá trình học tập với kết quả thực tế và mục tiêu dạy học ban đầu đề ra. Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều có điểm chung là duy trì kỳ thi THPT Quốc gia [3], dù nội dung và hình thức thi ở mỗi nước mỗi khác. Điều này cho thấy kỳ thi THPT Quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng dù ở bất kì nước nào, bởi lợi ích lớn nhất của tấm bằng tốt nghiệp THPT là đem đến cơ hội cho những người tốt nghiệp các công việc tốt và có thu nhập cao. Hiện nay ít nhà tuyển dụng chấp nhận những người không có bằng tốt nghiệp THPT vào các vị trí quan trọng. Các nước cho rằng lợi ích kế đến của tấm bằng tốt nghiệp THPT mới là cơ hội để vào các trường đại học và cao đẳng. Và, khi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, thì cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập ổn định cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hình thức thi THPT Quốc gia là trắc nghiệm, thì việc đánh giá kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh ngày càng phản ánh thực chất, bởi những lợi ích của hình thức thi mới này đem lại là: Khảo sát được số lượng lớn thí sinh Kết quả nhanh Điểm số đáng tin cậy Công bằng, chính xác, vô tư Ngăn ngừa "học tủ" Ta có thể làm một so sánh nhỏ giữa hai hình thức thi tự luận và trắc nghiệm khách quan như sau để thấy sự khác biệt: TT Trắc nghiệm khách quan Tự luận 1 Một câu hỏi tự luận đòi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ riêng của bản thân Một câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải chọn duy nhất một câu đúng nhất, ko cần diễn đạt. 2 Một bài tự luận đề có rất ít câu hỏi nhưng thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ dài dòng. Một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ đòi hỏi trả lời ngắn gọn nhất. 3 Làm bài tự luận cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt. Làm trắc nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ. 4 Chất lượng bài luận đề phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài Chất lượng bài trắc nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng người ra đề. 5 Bài tự luận, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, người chấm tự do cho điểm theo xu hướng riêng (trên cơ sở đáp án) Bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua tỉ lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt câu hỏi. Rõ ràng, những ưu điểm của hình thức thi mới này là không thể phủ nhận. Đối với bộ môn Lịch sử , dù hình thức thi có đổi mới, nhưng nội dung vẫn thuộc chương trình sách giáo khoa. Và muốn đạt được điểm cao, không có con đường nào khác ngoài việc học. Nhưng học như thế nào lại là vấn đề quan trọng và trăn trở của không chỉ các em học sinh mà còn là trăn trở của đội nghũ thầy cô giảng dạy. Rõ ràng, học sinh muốn đạt điểm cao căn bản vẫn là nắm vững kiến thức, bên cạnh đó tăng cường rèn kỹ năng để thao tác làm bài nhanh hơn. Muốn như vậy, cùng với việc tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên cũng cần có những phương pháp và cách thức hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức một cách có hiệu quả nhất. 2.2. Thực trạng vấn đề: Như chúng ta đã biết, ko phải thực trạng điểm thi THPT của bộ môn Lịch sử mới chỉ thấp trong những năm gần đây, mà nó đã kéo dài từ nhiều năm [4]. Báo chí, dư luận, phụ huynh và học sinh đều lo ngại. Rất nhiều câu hỏi đặt ra để giải đáp vấn đề, rằng “vì sao điểm thi THPT môn Lịch sử lại luôn thấp như vậy”?! [4] Theo tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, mà chủ yếu là: - Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử vừa khó học, khó nhớ do nội dung kiến thức khá nặng, lại đòi hỏi độ chính xác cao. - Do quan niệm về “bộ môn phụ” của nhiều phụ huynh, học sinh và thậm chí là nhu cầu đào tạo của các nghành nghề nên môn Lịch sử ít được coi trọng để các em đầu tư học. - Do nhiều thầy cô còn ngại hoặc lúng túng trong việc áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy học, đa số vẫn giữ nguyên cách dạy truyền thống: thầy đọc – trò chép. Nếu có đồ dùng dạy học thì cũng chưa sử dụng hoặc khai thác hiệu quả, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. Hoặc thầy cô chưa có những phương pháp hướng dẫn học sinh học và ôn tập hiệu quả. - Học sinh còn loay hoay chưa tìm ra được phương pháp học và ôn tập hợp lí. Chủ yếu vẫn là học thuộc, ghi nhớ theo kiểu học vẹt, sáo mòn dẫn đến việc học trước quên sau, hoặc áp dụng kiến thức một cách máy móc. - Đa số các tiết “ôn tập, làm bài tập” [5], giáo viên đều chưa áp dụng kĩ thuật dạy ôn tập, chủ yếu vẫn theo lối mòn: giáo viên hệ thống lại kiến thức, học sinh chép và ghi nhớ. Để tìm hiểu kĩ thực trạng này, tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ bằng phiếu thăm dò. Kết quả, có tới 55% các em học sinh lớp 12 đã đăng kí thi tổ hợp môn KHXH trả lời rằng không biết cách học và ôn tập bộ môn Lịch sử như thế nào để có hiệu quả. Có 30% các em trả lời rằng cách học chủ yếu vẫn là “ghi nhớ” theo kiểu học thuộc lòng. Có 5% em trả lời rằng làm thật nhiều đề online. Chỉ có 5% số em còn lại là có áp dụng các phương pháp học và ôn tập. Trong các buổi ôn tập, câu hỏi đầu tiên của nhiều em vẫn là: “học lịch sử như thế nào để hiệu quả”?! Tôi xin đưa ra một dẫn chứng cụ thể về một cách hướng dẫn học sinh học và ôn tập theo lối truyền thống, nội dung kiến thức về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) như sau: + GV hướng dẫn học sinh ôn tập bằng cách hệ thống lại kiến thức, Học sinh ghi chép --->học thuộc--->làm đề trắc nghiệm. + Với cách ôn tập này, học sinh (nếu chăm chỉ) chỉ làm được những dạng đề nhận biết hoặc thông hiểu, như: “Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp là gì?”. “Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào?”.v.v..., còn với những dạng câu hỏi vận dụng, học sinh sẽ lúng túng, như: “So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp có điểm mới?”, đa số học sinh sẽ ko trả lời được. Có thể nói, phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng bậc nhất để mục tiêu, chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, kỳ vọng của xã hội, đất nước trong bối cảnh hội nhập [3]. Trong đó, việc hướng dẫn cho học sinh những phương pháp ôn tập hiệu quả cũng quan trọng không kém. Bởi “thi” là kết quả của quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh [5]. Vì vậy, nếu giáo viên tìm ra được những phương pháp hiệu quả để hướng dẫn học sinh ôn tập thật tốt, học sinh có hứng thú với cách học, với phương pháp ôn tập đã được thầy cô hướng dẫn, thì kết quả thi THPT Quốc gia chắc chắn sẽ được nâng cao. 2.3. Giải pháp. Như chúng ta đều biết, ôn tập là kĩ năng quan trọng trong các kĩ năng học tập [2]. Và một trong số những phương pháp ôn tập hiệu quả nhất được sử dụng cho các em học sinh trong quá trình ôn tập để làm đề trắc nghiệm đó chính là phương pháp lập bảng biểu. Vậy, phương pháp lập bảng biểu trong việc hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia như thế nào? Những nội dung nào trong bài học có thể lập được bảng biểu? Và có những loại bảng biểu nào? Khi sử dụng bảng biểu để ôn tập, học sinh có thể sử dụng để làm những dạng đề trắc nghiệm gì? Với thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, cùng với những kinh nghiệm của bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn các em học sinh lớp 12 ôn thi THPQ Quốc gia trong những năm qua, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm đã được thực hiện cụ thể tại phần Lịch sử Việt Nam lớp 12, giai đoạn từ 1919-1945 như sau: 2.3.1. Có mấy loại bảng biểu? Trước tiên, giáo viên cần xác định có những loại bảng biểu nào, từ đó sử dụng mỗi loại bảng biểu sao cho thích hợp với nội dung kiến thức học sinh cần ôn tập và vận dụng làm đề thi. Thường, có 2 loại bảng biểu phổ biến nhất, dễ sử dụng, dễ vận dụng trong ôn tập THPT Quốc gia, đó là: Loại thứ nhất: Bảng so sánh Là loại bảng dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc thời gian khác nhau nhưng có điểm tương đồng, khác biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện đó; hoặc để rút ra một kết luận khái quát. Kiểu bảng so sánh này rất thích hợp trong các tiết dạy ôn tập, làm bài tập. Và đặc biệt, từ bảng so sánh, học sinh khắc sâu và nhớ lâu kiến thức. từ đó có thể vận dụng để làm nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Ví dụ: So sánh hai bản Cương lĩnh đầu tiên (tháng 2/1930) và Luận cương (tháng 10/1930) TT Nội dung so sánh Cương lĩnh đầu tiên (tháng 2/1930) Luận cương (tháng 10/1930) 1 Bối cảnh 2 Tác giả 3 Nội dung -Đường lối chiến lược -Nhiệm vụ cách mạng -Lực lượng cách mạng -Lãnh đạo cách mạng -Vị trí cách mạng 4 Nhận xét Loại thứ hai: Bảng niên biểu. Bảng niên biểu hay còn gọi là bảng thống kê. Là loại bảng dùng để liệt kê các sự kiện cơ bản sau khi học xong một giai đoạn lịch sử, hoặc một nội dung lịch sử. Cấu trúc bảng niên biểu thường chia làm 2 hoặc 3 cột dọc gồm: niên đại, sự kiện, ý nghĩa lịch sử. Kiểu bảng này thích hợp cho việc ôn tập và ghi nhớ kiến thức đã học theo trình tự thời gian. Có hai loại niên biểu: Niên biểu theo một nội dung lịch sử cụ thể và niên biểu tổng hợp theo giai đoạn. Ví dụ 1: Lập niên biểu về diễn biến của cách mạng tháng Tám năm 1945: TT Thời gian Sự kiện ý nghĩa 1 2 ... Ví dụ 2: Lập niên biểu về các sự kiện chính trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930-1945. TT Thời gian Sự kiện. 1 2 3 ... 2.3.2. Những nội dung nào thì sử dụng bảng biểu nào phù hợp? Giáo viên cần xác định những nội dung nào thì sử dụng bảng biểu, hoặc nếu sử dụng bảng biểu, thì nên sử dụng loại bảng biểu nào cho phù hợp trong việc ôn tập, tránh lạm dụng hoặc sử dụng không phù hợp gây phản tác dụng. Ví dụ 1: Trong nội dung phong trào cách mạng 1930-1931, phần diễn biến, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng bảng niên biểu để tóm tắt diễn biến, nhưng trong phong trào dân chủ 1936-1939 phần diễn biến lại không nên lập bảng ở phần diễn biến của phong trào, vì ở trong trào 1936-1939 diễn biến không theo trình tự thời gian mà theo từng nội dung hình thức: Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ (a), đấu tranh n ghị trường (b), đấu tranh báo chí (c)[1]. Ví dụ 2: Cũng trong nội dung bài phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 lại rất phù hợp giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo hình thức lập bảng so sánh những đặc điểm nổi bật của hai phong trào theo các tiêu chí so sánh cho sẵn như: Nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt, lực lượng, hình thức đấu tranh, quy mô.... Theo tôi, trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919-1945 có thể sử dụng bảng so sánh vào những nội dung sau đây: - Đối với kiểu bảng so sánh: + Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1945) TT Nội dung Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) 1 Bối cảnh tiến hành khai thác 2 Mục đích khai thác 3 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu + Lập bảng so sánh nội dung của Cương lĩnh đầu tiên (tháng 2/1930) và Luận cương chính trị (tháng 10/1930) TT Nội dung so sánh Cương lĩnh đầu tiên (tháng 2/1930) Luận cương (tháng 10/1930) 1 Bối cảnh 2 Tác giả 3 Nội dung -Đường lối chiến lược -Nhiệm vụ cách mạng -Lực lượng cách mạng -Lãnh đạo cách mạng -Vị trí cách mạng 4 Nhận xét + Lập bảng so sánh 2 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng theo mẫu sau: TT Nội dung Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Việt Nam Quốc dân đảng 1 Thời gian thành lập 2 Người sáng lập 3 Cơ quan ngôn luận 4 Lí luận chính trị 5 Mục đích 6 Phương pháp đấu tranh + Lập bảng so sánh về ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 theo mẫu sau: TT Nội dung Đông Dương cộng sản đảng An Nam cộng sản đảng Đông Dương cộng sản liên đoàn 1 Thời gian thành lập 2 Phân hóa từ tổ chức 3 Cơ quan ngôn luận 4 Địa bàn hoạt động 5 Ngày hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam + Lập bảng so sánh các Hội nghị Trung Ương tháng 10/1930, tháng 7/1936, tháng 11/1939, tháng 5/1945 theo mẫu sau: TT Nội dung Hội nghị BCH TW (Tháng 10-1930) Hội nghị BCH TW (Tháng 7-1936) Hội nghị BCH TW (Tháng 11-1939) Hội nghị BCH TW (Tháng 5-1941) 1 Địa điểm 2 Chủ trì 3 Nhiệm vụ chiến lược 4 Nhiệm vụ trước mắt 5 Phương pháp 6 Mặt trận đoàn kết dân tộc 7 Nhận xét - Đối với kiểu bảng niên biểu (thống kê): Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919-1945 có thể sử dụng bảng niên biểu nhằm thống kê so sánh ở những nội dung như: - Các hoạt động yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản Việt Nam trong những năm từ 1919-1925 - Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh từ 1911 đến 1945. - Diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931. - Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. - Những sự kiện chính trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, 1930-1945.... 2.3.3. Sử dụng bảng biểu để ôn tập và luyện đề trắc nghiệm như thế nào? Đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề. Bởi, khi lập được bảng biểu rồi, thì phương pháp sử dụng như thế nào cho có hiệu quả trong việc ôn tập và làm đề thi trắc nghiệm là rất quan trọng. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác triệt để và hiệu quả các loại bảng biểu nhằm phục vụ đúng mục đích, thì hiệu quả sẽ rất cao. Tôi xin đưa ra một số gợi ý về cách lập bảng biểu và sử dụng bảng biểu trong ôn tập và làm đề thi trắc nghiệm như sau: Ví dụ 1: Lập bảng so sánh về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1914-1918) về: bối cảnh tiến hành khai thác, mục đích khai thác, lĩnh vực đầu tư chủ yếu. Đây là mẫu bảng so sánh được cho là đơn giản nhất, phù hợp nhất trong việc ôn tập cho kì thi THOT Quốc gia. Giáo viên có thể thêm một số nội dung so sánh nếu muốn (như nội dung chương trình khai thác, tác động...) Từ yêu cầu trên, kết quả đạt được từ phía học sinh sẽ là: TT Nội dung Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) 1 Bối cảnh tiến hành khai thác Sau khi thực dân Pháp bình định xong Việt Nam Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 2 Mục đích khai thác Vơ vét tối đa sức người, sức
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_su_dung_phuong_phap_lap_bang_bieu.docx