SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh về chủ đề tìm hiểu virut và đại dịch HIV / AIDS
Hiện nay, theo xu hướng phát triển chung của thế giới, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, tiến bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 về giáo dục đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ.”.
Để đạt được mục tiêu nói trên, toàn ngành giáo dục đã và đang từng bước cùng nhau đổi mới từ căn bản đến toàn diện để hoàn thành mục tiêu đó. Nhất là trong bối cảnh hiện nay - thời đại cách mạng công nghệ 4.0 - giáo dục thay đổi từ phạm vi kiến thức tới mô hình và không gian học tập, từ hình thức dạy học chủ yếu trên lớp sang hình thức hướng dẫn cho học sinh quan sát nghiên cứu các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống, tham khảo, thu thập xử lí và vận dụng các thông tin, hình ảnh và kiến thức trên mạng. nhiều quan niệm học tập truyền thống đã thay đổi so với quá khứ, mở ra một viễn cảnh giáo dục rộng mở và linh hoạt hơn.
Đặc biệt, sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống với rất nhiều vấn đề gắn liền với thực tiễn. Do đó việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực của giáo viên là điều cần thiết nhằm giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, phối hợp, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu cũng như khơi gợi sự hứng thú, niềm đam mê của học sinh đối với các môn học nói chung và đối với môn sinh học nói riêng.
Qua quá trình dạy học thực tế tại các lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 1. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh về chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS”.
MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 1 1 1 2 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Cơ sở lí luận của SKKN Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân, nhà trường và đồng nghiệp 2 2 3 4 14 3 Kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị 18 18 19 4 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm 20 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH VỀ CHỦ ĐỀ “ TÌM HIỂU VIRUT VÀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS”. 1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lí do chọn đề tài. Hiện nay, theo xu hướng phát triển chung của thế giới, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, tiến bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 về giáo dục đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ...”. Để đạt được mục tiêu nói trên, toàn ngành giáo dục đã và đang từng bước cùng nhau đổi mới từ căn bản đến toàn diện để hoàn thành mục tiêu đó. Nhất là trong bối cảnh hiện nay - thời đại cách mạng công nghệ 4.0 - giáo dục thay đổi từ phạm vi kiến thức tới mô hình và không gian học tập, từ hình thức dạy học chủ yếu trên lớp sang hình thức hướng dẫn cho học sinh quan sát nghiên cứu các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống, tham khảo, thu thập xử lí và vận dụng các thông tin, hình ảnh và kiến thức trên mạng... nhiều quan niệm học tập truyền thống đã thay đổi so với quá khứ, mở ra một viễn cảnh giáo dục rộng mở và linh hoạt hơn. Đặc biệt, sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống với rất nhiều vấn đề gắn liền với thực tiễn. Do đó việc áp dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực của giáo viên là điều cần thiết nhằm giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, phối hợp, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu cũng như khơi gợi sự hứng thú, niềm đam mê của học sinh đối với các môn học nói chung và đối với môn sinh học nói riêng. Qua quá trình dạy học thực tế tại các lớp 10 trường THPT Cẩm Thủy 1. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh về chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: Một số kinh nghiệm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh về chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS”. Trong đó nội dung của chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS” dựa trên kiến thức của bài 43 – Cấu trúc các loại virut và bài 44 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình nâng cao hoặc bài 29 - Cấu trúc các loại virut và bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình cơ bản. Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức học tập của học sinh khi giáo viên vận dụng phương pháp dạy học mới. Đánh giá mức độ hứng thú học tập môn sinh học của học sinh khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS. Đánh giá thái độ của học sinh trong việc phòng chống các bệnh do virut gây ra và thái độ ứng xử của học sinh đối với những người nhiễm HIV/AIDS. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng học sinh các lớp: 10A1, 10A2 trường THPT Cẩm Thủy 1 – năm học 2018 - 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, nghiên cứu tài liệu. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong quan niệm dạy học mới, một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới phương pháp dạy học còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin trên thông tin đại chúng, trên mạng internet ...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần sử dụng đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Về phía học sinh: Trường THPT Cẩm Thủy 1 là một trường miền núi có chất lượng đầu vào của học sinh thấp, chất lượng đầu vào không đồng đều. Nhiều em thiếu hoặc không có động cơ học tập, ý thức học tập không cao. Cách học của học sinh chủ yếu là cách học cá nhân, thụ động một chiều, nhất là các em học sinh lớp 10 chưa kịp tiếp cận với cánh học ở bậc THPT. Khả năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn yếu. Học sinh thiếu hứng thú đối với các môn học tự nhiên nói chung và môn sinh học nói riêng. Kết quả khảo sát sự hứng thú đối với môn sinh học ở các lớp 10 ở học kì 1 năm học 2018 – 2019 . Lớp Số lượng HS Mức độ hứng thú đối với môn Sinh học Ghi chú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú 10A1 48 13 28 7 10A2 46 7 31 8 Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên chưa đồng đều, thường xuyên và liên tục. Chưa áp dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn chưa có hiệu quả cao. Đa số nội dung vẫn được truyền thụ theo một chiều từ giáo viên tới học sinh. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng các chủ đề dạy học, lúng túng hoặc gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp để dạy các chủ đề, khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Về nội dung của chủ đề: Đối với chương trình nâng cao: Nội dung của chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS” xây dựng trên kiến thức của bài 43 – Cấu trúc các loại virut và bài 44 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình nâng cao Đối với chương trình cơ bản: Nội dung của chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS” xây dựng trên kiến thức của bài 29 - Cấu trúc các loại virut và bài 30 – Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ, sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình cơ bản. Thực tế khi dạy các nội dung kiến thức này chủ yếu các giáo viên chỉ dạy theo từng bài độc lập theo phân phối chương trình. Và tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống (phương pháp thuyết trình là chủ yếu) hoặc cũng đã có đổi mới phương pháp theo kiểu cho học sinh trao đổi theo nhóm và làm phiếu học tập hoặc xây dựng bài giảng điện tử bằng chương trình Powerpoint. Tuy nhiên cách dạy vẫn chủ yếu là theo một chiều, chưa lấy học sinh làm trung tâm, chưa phát huy hết năng lực của học sinh, chưa tạo được hứng thú cho học sinh đối với bài học nói riêng và đối với môn sinh học nói chung. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Để giải quyết các vấn đề đặt ra như trong thực trạng đã nêu. Bản thân tôi cho rằng, việc cần thiết và quan trọng là phải giải quyết được các tồn tại, hạn chế về phía giáo viên. Chính vì vậy trong sáng kiến này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà bản thân đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả nhất định trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh về chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS”. Giải pháp thứ nhất: Xác định nội dung chủ đề và thời gian thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Người giáo viên phải xác định và lựa chọn được chủ đề dạy học. Trong giai đoạn hiện nay thì nội dung của chủ đề nên gồm các bài liền nhau theo phân phối chương trình. Điều này giúp giáo viên dễ xây dựng chủ đề để thực hiện mà cũng không ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện phân phối chương trình theo quy định. Chủ đề được chọn nên là những chủ đề có kiến thức đơn giản, dễ hiểu và có liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Điều này sẽ giúp học sinh dễ tiếp cận kiến thức, dễ hứng thú với chủ đề và dễ hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Đối với vấn đề về thời gian thực hiện của chủ đề, giáo viên nên chủ động sớm giao nhiệm vụ cho học sinh để học sinh có đủ thời gian tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin và có đủ thời gian hoàn thành sản phẩm của mình. Nhất là đối với đối tượng học sinh miền núi, do gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh trước 2 tuần. Giáo viên cũng nên tính đến thời gian học sinh nộp sản phẩm và thời gian giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh, nhất là các thông tin khoa học, các hình ảnh được sủ dụng trong sản phẩm để cần thiết yêu cầu học sinh điều chỉnh, làm lại. Dù sao đây là các sản phẩm của học sinh dùng để học tập, không phải để tham gia một cuộc thi nào đó nên việc kiểm tra, điều chỉnh là điều cần thiết, không thể bỏ qua. Giải pháp thứ hai: Lựa chọn phương pháp phù hợp với dạy học chủ đề. Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề, tùy thuộc vào khả năng của học sinh, tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Nhưng nhất thiết phương pháp đó phải là phương pháp dạy học tich cực, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy được tối đa năng lực, phẩm chất của học sinh, khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với chủ đề, với khoa học và với bộ môn. Bản thân tôi lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chủ đề này. Bởi vì dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Ngoài ra trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các học sinh tham gia dự án cũng dễ dàng tìm kiếm, khai thác các thông tin để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, từ đó tạo ra được các sản phẩm học tập có chất lượng. Giải pháp thứ ba: Tổ chức phân nhóm học sinh khoa học, phù hợp. Nhằm giúp học sinh có thể phát huy tối đa được năng lực, sở trường của mình cũng như hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình theo nhóm. Giáo viên cần phải quan tâm đến việc phân nhóm học sinh như thế nào cho có hiệu quả. Mỗi nhóm học sinh thường bố trí từ 4 đến 6 học sinh. Trong đó có 1 nhóm trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Khi chia nhóm cần phân chia học sinh theo hộ khẩu cư trú để tạo điều kiện cho các em hoạt động nhóm trong trời gian ở nhà. Lưu ý phân phối học sinh dựa trên khả năng học tập, mỗi nhóm cần có học sinh sử dụng tốt máy tính cũng như khai thác các phần mềm trên máy tính. Tránh tình trạng các em học tốt cùng một nhóm, các em học kém hơn cùng một nhóm. Để tạo hứng thú ban đầu cho học sinh, giáo viên yêu cầu các nhóm tự lựa chọn tên nhóm và xem đây là một tiêu chí đánh giá chất lượng của sản phẩm của các nhóm học sinh. Giáo viên phải lưu ý đối với học sinh khi đặt tên nhóm phải chọn lựa tên sao cho phù hợp với lứa tuổi, với sở thích và không được lựa chọn các tên nhạy cảm, phản cảm. Giải pháp thứ tư: Hướng dẫn cụ thể xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập của từng nhóm. Vì đây là học sinh lớp 10 và trước đây có thể chưa được tiếp xúc với phương pháp dạy học theo dự án nên học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để học sinh có thể xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. Trong kế hoạch cần phải chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm là gì? Vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên ra sao. Thời gian nào ứng với công việc gì? Nếu việc xây dựng kế hoạch của học sinh tốt thì sẽ giúp các em chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ cá nhân cũng như trong việc phối hợp nhóm. Từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng, đúng mục tiêu, đúng thời gian quy định. Giáo viên có thể xây dựng mẫu kế hoạch để học sinh áp dụng dễ dàng. Mẫu kế hoạch của nhóm KẾ HOẠCH TÌM HIỂU VỀ CHỦ ĐỀ “ VIRUT VÀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS” Nhóm: .. Lớp: A. Họ, tên và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ cụ thể Ghi chú 1 Nhóm trưởng 2 Thư ký 3 Thành viên 4 Thành viên 5 Thành viên 6 Thành viên B. Kế hoạch thời gian thực hiện - Ngày .. tháng . năm : Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Ngày .. tháng .. năm .. đến ngày .. tháng . năm .. : Thu thập thông tin, hình ảnh - Ngày . tháng .. năm. : Thống kê và xử lí thông tin, thống nhất xây dựng sản phẩm cho nhóm. - Ngày . tháng .. năm. : Hoàn thành sản phẩm và nộp sản phẩm cho giáo viên. - Ngày . tháng . năm.: Báo cáo sản phẩm trước lớp. --------------------------- Giải pháp thứ năm: Thực hiện tốt việc quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây có thể xem là khâu quan trọng nhất để học sinh có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình, tạo ra được sản phẩm có chất lượng. Nhất là đối tượng học sinh miền núi, chất lượng đầu vào không cao. Để có thể thực hiện tốt việc quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần phải tận dụng các cơ hội để tiếp cận và giao lưu với học sinh. Ngoài việc hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp ở trên lớp, giáo viên nên thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo , thông qua thư điện tử, thông qua tin nhắn, điện thoại để giúp đỡ các em trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở nhà. Việc này làm cho các em tự tin, làm việc có định hướng, có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Thực tế cho thấy, sản phẩm của học sinh tạo ra rất đa dạng và phong phú. Có sản phẩm là bản trình chiếu Powerpoin, có sản phẩm là video, clip, có sản phẩm vừa kết hợp hình ảnh với chạy chữ trên màn hình, có sản phẩm kết hợp hình ảnh với lồng tiếng. Để giúp đỡ, hỗ trợ học sinh được, giáo viên đòi hỏi cũng phải có trình độ tin học ở mức độ nhất định, có hiểu biết về các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Đây cũng là khó khăn làm cho nhiều giáo viên ngại thay đổi phương pháp dạy học. Giáo viên cũng phải hỗ trợ học sinh trong việc nộp sản phẩm và báo cáo sản phẩm. Giải pháp thứ sáu: Giáo viên cho học sinh biết đánh giá lẫn nhau sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Việc để học sinh đánh giá lẫn nhau thông qua phiếu đánh giá sau khi kết thúc bài học giúp các em biết đánh giá sản phẩm của các nhóm khác qua các tiêu chí khác nhau, đồng thời qua đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân. Phiếu đánh giá (dành cho nhóm học sinh) Nhóm Tiêu chí đánh giá Tổng điểm Tên nhóm và giới thiệu về nhóm. (1 điểm) Nội dung (5 điểm) Sáng tạo, khoa học (3 điểm) ấn tượng (1 điểm) Dưới đây là giáo án minh họa dạy học chủ đề “Tìm hiểu virut và đại dịch HIV/AIDS”. CHỦ ĐỀ: VIRUT VÀ ĐẠI DỊCH HIV/AIDS ( 2 tiết). NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Tìm hiểu về virut và đại dịch HIV/AIDS. Gồm 2 bài: Bài 43 “Cấu trúc các loại virut” và bài 44 “ Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ” – SGK nâng cao Sinh học 10. Nội chung cụ thể Khái niệm về virut: - Virut là thực thể sống chưa có cấu tạo TB, kích thước rất nhỏ ( trung bình:10-100 n m). - Gồm 2 phần chính: + Vỏ là prôtêin (cápsit). + Lõi là axit nuclêic. - Sống kí sinh bắt buộc trong TB chủ(thực vật, động vật, VSV).Khi ở ngoài TB chúng chỉ là hạt virut hay virion Hình thái và cấu tạo của virut Hình thái: Dựa vào hình thái ngoài của virut, chia virut thành 3 loại. - Virut cấu trúc xoắn.Đại diện là VR khảm thuốc lá - VR cấu trúc khối.Gồm VR Ađênô là loại virut trần và VR HIV là loại virut có vỏ ngoài. - VR cấu trúc hỗn hợp. Đại diện là VR của VK ( pha gơ T2). b. Cấu tạo: Gồm có 2 phần. - Lõi: Là Axit nuclêic cũng chính là bộ gen của chúng. Virut chỉ chứa ADN hoặc ARN. ADN và ARN của virut có thể mạch đơn hoặc mạch kép. - Vỏ prôtêin (capsit): được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái (capsôme). Vỏ mang các thành phần kháng nguyên, có tác dụng bảo vệ lõi axit nucleic. Một số Virut còn có thêm vỏ ngoài được tạo bởi Lipit và prôtêin, trên vỏ có nhiều gai glicôprôtêin chứa các thụ thể gúp virut hấp phụ vào TB vật chủ. Phân loại virut: a. Tiêu chí phân loại virut. - Dựa vào loại Axit nuclêic. - Dựa vào các đặc điểm khác: Vỏ, vật chủ ... b. Dựa vào vật chủ virut được chia làm 3 loại: - Virut ở người và động vật. - Virut ở thực vật. - Virut ở vi sinh vật. 4. Chu trình nhân lên của virut a. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ. - Hấp phụ - Xâm nhập - Sinh tổng hợp - Lắp ráp. - Phóng thích. b. Virut ôn hòa và virut độc. - Virut độc: Là khi vào TB chủ, các virut phát triển phá tan TB. - Virut ôn hoà: Khi vào TB chủ bộ gen của virut gắn vào NST TB chủ, TB chủ vẫn sinh trưởng bình thường( là loại TB tiềm tan), chỉ khi có tác động của bên ngoài nó có thể chuyển thành virut độc. 5. HIV và hội chứng AIDS. a. Phương thức lây nhiễm. Qua 3 con đường chủ yếu sau. - Qua đường tình dục. - Qua truyền máu: Tiêm chích ma tuý,ghép nội tạng, qua truyền máu. - Từ mẹ sang thai nhi: Qua nhau thai . Đối tượng lây nhiễm HIV chủ yếu là: Phần lớn là thanh niên, đối tượng nghiện hút, gái mại dâm. b. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS. - Tb limphô T tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vậy khi bị phá vỡ, cơ thể mất khả năng miễn dịch, các VK cơ hội( lao, viêm phổi, viêm màng não,ỉa chảy...) sẽ gây bệnh làm người kiệt sức và chết. - HIV (Human Immunodeficiency Virus infection): Là virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. - Hội chứng AIDS (Acquired ImmunoDeficiency Syndrome): “ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”. - Hội chứng AIDS phát triển qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn sơ nhiễm ( giai đoạn cửa sổ). + Giai đoạn không triệu chứng. + Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS. - Xâm nhiễm của HIV: + Cả hạt virion chui vào Tb vật chủ. + Axit nuclêic của HIV là ARN nên phải có quá trình phiên mã ngược, chuyển ARN cảu virut sang AND rồi mới xâm nhập vào gen của TB chủ. - Xâm nhiễm của phagơ. Chỉ có lõi axit nuclêic chui vào TB chủ. c. Phòng tránh. - Hiện nay chưa có thuốc chữa AIDS đặc hiệu, chỉ có
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_t.doc
- BÌA.doc