SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn

Môn Công Nghệ lớp 9 được xây dựng dưới dạng module kỹ năng nghề, trong đó có module “Lắp đặt mạng điện trong nhà”. Nội dung module được thiết kế chủ yếu là thực hành nhằm hình thành và rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản cần thiết, thói quen làm việc chính xác, khoa học trong lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện. Với những điều được học, các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày đồng thời góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

 Trên thực tế, học sinh ở trường THCS Lương Sơn đa số là con em nông thôn, dân tộc miền núi về kinh tế còn rất khó khăn, mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm. Nhiều học sinh coi môn Công Nghệ là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian để nghiên cứu tài liệu cho các giờ học lý thuyết đặc biệt là các giờ học thực hành.

 Là giáo viên Công Nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành, sau gần 10 năm công tác tại trường THCS Lương Sơn được trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ lớp 9, trăn trở với việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học đáp ứng với mục đích, yêu cầu của module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn.

 

doc 20 trang thuychi01 11813
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Môn Công Nghệ lớp 9 được xây dựng dưới dạng module kỹ năng nghề, trong đó có module “Lắp đặt mạng điện trong nhà”. Nội dung module được thiết kế chủ yếu là thực hành nhằm hình thành và rèn luyện cho các em một số kỹ năng cơ bản cần thiết, thói quen làm việc chính xác, khoa học trong lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện. Với những điều được học, các em có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày đồng thời góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
	Trên thực tế, học sinh ở trường THCS Lương Sơn đa số là con em nông thôn, dân tộc miền núi về kinh tế còn rất khó khăn, mức độ tiếp cận thông tin mới còn chậm. Nhiều học sinh coi môn Công Nghệ là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian để nghiên cứu tài liệu cho các giờ học lý thuyết đặc biệt là các giờ học thực hành.
	Là giáo viên Công Nghệ được đào tạo đúng chuyên ngành, sau gần 10 năm công tác tại trường THCS Lương Sơn được trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ lớp 9, trăn trở với việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học đáp ứng với mục đích, yêu cầu của module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Nghiên cứu việc sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành, tạo hứng thú học tập của học sinh giúp cho giờ dạy học thực hành đạt hiệu quả cao.
	- Nghiên cứu việc đưa ra một số nội dung cần bổ sung vào tiết dạy học lý thuyết để giúp ích cho tiết dạy học thực hành.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan đến đề tài để từ đó xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
	- Nhóm phương pháp khảo sát thực tế trong dạy học thực tiễn để thấy được ưu điểm của đề tài.
	- Nhóm phương pháp thực nghiệm, áp dụng vào giảng dạy thực tế để đưa ra những kết luận chính xác vấn đề nghiên cứu.
	- Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu để so sánh kết quả chất lượng của đề tài.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
	Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng học sinh có học tập hứng thú? Có tích cực hay không? Có để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn của các em hay không phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy giáo.
	Kinh nghiệm thu được sau những giờ lên lớp là hành trang giúp người giáo viên ngày một hoàn thiện hơn trong mỗi tiết dạy của mình. Một người giáo viên giỏi, người giáo viên tâm huyết với nghề là người giáo viên biết đúc rút kinh nghiệm và vận dụng những kinh nghiệm giảng dạy vào bài giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
	Dạy học thực hành module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” của môn Công Nghệ lớp 9 đang còn khá mới mẻ với các em học sinh trung học cơ sở. Vì vậy để tiết thực hành đạt hiệu quả cao vấn đề đặt ra là người giáo viên phải dạy tốt tiết dạy lý thuyết. Ở tiết này giáo viên phải truyền đạt kiến thức sao cho ngoài việc học sinh nắm vững kiến thức còn phải kích thích hứng thú và tò mò của học sinh. Để đạt được điều này kinh nghiệm trong dạy học của mỗi giáo viên là rất cần thiết.
	Với kinh nghiệm gần 10 năm trong dạy học môn Công Nghệ lớp 9 ở trường trung học sở Lương Sơn tôi mạnh dạn tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm với tên đề tài: “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn”.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Môn Công Nghệ lớp 9 module “Lắp đặt mạng điện trong nhà” được thiết kế theo module nghề nên thời lượng thực hành khá cao. Thường một bài có ba tiết gồm một tiết lý thuyết và hai tiết thực hành.
	Học sinh trung học cơ sở, việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành còn rất khó khăn. Các em có xu hướng phụ thuộc rất cao vào lý thuyết mà lý thuyết môn Công Nghệ lớp 9 lại khô cứng mang tính hướng nghiệp, vì vậy việc lôi cuốn học sinh yêu thích môn học để học sinh có thể hiểu bài và vận dụng bài học một cách linh hoạt nhất luôn là vấn đề trăn trở của bản thân tôi.
	Bên cạnh đó cấu trúc của một bài thực hành trong sách giáo khoa biên soạn gộp cả phần lý thuyết và phần thực hành. Vì thế giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức dạy trong tiết lý thuyết sao cho trong khoảng thời gian một tiết học có thể truyền thụ được những kiến thức cần thiết giúp học sinh có nền tảng tốt cho tiết thực hành tiếp theo.
	Vì vậy để khắc phục thực trạng này, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến giúp học sinh nắm vững, hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức trong tiết học lý thuyết để tiết học thực hành đạt hiệu quả cao hơn.
	Năm học 2016 – 2017 tôi áp dụng “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết” của môn Công Nghệ lớp 9 ở lớp 9A, 9C và lấy lớp 9B làm lớp đối chứng.
Chất lượng khảo sát đầu năm học 2016 -2017 của lớp 9A, 9B, 9C như sau:
Lớp
Sĩ số
Chất lượng giáo dục
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9A
34
5
14,7
10
29,4
18
52,9
1
3
0
0
9B
35
4
11,4
8
22,9
20
57,1
3
8,6
0
0
9C
31
4
12,9
8
25,8
17
54,8
2
6,5
0
0
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số kinh nghiệm trong dạy học lý thuyết để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn Công Nghệ lớp 9 ở trường THCS Lương Sơn” để dạy một số tiết lý thuyết: Tiết 10, tiết 22, tiết 25, tiết 6.
2.3.1. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 10: Bài 6: Thực hành: Lắp đặt điện bảng điện.
Khi vẽ sơ đồ nguyên lý học sinh còn thụ động phụ thuộc vào những bài đã có sẵn sơ đồ nguyên lý. Các em chưa tự vẽ được sơ đồ nguyên lý đối với một mạch điện bất kì.
Vì vậy ở tiết này giáo viên nên đưa thêm nguyên tắc khi vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện vào phần củng cố cuối bài. Khi học sinh biết tự vẽ sơ đồ nguyên lý thì khi lắp thực hành sẽ dễ dàng hơn.
5 nguyên tắc khi vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện:
- Nguyên tắc 1: Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải và phía sau cầu chì.
- Nguyên tắc 2: Cầu chì lắp ở dây pha. Cầu chì bảo vệ thiết bị, đồ dùng điện nào thì đứng trước và mắc nối tiếp với thiết bị, và đồ dùng điện đó.
- Nguyên tắc 3: Công tắc đóng cắt đồ dùng điện nào thì đứng trước và mắc nối tiếp với thiết bị, đồ dùng điện đó.
O
A
- Nguyên tắc 4: Mỗi một ổ điện luôn đi theo một nhánh độc lập.
O O
A A
- Nguyên tắc 5: Khi một công tắc điều khiển từ hai đồ dùng điện trở lên thì các đồ dùng điện đó sẽ mắc song song với nhau.
O
A
Giáo án áp dụng
TIẾT 10:BÀI 6: THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức.
+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
+ Hiểu được chức năng của bảng điện.
2. Kỹ năng.
	Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
3. Thái độ.
+ Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận và yêu thích môn học của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Tài liệu:
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Sgv Công Nghệ 9.
+ Giáo án.
- Phương tiện: 
+ Tranh giáo khoa hình 6-1 sgk.
+ Bảng điện đã lắp các thiết bị điện.
2. Học sinh.
+ Đọc trước bài.
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Có đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
+ Chào học sinh, xem vệ sinh lớp, bàn giáo viên, bảng, trang phục của học sinh, sĩ số lớp.
+ Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (không kt)
3. Bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của bảng điện.
+ G/v: Bảng điện có loại làm bằng gỗ, có loại làm bằng nhựa.
+ G/v hỏi: Bảng điện trong lớp học dùng để làm gì?
+ G/v cho h/s quan sát hình 6-1 sgk.
+ G/v hỏi: các thiết bị điện trong hình có chức năng gì?
+ G/v hỏi: có mấy loại bảng điện? Nhiệm vụ của từng loại?
+ G/v chỉ trên tranh và trên thực tế rồi kết luận.
+ G/v hỏi: bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay nhánh?
+ G/v hỏi: Vậy bảng điện chính của khu nhà 2 tầng của trường được lắp ở đâu?
+ G/v: Kích thước của bảng điện phụ thuộc vào số lượng và kích thước của các thiết bị lắp trên đó.
I-Chức năng của bảng điện.
- Bảng điện dùng để lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
- Bảng điện chính: cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Gồm có: cầu dao, cầu chì hoặc áptomát tổng.
- Bảng điện nhánh: cung cấp điện tới đồ dùng điện. Gồm có: công tắc, ổ cắm, hộp số quạt, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v dùng phấn màu vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt.
+ G/v hỏi: sơ đồ trên gồm những thiết bị điện gì? chúng được nối với nhau như thế nào?
+ G/v: Dây O là dây trung tính hay còn gọi là dây mát. Dây A là dây pha hay còn gọi là dây nóng.
+ G/v thuyết trình những chú ý khi vẽ sơ đồ nguyên lí cho h/s.
+ G/v thuyết trình các yếu tố cần xác định trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v phân tích để h/s hiểu bảng điện thường được lắp ở cửa ra vào hoặc cửa giữa 2 phòng. Bảng điện luôn bố trí cầu chì ở trên còn công tắc và ổ cắm ở ngay dưới cầu chì. Và bóng đèn được lắp ở giữa phòng.
+ G/v cùng h/s xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện theo các bước.
+ G/v vẽ từng bước lên bảng cho h/s quan sát.
+ G/v: cầu chì luôn được nối với dây pha (dây nóng).
II-Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
1-Sơ đồ nguyên lí.
 O
 A
2-Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
a) Yếu tố cần xác định.
+ Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện.
+ Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện.
+ Phương pháp lắp đặt đây dẫn: lắp đặt nổi hay chìm.
b) Các bước tiến hành.
+ Bước 1: Vẽ đường dây nguồn .
O 
A 
+ Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn.
O 
A 
+ Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện.
+ Bước 4: Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
O 
A 
Hoạt động 3: Tìm hiểu lắp đặt mạch điện bảng điện.
+ G/v cho h/s tìm hiểu quy trình lắp đặt trong sgk.
+ G/v gọi học sinh lên bảng vẽ quy trình.
+ G/v vừa thao tác lắp vừa phân tích từng bước trong quy trình.
+ G/v hoàn thành lắp mạch điện thực tế cho học sinh quan sát hoạt động của mạch điện.
III-Lắp đặt mạch điện bảng điện.
Vạch dấu Khoan lỗ Nối dây TBĐ
 BĐ của BĐ
 Kiểm tra Lắp TBĐ
 vào BĐ
4. Củng cố, hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
+ G/v nhắc lại nội dung chính của bài.
+ G/v đưa ra 5 nguyên tắc khi vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện. Sau mỗi nguyên tắc giáo viên vẽ sơ đồ minh họa.
- Nguyên tắc 1: Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp vơi tải và phía sau cầu chì.
- Nguyên tắc 2: Cầu chì lắp ở dây pha. Cầu chì bảo vệ thiết bị, đồ dùng điện nào thì đứng trước và mắc nối tiếp với thiết bị, và đồ dùng điện đó.
- Nguyên tắc 3: Công tắc đóng cắt đồ dùng điện nào thì đứng trước và mắc nối tiếp với thiết bị, đồ dùng điện đó.
- Nguyên tắc 4: Mỗi một ổ điện luôn đi theo một nhánh độc lập.
- Nguyên tắc 5: Khi một công tắc điều khiển từ hai đồ dùng điện trở lên thì các đồ dùng điện đó sẽ mắc song song với nhau.
+ G/v ra đề cho h/s tập vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đơn giản.
* Học sinh:
+ Học bài cũ.
+ Chuẩn bị để tiết sau thực hành: Lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ đem 1 tua vít, 1 kéo và 1 băng cách điện.
IV. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
Kết quả đạt được
+ Học sinh vẽ thành thạo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ điện và 1 công tắc hai cực điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt.
+ Học sinh vẽ được sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện chiếu sáng đơn giản trong nhà.
+ Ở tiết thực hành sau học sinh sẽ vận dụng sơ đồ đã học vào thực hành một cách thành thạo hơn.
2.3.2. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 22: Bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
Ở trong sách giáo khoa kí hiệu của công tắc ba cực chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Trong các tài liệu liên quan công tắc ba cực có ba cách kí hiệu là: 
Nên khi học nguyên lý hoạt động của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (mạch điện liên quan đến công tắc ba cực) học sinh dễ nhầm lẫn cực động và cực tĩnh dẫn đến khi thực hành sẽ lắp sai nguyên lý.
Vì vậy ở bài này khi dạy tiết lý thuyết giáo viên nên đưa ra một mục học về công tắc ba cực. Ở mục này giáo viên nêu rõ phần cấu tạo và kí hiệu của công tắc ba cực để học sinh nắm vững cực động và cực tĩnh của công tắc ba cực. Giáo viên thống nhất sử dụng một cách kí hiệu của công tắc ba cực. Khi đã phân biệt rõ cực động và cực tĩnh của công tắc ba cực từ kí hiệu và trên thực tế thì khi lắp thực hành học sinh sẽ lắp không bị sai nguyên lý.
Giáo án áp dụng
TIẾT 22: BÀI 9: THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN 
 HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT BÓNG ĐÈN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức.
	+ Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
	+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện cầu thang.
	+ Phân biệt được cực động, cực tĩnh của công tắc 3 cực.
2. Kỹ năng: Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt.
3. Thái độ.
+ Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận và yêu thích môn học của học sinh.
	+ Tiết kiệm vật liệu và đúng quy trình kỹ thuật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Tài liệu:
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Sgv Công Nghệ 9.
+ Giáo án.
- Phương tiện: Tranh giáo khoa; công tắc ba cực.
2. Học sinh.
+ Đọc trước bài.
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Có đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
+ Chào học sinh, xem vệ sinh lớp, bàn giáo viên, bảng, trang phục của học sinh, sĩ số lớp.
+ Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (không kt)
3. Bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu công tắc ba cực.
+ G/v cho h/s quan sát công tắc ba cực.
+ G/v thuyết trình cấu tạo công tắc ba cực cho h/s. Vừa nêu g/v vừa chỉ trên vật thật.
+ G/v hỏi: Về cấu tạo công tắc 3 cực và công tắc 2 cực giống và khác nhau như thế nào?
+ G/v: Các tài liệu có 3 cách kí hiệu công tắc 3 cực đó là: 
+ G/v: Chúng ta thống nhất kí hiệu thứ nhất.
1-Công tắc ba cực.
+ Cấu tạo: Giống như công tắc hai cực công tắc ba cực cũng có vỏ và bộ phận tiếp điện.Nhưng bộ phận tiếp điện gồm ba chốt: 1 cực động và 2 cực tĩnh ở hai bên.
+ Kí hiệu:
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v vẽ sơ đồ nguyên lý hoặc treo tranh vẽ sơ đồ nguyên lý lên bảng.
+ G/v hỏi: Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào?
+ G/v kết luận và thao tác trên tranh để giảng nguyên lý làm việc của mạch điện cho h/s rõ.
+ H/s vẽ sơ đồ nguyên lý vào vở.
+ G/v hỏi: Để xây dựng sơ đồ lắp đặt từ sơ đồ nguyên lý cần trải qua mấy bước?
+ H/s trả lời, g/v ghi các bước sang 1 bên bảng.
+ G/v cho h/s làm việc theo nhóm (mỗi bàn là một nhóm) để xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v: có thể có nhiều phương án xây dựng sơ đồ lắp đặt nhưng phải chọn phương án đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện và độ bền cơ học.
+ G/v kết luận, thao tác vẽ lên bảng cho h/s quan sát.
2-Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
a) Sơ đồ nguyên lý
O
A
b) Vẽ sơ đồ lắp đặt:
O
A
 Hoạt động 3: Tìm hiểu lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho bài thực hành.
+ G/v: Việc thực hành và rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp cho các em thói quen làm việc có kế hoạch, theo quy trình, là cơ sở hình thành tác phong công nghiệp.
+ G/v vẽ bảng và hướng dẫn học sinh hoàn thiện bảng.
+ G/v cho h/s thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng.
+ G/v bổ sung và kết luận.
3-Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ.
TT
Tên dụng cụ, vật liệu, thiết bị.
Số lượng
Yêu cầu kỹ thuật
1
Kìm cắt dây
1
còn tốt
2
Kìm tuốt dây
1
còn tốt
3
Bút thử điện
1
còn tốt
4
Búa
1
còn tốt
5
Khoan máy
1
còn tốt
6
Tua vít
2
còn tốt
7
Thước
1
còn tốt
8
Công tắc ba cực
2
còn tốt
9
Cầu chì
1
còn tốt
10
Dây dẫn điện
4m
còn tốt
11
Vít gỗ
10
còn tốt
12
Bóng đèn sợi đốt
1
220V –60W
13
Đui đèn
1
còn tốt
14
Bảng điện
1
15x20cm
15
Băng cách điện
1c
còn tốt
16
Giấy ráp
1tờ
còn tốt
Hoạt động 4: Tìm hiểu lắp đặt mạch điện.
+ G/v cho h/s tìm hiểu quy trình lắp đặt trong sgk.
+ G/v gọi học sinh lên bảng vẽ quy trình.
+ G/v vừa thao tác lắp vừa phân tích từng bước trong quy trình.
+ G/v hoàn thành lắp mạch điện thực tế cho học sinh quan sát hoạt động của mạch điện.
4-Lắp đặt mạch điện.
* Quy trình lắp đặt mạch điện
Vạch dấu Khoan lỗ Lắp TBĐ ..BĐ...của BĐ	 
 Kiểm tra Nối dây mạch điện
4. Củng cố, hướng dần học sinh học bài ở nhà.
+ G/v tổng kết lại các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.
	+ G/v hỏi đưa ra 1 sơ đồ nguyên lý khác của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn và cho h/s so sánh. 
 O 
 A
* Học sinh: Học bài cũ và đem băng dính để chuẩn bị tiết sau thực hành.
IV. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
Kết quả đạt được
+ Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
	+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện cầu thang.
+ Học sinh phân biệt được cực động và cực tĩnh của công tắc 3 cực trên kí hiệu và trên vật thật.
+ Học sinh thực hành lắp mạch điện không bị nhầm lẫn giữa cực động và cực tĩnh.
2.3.3. Kinh nghiệm áp dụng vào tiết 25: Bài 10: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
Ở tiết dạy lý thuyết của bài 6, bài 7, bài 8, bài 9 và bài 10 trong sách giáo khoa không yêu cầu giáo viên phải nối mạch điện thực tế. Tuy nhiên để tăng sự tò mò, tìm tòi của học sinh, kích thích hứng thú học tiết thực hành tiếp theo thì ở mục “Lắp đặt mạch điện” của tiết lý thuyết giáo viên nên thao tác nhanh nối mạch điện thực tế để học sinh được quan sát hoạt động của mạch điện. 
Giáo án áp dụng
TIẾT 25: BÀI 10: THỰC HÀNH: LẮP MẠCH ĐIỆN 
 MỘT CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI BÓNG ĐÈN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. 
	+ Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển hai bóng đèn.
	+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
2. Kỹ năng: Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp đặt.
3. Thái độ.
+ Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận và yêu thích môn học của học sinh.
	+ Tiết kiệm vật liệu và đúng quy trình kỹ thuật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Tài liệu:
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Sgv Công Nghệ 9.
+ Giáo án.
- Phương tiện: Máy chiếu, bộ thực hành lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn.
2. Học sinh.
+ Đọc trước bài.
+ Sgk Công Nghệ 9.
+ Có đồ dùng học tập đầy đủ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
+ Chào học sinh, xem vệ sinh lớp, bàn giáo viên, bảng, trang phục của học sinh, sĩ số lớp.
+ Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (không kt).
3. Bài mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v vẽ sơ đồ nguyên lý lên bảng.
+G/v chiếu cách vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện cho h/s quan sát.
+ G/v hỏi: Mạch điện gồm những phần tử gì? 
+ G/v hỏi: Công tắc ba cực được nối với hai đèn như thế nào?
+ G/v hỏi: Cực động của công tắc 3 cực được nối với thiết bị nào?
+ G/v hỏi: Em hãy trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện?
+ G/v chiếu nguyên lý hoạt động của mạch điện cho h/s quan sát.
+ G/v kết luận nguyên lý hoạt động.
+ G/v hỏi: Công tắc 2 cực có công dụng gì trong mạch điện?
+ G/v hỏi: Em hãy nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện?
+ G/v cho h/s thảo luận về phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây.
+ G/v cho h/s làm việc theo nhóm để xây dựng sơ đồ lắp đặt theo các bước.
G/v kiểm tra sơ đồ lắp đặt của các nhóm.
+ G/v chiếu cho học sinh quan sát cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
+ G/v kết luận và hoàn thiện sơ đồ lắp đặt theo các bước.
1-Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
a) Sơ đồ nguyên lý:
O 
A
b) Vẽ sơ đồ lắp đặt:
O
A
Hoạt động 2: Tìm hiểu lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho bài thực hành.
+ G/v: Việc thực hành và rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp cho cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_day_hoc_ly_thuyet_de_gop_phan.doc