SKKN Hướng dẫn lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môn Công nghệ 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt

SKKN Hướng dẫn lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môn Công nghệ 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt

Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới, sự đổi mới đó cần chú trọng đến năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội[2].

 Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành.

Do trình độ xã hội ngày càng nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế trẻ càng phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. Bởi thế cho nên trong các nhà trường THCS cần chăm lo việc đổi mới phương pháp dạy học nhắm khắc phục những hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và hoàn cảnh của địa phương.

 

doc 19 trang thuychi01 11884
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môn Công nghệ 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Mở đầu ..	2
1. Lí do chọn đề tài	2
2. Mục đích nghiên cứu.	3
3. Đối tượng nghiên cứu	3
4. Phương pháp nghiên cứu	4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	4
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................	4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............	5
3. Các giải pháp thực hiện........................................................................	7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................................	20
III. Kết luận, kiến nghị.............................................................................	21
1. Kết luận................................................................................................	21
2. Kiến nghị..............................................................................................	22
I. MỞ ĐẦU.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới, sự đổi mới đó cần chú trọng đến năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội[2].
	Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kĩ năng thực hành.
Do trình độ xã hội ngày càng nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế trẻ càng phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. Bởi thế cho nên trong các nhà trường THCS cần chăm lo việc đổi mới phương pháp dạy học nhắm khắc phục những hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và hoàn cảnh của địa phương.
Modul lắp đặt mạng điện trong nhà, HS đã được làm quen từ phần ba - Kỹ thuật điện của chương trình lớp 8 vậy nhưng ở đây các em chỉ mới được nghiên cứu với cơ sở lý thuyết mà chưa được lắp đặt thành một mạng điện nào đó. Chương trình lớp 9 các em đã được nghiên cứu tới các mạch điện trong từng loại và được tiến hành thực hành lắp đặt các loại mạch điện đó. Trong năm bài thực hành lắp mạch điện của chương trình, tất cả đều hướng dẫn học sinh lắp mạch điện theo mạng điện kiểu nổi. Tuy nhiên, trong đời sống của dân cư tại địa phương, đại đa số các hộ gia đình hiện nay khi xây nhà mới đều lắp đặt mạng điện theo kiểu ngầm. Đứng trước thực trạng đó, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn công nghệ lắp đặt mạng điện trong nhà của lớp 9 đã trăn trở rất nhiều và mong muốn cho học sinh của mình được thực hành rèn luyện lắp mạch điện kiểu ngầm, từ đó hình thành và rèn luyện cho các em một số kỹ năng lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện. Với lí do đó, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm “Hướng dẫn lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môn công nghệ 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt”, rất mong được bạn bè đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Giúp học sinh có một kiến thức và kĩ năng cơ bản vận dụng vào đời sống hàng ngày làm quen và thực hành với nhiều hoạt động nhất là thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình .  
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	- Học sinh khối 9 trường THCS Lý Thường Kiệt.
- Các bài thực hành lắp đặt mạng điện trong modul “Lắp đặt mạng điện trong nhà” của bộ môn công nghệ lớp 9. Cụ thể:
+ Bài 6	Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện.
+ Bài 7	Thực hành: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
+ Bài 8	Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
+ Bài 9	Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
+ Bài 10	Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên, tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu, từ đó xây dựng cơ sở lí thuyết.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
-Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Lắp đặt mạng điện trong nhà là một trong những vấn đề phức tạp vì chúng rất đa dạng. Khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, tùy theo yêu cầu sử dụng và đặc điểm của môi trường của nơi đặt dây dẫn mà người ta áp dụng phương pháp lắp đặt dây và thiết bị cho phù hợp. Về cơ bản lắp đặt mạng điện trong nhà thường chú trọng vào hai kiểu là lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm.
Mạng điện được lắp đặt nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật liệu cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột dầm xà
Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tông và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
Mạng điện được lắp đặt nổi có ưu điểm là dễ lắp đặt, thay thế, dễ sửa chữa, có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà đã được xây hoàn thiện nhưng có nhược điểm là không đảm bảo được yêu cầu về mặt mĩ thuật, vẫn còn chịu ảnh hưởng tác động xấu của môi trường, độ bền cơ học của dây dẫn điện không cao.
Mạng điện được lắp đặt ngầm đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa, công việc lắp đặt phải được tiến hành trước khi đổ bê tông và xoa trát tường[3].
Hiện nay phần lớn các ngôi nhà khi xây dựng đều có thiết kế, trong đó có cả thiết kế về điện nên công việc thay thế sửa chữa điện một cách dễ dàng. Mặt khác các thiết bị điện lắp đặt kiểu ngầm phổ biến hơn, nhỏ gọn, có độ bền cao hơn, dễ đấu lắp hơn so với các thiết bị điện trong mạng điện lắp nổi. Quan trọng hơn một nhược điểm không thể khắc phục trong lắp đặt kiểu nổi là làm mất tính thẩm mĩ của ngôi nhà, do đó có đến 98% ngôi nhà mới được xây dựng ở các thị trấn, thành phố và trên 75% ngôi nhà mới được xây dựng ở vùng nông thôn, miền núi khi lắp đặt mạng điện đều lắp đặt theo kiểu ngầm. 
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.
Môn công nghệ lớp 9 được thiết kế theo môđun nghề nên thời lượng tiết thực hành nhiều, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc định hướng nghề nghiệp đối với các em học sinh. Tuy nhiên trong các trường THCS hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh vẫn coi đây là một môn học phụ nên chưa đầu tư cho việc dạy và học, các em học sinh chưa thật sự yêu thích môn học. Các em chỉ học theo nghĩa vụ chứ chưa say mê dẫn đến kết quả học tập của các em đối với môn học chưa cao.   Trong bộ môn lắp đặt mạng điện trong nhà, khi học các em được thực hành lắp đặt mạng điện kiểu nổi, nhưng khi về tại gia đình các em, đại đa số mạch điện lại được lắp đặt theo kiểu ngầm, rất nhiều học sinh lúng túng không hiểu cách đi dây, cách lắp đặt, cách đấu thiết bị vào mạch điện, nên trong thực tế học sinh không vận dụng những kiến thức đã học được trên trường lớp vào công viêc lắp đặt, sửa chữa mạng điện trong gia đình.
Hiện nay, trong các trường THCS trên địa bàn huyện nói chung và trường THCS Lý Thường Kiệt nói riêng điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, phòng thực hành chật hẹp không đủ diện tích theo quy định, các bàn ghế thực hành đã hỏng hóc, xuống cấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy và học. Các trang thiết bị được cấp hơn mười năm nay, sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần nên phần lớn đã cũ, hỏng không thể sử dụng được. Nhiều thiết bị, vật liệu chỉ sử dụng được một lần (dây dẫn điện, băng dính cách điện) hoặc nhiều thiết bị hỏng không thể mua thay thế(khoan tay, công tắc ba cực), nhiều thiết bị không còn phù hợp với tình hình thực tế, kinh phí mua sắm trang thiết bị cho dạy học hàng năm của nhà trường còn eo hẹp.
 Nhiều bài thực hành do trang thiết bị thiếu không đủ để chia lớp thành các nhóm nhỏ ( Bài: “Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn”; “ Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn”), vì vậy lớp được chia làm hai đến ba nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 16 em học sinh, trong khi làm thực hành chỉ có một số em làm, số còn lại ngồi quan sát, thậm chí nhiều em còn chơi đùa không tập trung vào thực hành. Như vậy một số học sinh vẫn nắm được bài, hiểu bài nhưng không sâu sắc, một bộ phận học sinh học lực trung bình khi hỏi lại tỏ ra mơ màng, không chắc chắn, không có kĩ năng lắp đặt mạch điện.
Những vấn đề trên gây khó khăn rất lớn đối với việc dạy và học của thầy và trò, điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả học tập của các em trong những năm học mà tôi chưa áp dụng sáng kiến này vào trong giảng dạy. Cụ thể kết quả học tập cuối năm học 2014 – 2015 chỉ đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Kết quả khảo sát năm học 2014 - 2015
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
34
08
23.5
10
29.4
14
41.2
02
5.9
9B
33
06
18.2
11
33.3
13
39.4
03
9.1
Tổng số
67
14
20.9
21
31.3
27
40.3
05
7.5
- Kết quả của học sinh làm tôi rất thất vọng. Hàng loạt câu hỏi tự đặt ra trong tôi, thôi thúc tôi phải tìm bằng được giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học. Tôi không nản lòng, bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu trẻ, tôi kiên trì đọc sách, tìm đọc tham khảo nghiên cứu tài liệu, tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của những đồng nghiệp có bề dày trong giảng dạy cũng như các kĩ sư điện chuyên lắp đặt mạng điện trong nhà. Tôi đã đưa ra những quan điểm và ý tưởng của mình về việc hướng dẫn học sinh lắp đặt mạng điện trong nhà kiều ngầm thay cho kiểu nổi như trong sách giáo khoa đang hướng dẫn với tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Được sự ủng hộ động viên khích lệ của mọi người, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm dạy học lắp đặt mạng điện trong nhà kiều ngầm cho học sinh lớp 9 khóa học 2015 – 2016. Và đổi mới của tôi đã đạt được kết quả thật bất ngờ:
- 100% học sinh có hứng thú, say mê với bài học, có thái đội tích cực, chủ động học tập.
- 100% học sinh có kĩ năng thành thạo trong lắp đặt mạng điện. 
Tôi thật sự hạnh phúc khi thấy việc làm của mình có ích. Chất lượng giảng dạy được nâng lên. Niềm mong đợi bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Đó là kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên đáng kể. Công sức của người thầy được đền đáp xứng đáng.
Vì vậy trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học này, tôi mạnh dạn trình bày cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thay cho kiểu nổi trong bộ môn công nghệ lớp 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt. 
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Khó khăn nhất khi dạy thực hành lắp mạch điện theo kiểu ngầm là phải có đồ dùng trực quan nhằm giúp cho học sinh tiến hành các thao tác thực hành sao cho giống như trong thực tế, từ đó rèn luyện các thao tác, kĩ năng cho học sinh. Tôi đã đề suất ý tưởng của mình với tổ chuyên môn, với Ban Giám Hiệu nhà trường và được nhất trí, ủng hộ, nhà trường đã hỗ trợ kinh phí đầu tư mua bổ xung cho tôi các trang thiết bị dạy học cần thiết. Ngoài ra tôi đã thuê đóng cho mỗi nhóm học sinh một hộp gỗ kích thước 100cm x 70cm x 5cm sau đó cắt các tấm xốp vừa vặn bỏ lọt vào trong đóng vai trò như các bức tường để các em có thể thao tác đục tường, lắp các phụ kiện và trang thiết bị một cách dễ dàng. 
Khi lắp mạch điện trong nhà kiểu ngầm có một số thao tác khác so với khi lắp mạch điện trong nhà kiểu nổi như:
	Mạch điện trong nhà kiểu ngầm sử dụng áptômát thay cho cầu chì và mỗi một áptômát được sử dụng cho một mạch điện bảng điện nhánh. Do đó sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt cho mạch điện bảng điện nhánh có khác với mạch điện kiểu nổi như trong sách giáo khoa hướng dẫn. Vì vậy khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh lắp đặt mạch điện kiểu ngầm cần cho học sinh xây dựng được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt cho từng loại mạch điện.
Luồn dây điện
Vạch dấu
Đục tường
Lắp ống luồn dây, lắp đế âm
Nối dây các thiết bị điện
Kiểm tra
Do dây dẫn được lắp chìm so với mặt tường nên quy trình lắp đặt mạch điện sau bước vạch dấu cần có thêm bước đục tường và bước lắp đặt ống luồn dây, lắp đế âm vào trong tường. Quy trình lắp đặt mạch điện kiểu ngầm thường tiến hành theo các bước chung như sau:
 	Muốn thực hành tốt các bài lắp đặt mạch điện thì khâu phân tích sơ đồ nguyên lý và vẽ sơ đồ lắp đặt rất quan trọng. Do đó các em cần nắm vững các kí hiệu quy ước của dây dẫn điện, đồ dùng điện, thiết bị điện như sau:[4]
Tùy thuộc vào từng bài thực hành mà giáo viên xây dựng tiến trình dạy học và các hoạt động dạy học cho phù hợp. Bài thực hành lắp mạch điện gồm ba tiết được phân phối thời gian thành hai phần theo nội dung bài dạy:
* Phần lý thuyết thực hành:(Dạy trong 1 tiết học 45 phút):
I. Phần chuẩn bị: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II. Nội dung và trình tự thực hành:
1.   Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí: (Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mối quan hệ điện trong mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch điện)
2.   Vẽ sơ dồ lắp đặt: (Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện theo đúng qui trình trên cơ sở sơ đồ nguyên lí và mô hình, sau đó lựa chọn một sơ đồ khả thi nhất để sử dụng)
3.   Lập bảng dự trù:  (Tổ chức cho học sinh lập bảng dự trù về vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ)
* Phần thực hành:(dạy trong 2 tiết)
I. Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
II. Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện theo quy trình (5 bước)
III. Giáo viên giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt mạch điện.
IV. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí. Sau đó giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
BÀI 6 THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
(3 tiết)
MỤC TIÊU BÀI DẠY
Dạy xong bài này giáo viên cần phải làm cho học sinh đạt được:
- Hiểu được chức năng và quy trình lắp đặt bảng điện kiểu ngầm.
- Xây dựng được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện bảng điện.
- Lắp được mạch điện bảng điện gồm một áptômát, một ổ cắm, một công tắc điều khiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.
- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.
B. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của GV.
Giáo viên chuẩn bị nội dung của bài dạy. Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi nhóm học sinh khi thực hành gồm có:
- Vật liệu: Bảng gỗ đóng khung kích thước 100cm x 70cm x 5cm, tấm xốp kích thước 100cm x 70cm x 5cm, dây dẫn điện, giấy giáp, băng dính cách điện, 1 đui đèn, 1 bóng đèn.
- Thiết bị: 1 áptômát 1 pha, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc hai cực.
- Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốc nơ vít, bút thử điện, bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Mỗi học sinh một báo cáo thực hành.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài học.
	Mọi hệ thống điện nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có các bộ điều khiển khác nhau. Bảng cầu dao chính hay bảng phân phối là bảng điều khiển đầu tiên lấy điện từ nguồn điện đưa tới. Trong mỗi phòng ở, các đồ dùng điện được điều khiển bằng các công tắc, hộp số lắp trên những bảng điện nhánh. Vì vậy bảng điện không thể thiếu được của mạng điện trong nhà, nó có chức năng phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ điện trong nhà. Để hiểu rõ mạch điện bảng điện ta cùng làm bài thực hành: “Lắp mạch điện bảng điện”.
2. Bài mới.
Hoạt động 1
CHUẨN BỊ VÀ NÊU MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH
Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành và nội quy thực hành.
Chia nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 em học sinh.
GV chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng và những thành viên trong nhóm.
Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị, nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho bài thực hành.
GV lưu ý, nhắc nhở học sinh về nội quy thực hành và an toàn lao động trong khi làm việc.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG BẢNG ĐIỆN
- GV hướng dẫn HS quan sát mạng điện trong lớp học và đặt câu hỏi:
Hỏi: Theo em bảng điện dùng để làm gì? HS thảo luận, GV kết luận: Bảng điện dùng để lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.
- GV cho học sinh làm quen với sự phân bố bảng điện trong mạch điện trong nhà theo sơ đồ sau:
Hỏi: Quan sát mạng điện trong nhà , theo em có mấy loại bảng điện? Chức năng của từng loại? HS thảo luận, GV kết luận: Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện là bảng điện chính và bảng điện nhánh.
+ Bảng điện chính: Có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc áp tô mát tổng).
+ Bảng điện nhánh: có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc, ổ lấy điện, hộp số quạt.
Hỏi: Em hãy liệt kê thiết bị được lắp trên bảng điện?Nêu chức năng của thiết bị đó trong mạch điện? HS thảo luận, GV bổ xung và kết luận:
Những thiết bị được lắp trên bảng điện gồm có:
Cầu chì: bảo vệ mạch điện, chống đoản mạch.
Ổ cắm: dùng để đưa điện vào dụng cụ điện.
Công tắc: dùng để nối hoặc cắt các dụng cụ dùng điện với nguồn điện.
Cầu dao: dùng để nối hoặc cắt dụng cụ bằng tay đơn giản nhất, được sử dụng trong mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 200V với dòng điện 1 chiều và đến 300V với dòng điện xoay chiều.
Áptômát: là khí cụ điện dùng để tự động đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắt mạch và sụt áp
Hỏi: Theo em bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện trong trường học?
 HS thảo luận, GV kết luận: bảng điện trong lớp học là bảng điện nhánh.
Hỏi: Hãy mô tả cấu tạo một bảng điện nhánh của mạng điện nhà em?
GV giúp HS rút ra kết luận về vai trò, chức năng bảng điện trong mạch điện trong nhà: bảng điện trong mạch điện trong nhà dùng để phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.
Hoạt động 3
XÂY DỰNG SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN
Vẽ và tìm hiểu sơ đồ nguyên lí:
Hỏi: Nêu đặc điểm và công dụng của sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
Đặc điểm
Công dụng
Sơ đồ nguyên lí
Chỉ nêu mối liên hệ về điện của các phần tử
Để tìm hiều nguyên lí làm việc của mạch điện 
Sơ đồ lắp đặt
Biểu thị rõ vị trí lắp đặt của các phần tử
Dùng để lắp đặt, sửa chữa mạch điện và dự trù vật liệu
Hỏi: Nhìn sơ đồ nguyên lí (hình 6.2 Sgk) mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?
HS thảo luận, GV kết luận: Mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn. Cầu chì, công tắc được nối nối tiếp với dụng cụ dùng điện. Ổ cắm, bóng đèn được mắc song song với nguồn điện.
Hỏi: Nếu thay hai cầu chì bằng một Áptômát thì mạch điên nguyên lí bảng điên được vẽ như thế nào?
HS thảo luận nêu cách vẽ, GV kết luận như hình vẽ:
 A
 O 
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV cần cho HS xác định một số yếu tố sau:
+ Mục đích sử dụng: dùng để phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.
+ Vị trí lắp đặt mạch điện bảng điện: thường lắp đặt ở cửa ra vào hoặc cửa giữa hai phòng.
+ Vị trí cách lắp đặt các phần tử của mạch điện:
Mạch điện gồm áptômát để đóng ngắt bảo vệ mạch điện.
Bảng điện gồm ổ cắm và công tắc.
Bóng đèn thường được lắp giữa phòng hoặc gần bàn làm việc.
Phương pháp lắp dây: lắp đặt ngầm.
Khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ theo các bước sau:
Vẽ đường dây nguồn
 A
 O
Xác định vị trí để bảng đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_lap_dat_mang_dien_trong_nha_kieu_ngam_trong_b.doc