SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả và văn hóa cho học sinh THPT trường Triệu Sơn 2
Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó khẳng định nhà trường không chỉ đóng vai trò giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn giúp các em nâng cao kĩ năng sống theo từng ngày. Điều đó giúp HS THPT chuẩn bị bước vào đời có đủ tự tin, xử lí linh hoạt hiệu quả các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, bồi dưỡng những kĩ năng sống cơ bản cho HS là điều rất quan trọng, hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng đang được các nhà trường đặc biệt chú trọng là kĩ năng sử dụng mạng xã hội(MXH) thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS THPT sử dụng MXH gây ra những hệ lụy khôn lường. Có nguyên nhân từ chính bản thân các em nhưng cũng có nguyên nhân phía khách quan như từ gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác giáo dục tuyên truyền ở các trường học diễn ra chưa thường xuyên, chưa đồng bộ. Vì thế, việc giáo dục tuyên truyền kĩ năng sử dụng MXH cho các em là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.
Việc giáo dục tuyên truyền kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa vừa để nâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng sống cho HS được tốt hơn, vừa nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, rèn luyện nhân cách, trau dồi tri thức cho các em. Mỗi giáo viên trong nhà trường là một cổng thông tin tuyên truyền giáo dục về kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa. Giáo viên kết hợp với nhà trường, đoàn trường để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Công tác tuyên truyền được nhân rộng thì những tác hại từ MXH tác động đến các em sẽ giảm thiểu rõ rệt. Từ đó, cuộc sống của các em tốt hơn, các em sẽ phát huy được hết những khả năng thế mạnh của bản thân. Với ý nghĩa sâu sắc đó, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả và văn hóa cho học sinh THPT trường Triệu Sơn 2” những mong đem lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt những vụ việc đau lòng đáng tiếc, làm cho cuộc sống của HS tươi đẹp hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC, KĨ NĂNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI THÔNG MINH, HIỆU QUẢ VÀ VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 Người thực hiện: Trương Lệ Anh Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 2.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa nói riêng. 3 2.1.1.1. Vai trò của nhà trường 3 2.1.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa. 3 2.1.2. Sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa và những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng mạng xã hội không có văn hóa với những mục đích xấu, không lành mạnh 4 2.1.2.1. Khái niệm mạng xã hội 4 2.1.2.2. Sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa 4 2.1.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến sử dụng mạng xã hội không hiệu quả, không thông minh, thiếu văn hóa 4 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5 2.2.1. Thực trạng chung 5 2.2.2. Một số khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền giáo dục sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa 9 2.2.2.1. Công tác tuyên truyền của nhà trường 9 2.2.2.2. Khó khăn 9 2.3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 10 2.3.1. Giải pháp 1. Cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa 10 2.3.2. Giải pháp 2. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa 11 2.3.3. Giải pháp 3. GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn trong nhà trường nhằm tăng cường vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác tuyên truyền giáo dục 11 2.3.4. Giải pháp 4. GVCN phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục cho học sinh 11 2.3.5. Giải pháp 5. GVCN kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để trang bị cho học sinh một số kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa, kĩ năng phòng chống những ảnh hưởng tiêu cực từ MXH trong các buổi ngoại khóa 12 2.3.5.1. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa cho học sinh 12 2.3.5.2. Chỉ lên MXH với mục đích tìm kiếm tri thức phục vụ cho việc học tập 13 2.3.5.3. Hãy nói với cha mẹ, người thân tất cả những trăn trở, suy nghĩ, lo lắng của mình, không trút hết tâm sự lên MXH 13 2.3.5.4. Học sinh không nên yêu đương sa đà 14 2.3.5.5. Trang bị để tự phòng vệ bản thân 15 2.3.5.6. Hãy cảnh giác với đồ uống, thức ăn 15 2.3.5.7. Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, tăng giao lưu tiếp xúc “thực”, tạo không gian “thực” 15 2.3.5.8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật pháp cho học sinh 16 2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 17 2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17 2.4.1.1. Đối với hoạt động giáo dục 17 2.4.1.2. Đối với bản thân 17 2.4.1.3. Đối với đồng nghiệp 17 2.4.1.4. Đối với nhà trường 17 2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1. KẾT LUẬN 19 3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19 3.3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó khẳng định nhà trường không chỉ đóng vai trò giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn giúp các em nâng cao kĩ năng sống theo từng ngày. Điều đó giúp HS THPT chuẩn bị bước vào đời có đủ tự tin, xử lí linh hoạt hiệu quả các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, bồi dưỡng những kĩ năng sống cơ bản cho HS là điều rất quan trọng, hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng đang được các nhà trường đặc biệt chú trọng là kĩ năng sử dụng mạng xã hội(MXH) thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS THPT sử dụng MXH gây ra những hệ lụy khôn lường. Có nguyên nhân từ chính bản thân các em nhưng cũng có nguyên nhân phía khách quan như từ gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác giáo dục tuyên truyền ở các trường học diễn ra chưa thường xuyên, chưa đồng bộ. Vì thế, việc giáo dục tuyên truyền kĩ năng sử dụng MXH cho các em là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Việc giáo dục tuyên truyền kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa vừa để nâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng sống cho HS được tốt hơn, vừa nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, rèn luyện nhân cách, trau dồi tri thức cho các em. Mỗi giáo viên trong nhà trường là một cổng thông tin tuyên truyền giáo dục về kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa. Giáo viên kết hợp với nhà trường, đoàn trường để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. Công tác tuyên truyền được nhân rộng thì những tác hại từ MXH tác động đến các em sẽ giảm thiểu rõ rệt. Từ đó, cuộc sống của các em tốt hơn, các em sẽ phát huy được hết những khả năng thế mạnh của bản thân. Với ý nghĩa sâu sắc đó, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả và văn hóa cho học sinh THPT trường Triệu Sơn 2” những mong đem lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt những vụ việc đau lòng đáng tiếc, làm cho cuộc sống của HS tươi đẹp hơn. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng, ý thức sử dụng mạng xã hội cho HS. Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng, những giải pháp xử lí khi HS sử dụng MXH không hiệu quả, không có văn hóa để tuyên truyền trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả, thông minh, văn hóa cho HS. Công tác tuyên truyền trong trường học tới HS sẽ lan rộng đến phụ huynh HS, người thân, đến toàn xã hội để hạn chế tối đa những hậu quả khôn lường, những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra, xây dựng môi trường sống tốt đẹp, văn hóa cho các em. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài hướng đến đối tượng nghiên cứu là HS THPT nói chung và HS trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí luận về công tác tuyên truyền của nhà trường, của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiện lớp trong công tác giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa cho cho HS. - Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa cho học sinh để các em trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kĩ năng cần thiết để sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa. - Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra, tổng hợp. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa nói riêng. 2.1.1.1. Vai trò của nhà trường Hiện nay, vấn đề sử dụng MXH vào những mục đích xấu, thiếu văn hóa đang rất bức thiết và nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp hậu quả đau lòng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí, sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của HS mà nguyên nhân là từ MXH. Nhiệm vụ phòng chống việc sử dụng MXH thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, vai trò của nhà trường, của giáo viên là không hề nhỏ nhằm góp phần ngăn chặn, phòng chống trước việc sử dụng mạng xã hội thiếu lành mạnh, thiếu văn hóa, mục đích không trong sáng. Ở các trường học hiện nay đã đưa việc rèn luyện kĩ năng sống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa nói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng thiết yếu của nó. Tập trung vào giảng dạy, thực hành kĩ năng sống là công việc không thể thiếu, nhất là đối với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS. Nhiệm vụ của nhà trường, của các giáo viên là cần phải có những hành động thiết thực cụ thể, đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn việc sử dụng MXH vào những mục đích xấu, thiếu văn hóa. Đồng thời có công tác giảng dạy tích cực nhằm nâng cao ý thức và kĩ năng tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực của MXH. 2.1.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục kĩ năng sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa. Giáo viên chủ nhiệm( GVCN) là người hiểu được tâm tư tình cảm của HS nhiều nhất, giúp các em phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng cho các em hướng đến một tương lai tươi sáng. Vai trò, trách nhiệm của người GVCN là rất lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa nói riêng. GVCN cần thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ để giáo dục tuyên truyền kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS. Tăng cường cung cấp những thông tin bổ ích về sử dụng mạng hiệu quả vào học tập, bồi bổ tri thức hoặc cung cấp thông tin về những vụ việc đau lòng để lại hậu quả nghiêm trọng có nguyên nhân từ MXH để các em nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc sử dụng mạng hiệu quả, thông minh, văn hóa. GVCN thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiến thức về việc sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS giúp các em tự tìm tòi, thu thập thông tin sẽ nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề, góp phần củng cố kiến thức về sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa và kĩ năng tự bảo vệ mình khi gặp những sự cố trong cuộc sống. GVCN kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng MXH hiệu quả, thông minh, văn hóa, chống các nguy cơ tiềm ẩn từ MXH, cách xử lí khi gặp những sự cố ngoài ý muốn từ MXH, kĩ năng tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực từ mạng ... thông qua các buổi ngoại khóa, buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,... 2.1.2. Sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa và những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng mạng xã hội không có văn hóa với những mục đích xấu, không lành mạnh 2.1.2.1. Khái niệm mạng xã hội Mạng Internet xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2005 – 2006 nhưng khoảng độ 6 – 7 năm trở lại đây mới phát triển rầm rộ với những tên gọi như Facebook, Zalo, Messenger, Instagram, Twitter, Viber,... Đó là một dịch vụ mạng truy cập miễn phí. Mục đích của MXH này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn, gọi điện thoại, gọi điện video cho nhau. Nó cho phép người dùng có thể cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Đặc tính nổi bật là mọi người có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. 2.1.2.2. Sử dụng mạng xã hội thông minh, hiệu quả, văn hóa Sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi sức ảnh hưởng tới cộng đồng rất mạnh mẽ. Đó là thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, biết khai thác và sử dụng thông tin MXH trên cơ sở có kiến thức; hiểu biết tận dụng tối đa những yếu tố tích cực lành mạnh trên mạng góp phần nâng cao tri thức và xây dựng, hoàn thiện nhân cách bản thân; biết tự phòng ngừa, tiết chế, đề kháng với những mặt trái, tiêu cực trên MXH. Người sử dụng MXH hướng vào những mục đích trong sáng lành mạnh như tìm kiếm tri thức phục vụ nhu cầu học tập, công việc; kết nối với bạn bè để trao đổi thông tin, tình cảm; thời gian sử dụng phù hợp, không ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống. Người sử dụng mạng không nhằm vào các mục đích xấu. Ngôn ngữ sử dụng phải phù hợp, trong sáng, không tục tĩu phản cảm,... 2.1.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến sử dụng mạng xã hội không hiệu quả, không thông minh, thiếu văn hóa 2.1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía bản thân các em Do các em ở độ tuổi mới lớn, suy nghĩ, hành động còn phiến diện, chưa đủ lớn, chưa chín chắn để đưa ra quyết định, nhất là liên quan đến nhận thức, hành vi. Các em thích phát ngôn, thích là chính mình, thích được thể hiện “quyền lực” của mình trong quyết định của tập thể, không ý thức được hết những ảnh hưởng của những phát ngôn đó gây ra. Các em cũng thích thành công, thích nổi tiếng dù là nổi tiếng ảo. Các em thích có cảm giác được cả lớp, cả trường, cả “ thế giới” biết đến nên có những hành vi, phát ngôn không giống ai. Một số khác lại có lối sống buông thả, đua đòi, ham chơi, yêu đương sa đà mà lại chủ quan, mất cảnh giác tạo điều kiện cho kẻ xấu tung những hình ảnh nhạy cảm, phản cảm lên MXH. Một số em trình độ nhận thức còn hạn chế, sai lệch, thiếu kiến thức về pháp luật nên đã phát tán những thông tin sai lệch, những hình ảnh, hành động phản cảm lên MXH làm ảnh hưởng đến cuộc sống, nhận thức của nhiều người. Một số em đã có những hành động dại dột khi bị tấn công, bị áp lực từ MXH. Một số em nhận thức còn sai lệch khi cho rằng sử dụng MXH là thước đo của sự sành điệu, chứng tỏ mình đã lớn. 2.1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình Do nhận thức chung của gia đình trong việc sử dụng MXH hiệu quả, thông minh, văn hóa còn thấp. Điều này xảy ra ở cả vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và thành thị. Gia đình còn chủ quan, thờ ơ với việc sử dụng MXH của con cái. Họ chưa quan tâm con cái đúng mực, đúng lúc. Họ để cho con em mình sử dụng MXH một cách thoải mái với suy nghĩ là học tập căng thẳng nên vào MXH giải trí, giải tỏa tâm lí căng thẳng. Gia đình chưa trang bị đầy đủ cho các em kĩ năng này nên không thể phòng tránh hay có những ứng xử tích cực khi gặp những sự cố bất lợi. Một số gia đình còn tạo điều kiện cho con cái sử dụng MXH khi mua cho các em điện thoại thông minh hay tự ý sử dụng máy tính. Một số gia đình chưa quan tâm con đúng mực về đời sống tinh thần. Bố mẹ chỉ mải mê kiếm tiền nên con cái cảm thấy cô đơn, không biết chia sẻ tâm tư với ai, đành nói tất cả mọi chuyện lên MXH. Điều này khiến các em trở thành tâm điểm lợi dụng của những kẻ xấu. Các em dễ rơi vào cái “ bẫy giăng sẵn” của những kẻ xấu và biết bao nhiêu nguy cơ tiềm ẩn đang chờ các em ở phía trước. Một số gia đình còn khen con thông minh, nhạy bén khi thấy con biết sử dụng MXH mà không hề biết con sử dụng với mục đích gì. Chính thái độ của bố mẹ đã tạo điều kiện cho các em sử dụng MXH một cách vô bổ, tiêu cực. 2.1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía xã hội Do MXH luôn có bạn, dù là bạn ảo thì các em cũng cảm thấy bớt cô đơn. Các em chỉ cần dạo một vòng trên MXH sẽ thấy những đèn tài khoản khác đang còn sáng nghĩa là vẫn đang còn những người bạn chờ đợi mình và mình có thể trò chuyện bất kì lúc nào với bất kì chuyện gì. MXH luôn luôn mới, những thông tin mới theo từng giây, tràn ngập những cái mới với đầy đủ các lĩnh vực. Chỉ cần một cái nhấp chuột hay một kí tự thì lập tức những thông tin mới đã hiện ra trước mắt. Các em luôn có khao khát muốn khám phá, tìm tòi cái mới nên MXH rất phù hợp, hấp dẫn. ` MXH là mạng ảo nên không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Các em nghĩ rằng hành động của mình không ảnh hưởng đến ai vì thế tha hồ nói, làm những gì mình thích, bất chấp mọi hậu quả. Hơn nữa, chưa có một chế tài nào xử lí hậu quả nên các em sử dụng MXH tùy tiện hơn, bốc đồng hơn. Do công tác tuyên truyền việc sử dụng MXH hiệu quả, thông minh, văn hóa chưa đi sâu vào từng địa bàn, từng khu dân cư, từng trường học nên không đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao ý thức cho nhân dân và cho HS. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng MXH thiếu hiệu quả, vô văn hóa, không lành mạnh và đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài này nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng sử dụng MXH thông minh, hiệu quả, văn hóa cho HS THPT. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 2.2.1. Thực trạng chung Trong thời gian qua, có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra mà nạn nhân chính là các em HS, đặc biệt là học sinh THPT có liên quan đến MXH đã trở thành vấn đề nhức nhối được cả xã hội và ngành Giáo dục quan tâm. Theo thống kê thường niên về thế giới mạng cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia “nghiện” Facebook nhất thế giới (Nguồn khảo sát từ GlobalWeblndex - Tạp chí Econmist). Trong bài phát biểu của PGS - TS Huỳnh Văn Sơn tại Hội thảo về xây dựng môi trường văn hóa trong giáo dục do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12.10.2017 đã khẳng định chỉ có 10% lượng HS tham gia MXH tìm kiếm trực tiếp mục đích học tập, còn lại 90% tìm đến MXH với những mục đích khác. Hiện nay có khoảng hơn 30 triệu người dùng MXH và 3/4 ở độ tuổi từ 18 – 34. Trong số đó, đối tượng sử dụng thường xuyên, nhiều nhất, bị ảnh hưởng nhất là HS, sinh viên. Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng to lớn của MXH đối với giáo dục, với HS. MXH giúp các nhà quản lí, nhà trường, GVCN, GVBM quản lí HS tốt hơn, giúp giáo viên và HS có thể trao đổi những nội dung học tập, tăng cường khả năng giao tiếp. MXH giúp các nhà quản lí quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhà trường một cách hiệu quả, rộng rãi. MXH có khả năng liên kết các nhóm HS với nhiều mục đích tốt đẹp: có thể đăng, chia sẻ những thông tin học tập bổ ích như đáp án cho đề văn, đề toán,... Khi học sinh vào Facebook “sáng”, “hay” sẽ đọc được những câu chuyện, xem những hình ảnh bổ ích, khai mở nhiều điều tốt trong tâm trí. Tuy nhiên HS lên MXH với mục đích học tập chỉ thoáng qua, khi cần mà thôi. Khoảng thời gian còn lại, các em vào MXH nhằm những mục đích khác. Trên MXH xuất hiện hàng loạt những sự lệch chuẩn như chửi mắng thầy cô, kết bè phái và gây sức ép với bạn cùng lớp, cùng trường. Một số em còn đưa lên mạng những hình ảnh quái dị là biểu hiện của lối sống lệch lạc hay hiện tượng “nói là làm” rồi thách đố nhau, đưa lên những hình ảnh phản cảm, trái đạo đức, trái pháp luật. HS còn dùng những từ ngữ vô học để công kích người thân. Có nhiều HS nghiện MXH bất chấp mọi hậu quả. MXH còn chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, độc hại mà tốc độ truyền tải như vũ bão nên cực kì nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống. Ngôn ngữ trên mạng nhiều lúc thiếu văn hóa, tục tĩu, những lời bình luận bậy bạ, thô tục. MXH còn khiến HS rơi vào trầm cảm, mất niềm tin bởi các em mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, không muốn chia sẻ với người xung quanh. Nó để lại những hậu quả đau lòng như đánh nhau, hiếp dâm hay nguy hại hơn là tước đi mạng sống của các em. Chúng ta không thể quên được những nỗi đau mà MXH đã gây ra trong thời gian qua. Trường hợp đánh nhau vào lúc 17 giờ ngày 23/9/2016 của em Đặng Thị Tú Oanh lớp 11 trường THPT Thiệu Hóa, Thanh Hóa với em Thúy Hồng lớp 11 trường THPT Dương Đình Nghệ chỉ vì những mâu thuẫn trên mạng. Bạn của Thúy Hồng có đưa lên mạng hình ảnh một cậu HS nam cúi xuống buộc dây giày cho một bạn HS nữ( Thúy Hồng và cậu mình) nhưng Tú Oanh thấy và viết bình luận với nội dung “con trai mà như thế là nhục”. Thúy Hồng cho rằng mình và cậu mình bị xúc phạm. Mâu thuẫn nảy sinh, hai HS đã hẹn nhau cùng một số người bạn đi giải quyết vấn đề bằng một vụ ẩu đả. Các em đánh nhau vì những mâu thuẫn không đáng có. Kết quả là cả hai em đều bị nhà trường kỉ luật vì hành vi đánh nhau. Câu chuyện của em Nguyễn Thị Như lớp 10, phường Bình Chánh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_tuyen_truyen_giao_duc.doc