SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường trung học phổ thôngTriệu Sơn 2

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường trung học phổ thôngTriệu Sơn 2

 Trong Luật giáo dục Việt Nam đã xác định : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”[1]. Qua đó, có thể thấy muốn phát triển con người Việt Nam toàn diện, nhà trường đóng một vai trò không nhỏ, không chỉ giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức, mà còn trang bị kĩ năng sống cho học sinh. Điều đó giúp cho học sinh, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, bồi dưỡng những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh là điều quan trọng, hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng trong thời gian qua là kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.

 Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ xâm hại tình dục ngày càng gia tăng, trở thành mối lo ngại cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nguy cơ xâm hại tình dục rình rập các em ở khắp mọi nơi, ở mọi độ tuổi ( chủ yếu từ 3-19 tuổi ) cả nam và nữ, nhưng phần lớn nạn nhân bị xâm hại tình dục là nữ.[4]

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị xâm hại ở các em, nhưng chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con em mình. Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống xâm hại của các em còn yếu, việc trang bị cho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thường xuyên.Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, truyền thụ kiến thức, còn phải trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản cho các em, là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.

 

doc 20 trang thuychi01 9214
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường trung học phổ thôngTriệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong Luật giáo dục Việt Nam đã xác định : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”[1]. Qua đó, có thể thấy muốn phát triển con người Việt Nam toàn diện, nhà trường đóng một vai trò không nhỏ, không chỉ giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức, mà còn trang bị kĩ năng sống cho học sinh. Điều đó giúp cho học sinh, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, bồi dưỡng những kĩ năng sống cơ bản cho học sinh là điều quan trọng, hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng trong thời gian qua là kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
 Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ xâm hại tình dục ngày càng gia tăng, trở thành mối lo ngại cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nguy cơ xâm hại tình dục rình rập các em ở khắp mọi nơi, ở mọi độ tuổi ( chủ yếu từ 3-19 tuổi ) cả nam và nữ, nhưng phần lớn nạn nhân bị xâm hại tình dục là nữ.[4]
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị xâm hại ở các em, nhưng chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con em mình. Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống xâm hại của các em còn yếu, việc trang bị cho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thường xuyên.Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, truyền thụ kiến thức, còn phải trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản cho các em, là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. 
 Việc giáo dục, tuyên truyền thường xuyên kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh trong mỗi trường học là để nâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục được tốt hơn, nâng cao được ý thức kĩ năng cho học sinh tự bảo vệ bản thân trong tình huống bất ngờ bị xâm hai tình dục. 
 Trong công tác tuyên truyền này, mỗi giáo viên trong nhà trường là một tuyên truyền viên, kết hợp với nhà trường, đoàn trường... để tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh. Công tác tuyên truyền này càng được nhân rộng thì nguy cơ học sinh bị xâm hại tình dục càng được giảm thiểu đáng kể. Với ý nghĩa sâu sắc đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường trung học phổ thôngTriệu Sơn 2.”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng, ý thức phòng chống xâm hại cho học sinh. Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng chống, xử lí khi bị xâm hại để tuyên truyền trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng cần thiết để phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh. Công tác tuyên truyền trong trường học tới HS sẽ lan rộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội để hạn chế tối đa những đáng tiếc có thể xảy ra, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông nói chung, và học sinh THPT Triệu Sơn II nói riêng.	
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 
 - Nghiên cứu lí luận về công tác tuyên truyền của nhà trường, của tất cả giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong công tác giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
 - Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, để các em trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kĩ năng cần thiết để phòng chống xâm hại tình dục.
 - Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra, tổng hợp.
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống xâm hại nói riêng
1.1. Vai trò của nhà trường. 
	Hiện nay, xâm hại tình dục đang là vấn đề bức thiết và nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Trên các phương tiện truyền thông chúng ta không khó tìm thấy những vụ học sinh bị xâm hại tình dục, đã và đang để lại hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện của học sinh. Nhiệm vụ phòng chống xâm hại tình dục không phải của riêng ai, mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội.Trong công tác phòng chống xâm hại đó, vai trò của nhà trường cũng như vai trò của giáo viên là không nhỏ để góp phần ngăn chặn, phòng chống trước nguy cơ xâm hại tình dục cho học sinh. 
 Ở các trường học hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kĩ năng sống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục nói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng, thiết yếu của nó.Vì thế, tập trung vào giảng dạy, thực hành kĩ năng sống là công việc không thể thiếu, nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng tự bảo vệ mình trước sự xâm hại tình dục cho học sinh. 
	Nhiệm vụ của nhà trường cũng như các giáo viên là cần có những hành động thiết thực, đưa ra biện pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục ở học sinh xảy ra. Đồng thời, có công tác giảng dạy tích cực, nâng cao ý thức và kĩ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
 1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
 - GVCN là người hiểu được những tâm tư tình cảm của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng các em hướng tới tương lai. Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN là không nhỏ trong việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, và kĩ năng phòng chống xâm hại nói riêng. GVCN cần thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo dục tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.Tăng cường cung cấp thông tin về vụ xâm hại tình dục đã xảy ra trong thời gian qua, giúp các em nắm bắt được tình hình để ý thức sâu sắc được mối hiểm họa này.
 - GVCN thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, giúp các em tự tìm tòi, thu thập thông tin sẽ giúp các em nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề, góp phần củng cố kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục và kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp sự cố trong cuộc sống.
	- GVCN kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh, cách thoát hiểm khi gặp sự cố bất thường xảy ra, kĩ năng tự bảo vệ mình, thông qua các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể...
2.Xâm hại tình dục và một số nguyên nhân dẫn đến việc xâm hại tình dục 
2.1. Xâm hại tình dục là gì ?
 Xâm hại tình dục được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để thực hiện giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ.
 Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. [2]
 Nhà nước ta đã có những chế tài xử lý hành vi xâm hại tình dục quy định rất cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016), Chính phủ vừa ban hành nghị định 56/2017 quy định một số điều của Luật trẻ em. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-7-2017, thay thế nghị định 71/2011. Các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại nghị định này cũng tương ứng với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại Bộ luật hình sự năm 2015. Đó là các tội: hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142), tội cưỡng dâm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 144), tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 145), tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (điều 146), tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (điều 147). Và tội hiếp dâm người từ 16 tuổi trở lên (điều 141) cũng đã được quy định trong bộ luật hình sự này.Việc quy định như vậy đảm bảo mọi hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đặc biệt là phải xử lý hình sự. Điều này tránh tình trạng một số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em chỉ đưa ra xử lý hành chính hoặc thỏa thuận bồi thường giữa các bên một cách trái pháp luật. Điều này cũng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng và toàn xã hội về sự nguy hiểm của hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em.[3]
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục 
2.2.1. Nguyên nhân từ phía bản thân các em.
 Do các em ở độ tuổi mới lớn có nhiều chuyển biến trong tâm sinh lí, tò mò, thích khám phá, thích học làm theo... mà đôi khi những việc làm tiêu cực của người lớn lại tác động đến tình trạng phạm tội của các em. Mặt khác, một bộ phận các em có lối sống buông thả, đua đòi, ham chơi, yêu đương sa đà, đôi lúc chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tạo điều kiện cho kẻ xấu tấn công.
 Phần lớn những kẻ xâm hại tình dục trình độ nhận thức sai lệch, suy đồi đạo đức lối sống, trình độ văn hóa thấp, không có kiến thức về pháp luật, thậm chí coi thường pháp luật. Còn các em bị xâm hại tình dục còn thiếu kiến thức về xã hội, pháp luật, giới tính và kĩ năng sống, nhất là kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước sự xâm hại tình dục. 
 2.2.2. Nguyên nhân từ phía gia đình
 Do nhận thức hiểu biết chung của gia đình trong việc phòng, chống xâm hại tình dục còn thấp. Điều này không chỉ phổ biến ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà cả ở các vùng thành thị, các vụ xâm hại tình dục đối với học sinh phổ thông cũng thường xuyên xảy ra. Gia đình còn chủ quan, chưa đủ nhận thức về sự nguy hiểm của nó để cảnh báo học sinh là con em của mình. Gia đình chưa trang bị sớm cho con em mình kiến thức về giới tính, sức khỏe, tình yêu-tình dục, cách nhận biết và phòng tránh, đối phó trước sự xâm hại tình dục, khi gặp nguy hiểm biết cách để tự cứu mình tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra.
 Do gia đình thiếu sự quan tâm, giám sát đầy đủ con em mình. Phần lớn các em sống trong một gia đình mà cha mẹ không hòa thuận, hạnh phúc, không hoàn thiện... các em có tâm lí chán nản, buông xuôi, chơi bời... Đó cũng là nguyên nhân tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê hoặc ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn. 
 Trong nhiều trường hợp khi sự việc bị xâm hại đã xảy ra. Vì tâm lí xấu hổ, sợ tai tiếng, nhiều gia đình đã lựa chọn cách im lặng thay cho lên tiếng tố giác kẻ phạm tội trước cơ quan pháp luật. Hoặc khi tố giác sự việc đã diễn ra từ lâu, không đủ cơ sở để kẻ phạm tội chịu sự trừng phạt từ pháp luật. Như vậy vô tình lại tiếp tay cho kẻ phạm tội.
2.2.3. Nguyên nhân từ phía xã hội
 Do môi trường không an toàn, tính phức tạp trong xã hội hiện nay, đặc biệt là văn hóa phẩm độc hại trên internet. Các sách báo có nội dung khiêu dâm được bán công khai trên thị trường. Đơn cử như trên facebook hiện nay, rất nhiều những hình ảnh đồi trụy mà các em không nên xem hoặc trong sách báo, phim ảnh thì cũng không có những chương trình giáo dục riêng cho học sinh trong khi học sinh không hiểu đó là gì nhưng lại rất tò mò. Đó là mối hiểm hoạ lớn. 
 Do các chế tài xử phạt của pháp luật chưa thực sự nghiêm khắc, còn nhiều khe hở. Các cơ quan thực thi xử án chưa nhanh chóng, thiếu tính đồng bộ. 
 Do công tác tuyên truyền pháp luật chưa đi sâu vào từng địa bàn, từng khu dân cư, nên không đạt được hiệu quả trong việc ý thức pháp luật cho nhân dân.
 Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục ngày một gia tăng. Để góp phần giảm thiểu những sự việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến xâm hại tình dục học sinh, tôi lựa chọn đề tài này nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh .
3. Hậu quả. 
 Có thể thấy, xâm hại tình dục không chỉ là một hành động trái pháp luật, còn gây tổn thương thể chất và những hậu quả nhất thời và lâu dài. Những hậu quả lâu dài biểu hiện từ nhẹ đến những rối loạn rất nặng. Những rối loạn này không chỉ liên quan đến sức khỏe sinh sản mà còn liên quan đến khả năng học tập, khả năng hòa nhập cũng như đối với sức khỏe tinh thần của người bị hại.
 Về thể chất, những hậu quả có thể thấy được ngay như chảy máu nặng do rách âm đạo - trực tràng, các tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như HIV, Giang mai, viêm gan....). Với trẻ lớn hơn, nguy cơ có thai được phát hiện muộn không phải là hiếm gặp.
 Về sức khỏe tinh thần, các em bị có thể biểu hiện những rối loạn hành vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Những biểu hiện thường gặp bao gồm như thơ ấu hóa, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, rối loạn về ứng xử cũng như khả năng học tập ở trường, tính cách dễ bùng nổ hoặc co mình lại không tham gia vào các hoạt động đoàn thể xã hội... 
 Về mức độ ảnh hưởng tâm lý lâu dài, các em từng là nạn nhân bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị tự tử, uống thuốc quá liều, bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc/chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, các thuốc kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều so với các trẻ khác. Và nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình cảm về sau.
II-Thực trạng của vấn đề.
1.Thực trạng chung.
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ xâm hại tình dục trên khắp cả nước, với mọi lứa tuổi, chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên, đang trở thành vấn đề nhức nhối được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt.
 Theo số liệu thống kê mới nhất được công bố ngày 29- 2 tại tọa đàm: 
 “ Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động- thương binh và xã hội, UNICEF khu vục Đông Á- Thái Bình Dương tổ chức cho thấy, trong 5 năm (2011-2015), có tới 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong số 8200 vụ xâm hại nói chung với 10 nghìn nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so với với 5 năm trước đó.Trong số những vụ xâm hại trẻ em đó, có 21,2 % nạn nhân dưới 10 tuổi; 60% nạn nhân từ độ tuổi từ 11- 25 tuổi; 32% nạn nhân bị bạo hành kép (vừa bị xâm hại, vừa bị hành hung giết chết; 13,5% là bị xâm hại tập thể từ 3-5 người.
 Dẫn theo số liệu Tổng cục Cảnh sát ( Bộ Công an) cho biết, riêng năm 2016, toàn quốc phát hiện 1.641vụ xâm hại trẻ em, với 1.627 nạn nhân bị xâm hại, trong số đó có 1.248 vụ xâm hại tình dục, chiêm 77% tổng số vụ. Trong các vụ xâm hại, tội giao cấu chiếm 677 vụ, hiếp dâm 446 vụ, dâm ô 189 vụ... Phần lớn đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là nam giới (1.756 trong tổng 1.807 đối tượng xâm hại, chiếm tỉ lệ 97,2%), chủ yếu trên 18 tuổi, không có nghề nghiệp ổn định, đa phần là những người quen, người có trách nhiệm bảo vệ, săm sóc trẻ em, thậm chí là cha đẻ, cha dượng của nạn nhân. Nạn nhân bị xâm hại chủ yếu là trẻ em gái ( 1,358 cháu, chiếm 84%) , phần lớn từ độ tuổi từ 13-16 (1.037 cháu). Hầu hết các vụ việc xảy ra ở các nơi vốn được coi là an toàn với các em như ở nhà riêng, trường học ...[4]
 Tính chất, mức độ nghiêm trọng của các vụ án xâm hại tình dục trẻ em cũng có xu hướng tăng lên. Nhiều vụ án xảy ra có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, coi thường pháp luật, loạn luân thể hiện sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng, coi thường tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm của các em, gây bức xúc trong dư luận xã hội, như bố đẻ hiếp dâm con gái ruột, người chồng hiếp dâm con riêng của vợ, ông hiếp dâm cháu, nhiều người hiếp dâm một người...có thể dẫn ra một số vụ như sau:
 Vụ cháu K T Q bị cha đẻ Kiều Văn Thanh(40 tuổi, ngụ ấp Tân An, xã Tân An Hội, Huyện Mang Thít, Vĩnh Long) xâm hại tình dục.Thanh đã nhiều lần đe dọa, uy hiếp tinh thần, biến con gái ruột của mình thành nô lệ tình dục trong nhiều năm từ khoảng giữa năm 2010 đến đầu năm 2016 mà người nhà không hề hay biết. Mãi đến ngày 17/03/2016 do bị cha đánh đau, Q đã đến Công an xã tố cáo hành vi đồi bại của Thanh. Kết cục Thanh phải nhận tù chung thân cho hành vi đốn mạt,mất hết tính người của mình. 
 Hay vụ em N.T.N.H. (16 tuổi, ngụ xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh - đang là học sinh lớp 10) bị xâm hại tình dục khi đi chơi với bạn mới quen. N kết bạn và làm quen với Nam trên mạng xã hội. Qua trao đổi, Nam đề nghị hẹn gặp mặt em H. và rủ đi chơi nhân dịp 8-3. Ngày 7-3-2017, Nam hẹn H. đến một quán nước trên địa bàn huyện Càng Long gặp mặt để nói chuyện. Chiều cùng ngày, Nam chở H. qua thành phố Trà Vinh chơi, rồi gọi Duy đến. Cả nhóm tổ chức nhậu đến khoảng 0h cùng ngày thì H. bị say rượu, nôn ói.Thấy vậy, Nam và Duy chở H. đến nhà nghỉ ở xã Lương Hòa huyện Châu Thành ngủ qua đêm. Lợi dụng nạn nhân say rượu, Nam và Duy thay nhau giao cấu với nạn nhân. Sáng hôm sau, Nam tiếp tục chở H. đi chơi đến tối rồi rủ H. về nhà mình ngủ qua đêm.Tại đây, Nam tiếp tục có quan hệ với H. Đến sáng hôm sau, Nam lấy xe đưa H. về nhà. Do con gái mất tích không thấy về, nên gia đình H. đi tìm kiếm khắp nơi. Sáng 9-3, gia đình thấy H. về nhà với bộ dạng tiều tụy nên gia đình tra hỏi và được H. kể lại mọi việc nên gia đình em đã đến công an trình báo.Ngay sau đó, cơ quan công an đã mời Nam và Duy đến làm việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, Nam và Duy thừa nhận hành vi giao cấu với nạn nhân. 
 Không chỉ có nữ sinh bị xâm hại, nam sinh cũng bị sàm sở như trường hợp nam sinh Phan Đức P. (sinh năm 1999, trú tại thôn Hải Bình, Thuận An), lớp 10, Trường THPT Thuận An bị một nam thanh niên lạ mặt sàm sỡ giữa hàng phi lao. Sự việc diễn ra vào chiều tối ngày 3/12/2014 sau giờ tan trường, rời trường một đoạn khá xa, khi đi đến khu vực quán cà phê Bình Minh thì có một thanh niên khoảng 23 tuổi chạy xe từ phía sau tới, gã thanh niên hỏi đường về chợ Thuận An và nói P. lên xe để hắn chở và chỉ đường cho hắn. Nam thanh niên lạ mặt chở P. đến xã Phú Thuận, đi qua hết khu vực hồ tôm An Dương rồi dừng lại ở một bãi cát, có nhiều phi lao. Tại đây nam thanh niên bắt đầu có những biểu hiện quái dị, khiến P. cảm thấy lo lắng, hắn ngay tức giở trò đồi bại với P. Sau khi đạp mạnh vào người thanh niên lạ mặt, P tốc lực chạy về phía nhà dân kêu cứu và bỏ lại toàn bộ đồ dùng học tập ở ngoài biển và nhờ người liên hệ với gia đình.
 Ngay ở Triệu Sơn-Thanh Hóa, nữ sinh L.T.L (SN 2002, ngụ xã Minh Châu, huyện Triệu Sơn) với một bạn nữ cùng xã đi chơi ở khu vực thị trấn Giắt (huyện Triệu Sơn) về khuya. Khoảng 23h ngày 20/11/2016 hai nữ sinh đang đi trên đường bất ngờ bị Thi khống chế, ép lên xe máy. Sau đó, Thi chở 2 nữ sinh ra cánh đồng vắng thuộc xóm 7, xã Minh Sơn và dùng vũ lực ép L quan hệ tình dục. Mặc dù nạn nhân van xin, chống cự quyết liệt nhưng Thi vẫn thực hiện hành vi đồi bại của mình. Bạn nữ đi cùng chứng kiến vụ việc nhưng sợ hãi, không dám can ngăn vì sợ Thi đánh đập, dọa giết. [4]
 Trên đây là một số vụ mà tôi dẫn ra trong vô số những vụ xâm hại tình dục ở cả nước trong thời gian qua. Với những vụ xâm hại tình dục đã diễn ra như rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả học sinh cần phải có ý thức cao phòng chống xâm hại tình dục để bảo vệ chính mình. Và hơn bao giờ hết gia đình, nhà trường, xã hội cũng cần chung tay đẩy lùi nạn xâm hại tình dục này để học sinh vững bước tiến vào tương lai, ổn định đất nước.
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục của trường THPTTriệu Sơn 2 
2.1. Khó khăn
 Trong những năm gần đây, các vụ xâm hại tình dục học sinh ngày một gia tăng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của các em. Đối mặt với vấn đề này, nhà trường, địa phương và toàn xã hội cần phải có những biệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_tuyen_truyen_giao_duc.doc
  • docBia Skkn Tuyên nam 2017.doc