SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2

Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kỹ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kỹ năng được nhà trường đang đặc biệt chú trọng là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện.

Nhân loại đã bước vào kỉ nguyên mới, một kỉ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học tập, trau dồi kiến thức và tiếp cận với các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Có một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay phần lớn cũng là do những phát minh của con người. Một trong số đó là sự phát minh ra các phương tiện giao thông. Theo thời gian các phương tiện giao thông được cải tiến giúp cho con người đi lại được thuận tiện. Chính vì vậy mà hiện nay ta ít khi bắt gặp hình ảnh các em học sinh tung tăng cắp sách đến trường. Thay vào đó là các em được gia đình đưa đến trường bằng những phương tiện khác nhau hoặc tự các em điều khiển các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, thậm trí là cả xe gắn máy. Điều đó đã phần nào cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi thấy những hình ảnh không đẹp, phản ánh ý thức của một số học sinh nói chung và học sinh THPT Triệu Sơn 2 nói riêng khi tham gia giao thông.

 

doc 23 trang thuychi01 7421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện cho học sinh trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC NÂNG CAO Ý THỨC
ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI THAM GIA GIAO THÔNG
BẰNG XE ĐẠP ĐIỆN, XE MÁY ĐIỆN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 2
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2
3
3
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
2.1.3.1. Nguyên nhân
2.1.3.1.1 Từ bản thân
2.1.3.1.2 Từ gia đình
2.1.3.1.3 Từ phía nhà trường
2.1.3.1.4 Từ xã hội
2.1.3.2. Hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
4
4
4
4
5
5
5
6
6
7
7
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng chung
2.2.2. Thực trạng tham gia giao thông hiện nay của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2
2.3. Các giải pháp nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh 
2.3.1. Giải pháp 1. Bản thân tự cảm.
2.3.2. Giải pháp 2. Gia đình làm gương
2.3.3. Giải pháp 3. Nhà trường định hướng
2.3.4. Giải pháp 4. Xã hội chung tay 
9
9
11
12
12
12
13
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
2.4.2. Đối với bản thân
2.4.3. Đối với đồng nghiệp
2.4.4. Đối với nhà trường
2.5. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 
3.2. Bài học kinh nghiệm 
3.3. Kiến nghị, đề xuất
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục
14
14
14
14
14
14
17
17
17
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kỹ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kỹ năng được nhà trường đang đặc biệt chú trọng là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, ý thức đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện.
Nhân loại đã bước vào kỉ nguyên mới, một kỉ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học tập, trau dồi kiến thức và tiếp cận với các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Có một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay phần lớn cũng là do những phát minh của con người. Một trong số đó là sự phát minh ra các phương tiện giao thông. Theo thời gian các phương tiện giao thông được cải tiến giúp cho con người đi lại được thuận tiện. Chính vì vậy mà hiện nay ta ít khi bắt gặp hình ảnh các em học sinh tung tăng cắp sách đến trường. Thay vào đó là các em được gia đình đưa đến trường bằng những phương tiện khác nhau hoặc tự các em điều khiển các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, thậm trí là cả xe gắn máy. Điều đó đã phần nào cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Nhưng đồng thời cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi thấy những hình ảnh không đẹp, phản ánh ý thức của một số học sinh nói chung và học sinh THPT Triệu Sơn 2 nói riêng khi tham gia giao thông.
Đi khắp các nẻo đường gần xa từ nông thôn đến thành thị ta đều bắt gặp những khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”; “Hãy chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông”; “Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” hay “An toàn là bạn tai nạn là thù”. Thế nhưng bên cạch những học sinh biết lắng nghe, có ý thức tham gia giao thông, luôn nghĩ đến sự an toàn của bản thân và mọi người thì còn có những em học sinh không đoái hoài hay quan tâm gì đến những khẩu hiệu, biển báo giao thông cũng như không hề quan tâm đến an toàn của chính bản thân mình và của người khác. Đối với những học sinh mắc “bệnh ngại” không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, chúng ta cần giúp các em hiểu rõ những nguy hiểm đang tiềm ẩn đối với các em.
Là một giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được ảnh hưởng rất nghiêm trọng của việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đặc biệt là ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài với mong muốn đưa ra “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2”. Tôi mong đề tài này sẽ được mọi người biết đến, giúp cho mỗi học sinh chúng ta hiểu đầy đủ hơn về luật an toàn giao thông. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông vốn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Từ đó góp phần hình thành văn hoá giao thông cho học sinh THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chấp hành luật khi tham gia giao thông cho học sinh. Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, để tuyên truyền trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện an toàn. Công tác tuyên truyền trong trường học tới học sinh sẽ lan rộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội góp phần hạn chế tối đa tai nạn giao thông, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em.
Xuất phát từ thực tế nhiều học sinh THPT, trong đó có học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 không có ý thức tự giác chấp hành luật an toàn giao thông, không tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông, đặc biệt chấm dứt tình trạng không đội mũ bảo hiểm của học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.
Đề tài nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp và các buổi tổ chức sinh hoạt tập thể của nhà trường.
Đáp ứng chủ chương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc vận dụng kiến thức liên môn, các kỹ năng sống để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Với phạm vi của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: 
Phương pháp thuyết trình, thông qua trình chiếu hình ảnh minh hoạ làm nổi bật lên vấn đề.
 Thu thập thông tin.
 Điều tra, thăm dò ý kiến, lấy số liệu.
 Thống kê số liệu, đối chiếu, phân tích.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.1.1. Cơ sở khoa học
Theo điều 3, Nghị định 171/2013/NĐ-CP( Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) xe máy điện và xe đạp điện được hiểu như sau:
Xe đạp điện là xe sử dụng một đông cơ điện để dẫn động thay vì động cơ đốt trong, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. [1]
Xe đạp điện và xe máy điện.
Theo tình hình thực tế hiện nay thì học sinh đến trường chủ yếu bằng xe đạp điện và xe máy điện. Theo đúng quy định xe máy điện được coi như xe máy (Nghị định 71/2012/NĐ-CP (điều 1, khoản 2, mục 3, điểm i) ban hành ngày 19/9/2012 quy định). Xe máy điện thuộc phương tiện giao thông cơ giới (quy định tại điều 3, khoản 18, luật giao thông đường bộ). Như vậy thì loại phương tiện này bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và đăng kí biển số xe.[2]
Mũ bảo hiềm có tác dụng: giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập. Giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não. Vì vậy, người tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện được khuyến cáo đội mũ bào hiểm. Tại Việt Nam, từ ngày 15/12/2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe máy trên mọi tuyến đường. Ngày 1/7/2009 bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Với công nghệ hiện đại, xe đạp điện có thể chạy cả trăm km mỗi lần sạc với tốc độ khá nhanh từ 20-40km/h, thậm chí là hơn 50km/h. Tốc độ này có thể coi gần như bằng với tốc độ của xe máy. Điển hình là với tốc độ 20-40km/h hay 50km/h trong khi hệ thống phanh không đảm bảo, đèn chiếu sáng yếu, động cơ không phát ra tiếng động như xe máy nên rất dễ gây nguy hiểm cho người lưu thông. Do đó khi sử dụng xe đạp điện, xe máy điện ta cần phải đội mũ bảo hiểm và nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Nhưng trên thực tế thì có rất nhiều học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh THPT, trong đó có học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không chấp hành đúng quy định luật an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng vô tư phóng với tốc độ cao đến trường. Chính vì thế mà đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần gióng lên một hồi chuông để thức tỉnh các em. Cần nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông và đừng từ chối chiếc mũ bảo hiểm vì nó mang lại sự an toàn cho chính bản thân.
2.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
2.1.3. 1. Nguyên nhân
2.1.3.1.1. Từ bản thân
Trước hết phải nói ngay rằng cũng có nhiều học sinh không chấp hành luật an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm là do sự thiếu hiểu biết kiến thức về an toàn giao thông, sự bất tiện của mũ bảo hiểm. Nhiều học sinh đều có ý kiến chung: Mũ bảo hiểm rất nặng, gây vướng víu cho người đội. Không những vậy mà mũ bảo hiểm còn làm hỏng tóc, gây gầu, tạo ra mùi hôi khó chịu khi trời nắng nóng, còn lúc trời mưa để ngoài trời mũ bảo hiểm bị ướt đội lên sẽ bị ướt tóc Ngoài ra mũ bảo hiểm còn to và cứng mang theo rất bất tiện. Từ những lý do mà qua tổng hợp kết quả khảo sát thì có tới 87% tổng số học sinh từ chối chiếc “nồi cơm điện”, bày tỏ rõ thái độ không thích đội mũ bảo hiểm.
Hiện nay mũ bảo hiểm đã được cải tiến ngày càng nhẹ hơn, mẫu mã đa dạng với nhiều màu sắc hơn, nhưng có nhiều học sinh không muốn chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Bạn Tô Vĩnh Hoàng học sinh lớp 11C3 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 nói rõ quan điểm: “Mặc dù mũ bảo hiểm được cải tiến và mẫu mã đẹp hơn, thời trang hơn nhưng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện em chưa quen. Nhiều bạn học sinh cũng không đội nên em đội thì lại bị coi là lập dị, kỳ quái”.
Một lý do khác nữa khi được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện, xe máy điện, một tài sản lớn đối với những học sinh chưa làm ra tiền rất nhiều bạn thích ra oai thể hiện. Vậy nếu đội mũ bảo hiểm thì sẽ không được thời trang, giảm phong độ thậm chí có bạn thích thể hiện mình bằng cách phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đi xe một bánh Các em muốn khẳng định cái tôi của bản thân nhưng lại thiếu kỹ năng về điều khiển phương tiện có tốc độ cao một cách an toàn, thiếu kiến thức về luật an toàn giao thông.
Vì vậy mà nhiều học sinh chưa ý thức được sự cần thiết phải chấp hành luật an toàn giao thông, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện. Các em chống đối mạnh mẽ, có học sinh còn dùng những lời hỗn láo khi bị thầy cô giáo xử phạt về việc không chấp hành luật an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện tới trường. Với những học sinh này bệnh không chịu chấp hành luật an toàn giao thông, bệnh lười đội mũ bảo hiểm, thiếu ý thức tìm hiểu đến những cái có ích, có lợi đối với chính bản thân mình.
2.1.3.1.2. Từ gia đình
Hiện nay có một số gia đình phụ huynh không thường xuyên nhắc nhở, quan tâm đến việc con em mình phải chấp hành đúng luật an toàn giao thông, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện tới trường vì quá bận rộn trong việc mưu sinh hay bản thân họ cũng chưa ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông.
Ta không khó bắt gặp hình ảnh cha mẹ khi đi làm hay chở con đi học không chấp hành luật an toàn giao thông, không đội mũ bảo hiểm. Dần dần cũng tạo nên thói quen cho trẻ. Thói quen này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành và trở thành nếp sống lẫn hành động trong cuộc sống. Con em họ sẽ không ý thức được lợi ích của việc chấp hành đúng luật an toàn giao thông, việc đội mũ bảo hiểm và coi đó là việc làm không cần thiết. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nếp nghĩ của trẻ. 
 Phụ huynh không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm 
khi tham gia giao thông. [3]
2.1.3.1.3. Từ phía nhà trường
Bấy lâu nay nhà trường luôn được coi là nơi rèn đức luyện tài của thế hệ trẻ. Nhưng giờ đây trong nhà trường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi còn bỏ ngỏ. Việc thiếu kỹ năng sống đã khiến một bộ phận học sinh hiện nay không ý thức được tầm quan trọng của mình trong xã hội. Biểu hiện tiêu cực như không chấp hành luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện ngày càng nhiều.
Ở trường các em chỉ được học trên lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế. Có nhiều điều trái ngược ở thực tế các em bắt gặp với các nội dung được dạy từ trường học. Những mâu thuẫn ấy do người lớn xung quanh thực hiện thường xuyên và các em đều được chứng kiến, như đi xe hàng ba, hàng bốn, vượt đèn đỏ, đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm. Như vậy các em không hoàn toàn tin tưởng vào những điều thầy cô dạy. 
Thậm chí còn có một số thầy cô vẫn dửng dưng, không nhắc nhở khi nhìn thấy học trò của mình không chấp hành đúng quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe máy điện. Phải chăng không chấp hành luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm của học sinh còn bắt nguồn từ nguyên nhân nhà trường còn lỏng lẽo trong việc quản lý giáo dục ý thức học sinh của mình.
2.1.3.1.4. Từ xã hội
Thật phản cảm khi giữa phố đông người, từng đoạn xe đạp điện, xe máy điện đua nhau lướt ngang qua mặt người đi đường, khói bụi mù mịt, hay cảnh đèo 3, đèo 4 với nhiều kiểu ngồi có một không hai, không hề đội mũ bảo hiểm. Nhưng mọi người vẫn cứ im lặng, vẫn cứ bàng quan và coi nó như không phải chuyện của mình. Phải chăng đó cũng là một nguyên nhân của tình trạng học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện không chấp hành luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm.
Gần đây nhất tivi, đài báo đưa tin về vụ tai nạn của ba em học sinh tại trường trung học phổ thông Ngô Quyền đi trên một chiếc xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đã đâm vào xe buýt khi ngược chiều làm ba em đều tử vong tại chỗ và nhiều người khác trên xe buýt bị thương đấy là sản phẩm điển hình của việc không đội mũ bảo hiểm, thích sáng tạo, thể hiện mình không đúng nơi, đúng lúc. [4]
Bên cạnh đó ta phải đặc biệt chê trách cách làm việc của một bộ phận cơ quan chức năng của nhà nước. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp những cơ sở kiểm tra, quản lý an toàn giao thông song việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện xe máy điện của học sinh lại hết sức thờ ơ, không được chú trọng. Những cảnh sát giao thông này chỉ tuýt còi khi người điều khiển mô tô xe máy, điều khiển ôtô vi phạm còn khi những chiếc xe đạp điện, xe máy điện chạy với tốc độ ngang xe máy phóng như bay trên đường trong lúc không đội mũ bảo hiểm dường như được bỏ qua hoặc được nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không bị xử lý theo quy định. Nhiều ý kiến cho rằng lý do lực lượng chức năng không sử phạt học sinh không đội mũ bảo hiểm là do các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa thể tạo ra thu nhập và cũng như vì các em chưa hiểu rõ về giá trị của đồng tiền phải chăng ý kiến trên có phần đúng? Thậm chí có nhiều cảnh sát mời những nữ sinh vào chỉ để trêu đùa, hành động không giống với một người đang làm nhiệm vụ. Điều này cho thấy không chỉ ý thức của học sinh đang suy thoái nặng nề mà ý thức trách nhiệm của lực lượng nhà nước cũng đang dần mất đi. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không thực hiện quy định của pháp luật là phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện.
2.1.3.2. Hậu quả của việc đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
Sự thay đổi từ phương tiện đi bộ và xe đạp sang xe đạp điện và xe máy điện, loại phương tiện có vận tốc tương đối lớn (25-50km/h) đã khiến học sinh THPT chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em. Tỷ lệ TNGT của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất với khoảng 0,5 vụ/ học sinh. Nghĩa là cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện. Như vậy, có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện, 36% nạn nhân tai nạn giao thông đi xe đạp điện xe máy điện bị chấn thương sọ não. Những người bị tai nạn giao thông nhẹ thì bị xây xát, nặng thì gẫy chân tay thậm chí còn tử vong do chấn thương sọ não vì không đội mũ bảo hiểm. [5] 
 [6] 
Một bác sĩ bệnh viện Việt Đức đã từng thốt lên tai nạn xe đạp điện, xe máy điện có mức trầm trọng còn hơn tai nạn xe máy. Bởi lẽ xe đạp điện, xe máy điện có trọng lượng nhẹ, vận tốc tối đa không quá 25 km/h nhưng khi tháo bỏ thiết bị hạn chế tốc độ lại có thể chạy với tốc độ 40 đến 50 km/h. Do đó xe đạp điện, xe máy điện dễ gây tai nạn giao thông và khi xảy ra tai nạn độ văng của xe đạp điện, xe máy điện mạnh hơn nhiều so với xe máy, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện chấn thương cũng nặng hơn, đa số là các ca chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm.
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân đi xe đạp điện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. [7]
 	Không khó có thể thấy những vụ tai nạn thương tâm do xe đạp điện, xe máy điện gây ra. Và hậu quả để lại của nó thật nặng nề. Ngoài những thiệt hại về mặt tinh thần do TNGT gây ra còn thiệt hại về vật chất vì hiện nay mỗi chiếc xe đạp điện có giá không dưới 10 triệu đồng. Đó là một số tiền không hề nhỏ đối
với người dân một nước nghèo đang phát triển như Việt Nam. 
Tai nạn nghiêm trọng khi điều khiển xe đạp điện. [8]
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng chung
Vào thời điểm học sinh đến trường và giờ tan học bên cạnh những bạn nữ sinh THPT thướt tha với tà áo dài trắng đang đạp xe thật duyên dáng thì vẫn còn những học sinh cả nam, cả nữ tóc tai phấp phới, đèo hai, đèo 3, đầu không đội mũ bảo hiểm ngồi trên những chiếc xe đạp điện, xe máy điện đa chủng loại, rực rỡ sắc màu, đủ mọi kiểu dáng cứ vô tư phóng vù vù trên đường mà không hề bận tâm đến một ai. Nhiều người thấy vậy không những không nhắc nhở mà còn khuyến khích. Họ còn chê bai việc đội mũ bảo hiểm là cổ hũ, là xấu. Chẳng rõ các học sinh ấy có nhận thấy rằng tham gia giao thông như vậy là rất nguy hiểm. Nguy hiểm cho chính mình và những người xung quanh. Thậm chí còn có những học sinh không những không đội mũ bảo hiểm mà còn đi lạng lách, đánh võng, đèo 3, đèo 4 giữa dòng người đi lại hay cả trên vỉa hè dành cho người đi bộ. Gần đây tình trạng này đã gây ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc. Cảnh người đầu bạc tiễn người đầu xanh đã khiến cả xã hội phải “bật tiếng khóc lòng”. Ai dám bảo văn minh là thế.
Hình ảnh từ video clip hai nữ sinh Vĩnh Phúc không đội mũ bảo hiểm đèo nhau trên xe đạp điện liên tục nghiêng người đánh võng, cạ gầm xe xuống mặt đường. Nhiều người đã phát hoảng khi biết 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_tuyen_truyen_giao_duc.doc