SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường THPT Tĩnh Gia 3

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường THPT Tĩnh Gia 3

Giữa lúc nền kinh tế - xã hội thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều

thành tựu về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc con người nhận ra rằng môi

trường sống của chính mình đang bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề. Trong những

thập niên gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các thảm họa thiên nhiên

diễn ra ngày càng nhiều với cường độ lớn, tính bất ngờ cao và có sức tàn phá lớn

như siêu bão Katrina (2004), Haiyan (2013), động đất - sóng thần (2004, 2011),

mưa lũ, hạn hán, cháy rừng đã đe dọa đến sự tồn tại của con người trên Trái

Đất. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo

vệ sự đa dạng sinh thái, bảo vệ Trái Đất và cũng chính là bảo vệ cuộc sống chính

mình. Có thể nói, bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp

bách không của riêng ai. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày

3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để bảo vệ

môi trường là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng

tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Ấy vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường trong các nhà trường- THPT lại chưa được chú trọng đúng mức. Bảo

vệ môi trường mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công

dân, Địa lí, các cuộc thi.nhưng vẫn còn mang tính hình thức, đại khái và qua

loa. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học

sinh và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp

quan sát cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít

cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến; học sinh vứt rác bừa bãi,

hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong trường

THPT Tĩnh Gia 3, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng học sinh vẫn thờ ơ

và sẵn sàng vứt rác “chỏng chơ” dưới các gầm bàn, gầm ghế thậm chí dưới góc

các lớp học. Ngay các tầng học bên trên, học sinh ngang nhiên xả giấy xuống

dưới mà vẫn vui vẻ cười đùa. Và rồi khi đi lên các dãy hành lang tầng 4 trên

cùng của khu nhà B phía Nam- nơi học sinh không học hoặc dừng chân trước

cửa một nhà vệ sinh nam chắc chắn bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi lẽ nơi đây đã

trở thành trận địa tập kết “sái” thuốc lá. Hay khi quan sát những điểm công cộng

ở gần trường, các bãi đỗ xe chở học sinh hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn rất phổ

biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong

nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa” vẫn còn tồn tại nên ở các phòng

học quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “tẹt ga”.

pdf 18 trang thuychi01 6500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường THPT Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Giữa lúc nền kinh tế - xã hội thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều 
thành tựu về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc con người nhận ra rằng môi 
trường sống của chính mình đang bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề. Trong những 
thập niên gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các thảm họa thiên nhiên 
diễn ra ngày càng nhiều với cường độ lớn, tính bất ngờ cao và có sức tàn phá lớn 
như siêu bão Katrina (2004), Haiyan (2013), động đất - sóng thần (2004, 2011), 
mưa lũ, hạn hán, cháy rừng đã đe dọa đến sự tồn tại của con người trên Trái 
Đất. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo 
vệ sự đa dạng sinh thái, bảo vệ Trái Đất và cũng chính là bảo vệ cuộc sống chính 
mình. Có thể nói, bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp 
bách không của riêng ai. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 
3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài 
nguyên và bảo vệ môi trường được Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để bảo vệ 
môi trường là: “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao 
nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng 
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Ấy vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường trong các nhà trường- THPT lại chưa được chú trọng đúng mức. Bảo 
vệ môi trường mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công 
dân, Địa lí, các cuộc thi...nhưng vẫn còn mang tính hình thức, đại khái và qua 
loa. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học 
sinh và thậm chí cả ở một số giáo viên. Có thể nhận thấy điều này khi trực tiếp 
quan sát cảnh quan môi trường ở các đơn vị trường học. Tình trạng trường học ít 
cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ biến; học sinh vứt rác bừa bãi, 
hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong trường 
THPT Tĩnh Gia 3, dù đã có những thùng đựng rác lớn nhưng học sinh vẫn thờ ơ 
và sẵn sàng vứt rác “chỏng chơ” dưới các gầm bàn, gầm ghế thậm chí dưới góc 
các lớp học. Ngay các tầng học bên trên, học sinh ngang nhiên xả giấy xuống 
dưới mà vẫn vui vẻ cười đùa. Và rồi khi đi lên các dãy hành lang tầng 4 trên 
cùng của khu nhà B phía Nam- nơi học sinh không học hoặc dừng chân trước 
cửa một nhà vệ sinh nam chắc chắn bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi lẽ nơi đây đã 
trở thành trận địa tập kết “sái” thuốc lá. Hay khi quan sát những điểm công cộng 
ở gần trường, các bãi đỗ xe chở học sinhhiện tượng xả rác bừa bãi vẫn rất phổ 
biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong 
nhà trường. Dường như tâm lý “dùng của chùa” vẫn còn tồn tại nên ở các phòng 
học quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “tẹt ga”. 
 Trước thực trạng trên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà 
trường nói chung và ở trường THPT Tĩnh Gia 3 nói riêng là một việc làm rất cấp 
thiết và để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thực sự mang lại hiệu 
quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Qua 
thực tiễn áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
tại trường sở tại, tôi nhận thấy tổ chức các hoạt động ngoại khoá về môi trường 
luôn được học sinh tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả rõ nét. Vì vậy, tôi 
 2 
mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả hoạt động 
ngoại khoá giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường 
THPT Tĩnh Gia 3” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Qua buổi ngoại khoá này giúp cho học sinh ý thức được tính cấp thiết cần 
phải chung tay bảo vệ môi trường. Từ đó nâng cao nhận thức, kĩ năng, hành vi, 
gìn giữ môi trường sống xanh- sạch- đẹp của các em ngay tại trường học, gia 
đình và địa phương. 
 Đề tài này giúp đồng nghiệp nâng cao nhận thức, trách nhiệm truyên truyền 
ý thức bảo vệ môi trường. Và cũng giúp cho các trường có thêm kinh nghiệm 
trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, để áp dụng vào 
thực tiễn của trường mình. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động ngoại 
khoá. 
 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai đối với học sinh và 
giáo viên toàn trường. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để triển khai nội dung của sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng các 
phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, hệ thống hoá các nghiên 
cứu lý luận cũng như thực tiễn về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay, lượng 
rác thải mỗi ngày... 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 + Sử dụng phương pháp điều tra sư phạm: quan sát, phỏng vấn học sinh, phụ 
huynh, giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu thực trạng ý thức của học sinh trường 
THPT tĩnh Gia 3 với vấn đề gìn giữ và bảo vệ môi trường . Đồng thời cũng áp 
dụng để thu thập số liệu về kết quả thực nghiệm. 
+ Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu thu được về thực trạng 
và tính khả thi của đề tài. 
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phương pháp trực quan 
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận 
2.1.1. Môi trường 
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường 
 Theo Litter, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo 
bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ 
thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại. 
 Theo sách giáo khoa sinh học 12, môi trường là tất cả những gì bao quanh 
sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh 
vật. 
2.1.1.2. Các loại môi trường 
 Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. 
- Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên 
Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi 
 3 
trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài 
nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi Môi 
trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí 
quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau: 
+ Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ 
Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại 
dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất. 
+ Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất, 
bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết. 
+ Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao 
quanh Trái Đất. 
+ Môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người. 
 Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh, 
cộng sinh, biểu sinh Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi 
trường tự nhiên. 
- Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học, 
tính chất vật lý Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi 
phối. 
2.1.1.3. Chức năng của môi trường 
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật 
- Là nơi cung cấp tài nguyên rất cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất 
của con người 
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo rảtong cuộc sống và hoạt 
động sản xuất 
- Ngoài ra, môi trường còn là nơi cung cấp và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử 
tiến hoá của sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá loài người. môi 
trường cung cấp cho chúng ta các thông tin, tín hiệu báo động sớm các hiểm hoạ 
như bão lũ, động đất, sóng thần... 
2.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường 
 Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi 
trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, 
khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường. 
 Ý thức bảo vệ môi trường là ý thức của cá nhân trong việc giữ gìn và bảo 
vệ môi trường, từ ý thức đó chuyển thành hành động cụ thể, cách ứng xử văn 
minh với môi trường, biết yêu quý và giữ môi trường trong lành đồng thời biết 
sống có trách nhiệm với môi trường. 
2.1.3. Hoạt động ngoại khoá 
 Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới của phương pháp dạy học là 
một hình thức tự học tích cực bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực 
tiễn đời sống, mở rộng kéo dài trường suy tưởng, thẩm định về bài học cho học 
sinh. Hoạt động ngoại khoá phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người 
học, giúp người dạy kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá [1] 
 Hoạt động ngoại khoá về lĩnh vực kĩ năng sống có tác động vô cùng hiệu 
quả không những đối với học sinh mà còn rất bổ ích với giáo viên. Đó vừa là 
hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mĩ, góp phần tạo ra lối sống văn hoá 
 4 
và các kĩ năng sống cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được cân 
đối về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, hình thành các mối quan hệ xã hội 
 Hoạt động ngoại khoá càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá 
trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT, bởi lẽ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại 
khoá góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vấn đề môi 
trường. Từ đó giúp các em tự thay đổi hành vi, kỹ năng, thói quen để gìn giữ và 
bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp. 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại 
khoá cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình khi 
chưa tích hợp hoặc tích hợp, lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào 
bộ môn mình giảng dạy nhưng chưa thật sự hiệu quả. 
2.2. Thực trạng vấn đề 
2.2.1. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường ở nước ta 
 Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức 
về bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt 
được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân 
và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái 
đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa 
dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... được phát động ở 
cả Trung ương và địa phương. Hàng năm, giải thưởng Môi trường Việt Nam 
được tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có 
nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tại Lễ trao tặng Giải 
thưởng Môi trường Việt Nam năm 2015, 50 tổ chức, cá nhân và cộng đồng có 
thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường được lựa chọn và vinh dự 
đón nhận phần thưởng hay tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, 70 
điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015 đã được tôn 
vinh... 
 Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 
cộng đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền 
thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), 
các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận 
động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường... Năm 2015, các phong trào, hoạt 
động có ý nghĩa về bảo vệ môi trường đã được tổ chức, huy động đông đảo nhân 
dân tham gia như: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường; Ngày hội tái chế chất 
thải hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015; Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ 
sinh môi trường và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Bắc 
Giang... Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường 
hiệu quả, nhiều chương trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã 
được triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài 
liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về bảo vệ môi trường đã được 
biên soạn và phát hành trong cả nước 
 Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức 
trách nhiệm về bảo vệ môi trường vẫn còn những hạn chế như chưa có sự phối 
 5 
hợp kịp thời và chặt chẽ giữa các cơ quan thông tin, báo chí; Công tác triển khai 
các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường chưa thường xuyên; 
Việc vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao kiến thức môi trường qua các 
chiến dịch chưa thường xuyên, liên tục... Nguyên nhân của tình trạng trên là do 
ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư chưa cao; nhận thức về nguy cơ 
ô nhiễm môi trường và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi 
trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính 
quyền, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; 
nguồn ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu 
2.2.2. Thực trạng về công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường ở các trường THPT trên địa bàn huyện nhà- Huyện Tĩnh gia 
 Qua khảo sát thực tế trên bốn trường THPT của huyện nhà, nhận thấy công 
tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được Cấp uỷ, Ban giám 
hiệu từng trường cũng đã triển khai từ đầu các năm học. Ban chuyên môn nhà 
trường cũng đã chỉ định, yêu cầu các môn như Sinh học, Giáo dục công dân, Địa 
lí cần xây dựng kế hoạch tích hợp và lồng ghép bảo vệ môi trường trong chương 
trình dạy học nhưng nhìn chung vẫn còn mang tính hình thức, sách vở và chưa 
đồng bộ. Các trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khác như thi 
tìm hiểu kiến thức môi trường và pháp luật, tổ chức tết trồng cây...Tuy nhiên, 
các hoạt động đó chưa thực sự thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia. Các em tỏ vẻ 
nhàm chán, tham gia chỉ là đối phó vì vậy hiệu quả tuyên truyền giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường không cao. 
2.2.3. Ý thức bảo vệ và gìn giữa môi trường của học sinh THPT Tĩnh Gia 3 
 Qua quan sát thực tế tại trường THPT Tĩnh Gia 3- trường học ít cây xanh; 
học sinh vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn diễn ra hàng ngày. 
Bước qua cánh cổng của trường, đập ngay vào mắt người nhìn là các xe tập kết 
rác đặt ngay đầu hông các dãy nhà và chỉ cần một cơn gió là các loại rác như 
giấy lộn, bụi, túi ni lông bay ngổn ngang khắp trường. Và dù đã có những thùng 
đựng rác lớn nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tiện tay vứt rác dưới 
các gầm bàn, gầm ghế thậm chí dưới góc các lớp học trở thành nơi tập kết rác 
của mỗi lớp. Từ tầng học bên trên, cứ mỗi lần ra chơi học sinh ngang nhiên xé 
giấy và lần lượt đua nhau biến chúng thành những chiếc máy bay phi xuống 
dưới sân trường. Và rồi khi đi lên các dãy hành lang tầng 4 trên cùng của khu 
nhà B phía Nam- nơi học sinh không học hoặc dừng chân trước cửa một nhà vệ 
sinh nam chắc chắn bạn sẽ rất đỗi ngạc nhiên bởi lẽ nơi đây đã trở thành trận địa 
tập kết “sái” thuốc lá, các loại vỏ chai nước ngọt... Hay khi quan sát những điểm 
công cộng ở gần trường, các bãi đỗ xe chở học sinhhiện tượng xả rác bừa bãi 
vẫn rất phổ biến. Những buổi tan học tình trạng học sinh ăn quà, mua trà sữa khi 
lên xe buýt (Xe chuyên chở học sinh) khá đông và rồi các em lần lượt phi rác 
xuống dưới đường. Gần đây nhất đó là một vụ phi hộp trà sữa xuống đường vô 
tình rơi vào mặt một học sinh khác đã gây ra tai nạn giao thông. Mặt khác, tình 
trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc” trong nhà 
trường. Dường như với tâm lý các em “dùng của chùa’ thành thói quen nên ở 
các phòng học quạt, các thiết bị chiếu sáng được sử dụng “vô tư”, chưa biết tiết 
kiệm. Cụ thể, dù là một học sinh ngồi trong lớp vào giờ ra chơi vẫn bật 4 quạt 
 6 
trần, 8 bóng chiếu sáng, những tiết chào cờ tập trung dưới sân trường các em 
vẫn hồn nhiên không tắt điện, không tắt quạt... Trước thực trạng trên Ban giám 
hiệu nhà trường cũng đã vào cuộc, chỉ đạo Đoàn trường, Ban nề nếp thường 
xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học và trừ điểm thi đua nếu tập thể, cá nhân lớp nào 
vi phạm. Hơn nữa trong các tiết chào cờ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường cũng đã được thầy hiệu trưởng phổ biến, răn đe thế nhưng 
học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực, vẫn chứng nào tật đó. Có thể nói, 
ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường cua đại bộ phận học sinh trường sở tại chưa 
tốt. 
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có thể là do: 
- Thứ nhất, phần đông học sinh của trường là con em ở các xã như Hải Bình, 
Tĩnh Hải, Trường lâm- mà đây lại là các xã đang báo động về tình trạng rác thải, 
ô nhiễm môi trường không khí... của huyện Tĩnh Gia. Phần nhiều các em vẫn 
giữ thói quen sinh hoạt ở nhà và địa phương xả rác bừa bãi, ngay trong lối suy 
nghĩ của chính các em hay thậm chí phụ huynh việc bảo vệ và gìn giữ môi 
trường là của các cấp, của xã hội chứ không phải bản thân họ. 
- Thứ hai là về phía nhà trường công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi 
trường chưa đồng đều, chưa thật sự có hiệu quả. Học sinh xả rác nhưng vẫn 
chưa xử lí kịp thời, cá nhân tiêu biểu làm việc tốt như thấy rác nhặt bỏ đúng nơi 
quy định hay vận động học sinh khác cùng giữ vệ sinh chung sạch sẽ lại không 
có sự tuyên dương, khích lệ. Có thể nói nhà trường vẫn chưa thực sự quan tâm, 
đầu tư, chú trọng công tác giáo dục môi trường. 
- Thứ ba về phía giáo viên: Hầu như nhà trường không có giáo viên chuyên 
trách công tác này. Các giáo viên chủ yếu đầu tư, nghiên cứu chuyên môn nên 
kinh nghiệm, kiến thức về giáo dục môi trường còn hạn chế. 
Một số hình ảnh chụp lại trước khi áp dụng đề tài 
 Hình ảnh rác ngập khắp sân trường, phía trước mặt tiền và sau các 
dãy phòng học, học sinh đi qua thờ ơ với rác. 
 7 
 Hình ảnh rác bay khắp sân trường khi có gió thổi 
 Hình ảnh cỏ dại mọc um tùm ở các bồn trồng cây tùng phía trước 
mỗi lớp học 
 Hình ảnh tập kết sái thuốc lá- một góc nhỏ ngay bên trong trường 
học 
 8 
 Hình ảnh rác xả khắp khu hành lang lớp học và chân cầu thang lên 
các phòng học 
 Hình ảnh rác xả ngập trong lớp học khi hoạt động dạy và học vẫn 
đang diễn ra 
2.3. Giải pháp thực hiện 
 Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua hoạt 
động ngoại khoá là một việc làm vừa có nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa 
học. Để tổ chức tốt hoạt động này và tạo được hứng thú tham gia cho học sinh 
cần phải tránh mô tuýp trùng lặp với các hoạt động ngoại khoá trước, đồng thời 
phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kỹ về chương trình. 
Căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường, các đoàn thể và nhu cầu của học sinh, 
tôi xin đề xuất quy trình “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 
trường THPT Tĩnh Gia 3 qua hoạt động ngoại khoá” cụ thể như sau: 
2.3.1. Lên kế hoạch nội dung, chương trình, kinh phí tổ chức ngoại khoá 
đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường góp ý và 
phê duyệt 
 9 
 2.3.2. Kết hợp với Đoàn thanh niên họp bàn dự kiến chương trình ngoại 
khoá 
 2.3.2.1. Dự kiến nội dung 
 - Nội dung: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT. 
 - Phân công giáo viên ra câu hỏi và nộp lại cho giáo viên phụ trách 
chương trình. Giáo viên phụ trách chương trình chịu trách nhiệm biên tập nội 
dung cho phù hợp với buổi ngoại khoá. 
 - Phân công giáo viên chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, trang trí sân khấu, 
viết giấy mời đại biểu về tham dự ngoại khoá, giáo viên dẫn chương trình. 
 - Dự kiến kinh phí tổ chức ngoại khoá: kinh phí trang trí sân khấu, băng 
rôn, phần thưởng cho các đội và cổ động viên, kinh phí thuê âm thanh, ánh sáng. 
 - Dự kiến ban giám khảo: Mời đại diện phụ huynh, đại diện Công đoàn, 
đại diện Ban giám hiệu, đại diện Đoàn trường, đại diện Phòng Tài nguyên- Môi 
trường huyện và một giáo viên Sinh học. 
 - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi và các cổ động viên 
 2.3.2.2. Dự kiến đối tượng tham gia 
 Toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường, trong đó: 
 - Chọn 3 đội chơi gồm: 
+ Đội 1: 5 thành viên đại diện khối 10 
+ Đội 2: 5 thành viên đại diện khối 11 
+ Đội 3: 5 thành viên đại diện khối 12 
 - Khán giả sẽ là học sinh còn lại ở các lớp khối 10, khối 11 và khối 12. 
 2.3.2.3. Dự kiến thời gian, địa điểm tổ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hieu_qua_hoat_dong_ngoai_kho.pdf
  • docbia (1).doc
  • docDANH MỤC (1).doc
  • docMỤC LỤC1 (1).doc
  • docPHỤ LỤC.ĐỌC.doc
  • docTL THAM KHAO.doc