SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT

 Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng. Một trong những yêu cầu quan trọng của Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 Trong khi đó, thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, nhân tố quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên (trong đó có học sinh) và xác định “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì thế, bên cạnh việc coi trọng giáo dục chuyên môn, thì việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho học sinh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong sự nghiệp cách mạng mới là yêu cầu cơ bản lâu dài và cấp bách.

 Trong những năm vừa qua ở trường THPT Triệu Sơn 3, đã triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp của nhà trường. Tuy nhiên để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trường, nhất là đối với học sinh thì cần phải tổ chức triển khai, thực hiện rộng rãi và thường xuyên hơn.

 Trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn Lịch sử cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha, giáo dục lí tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Vi vậy, ngoài việc dạy kiến thức môn Lịch sử, giáo viên dạy cần phải tăng cường lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.

 Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT.

 

doc 19 trang thuychi01 12215
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
 1. MỞ ĐẦU
1
 1.1. Lí do chọn đề tài:
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
1
 1.3 Đối tượng nghiên cứu:
2
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
3
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
4
 2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
4
 2.3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp  
4
 2.3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
5
 2.3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
5
 2.3.5. Lựa chọn phương pháp tích hợp
5
 2.3.6. Một số nội dung tích hợp cụ thể tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975.
8
 2.3.7. Một số điểm cần lưu ý khi lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 12 - Phần lịch sử Việt nam từ 1919 đến 1975: 
15
 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
 2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm:
15
 2.4.2. Cơ sở thực nghiệm:
15
 2.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm:
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 3.1. Kết luận:
 3.2. Đề xuất:
17
 Tài liệu tham khảo
18
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng. Một trong những yêu cầu quan trọng của Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 Trong khi đó, thế hệ học sinh Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, nhân tố quan trọng góp phần quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên (trong đó có học sinh) và xác định “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Vì thế, bên cạnh việc coi trọng giáo dục chuyên môn, thì việc giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho học sinh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong sự nghiệp cách mạng mới là yêu cầu cơ bản lâu dài và cấp bách.
 Trong những năm vừa qua ở trường THPT Triệu Sơn 3, đã triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp của nhà trường. Tuy nhiên để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trường, nhất là đối với học sinh thì cần phải tổ chức triển khai, thực hiện rộng rãi và thường xuyên hơn. 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn Lịch sử cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha, giáo dục lí tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng  Vi vậy, ngoài việc dạy kiến thức môn Lịch sử, giáo viên dạy cần phải tăng cường lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.
 Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu cho đề tài là:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc vận động này, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
- Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra: Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, nhằm tăng cường giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 3.
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 Để nghiên cứ đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 - Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, Đảng Cộng sản Việt Nam; phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước không ngừng gia tăng. Vì vậy, Đảng chủ trương cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ, nhằm xây dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước trước những biến động của tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động vào đời sống kinh tế, xã hội nước ta.
 Trong thời gian qua, khi giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ 
thông, các thầy cô giáo đã có sự liên hệ từng sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp học sinh hiểu rõ hơn, thấm nhuần hơn tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Từ đó học tập và có những hành động cụ thể nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. .
 Trong số các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử là môn dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mang tính Đảng, tính giai cấp. Vì vậy rất có ưu thế để giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách Hò Chí Minh cho thế hệ thanh niên. 
 Đặc biệt hơn, từ năm học 2010 – 2011 trở đi, việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các giáo viên dạy bộ môn này. Vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Lịch sử.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong những năm vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tại trường THPT Triệu Sơn 3, các cán bộ giáo viên và học sinh của nhà trường đã có những hành động thiết thực để đưa chỉ thị đi vào dạy và học của nhà trường. Thực hiện chỉ thị đó của Bộ chính trị cũng như thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục về việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong một số môn học khoa học xã hội, các thầy cô giáo của các bộ môn như Sử, Văn, Công dân đã tích cực tăng cường tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh trong các giờ dạy, trong các bài dạy của mình. Trong đó có thể nói môn Lịch sử là môn có lợi thế hơn cả, nhất là đối với phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn từ 1919 đến 1975. Đây là giai đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc cho dân tộc, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng và sự đóng góp, cống hiến của Bác cho dân tộc. Vì vậy trong các bài học, tiết dạy đều có thể vận dụng để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Đây là một ưu thế rất tốt của bộ môn lịch sử mà không phải bộ môn nào cũng có thể làm được.
 Tuy nhiên trên thực tế thì việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học 
sinh thông qua các bài học Lịch sử, giờ học Lịch sử chưa thực sự được các giáo viên bộ môn quan tâm một cách thích đáng. Việc áp dụng chưa được thường xuyên, liên tục, thậm chí qua loa không có chiều sâu, không có sự đầu tư.
 Là giáo viên dạy học Lịch sử, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Bác đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Bác là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Bác đã đi xa nhưng Bác đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Bác là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Bác còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. 
 Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử là hết sức cần thiết nhằm góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh, thanh niên hiện nay, nhất là đối với học sinh của trường THPT Triệu Sơn 3.
 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 2.3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
 Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học.
 2.3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học
 Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
 2.3.1.2. Xác định mục tiêu tích hợp
 Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Lịch sử lớp 12 - Phần lịch sử Việt nam từ 1919 đến 1975 là nhằm giúp học sinh hiểu được một số phẩm chất đạo đức của Hồ Chủ tịch. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  2.3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp  
 Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp.
 Nếu giáo viên xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với nội dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống kiến thức của bài học.
 Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu 
của bài học.
 Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tích hợp. Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:
 - Xác định rõ, đây là dạy học bộ môn Lịch sử chứ không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh cũng như không phải dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh.
 - Việc giáo dục tư tưởng nói chung, giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử cơ bản, chính xác, điển hình. Phải dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.
 + Phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện; nêu kết luận khái quát sự kiện; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận kiến thức mới.
 + Bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học tập tìm hiểu về Người.
 + Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, ‘nói và làm”, “nêu gương” phải cụ thể.
 + Chuẩn bị đầy đủ về thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạyđể nâng cao hiệu quả giáo dục.
 2.3.3.Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
 Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
   2.3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
 Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
 + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin.
 + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
   2.3.5. Lựa chọn phương pháp tích hợp
 Có nhiều phương pháp tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Lịch sử từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương, sử dụng tư liệu, kênh hình đến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, động não, sử dụng kiến thức liên môn Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại.
  Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp. Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
 + Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp.
 + Căn cứ vào đối tượng học sinh.
 + Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy.
 Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp, thường được áp dụng trong dạy học tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử:
 * Phương pháp thuyết trình:
 + Mục đích lí giải một vấn đề cụ thể, gắn với sự kiện, trong một bối cảnh lịch sử, nhằm giúp cho học sinh nhận thức đúng về tư tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
 + Nội dung của thuyết trình: đưa ra những cứ liệu lịch sử, lập luận theo logic ( đặt vấn đề, lí giải, khẳng định)
 + Các bước tổ chức thực hiện: Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý hướng giải quyết. Học sinh vận dụng kiến thức để trình bày nhận thức của bản thân đối với vấn đề. Giáo viên kết luận vấn đề
 + Ví dụ thuyết trình (BÀI 16 SGK LỚP 12): Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở điểm nào?
 - Khi thuyết trình vấn đề này mục đích là giúp học sinh nhận thức được vai trò quyết định của Đảng, của Bác Hồ trong cách mạng tháng Tám.
 - Các ý cần nêu: Giáo viên thuyết trình việc Đảng và Bác đã dự báo thời cơ cho cách mạng Việt Nam, từ đó đẩy mạnh công tác chuẩn bị các điều kiện để chớp thời cơ, phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước.
 - Các bước thuyết trình: Giáo viên thuyết trình việc Đảng và Bác đã kịp thời, sáng tạo tận dụng tốt khi thời cơ đến, cụ thể: khi biết được thông tin Nhật chuẩn bị tuyên bố đầu hàng không kiều kiện quân Đồng minh, Trung ương Đảng đã họp vào ngày 13/8/1945 ra lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Tiếp đó khi Nhật đầu hàng không kiều kiện quân Đồng minh, Trung ương Đảng và Bác đã nắm thời cơ tiến hành lãnh đạo nhân dân giành chính quyền về tay nhân dân trong cả nước. Bác còn nhấn mạnh đây không chỉ là thời cơ chín muồi, mà còn là thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng nước ta. Mặc dù lúc này Bác lâm trọng bệnh nhưng Bác vẫn căn dặn trung ương Đảng “cho dù có phải đốt cháy dãy trường sơn, quyết phải giành độc lập trong khoảng thời gian này..”; đồng thời giáo viên chỉ rõ nếu không kịp thời sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra; liên hệ thực tế; kết luận phần thuyết trình.
 * Phương pháp sử dụng kênh hình tư liệu:
 + Mục đích: Giúp học sinh có thêm hình ảnh tư liệu để nhận thức trực quan, tạo biểu tượng lịch sử về Bác Hồ
 + Nội dung: đưa thêm hình tư liệu có liên quan đến Bác Hồ; bình luận về giá trị của hình ảnh.
 + Tổ chức thực hiện: cho học sinh xem hình ảnh; nêu chú thích, thông tin liên quan; phân tích các khía cạnh lịch sử được phản ánh từ hình ảnh; nhận định chung về ý nghĩa lịch sử của sự kiện, nhân vật, liên tưởng đến tư tưởng và hành động của Bác Hồ, của nhân dân đối với Bác; liên hệ thực tế và kết luận.
 + Ví dụ: Ảnh và tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Nga (1923 -1938) do Tổng thống V.Putin trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2006
 Những hình ảnh tư liệu trên, giúp em hiểu thêm được gì về cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
 Giáo viên gợi ý: hình ảnh tư liệu trên liên quan đến địa danh nào? Gắn với sự kiện nào? Sau đó giáo viên kết hợp với kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa để nếu vắn tắt hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
 Liên hệ: việc lưu giữ và trao tặng hình ảnh tư liệu đó có ý nghĩa gì?
* Phương pháp sử dụng kiên thức liên môn:
 + Mục đích: Dùng kiến thức của các môn học thuộc Khoa học xã hội và nhân văn, có nội dung gắn với việc phản ánh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, để khơi gợi suy nghĩ của học sinh.
 + Nội dung: sử dụng đoạn trích dẫn trong các tác phẩm văn học; chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ; bài hát ca ngợi Bác Hồ; Những lời dạy của Bác.
 + Tổ chức thực hiện: Chọn kiến thức phù hợp; gợi ý sự liên tưởng; nêu suy nghĩ, cảm nhận; liên hệ thực tế.
 + Ví dụ: sử dụng kiến thức liên môn khi dạy Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời:
 THÔNG TIN: Ngày 2/9/1945 lịch sử, Ba Đình nắng đẹp, trời trong xanh mùa thu. Dòng người đổ về quảng trường như nước chảy: công nhân, nông dan , bộ đội, các doàn thanh niên phụ nữ, các cháu thiếu nhi hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ đài. Niềm vui bất tận tràn ngập lòng người. Thay mặt chính phủ lâm thời, Bác đọc Tuyên ngôn độc lạp khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là hình ảnh của ngày thành lập nước. 
 Buổi lễ kết thúc Bác ra về trên một chiếc CITROEN màu đen, của kính hơi thấp, một phóng viên đón đường, ghé sát máy vào cửa kính định chụp Bác , Bác liền xua tay không cho chụp và bảo: “ Chú quay máy ra mà chụp nhân dân” 
 HƯỚNG DẪN KHAI THÁC THÔNG TIN: Đoạn trích trên giúp ta hiểu thêm được về sự kiện nào, tư tưởng, đạo đức của Bác được phản ánh ra sao qua thông 
tin trên?
 2.3.6. Một số nội dung tích hợp cụ thể tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử lớp 12 - Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975.
 2.3.6.1. Chủ đề tích hợp: giáo dục lòng yêu nước, tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
 - BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 -1925
 - Mức độ tích hợp: Qua khai thác mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Cụ thể khi giảng sự kiện Người bắ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_h.doc