SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát

SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát

Âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người, là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh.

Trong những năm gần đây, theo đà phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước môn Âm nhạc đã được đặt đúng vị trí và được quan tâm đúng mức. Ở trường phổ thông, âm nhạc cùng với các môn khoa học khác góp phần giáo dục, phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách học sinh nhằm“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân" đồng thời hình thành cho học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, tâm hồn được mở rộng, trí tuệ được nâng cao, con người trở nên tốt đẹp hơn, cao thượng và hướng thiện.

Có thể nói rằng với bộ môn âm nhạc ở trường THCS, trong ba phân môn: Học hát, nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức thì học hát là phân môn chiếm thời lượng lớn nhất, là trọng tâm và là "linh hồn" của môn học.

 Tuy nhiên để học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên đã từng tham gia giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm tôi thấy rằng mới bước vào đầu cấp học học sinh lớp 6 rất hồn nhiên. Việc trình bày các bài hát của các em rất tự nhiên, có đôi khi các em còn hát theo bản năng, theo sự hiểu biết của các em chứ chưa đảm bảo theo yêu cầu của bài học. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với từng bài và từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh. Và việc sửa lỗi cho học sinh khi giảng dạy phân môn học hát lớp 6 là một trong những vấn đề mà tôi rất quan tâm. Đây sẽ là tiền đề để các em học tốt các phân môn khác ở lớp 6 cũng như yêu cầu môn học ở các khối lớp 7,8,9.

 Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và nghiên cứu để tìm ra những phương pháp sửa lỗi sai cho học sinh trong quá trình dạy học và đó là lý do tôi chọn đề tài:

 "Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát"

 

doc 18 trang thuychi01 13115
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TT
Chữ viết tắt
Nội dung
Ghi chú
1
THCS
Trung học cơ sở
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2
2
3
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Xử lý tình huống học sinh gặp khó khăn khi thể hiện chưa đúng cao độ của bài hát.
2.3.2. Xử lý tình huống học sinh hát chưa chính xác các âm hình tiết tấu và trường độ của bài hát.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh biết thể hiện đúng nội dung, sắc thái tình cảm của bài hát.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
3
3
4
5
6
7
9
13
15
15
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người, là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. 
Trong những năm gần đây, theo đà phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước môn Âm nhạc đã được đặt đúng vị trí và được quan tâm đúng mức. Ở trường phổ thông, âm nhạc cùng với các môn khoa học khác góp phần giáo dục, phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách học sinh nhằm“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tính thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân" đồng thời hình thành cho học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, tâm hồn được mở rộng, trí tuệ được nâng cao, con người trở nên tốt đẹp hơn, cao thượng và hướng thiện.
Có thể nói rằng với bộ môn âm nhạc ở trường THCS, trong ba phân môn: Học hát, nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức thì học hát là phân môn chiếm thời lượng lớn nhất, là trọng tâm và là "linh hồn" của môn học.
 	Tuy nhiên để học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên đã từng tham gia giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm tôi thấy rằng mới bước vào đầu cấp học học sinh lớp 6 rất hồn nhiên. Việc trình bày các bài hát của các em rất tự nhiên, có đôi khi các em còn hát theo bản năng, theo sự hiểu biết của các em chứ chưa đảm bảo theo yêu cầu của bài học. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với từng bài và từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh. Và việc sửa lỗi cho học sinh khi giảng dạy phân môn học hát lớp 6 là một trong những vấn đề mà tôi rất quan tâm. Đây sẽ là tiền đề để các em học tốt các phân môn khác ở lớp 6 cũng như yêu cầu môn học ở các khối lớp 7,8,9.
	Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và nghiên cứu để tìm ra những phương pháp sửa lỗi sai cho học sinh trong quá trình dạy học và đó là lý do tôi chọn đề tài:
 "Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát"	
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Thông qua việc nghiên cứu, phát hiện và nhận định những lỗi sai của HS trong quá trình học hát nhằm tìm ra những phương pháp hữu hiệu giúp các em sửa lỗi, cao hơn là giúp các em không mắc phải những lỗi như vậy khi học hát. Mặt khác tạo nên một không khí học vui, vui học, khiến bài học thật nhẹ nhàng và giản đơn. Điều quan trọng hơn, thông qua việc sửa lỗi cho HS giúp các em được trau dồi kiến thức về âm nhạc, nâng cao, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho các em. 
	Phân môn học hát là nội dung chiếm thời lượng nhiều nhất trong môn học. Thông qua những bài hát các em học sinh sẽ có kiến thức tổng hợp về bộ môn âm nhạc. Vì vậy người giáo viên khi dạy những bài hát cho học sinh cần phải chú trọng xây dựng những tiết học thật sinh động và sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh, cuốn hút các em vào bài học. Đặc biệt dạy âm nhạc trong trường phổ thông với đối tượng học sinh đại trà, đa phần là không có năng khiếu về âm nhạc thì việc giúp các em biết hát đúng, hát hay những ca khúc trong chương trình quả là việc không hề đơn giản chút nào. Để đạt được hiệu quả trong giảng dạy âm nhạc đòi hỏi người thầy phải có sự đầu tư tìm tòi, nghiên cứu, lắng nghe và phát hiện những lỗi mà các em thường gặp khi trình bày bài hát để có phương pháp và ứng dụng thực tế nhằm nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc trong nhà trường THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Lớp 6 là lớp học đầu cấp học nên tôi khá quan tâm đến việc hình thành cho các em các kĩ năng âm nhạc nhằm tạo tiền đề để các em phát triển năng khiếu âm nhạc của mình. 
	Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 yêu thích và đam mê đối với môn học tôi đã nghiên cứu về hiện tượng học sinh mắc một số lỗi trong khi học hát khiến các em hay hát chênh phô giai điệu, cao độ, trường độ và sắc thái bài hát. Từ đó có phương pháp giúp đỡ các em khắc phục những lỗi sai, giúp các em tự tin khi trình bày bài hát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như; Quan sát, thực nghiệm, áp dụng điều tra nghiên cứu tỉ lệ, đàm thoại với học sinh và giáo viên khác, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá.
	- Thông qua quá trình giảng dạy thực nghiệm tại trường THCS 
 - Qua quá trình đi tập huấn và những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
	- Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tác động trực tiếp đến thế giới tinh thần của con người và mang tính trừu tượng. Trong thực tế, âm nhạc là một môn học nhưng cũng là một môn nghệ thuật, vì vậy nó mang những đặc thù riêng.
	- Dạy âm nhạc THCS là nhằm trang bị cho học sinh vốn “Văn hóa âm nhạc”, đó là mục tiêu mà ngành giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy đôi khi chúng ta đã lãng quên đi mục tiêu quan trọng đó. Người giáo viên âm nhạc cứ say sưa dạy cho học sinh làm sao phải hát thật hay, đọc nhạc thật giỏi bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp khiến cả thầy và trò đều mệt nhoài trong một tiết học được coi là vui tươi nhất. Sự đòi hỏi quá khả năng khiến học sinh có cảm giác lo sợ khi học bộ môn Âm nhạc. Như vậy là chúng ta đã đi trái với mục tiêu đề ra, làm mất đi vai trò và đặc thù riêng của môn học. Với đối tượng học sinh như vậy thì việc quan tâm, đầu tư dạy tốt nội dung phần hát sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc học bộ môn Âm nhạc. Dù sao việc dạy các bài hát trong chương trình cũng là nội dung lôi cuốn học sinh nhất. Qua đó các em sẽ học tốt hơn tất cả các nội dung khác của môn học và phần học hát sẽ trở nên phong phú và cuốn hút các em hơn. Nếu HS trung học và nhất là học sinh lớp 6 sau khi học bộ môn âm nhạc các em biết hát đúng những bài hát trong chương trình điều đó đã là một thành công và mong muốn của các thầy cô giáo và các em HS. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
	* Thuận lợi:
	- Công tác tại một trường con em nông thôn nên nhà trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ sát sao của các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể của địa phương
	- Nhà trường mới được xây dựng khang trang khá đầy đủ các phòng thực hành,phòng học bộ môn, đồ dùng dạy- học tương đối đầy đủ.
	- Môi trường khí hậu rất trong lành, thoáng mát.
	- Đội ngũ giáo viên của trường còn rất trẻ, đầy nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, đoàn kết, yêu nghề mến trẻ.
	- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo kịp thời đến phong trào dạy và học của nhà trường.
	- Đa phần học sinh rất hứng thú và say mê học bộ môn Âm nhạc.
	* Khó khăn:
	- Số lượng học sinh của trường rất ít, truyền thống và phong trào học tập ở địa phương chưa được phát huy.
	- Phụ huynh và học sinh chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn đối với bộ môn Âm nhạc.
	- Trường thuộc vùng nông thôn nên học sinh ít có cơ hội được tham gia giao lưu các chương trình văn hóa, văn nghệ của các cấp, các ngành, các hội nghị, hội diễn
	- Kinh phí hoạt động của nhà trường còn eo hẹp, cơ sở vật chất so với các trường ở địa phương còn rất nghèo nàn, lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo công nghệ hiện nay.
	- Các tài liệu sách tham khảo, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, băng đĩa sử dụng cho bộ môn Âm nhạc còn sơ sài.
	* Thực trạng bộ môn âm nhạc:
	- Bộ môn Âm nhạc là môn môn học có tính hấp dẫn rất cao, nó đã mang lại cho các em rất nhiều hứng thú, khơi gợi trong các em mong muốn được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong bộ môn nghệ thuật này. Là người giáo viên âm nhạc cần phải hiểu mong muốn đó của các em và phải tạo điều kiện trao cho các em chìa khóa giúp các em mở ra những điều kỳ diệu của thế giới âm nhạc muôn màu sắc. Mặc dù không có năng khiếu âm nhạc nhưng nếu việc dạy âm nhạc có hiệu quả sẽ giúp các em có được những kiến thức về âm nhạc, biết nghe và cảm nhận âm nhạc, nắm bắt được những kỹ năng đơn giản về hát và tập đọc nhạc.
	- Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập và cùng phát triển. Các loại hình nghệ thuật của các nước, các dân tộc trên thế giới du nhập vào Việt Nam khiến cho nền nghệ thuật của nước ta trở nên phong phú và đa dạng hơn. Điều đó giúp công chúng có cơ hội được đến gần hơn với nghệ thuật âm nhạc nhất là giới trẻ. Bên cạnh những tác động tích cực thì nhiều loại hình âm nhạc “quá mới” với những lời lẽ uỷ mị, vô nghĩa, sáo rỗng với những hình thức biểu diễn “kỳ quái” đã có tác động không tốt đến đời sống văn hoá tinh thần, đến nhận thức, phong cách và lối sống của giới trẻ hiện nay, làm mất đi nét văn hoá truyền thống, nét bản sắc riêng của dân tộc. Đặc biệt là đối tượng học sinh THCS, THPT là đối tượng bị tác động mạnh nhất.
	- Cuộc sống của công nghệ hiện đại, sự thay thế của máy móc nhiều khi đã đánh mất nét ngây thơ đáng có của lứa tuổi học sinh.
	- Từ xa xưa tiếng nói của âm nhạc, những bản nhạc, bài hát với giai điệu lời ca thật cuốn hút luôn có tác động lớn đến thế giới tâm hồn của con người, vì thế chúng ta không thể coi nhẹ việc dạy và học bộ môn Âm nhạc trong trường phổ thông. Các em cần được trang bị những kiến thức về “Văn hóa âm nhạc” một cách chính thống. Các em cần được phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ.
 * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
 - Năm học 2015 - 2016
Lớp
Sĩ số
Kết quả xếp loại HS 
Hát hay
Hát đúng
Hát chênh, phô
Hát sai bài hát
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
18
2
11
5
28
7
39
4
22
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Người ta thường nói: Thầy cô như cha mẹ, thầy cô không những mang lại cho học sinh chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa tri thức mà còn bồi đắp tâm hồn và đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Thấy được tầm quan trọng và vai trò của người thầy trong sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như trí tuệ cho con người. Vì vậy những người đang giữ vai trò làm thầy, những người làm nghề giáo dục luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp “trồng người” vẻ vang này.
	Nội dung học hát trong chương trình học tuy rằng chỉ là một trong 3 phân môn nhưng nó lại là chiếc chìa khóa giúp học sinh khám phá những nội dung quan trọng khác trong môn học. Qua việc biết hát đúng giai điệu và sắc thái tình cảm của các bài hát học sinh hiểu được thêm về các kiến thức âm nhạc khác như các ký hiệu âm nhạc, cao độ, trường độ, tác giả, tác phẩm, chất liệu âm nhạc của các vùng miền... Cách đọc nhạc, hiểu biết về nhịp, giọng và cách cảm nhận âm nhạc.
	 Trong nội dung phần học hát lớp 6 có một số bài hát mà học sinh rất khó hát được đúng giai điệu, nhịp phách khó nhớ và khó thuộc lời ca của bài khiến các em sợ và mất hứng thú với việc học những bài hát đó, hoặc có những bài hát quá quen thuộc và đơn giản cũng làm mất hứng thú trong các em làm cho tiết học trở nên rời rạc và kém hiệu quả. Vì vậy cần phải có những sáng tạo và các phương pháp linh hoạt cuốn hút các em vào bài học, bên cạnh đó giúp các em học bài hát một cách đơn giản và thoải mái nhất: 
	- Trước khi dạy hát GV cần giúp HS có những hiểu biết khái quát về bài hát.
	- Xử lý bài hát một cách linh hoạt và hợp lý.
	- Chọn tone, giọng cho phù hợp với bài hát và tầm cữ giọng của từng đối tượng học sinh.
	- Đếm phách cho học sinh ngân đủ khi hát những câu hát có nốt ngân dài, hướng dẫn học sinh những từ luyến láy trong các bài hát, đặc biệt là trong những bài hát dân ca.
	- Cho học sinh đọc lời ca đối với những bài hát có nhiều lời ca, hoặc những bài có lời ca dài và khó nhớ.
	- Cho học sinh học kỹ đối với những bài hát có âm vực rộng, những âm hình tiết tấu đảo phách.
	 * Xử lý một số lỗi thường gặp trong những tiết học hát các khối lớp 6:
	- Trong quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc THCS, đặc biệt là trong những tiết học hát luôn nảy sinh hiện tượng học sinh mắc phải một số lỗi khiến các em hay hát chênh, phô giai điệu, cao độ, trường độ và sắc thái bài hát. Điều đó khiến nhiều học sinh phải suy nghĩ và cũng khiến tiết học giảm đi sự sôi nổi và hứng thú. Vậy biện pháp xử lý những tình huống trên là gì ? 
2.3.1. Xử lý tình huống học sinh gặp khó khăn khi thể hiện đúng cao độ của bài hát:
 - Thông thường học sinh gặp những bài hát quen thuộc các em hát rất nhanh, rất dễ thuộc nhưng vẫn gặp phải những lỗi về cao độ. Nguyên nhân do cao độ ở những câu hát đó không phải là những nốt đi liền bậc mà học sinh đa phần còn hạn chế về năng khiếu âm nhạc.
	Ví dụ trong bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đây là bài hát rất quen thuộc với các em, tuy nhiên ở những câu "xiết bao tự hào...Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta..." 
	Đối với trường hợp trên giáo viên có thể đàn cho học sinh nghe giai điệu và nghe giáo viên hát mẫu nhiều lần hoặc cho học sinh có năng khiếu âm nhạc tốt hát mẫu cho các bạn nghe trước khi cả lớp, nhóm, tổ trình bày. 
	Hoặc trong bài hát Đi cấy; Niềm vui của em; giai điệu có nhiều từ luyến láy. Việc sử dụng bài hát ở âm vực rộng, giai điệu có cao độ nhảy quãng xa như trong bài hát Hô la hê, hô la hô, gây khó khăn cho việc cảm nhận của học sinh. Vì vậy để học sinh hát tốt được cao độ của bài hát hay những chỗ khó trong bài hát người giáo viên cần cho học sinh nghe giai điệu của những câu hát đó vài lần, hoặc giáo viên cho học sinh khởi động giọng bằng cao độ những nốt có trong bài. Đối với những từ luyến láy, giáo viên phải luyện riêng cho học sinh trước khi ghép vào từng câu hát. 
	- Trong một số bài hát do cao độ của bài hát ở âm vực rộng, có nhiều nốt xuống thấp hoặc có những bài hát lại có những nốt lên cao quá giáo viên chủ động điều chỉnh và chọn tone đàn phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh để các em trình bày bài hát một cách thuận lợi, rõ nét. 
2.3.2.Vấn đề xử lý tình huống học sinh hát chưa chính xác các âm hình tiết tấu và trường độ của bài hát:
	 Cũng giống như cao độ việc cảm nhận trường độ của học sinh trong âm nhạc vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các em đôi khi đã bỏ quên những âm hình tiết tấu của bài hát và tự tạo nên một tiết tấu khác cho bài hát theo ý mình. Nói như vậy có vẻ giống như đùa nhưng chuyện đó quả đang hiện hữu trong những tiết học âm nhạc khiến giáo viên đôi khi rất khó xử nhất là khi đã ghi âm giai điệu bài hát mà học sinh cứ hát "chạy nhịp, cuốn nhịp". Việc HS hát chưa chính xác trường độ của bài hát đã làm mất đi phần nào nét giai điệu và tính chất của bài hát. Có những bài hát rất vui tươi, hồn nhiên, trong sáng, khoẻ khoắn mà các em hát với tiết tấu chậm, hát không dứt khoát khiến bài hát thật khác lạ và giảm hứng thú cho người nghe. Trường độ của bài hát là do người nhạc sĩ sáng tạo nên với dụng ý riêng của họ. Nó góp phần thể hiện được nội dung và cảm xúc mà người nhạc sĩ muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Chính vì vậy khi chúng ta thể hiện bài hát cần chú trọng đến điều này, có như vậy mới thể hiện sự tôn trọng tác giả. Tuy nhiên việc hát chưa được chính xác trường độ của bài hát lại là điều nằm ngoài mong muốn của giáo viên và các em học sinh. Vậy là người giáo viên, người cầm lái chúng ta cần có những phương pháp giúp các em giảm thiểu những lỗi sai khi học hát, nhất là về trường độ bài hát. Đối với bài hát có nhiều nốt ngân dài giáo viên nên đếm phách cho học sinh ngân đủ. Trước khi học hát GV nên giới thiệu cho các em hiểu về nhịp của bài hát và tính chất của nó. Mỗi loại nhịp lại có sự thể hiện khác nhau và cũng chính loại nhịp mà tác giả sử dụng trong bài hát tạo nên trường độ và tính chất của bài hát. Khi chia đoạn, chia câu của bài hát GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu về âm hình tiết tấu trong câu hát, hay đoạn nhạc của bài hát đó. Những chỗ có trường độ giống nhau, hay những chỗ cần lưu ý vì có trường độ khó. 
	Ví dụ những tiết tấu đảo phách, nghịch phách trong bài hát Tia nắng hạt mưa; Đi cấy. Đối với những bài hát này GV cần viết rõ âm hình tiết tấu đảo phách lên bảng cho HS quan sát, GV hướng dẫn HS gõ âm hình tiết tấu đảo phách hoặc những âm hình tiết tấu khó của một vài từ hay câu hát trong bài để HS được tập luyện trước khi hát. GV đàn giai điệu câu hát đó nhiều lần cho HS nghe và cảm nhận. Khi dạy hát GV lưu ý phân chia thời gian hợp lý. Đối với những câu hát dễ GV có thể để cho HS tự nghe đàn và hát câu hát đó 1, 2 lần. Đối với những câu hát khó nên dành nhiều thời gian tập hát, đặc biệt trú trọng việc chuẩn bị trước cho HS kiến thức và kỹ năng để thể hiện được những từ, những câu hát đó mà không mắc lỗi. GV giải thích cho HS hiểu thế nào là đảo phách, nghịch phách và yêu cầu HS hát nhấn vào phách mạnh trong đảo phách, hay chú ý nghỉ ở dấu lặng nằm ở phách mạnh trong nghịch phách hoặc ngân từ phách nhẹ sang phách mạnh để hát tiếp vào phách nhẹ cần hát mềm mại không nhấn vào phách nhẹ khi gặp dấu nối từ phách nhẹ ở ô nhịp trước sang phách mạnh ở ô nhịp sau. 
	Ví dụ ở bài hát Hành khúc tới trường 
 Nhạc: Pháp
 Lời Việt: Phan Trần Bảng - Lê Minh Châu.
	Trong trường hợp này bài hát có sử dụng nhiều âm hình tiết tấu chấm dôi GV cần hướng dẫn HS cảm nhận âm hình tiết tấu chấm giật, giúp các em hiểu về âm hình tiết tấu này và vai trò của nó trong âm nhạc, dụng ý của tác giả khi sử dụng nó trong bài hát của mình. Qua đó các em biết thể hiện đúng các âm hình đó trong bài hát để thể hiện được đúng tính chất của bài hát. GV có thể yêu cầu HS tìm các âm hình tiết tấu chấm giật có trong bài hát, nó nằm ở từ nào, câu hát nào? Như vậy cũng là một cách để lôi cuốn, khích lệ các em trong giờ học. Các em được thi đua lẫn nhau trong nhiều nội dung không chỉ là thể hiện bài hát. Tương tự như vậy khi gặp phải bất cứ âm hình tiết tấu nào, dù là mới hay khó đối với HS nhưng nếu chúng ta chủ động hướng dẫn, tập luyện và nhắc nhở các em thì chắc chắn các em sẽ làm tốt hơn nhiều. Như vậy chúng ta vừa không mất thời gian nhiều vào những câu hát dễ mà các em đã thể hiện được mà lại đạt hiệu quả cao khi chủ động dành nhiều thời gian cho những chỗ khó trong bài. GV nên yêu cầu HS tự làm thanh phách bằng tre để sử dụng trong những giờ học âm nhạc. GV có thể cho HS gõ phách, tiết tấu của bài hoặc cho các em chơi trò chơi bằng chính những thanh phách của các em. Điều quan trọng nữa đối với người GV bộ môn âm nhạc là việc hình thành kỹ năng nghe, hát, đọc và cảm nhận âm nhạc cho các em ngay từ khi bước vào lớp đầu cấp là một việc hết sức quan trọng. Nếu chúng ta uốn nắn cho các em ngay từ đầu thì những năm sau đó các em sẽ có sự phát triển rất tốt, điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho GV khi giảng dạy những khối lớp sau. 	
	Đối với những bài hát có trường độ các nốt ngân dài GV có thể đếm phách, đánh nhịp hoặc yêu cầu HS gõ phách và ngân đủ trường độ của câu hát. Mọi nội dung, kiến thức dù là khó nhưng nếu chúng ta biết kết hợp hài hoà giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò và có sự chuẩn bị tốt nhất cho tiết dạy thì tiết học sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh biết thể hiện đúng nội dung, sắc thái tình cảm của bài hát:
	Trong tiến trình dạy hát, phần mở đầu trước khi học bất kỳ một bài hát nào là phần giới thiệu bài hát, thông qua phần giới thiệu của giáo viên về bài hát học sinh có hiểu biết đôi nét về hoàn cảnh, xuất xứ của bài hát, về cuộc đời sự nghiệp của tác giả, về âm hưởng dân ca vùng miền, về nội dung của bài hát hay tâm huyết của người nhạc sĩ muốn gửi gắm vào bài hát... Chính vì lẽ đó phần giới thiệu của người giáo viên về bài hát rất quan trọng. Trước khi dạy một bài hát ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_sua_loi_giup_hoc_sinh_lop_6_hoc_tot.doc