SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng hàm Logic If nhằm nâng cao tính hứng thú học tập cho học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng hàm Logic If nhằm nâng cao tính hứng thú học tập cho học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của xã hội cũng như trong đổi mới phương pháp dạy học. Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bão về lĩnh vực CNTT, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT góp phần vào việc đổi mới PPDH là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì xác định được tầm quan trọng của bộ môn Tin học, nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học ở Trung Tâm GDTX thành phố Thanh Hóa , tôi tự nhận thấy rằng việc nghiên cứu ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học lớp 11 là rất cần thiết, nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn học mới này có hiệu quả hơn, giúp học sinh có thể nắm được bài một cách trực quan hơn.

Hiện nay, hầu hết các em chưa chú trọng đến việc học, do vậy khả năng tự học và sáng tạo là rất hạn chế. Là một giáo viên trẻ được công tác và giảng dạy tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa, tiếp cận với đối tượng học sinh bổ túc THPT – các em không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ học sinh yếu kém về văn hoá cao hơn các trường THPT khác. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bản thân không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà còn cần nắm bắt tâm lý học sinh, quan tâm giúp đỡ với từng đối tượng cụ thể, đặc biệt là đối tượng học sinh bỏ tiết, không ghi bài hoặc không chú ý vào bài giảng trên lớp. Kịp thời uốn nắn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để các em thấy được tầm quan trọng của môn Tin học trong nhà trường. Môn tin học lớp 11 - phần Excel là một phần tương đối khó với học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa nhất là các hàm toán học nói chung và hàm Logic IF nói riêng làm cho học sinh khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn giữa các hàm If lồng nhau nêú như các em không có hứng thú học tập và không được áp dụng vào một số bài toán trong thực tiễn thì sẽ không đọng lại kiến thức cho các em.

 

doc 21 trang thuychi01 8910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng hàm Logic If nhằm nâng cao tính hứng thú học tập cho học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I: MỞ ĐẦU	1
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục đích nghiên cứu	2 
3. Đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu	2 
 II: NỘI DUNG 	3
1. Cơ sở lí luận	3
2. Thực trạng vấn đề.	4
3. Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập và hiểu bài hơn.	6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.	18
1. Kết luận.	18
2. Kiến nghị	18
Tài liệu tham khảo	20
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
	Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển của xã hội cũng như trong đổi mới phương pháp dạy học. Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bão về lĩnh vực CNTT, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT góp phần vào việc đổi mới PPDH là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì xác định được tầm quan trọng của bộ môn Tin học, nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học ở Trung Tâm GDTX thành phố Thanh Hóa , tôi tự nhận thấy rằng việc nghiên cứu ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy và học tin học lớp 11 là rất cần thiết, nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn học mới này có hiệu quả hơn, giúp học sinh có thể nắm được bài một cách trực quan hơn.
Hiện nay, hầu hết các em chưa chú trọng đến việc học, do vậy khả năng tự học và sáng tạo là rất hạn chế. Là một giáo viên trẻ được công tác và giảng dạy tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa, tiếp cận với đối tượng học sinh bổ túc THPT – các em không đủ điều kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ học sinh yếu kém về văn hoá cao hơn các trường THPT khác. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bản thân không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà còn cần nắm bắt tâm lý học sinh, quan tâm giúp đỡ với từng đối tượng cụ thể, đặc biệt là đối tượng học sinh bỏ tiết, không ghi bài hoặc không chú ý vào bài giảng trên lớp. Kịp thời uốn nắn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để các em thấy được tầm quan trọng của môn Tin học trong nhà trường. Môn tin học lớp 11 - phần Excel là một phần tương đối khó với học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa nhất là các hàm toán học nói chung và hàm Logic IF nói riêng làm cho học sinh khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn giữa các hàm If lồng nhau nêú như các em không có hứng thú học tập và không được áp dụng vào một số bài toán trong thực tiễn thì sẽ không đọng lại kiến thức cho các em.
Qua thực tế công tác giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp trong những năm qua, tôi đã đúc rút được: “Một số kinh nghiệm sử dụng hàm Logic If nhằm nâng cao tính hứng thú học tập cho học sinh Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa” với mong muốn giúp các em hiểu, có đủ tri thức hoàn thiện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. 	
Mục đích nghiên cứu
Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 11 để rút ra phương pháp giảng dạy lý thuyết phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao hiệu quả học tập.
Hình thành cho học sinh kỹ năng viết thuật toán của hàm Logic If trong Excel .
Giúp học sinh nắm vững kiến thức và ứng dụng vào các bài toán thực tiễn.
Nâng cao tính tự học và khả năng tư duy lôgic của học sinh.
Giúp học sinh nâng cao tính hứng thú với môn học.
Đối tượng nghiên cứu
- Lấy học sinh khối 11 hiện tại của trung tâm làm đối tượng nghiên cứu, với 2 lớp 11A và 11B có số lượng học sinh, năng lực học tập tương đương nhau. 
+ Thực nghiệm ở lớp 11A: Giảng dạy theo phương pháp ứng dụng hàm Logic If vào một số bài toán thực tiễn trong đời sống hàng ngày. 
+ Đối chứng ở lớp 11B: Giảng dạy theo phương pháp truyền thống thông thường là cứ đến một hàm hoặc công thức toán học giáo viên hướng dẫn cách viết thuật toán cho từng hàm và thực hành một số bài tập trong sách giáo khoa.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài 26 – “Sử dụng các hàm Logic” trong chương trình Nghề phổ thông Tin học văn phòng lớp 11.
- Sử dụng máy tính để chạy các chương trình Tin học ứng dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Về lí luận: Nghiên cứu qua tài liệu, sách nghề phổ thông Tin học văn phòng, các website
- Về biện pháp:
+ Giảng dạy trực tiếp ở 2 lớp 11A và 11B Trung tâm GDTX Thành phố Thanh Hóa.
+ Cho làm bài kiểm tra đánh giá hiệu quả ngay sau tiết dạy.
+ Phiếu thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin học.
+ Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận.
	Trong khi giải quyết một số bài toán có điều kiện như tính kết quả thi, xếp loại học tập của học sinh hay tính tổng thành tiền có điều kiện thì chúng ta phải sử dụng hàm Logic “IF” khi cần trả về một kết quả (Giá trị) trong trường hợp có n kết quả.
- Nếu có 2 kết quả ta dùng một hàm If.
- Nếu có n kết quả ta dùng n -1 hàm If.
a. Hàm IF đơn
	Điều kiện được phát biểu dưới dạng một phép so sánh có thể nhận một trong hai giá trị: đúng (khi điều kiện được thỏa mãn) hoặc sai (khi điều kiện không được thỏa mãn).
Cú pháp của hàm IF như sau:
= IF(Phep _so_sánh, Gia_tri_khi_ dung, Gia_tri_khi_ sai)
Hàm IF tính Gia_tri_khi_dung khi Phep_so_sanh có giá trị đúng( Điều kiện có thỏa mãn) và tính Gia_tri_khi_sai khi Phep_so_sanh có giá trị sai.
Gia_tri_khi_dung và Gia_tri_khi_sai có thể là dữ liệu số, dãy kí tự, địa chỉ một ô, công thức,
Phep_so_sanh thường dùng là = , , = (lớn hơn hoặc bằng), (không bằng hoặc khác).
b. Hàm IF lồng.
	Được sử dụng khi cần thỏa mãn nhiều phép so sánh và cần đưa ra nhiều giá trị khi đúng.
Cú pháp của hàm IF như sau:
= IF(Phep_so_sánh1,Gia_tri_khi_ dung 1,If(Phep _so_sánh 2,.Gia_tri_khi_ sai n)..).
Hàm If trả về Gia_tri_khi_ dung 1 khi Phep _so_sánh1 có giá trị đúng và trả về một hàm if tiếp theo khi Gia_tri_khi_ sai có giá trị sai. Nếu có n Gia_tri_khi_ dung thì ta cần dùng tới n hàm IF.
c. Hàm SUMIF
	Dùng khi tính tổng các giá trị thõa mãn một điều kiện nào đó.
Cú pháp đơn giãn nhất của hàm SUMIF có dạng sau:
	= SUMIF( Cot_so_sanh, Tieu_chuan, _Cot_lay_tong)
Trong đó:
Cot_so_sanh là một khối (trên một cột) có các ô có dữ liệu cần so sánh.
Tieu_chuan là tiêu chuẩn để so sánh.
Cot_lay_tong là khối (trên một cột) có các ô tương ứng cần lấy tổng.
Hàm SUMIF sẽ cộng dữ liệu ở các ô trong Cot_lay_tong trên các hàng tương ứng với các ô thỏa mãn Tieu_chuan trong Cot_so_sanh.
(Sách giáo khoa Nghề phổ thông Tin học văn phòng lớp 11)
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng
	a. Thực trạng về cơ sở vật chất của Trung tâm.
	Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn nghề Tin học đang không được chú trọng. Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa chỉ có 10 máy tính với diện tích phòng học chật hẹp chỉ có 20 m2 không đủ thiết bị và không gian để các em học thực hành, đến tiết thực hành thì phải chia ra nhiều nhóm nên mất nhiều thời gian và không hiệu quả.
	b. Thực trạng từ phía giáo viên
Giáo viên dạy bộ môn Tin học tại Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa cho các khối lớp, ngoài ra còn phải tham gia dạy nghề Tin học cho các trường THCS, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác nên không có đủ điều kiện đầu tư thời gian, trí lực cho việc cung cấp kiến thức và rèn luyện các kĩ năng Tin học cho học sinh.
	c. Từ phía gia đình
	Gia đình có vai trò rất lớn đối với con cái, do thiếu sự quan tâm và giáo dục của các bậc phụ huynh, cũng có nhiều gia đình lâm vào tình cảnh éo le bố mẹ chia tay, hoặc bố mất, mẹ mất các em sao nhãng việc học tập.
	d. Thực trạng từ phía học sinh.
	Năng lực học tập của học sinh còn hạn chế, cũng có nhiều em thích học môn Tin học thực hành với ý định là giải trí nhưng khi yêu cầu làm bài tập nhất là phần tính toán số liệu trong Excel và sử dụng các hàm công thức khi tính toán thì các em lại thờ ơ. Kiến thức hàm Logic If tuy không quá phức tạp nhưng lại rất dễ nhầm lẫn, hay quên nhất là đối với học sinh GDTX vì ý thức học tập của các em còn kém.
	Tôi tìm hiểu năng lực học tập và tính hứng thú học môn Tin học của học sinh lớp 11A và 11B thông qua quá trình dạy học, đồng thời cho cả 2 lớp làm bài kiểm tra để đánh giá năng lực học và thăm dò thái độ học tập của các em đối với môn nghề Tin học, kết quả được thống kê ở bảng sau:
Lớp
Sĩ Số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A
30
0
0
4
13,3
15
50,0
8
26,7
3
10,0
11B
32
0
0
5
15,6
17
53,1
8
25,0
2
6,25
Bảng 1: Kết quả thăm dò năng lực học tập của học sinh.
	Qua Bảng 1 cho thấy năng lực học tập của 2 lớp là khá đều nhau, cụ thể: Tỉ lệ khá giỏi đều xắp xỉ 15% và tỉ lệ học sinh yếu kém cũng gần bằng nhau. Cũng qua bài kiểm tra năng lực trên cho thấy năng lực học tập của cả 2 lớp là không tốt, lớp 11A có tỉ lệ yếu kém là 36,7% và lớp 11B tỉ lệ này là 31,25%. Như vậy làm thế nào để nâng cao được kết quả học tập cho các em học sinh là điều hết sức quan trọng.
- Bảng điều tra tính hứng thú học tập của học sinh đối với môn nghề Tin học.
Lớp
Sĩ số
Thích học
Không thích học
SL
%
SL
%
11A
30
11
36,7
19
63,3
11B
32
12
37,5
20
62,5
	Bảng 2: Kết quả thăm dò tính hứng thú học tập của học sinh 
	Kết quả việc thăm dò hứng thú học tập của học sinh đối với môn nghề Tin học được thể hiện tại Bảng 2 cho thấy tỉ lệ này ở 2 lớp là ngang nhau. Qua việc điều tra này cho thấy phần lớn các em thích được học thực hành vì khi học thực hành các em nghỉ rằng sẽ được sử dụng các ứng dụng của Internet hay chơi Game chứ không hứng thú với việc thực hành các kiến thức đã học và cũng như không thích học lý thuyết vì các em cảm thấy các công thức và hàm trong Excel dài dòng, khó hiểu, hay nhầm lẫn và nhất là không được áp dụng nhiều vào thực tế.
	Như vậy qua bài kiểm tra tìm hiểu năng lực học tập và thăm dò thái độ học tập của học sinh cho thấy: 2 lớp có năng lực học tập tương đương nhau, chủ yếu ở mức độ trung bình (≈ 50%), tỷ lệ học sinh đạt loại yếu, kém của cả 2 lớp là khá cao (trên 30%) mà không có em nào có bài làm đạt loại giỏi, điều đó chứng tỏ năng lực học tập của các em còn rất thấp. Tỷ lệ học sinh bày tỏ thích học nghề môn Tin học cũng còn ít (≈ 35%) đa số các em chỉ thích sử dụng máy tính vào việc giải trí mà không muốn thực hành các bài tập được giao. Do vậy cần phải tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới, các sáng kiến phù hợp với đối tượng học sinh để gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em nâng cao khả năng tự học, khả năng tư duy từ đó nâng cao được kết quả học tập và chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết.
Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập và hiểu bài tốt hơn
. Đưa ra một số phương pháp hướng dẫn phần lý thuyết 
	Để các em cảm thấy logic và dễ hiểu hơn như hướng dẫn cách viết thuật toán và cách dùng địa chỉ ô cho các hàm Logic If giúp các em dễ nhớ, dễ thực hành. Từ đó các em nắm vững thêm được kiến thức có thể áp dụng tính toán một số bài toán đơn giản trong thực tiễn.
Hướng dẫn thực hành: 
	Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế với số lượng máy là 10 máy với số lượng học sinh là 30 em. Với số lượng học sinh 30 em chia thành ba tổ. Các tổ sẽ thi với nhau để xem với cùng một số bài toán tương tự nhau, thì tổ nào sẽ thực hành tốt hơn với thời gian ngắn nhất. Ba tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc các bạn tổ viên để giành phần thắng với về với tổ mình. Khi một tổ thực hành thì tổ các tổ khác sẽ ngồi tự viết thuất toán theo địa chỉ ô để khi thực hành sẽ không bị tốn nhiều thời gian. Với việc tạo sự thi đua giữa các nhóm với nhau tạo nên sự hứng khởi học tập.
Sử dụng một số bài thực tiễn để giúp học sinh hứng thú học tập và sử dụng tốt hơn các hàm Logic If.
Với bài toán tính điểm cho học sinh.
	Để nâng cao tính thực tiễn và áp dụng vào bài học để các em cảm thấy hứng thú thì tôi cho học sinh làm bài tập về kết quả Thi Chứng chỉ A Tin học là môn mà các em đã học và đã tham gia thi. Từ đó các em biết việc học tập của mình mang đến kết quả như thế nào. Việc các em không thích học lý thuyết hay không thích tập trung thực hành các bài tập đã ra thì các em sẽ có kết quả như thế nào. Từ thực tiễn đó để các em hiểu được việc dung hàm If đơn như thế nào.
Ví dụ 1:
Giả sử ta sử dụng hàm If để tính kết quả Đậu, Hỏng của một lớp thi Chứng chỉ A tin học có mẫu như sau.
Yêu cầu:
Trình bày và định dạng bảng tính theo Mẫu trên.
Tính toán và trả về các giá trị sau:
Tính Điểm TBC = (Lý thuyết+ Thực hành x2)/3
Trong ô Kết quả: 
+ Là Đậu nếu Điểm TBC>=5.0 và Lý thuyết, Thực hành >=5.0
+ Các trường hợp còn lại là Hỏng
Theo quan sát đối với việc tính Điểm TBC thì học sinh có thể dễ dàng tính được một cách nhanh chóng bằng các phép toán đơn giản để đưa ra kết quả nên các em rất hào hứng.
Nhưng đến phần tính kết quả là việc đậu, hỏng thì bắt đầu lúng túng, Do có nhiều điều kiện nên các em chưa biết sẽ sử dụng hàm If như thế nào.
Theo cấu trúc của hàm If đơn thì ta thấy: Điều kiện cần thỏa mãn ở đây là phép so sánh: Điểm TBC và các điểm thành phần đều phải >=5.0 thì mới thỏa mãn.
Vậy ngoài việc phải sử dụng hàm If thì trước hết ta cần phải sử dụng hàm Logic And là hàm chúng ta đã biết.
Với cú pháp: = And(điều kiện 1,điều kiện 2,điều kiện n)
Vậy ta xác định phép so sánh ở đây sẽ sử dụng hàm And theo thuật toán như sau:
= If(And(Điểm TBC>=5.0,Lý thuyết>=5.0, Thực hành>=5.0),“Đậu”, “Hỏng”)
Khi hiểu được thuật toán để làm học sinh rất hứng khởi để thực hành ngay và sử dụng địa chỉ ô để làm và cho ra kết quả chính xác.
	Qua một ví dụ đơn giản học sinh biết cách sử dụng hàm If và việc sử dụng kết hợp giữa hàm If với các hàm đơn giản khác.
	Từ ví dụ thực tiễn trên. Tôi cho học sinh làm ví dụ tiếp theo đó là cho các em tính điểm tổng kết môn Nghề THPT để các em biết với số điểm các lần kiểm tra và kết quả của học kì 1. Các em sẽ tự tính điểm tổng kết môn Nghề Tin học của mình. Từ đó các em sẽ biết được từ việc học của mình sẽ có kết quả như thế nào.
Ví dụ 2: Sử dụng hàm If để tính điểm trung bình Nghề phổ cho học sinh lớp 11A. 
Yêu cầu:
- Tính điểm TB kiểm tra theo công thức:
Điểm TBHK = (Điểm HS1 + Điểm HS2*2)/Tổng số điểm hệ số.
Tính Điểm HK2 = (Điểm TBHK*2 + Điểm HK)/3
Tính Điểm CN = (Điểm HK1 + Điểm HK2*2)/3
Tính kết quả xếp loại cho học sinh:
Loại Giỏi Điểm CN >= 8.0
Loại Khá Điểm CN >= 7.0
Loại TB Điểm CN >= 5.0
Còn lại là loại Yếu.
	Đối với yêu cầu 1: Các em dễ dàng thực hành tính được các loại điểm của mình theo công thức đã cho.
Với yêu cầu thứ 2 các em sẽ thực hành với hàm If lồng nhau. Đầu tiên các em sẽ xác định ở đây cho bao nhiêu điều kiện và trả về bao nhiêu giá trị khi đúng và Phép so sánh ở đây là gì, có bao nhiêu hàm If sẽ được thực hiện. Từ đấy các em viết thuật toán trước sau đó các em thực hành:
= If(Điểm CN>=8.0, “Giỏi”, If(Điểm CN>=7.0, “Khá”, If(Điểm CN>=5.0, “TB”, “Yếu”)))
	Từ thuật toán như vậy các em sẽ thực hành và tính toán theo địa chỉ ô để cho ra kết quả học tập của mình. Cũng có một số lưu ý đó là khi các em viết thuật toán hàm If. Thứ nhất là các em xác định dùng phép so sánh nào và gía trị đúng nào đứng trước, giá trị đúng nào đứng sau để bảo đảm tính logic. Thứ hai các em rất hay quên dấu đóng ngoặc “)”, thì có một mẹo nhỏ là cứ có bao nhiêu vòng lặp if thì có bấy nhiêu dấu đóng ngoặc “)”. 
	Từ bài toán thực tiễn này các em sẽ hiểu hơn về cách sử dụng hàm logic If và có những mẹo nhỏ khi thực hành. Qua đó các em cũng hiểu được cách tính điểm tổng kết của từng môn học và sẽ biết được việc cố gắng học tập và ý nghĩa quan trọng của từng bài kiểm tra của mình như thế nào.
Với bài toán Tính tiền điện phạt
 Từ thực tế tính tiền điện trong sinh hoạt gia đình nhất là việc sử dụng điện không được kiểm soát và mọi người chưa có ý thức về tiết kiệm điện làm cho nguồn điện năng ngày một cạn kiệt dẫn đến việc thiếu điện trầm trọng trong các tháng của mùa hè và là một trong những nguyên nhân gây nên việc trái đất ngày một nóng lên. Việc đưa ra các khung bậc để tính tiền điện cũng như các chế tài xử phạt khi sử dụng điện năng vượt mức đăng kí, từ đó làm cho mọi người có ý thức hơn về việc tiết kiệm điện vì một hành tinh xanh. Từ đó tôi đã đưa ra Ứng dụng hàm logic If vào việc tính tiền phạt khi sử dụng vượt khung định mức điện năng đã đăng ký.
	Giả sử việc tính tiền phạt theo mẫu sau :
Yêu cầu:
	1 - Tính Điện năng TT = Chỉ số mới – Chỉ số cũ
	 - Vượt khung = Điện năng TT – 200 KW
	2. Tính Tiền phạt :
	- Nếu vượt khung <0 : không phạt
	- Nếu vượt khung <100: Số vượt khung * 5000đ
	- Nếu vượt khung <200: số vượt khung *10000đ
	- Nếu vượt khung > = 200: Số vượt khung * 15000đ
3. Tính Tổng cộng số Điện năng TT, Vượt khung, Tiền phạt, Thuế GTGT, Thành tiền.
Với bài toán tính tiền lương của doanh nghiệp
 	Từ thực tế hiện nay về việc làm và tiền lương của sinh viên sau khi ra trường. Tôi đưa ra bảng thanh toán tiền lương tháng 12 của một công ty TNHH. Từ đó cho thấy mức lương của lãnh đạo và nhân viên của một công ty làm ăn phát đạt có mức thu nhập rất cao. Từ đó cho thấy động lực của học sinh, sinh viên cố gắng phấn đấu học tập tốt, lao động tốt vì ngày mai lập nghiệp.
	Ứng dụng hàm logic If vào việc tính lương tháng 12 của công ty Đông Thành.
Yêu cầu: Giả sử công ty có mức thưởng và phụ cấp được tính như sau.
- Tính Thưởng HĐKD như sau:
 Giám đốc có mức thưởng 200% Lương CB
 Phó giám đốc có mức thưởng 150% Lương CB
 Trưởng phòng có mức thưởng 120% Lương CB 
 Phó phòng có mức thưởng 110% Lương CB
Nhân viên có mức thưởng 100% Lương CB 
- Tính Phụ cấp chức vụ như sau:
Giám đốc có PCCV 15% Lương CB
Phó giám đốc có PCCV 10 % Lương CB
Trưởng phòng có PCCV 7% Lương CB
Phó phòng có mức PCCV 5% Lương CB
Nhân viên không có phụ cấp
- Tính các loại BHXH, BHYT, BHTN theo mức % của lương cơ bản.
- Tính Tổng Lương bao gồm tất cả thu nhập của Người lao động
- Tính Thực lãnh là số tiền người lao động nhận được sau khi trừ đi số tiền đóng bảo hiểm.
	- Tính Tổng tiền Thực lãnh mà công ty phải trả cho những người có chức vụ là Nhân viên.
	Đối với một bài tập này Học sinh chủ yếu là sử dụng hàm If lồng để tính thưởng HĐKD và tính phụ cấp chức vụ. Qua hướng dẫn viết thuật toán hàm logic If của các bài trước, bài này gần như học sinh tự viết thuật toán và so sánh với đáp án giáo viên đưa ra.
Tính thưởng HĐKD
	= If(Chức vụ = “Giám đốc”, Lương CB * 200%,If(Chức vụ = “PGĐ”, Lương CB * 150%, If(Chức vụ = “TP”, Lương CB * 120%, If(Chức vụ = “PP”, Lương CB * 110%, Lương CB * 100%))))
Tính phụ cấp chức vụ:
	= If(Chức vụ = “Giám đốc”, Lương CB * 15%,If(Chức vụ = “PGĐ”, Lương CB * 10%, If(Chức vụ = “TP”, Lương CB * 7%, If(Chức vụ = “PP”, Lương CB * 5%, 0)))).
Sau đó sử dụng địa chỉ ô để thực hành và tính các loại tiền bảo hiểm phải đóng và Tổng lương và Thực lãnh để cho ra đáp án. 
	Từ ví dụ này cho thấy nếu các em có ý thức học tập tốt, tự phấn đấu tự rèn luyện để ngày mai tươi sáng hơn và các em sẽ có một công việc tốt với mức lương cao như nhân viên ở công ty Đông Thành này.
	4. Hiệu quả của các biện pháp
	 Qua việc áp dụng các biện pháp tôi thấy được học sinh nắm vững được kiến thức và biết cách sử dụng tốt hàm logic If. Ngoài ra các em còn hào hứng để giải quyết một số bài toán thực tiễn từ đó tìm thấy sự hứng thú trong môn học, có động lực để tự phấn đấu, tự rèn luyện ở các môn học nói chung và yêu thích môn nghề Tin học nói riêng. 
	4.1. Về kết quả học tập
	Sau khi giảng dạy bài : “Sử dụng các Hàm Logic” ở lớp 11B theo phương pháp truyền thống (là hướng dẫn học sinh cách viết thuật toán sau đó hướng dẫn một số bài toán đơn thuần trong sách giáo khoa nghề Tin học văn phòng) và sử dụng một số biện pháp đã đề xuất để giảng dạy ở lớp 11A. Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra thực hành 30 phút để đánh giá khả năng hiểu bài, kỹ năng thực hành, cũng như để đánh giá mức độ hiệu quả của sáng kiến tôi đề xuất.
a. Đề kiểm tra Thực hành (30 phút)
Cho biểu mẫu sau:
Yêu cầu:
1. Trình bày b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_ham_logic_if_nham_nang_cao_t.doc