SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 ở trường THCS Hoằng Hợp

SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 ở trường THCS Hoằng Hợp

 Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa phương. Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao. Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học.

doc 17 trang thuychi01 14754
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 ở trường THCS Hoằng Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
 Trang
1. Mở đầu............................................................................................................2
1.1 Lí do chọn đề tài ...........................................................................................2
1.2 Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ................................................................... 3
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................... 3
2.2 Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................... 4
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện .............................................................. 5
2.3.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi........... 5
2.3.2 Rèn luyện kiến thức và kĩ năng.................................................................. 5
2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm ................................................................ 14
3. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................14
3.1 Kết luận....................................................................................................... 14
3.2 Kiến nghị .................................................................................................... 15
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 	Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của ngành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa phương. Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả thầy và trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao. Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học.
 	Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có năng lực học tập chưa cao như các môn khác hoặc các em bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh thấp, thậm chí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Trong những năm đầu bồi dưỡng học sinh giỏi do chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nên kết quả đạt được không cao. Nhưng vào những năm sau với sự tin tưởng của BGH nhà trường tôi vẫn được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý Trường THCS Hoằng Hợp và tôi đã đã đạt được những kết quả tốt hơn. Vì thế tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 ở trường THCS Hoằng Hợp” của mình với các bậc chuyên môn và đồng nghiệp; để góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí ở các trường THCS trong huyện Hoằng Hóa. Rất mong được sự góp ý chân thành của các quý vị.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm hiểu một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9. Qua đó đánh giá được thực trạng của việc giảng dạy, mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	Những phương pháp giảng dạy, học tập của thầy và trò trong nhà trường THCS Hoằng Hợp qua môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra thực tế, so sánh để thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 trong những năm học qua tôi nhận thấy rằng vấn đề quan trọng là người giáo viên bồi dưỡng cần có một quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng. Bên cạnh đó, cần trả lời cho câu hỏi: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
 Một số suy nghĩ cho rằng: Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác. Vì: “Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”.
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết; những kỹ năng địa lý để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Địa lý là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.
 Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi giáo viên, và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
- Bồi dưỡng sự lao động và hợp tác làm việc một cách sáng tạo.
- Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học một cách nghiêm túc. khoa học.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
 	- Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý, bản thân nhận thấy chất lượng giải của môn địa lí cấp huyện chưa cao và chưa ổn định. 
- Trong thực tế, đầu vào của các đội tuyển môn địa lí 9 chất lượng không cao; phải lựa chọn sau cùng, và phải khéo động viên các em thì mới có đội tuyển dự thi môn địa lí. Mặc dù, đội tuyển có thể được lựa chọn từ lớp 8. Song, kiến thức thi chủ yếu tập trung ở lớp 9. Đó là: Địa lí dân cư, địa lí kinh tế chung và địa lí vùng kinh tế Việt Nam. Như vậy, cũng khá độc lập về kiến thức so với địa lí tự nhiên các châu lục, các khu vực và tự nhiên Việt Nam; đồng thời kĩ năng về vẽ và phân tích biểu đồ cũng phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, việc ôn luyện địa lí cho các em trong đội tuyển cũng gặp rất nhiều khó khăn; cho nên, đa phần đều phải ôn luyện theo cách học thuộc theo bài, làm nhiều đề theo cấu trúc của đề thi học sinh giỏi các năm đã từng thi 
- Khảo sát tình hình một số năm tôi thấy chất lượng đội tuyển HSG Địa lí của trường chưa cao.
Kết quả học sinh giỏi cấp Huyện môn Địa lí khi chưa áp dụng SKKN
(Trường THCS Hoằng Hợp)
Năm học
Số học sinh dự thi 
Giải cấp huyện 
Giải cấp tỉnh
Xếp thứ đồng đội
cấp huyện
2014 - 2015
04
01KK
0
25
2015- 2016
05
02 KK
0
20
- Nguyên nhân: 
+ Các em bị thiếu hụt về kiến thức và kĩ năng học tập, ôn luyện cũng như sự cọ sát va chạm trong thi cử .Về cơ bản các em chỉ nhớ hoặc thuộc theo sách và đáp án mà thầy cô cung cấp; các em thường không hiểu sâu về bản chất cũng như chưa biết cách phân tích kiến thức địa lí một cách khoa học.
+ Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác ôn luyện đội tuyển.
+ Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện cho các em tham gia đội tuyển
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Kế hoạch về thời gian ôn luyện đội tuyển: Chọn đội tuyển từ cuối năm lớp 8, đầu năm học lớp 9 là bắt đầu ôn luyện.
- Soạn nội dung dạy học theo chuyên đề, nghiên cứu kĩ kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa địa lí THCS hiện hành và tài liệu tham khảo khác. Tùy theo từng đối tượng học sinh từng năm để soạn và ôn luyện (bám sát cấu trúc đề để soạn nội dung phù hợp).
- Giúp các em xây dựng kế hoạch học và ôn luyện ở nhà sao cho khoa học với tinh thần thoải mái nhất. Thường thì với thời gian khoảng một tiếng rưỡi vào buổi sáng sớm; với thời gian trên sẽ giúp các em học, nhớ và hiểu bài hiệu quả nhất.
- Động viên khuyến khích các em trong quá trình dạy học; và cùng các em xây dựng chỉ tiêu phấn đấu đạt giải cho từng cá nhân, theo năng lực học tập ngày càng tiến bộ của từng em một.
2.3.2. Rèn luyện kiến thức và kĩ năng:
a, Nhớ kiến thức một cách lôgic.
- Trong môn học Địa lí một trong những yếu điểm của học sinh là tư duy không tốt do thiếu những kiến thức cần thiết, trong đó đặc biệt là các khái niệm địa lí, nắm được các kiến thức cơ bản là cơ sở cho tư duy tốt hơn tạo điều kiện để nắm các kiến thức mới tốt hơn. Kiến thức mới lại giúp cho tư duy nhận thức được những kiến thức khác mới hơn.
- Nắm chắc kiến thức là điều cần thiết, nhớ lâu bền kiến thức địa lí và có thể vận dụng được vào trong các trường hợp cụ thể, để nhớ lâu bền cần phải có trí nhớ lôgic. Muốn ghi nhớ lôgic trong quá trình ghi nhớ phải hiểu và vận dụng được các quy luật của trí nhớ.
- Theo quan niệm trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện, phản xạ này phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần, do vậy trong quá trình ghi nhớ kiến thức phải cho học sinh ôn tập thường xuyên. Sau một số bài, một số chương hay chuyên đề cần có sự ôn tập lại để tăng cường trí nhớ.
- Muốn nhớ lâu phải tạo được ấn tượng mạnh, một kiến thức hay một sự kiện nào đó trong khi được giải quyết cần phải tạo được ấn tượng mạnh dù đó là chuẩn xác hay sai lầm, học sinh sẽ nhận biết được. Sai thì sẽ tránh được, đúng thì nhớ lâu bền, do vậy khi giảng dạy cần tạo được ấn tượng mạnh trong mỗi đơn vị kiến thức cần đạt.
- Hứng thú học tập của học sinh được tạo lên từ sự nhớ lâu, nếu học sinh đam mê với việc học tập thì sẽ tạo ra hứng thú, điều này giúp học sinh quan tâm nhiều hơn đến các đơn vị kiến thức cần đạt, hứng thú có thể ví như chất men kích thích việc học tập của học sinh.
-Tập trung chú ý sẽ làm tăng trí nhớ, trong quá trình học tập học sinh phải tập trung tối đa vào việc học (nghe giảng, trao đổi, thảo luận..) học xong mới tập trung vào việc khác.
b, Rèn luyện kĩ năng tư duy Trong mục b: Ví dụ 1; 3; 6 được tham khảo từ TLTK số 2. Ví dụ 2;4 được tham khảo từ TLTK số 3; Ví dụ 5 được tham khảo từ TLTK số 4.
Quan niệm tư duy được biểu hiện bằng các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Để đánh giá một học sinh có tư duy tốt hay không tốt thường dựa vào đánh giá khả năng của các thao tác tư duy, do vậy rèn luyện tư duy là rèn luyện các thao tác của nó.
- Rèn luyện tư duy một cách thông dụng nhất là dựa vào việc học sinh tự trả lời các câu hỏi và thực hiện làm các bài tập ở sách giáo khoa, sách bài tập các câu hỏi dạng phân tích sẽ giúp cho tư duy phát triển tốt
- Trong học tập địa lí hiện nay các tư duy cần được rèn luyện là:
+ Câu hỏi dạng phân tích: Các câu hỏi này nhằm gợi ý tách riêng từng phần của sự vật và hiện tượng địa lí.
 Ví dụ 1: Phân tích khả năng để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước. [2]
+ Câu hỏi dạng tổng hợp: Các câu hỏi này nhằm làm cho học sinh xác lập được tính thống nhất và mối liên hệ giữa các thuộc tính và sự vật, câu hỏi tổng hợp không phải là tổng cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật, sự tổng hợp đúng sẽ là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất, Ví dụ 2: Chứng minh rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất và đa dang nhất cả nước. [3] 
Phân tích và tổng hợp thường đi liền với nhau không thể tách rời nhau, luôn đi kèm với nhau, đôi lúc loại câu hỏi này có thành phần của loại câu hỏi kia.
+ Câu hỏi dạng so sánh, liên hệ: Các câu hỏi này nhằm liên hệ các sự vật hiện tượng địa lí lại với nhau trong một mối quan hệ.
Ví dụ 3: Hai vùng trồng cây công nghiệp Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên giống nhau và khác nhau như thế nào? [2]
+ Câu hỏi nguyên nhân- kết quả: Các câu hỏi dạng này nêu lên mối liên hệ nhân, quả trong nhũng dạng liên hệ có tính chất phổ biến trong bài học.
 Vi dụ 4: Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? [3]
Ví dụ 5: Giải thích tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta? [4]
+ Câu hỏi khái quát hóa: Đây là dạng câu hỏi dùng để khái quát hóa các kiến thức cụ thể, nêu lên những cái chính, cái chủ chốt hay chủ yếu, căn bản 
thường dùng vào cuối chương, cuối bài. 
Ví dụ 6: Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế của Vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế xã hội? [2]
Trong thực tế khi đã có tư duy tốt thì học sinh sẽ vận dụng chúng một cách linh hoạt vào trả lời các câu hỏi đạt kết quả cao. Câu hỏi thi không bao giờ được nêu ra dưới dạng đơn thuần nó đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư duy để trả lời dựa trên cơ sở các kiến thức đã được học.
c, Rèn luyện kĩ năng địa lí:
Để rèn được các kĩ năng địa lí học sinh phải được thường xuyên luyện tập, bởi vì các kĩ năng này do hoạt động thường xuyên mà có, thông qua các bài học, đơn vị kiến thức làm việc với bản đồ, Atlat, bảng số liệu thống kê, tính toán.. Thường thì ở Môn địa lí 9 THCS có một số kĩ năng địa lí sau:
* Kĩ năng làm việc với bản đồ, át lát Địa lí Việt Nam Trong mục c Ví dụ 1 được tham khảo từ TLTK số 1
- Đây là kĩ năng cơ bản của môn học, nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật hiện tượng, tự mình cũng khó tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do tính chất cơ bản của kĩ năng này nên trong nhiều năm đề thi học sinh giỏi huyện, tỉnh đều thực hiện trên cơ sở đó và chủ yếu thông qua Át lát Địa lí Việt Nam. Do vậy việc rèn luyện kĩ năng về bản đồ không thể thiếu trong học địa lý.
- Thông thường khi làm việc với bản đồ học sinh phải:
+ Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu trên bản đồ
+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
+ Biết đặc điểm, vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trong không gian và mô tả được đặc điểm của các đối tượng đó
- Muốn đọc được bản đồ phải có kiến thức địa lí, nếu không có kiến thức thì không thể đọc được bản đồ, Ví dụ muốn phân tích được tại sao Hà Nội và vùng phụ cận lại có công nghiệp tập trung ở mức độ cao, thì ngoài quan sát bản đồ phải có các kiến thức liên quan về xã hội, tự nhiên
Trong các đề thi học sinh giỏi thường các em luôn thấy dạng câu hỏi có dựa vào Át lát, ví như: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:.. Với những câu hỏi loại này học sinh phải dựa vào cả hai cơ sở là kiến thức đã học và Át lát, việc tách rời hoặc không đảm bảo hai cơ sở sẽ dẫn đến bỏ sót kiến thức kể cả Át lát và kiến thức đã học.
Ví dụ 1: Dựa vào kiến thức đã học và Át lát Địa lí Việt Nam hãy: Cho biết sự phân bố cây công nghiệp và cây lương thực? Giải thích sự phân bố đó? [1] Những kiến thức học sinh có thể khai thác được một cách đơn giản nhất là quan sát để nhận xét:
+ Ngành trồng trọt nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây công nghiệp và cây lương thực- thực phẩm.
+ Cây công nghiệp gồm: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, chè phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và trung du
+ Cây lương thực phân bố rộng khắp nhưng chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng, lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng duyên hải miền Trung
- Những kiến thức mà học sinh phải huy động từ kiến thức đã học
+ Cây công nghiệp được phân bố ở các vùng như Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vì những nơi này có địa hình chủ yếu là miền đồi núi, có đất Feralit, khí hậu cận nhiệt, cận xích đạo thuận lợi cho phát triển; Ví dụ: Vùng trung du và Miền núi Bắc Bộ cây chè có diện tích lớn nhất, quan trọng nhất vì nhờ vào các điều kiện tự nhiên như đất Feralit phát triển trên đá vôi có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới là điều kiên tự nhiên thích hợp để phát triển, chè được trồng thành vùng chuyên canh lớn, mặt khác chè là sản phẩm được thị trường ưa chuộng, phân phối rộng khắp nên quy mô và sản lượng ngày càng tăng nhanh.
* Kĩ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu thống kê Trong trang này Kí năng phân tích và nhận xét bảng thống kê số liệu được tham khảo từ TLTK số 5
- Trong các đề thi của tỉnh, huyện các câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thường xuất hiện nhiều, do tính chất khó của loại câu hỏi này, đồng thời loại câu hỏi này còn cho phép đánh giá sự am hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí. Thông qua loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phân tích bảng số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.
- Đọc bảng số liệu về bản chất là so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết. Học sinh cần phải nắm vững trên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu cụ thể của bài tập, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét (ví dụ để nhận xét về một loại cây trồng, người ta thường quan tâm đến sản lượng, cơ cấu, năng suất, để nhận xét về dân cư người ta thường quan tâm đến phân bố, quy mô dân số, kết cấu.. hoặc nhận xét về đô thị thì quan tâm đến chức năng, quy mô, phân cấp, sự phân bố) việc phân tích nhìn chung không phức tạp nhưng học sinh thường phạm lỗi phân tích thiếu hoặc nêu không đầy đủ các nhận xét cần thiết. Để tránh trường hợp này xảy ra cần lưu ý so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lý, chú ý so sánh các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến.. [5]
- Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải có sự tính toán lại bảng số liệu trước khi tiến hành nhận xét, ví dụ: Một bảng số liệu tuyệt đối, bài lại yêu cầu nhận xét về cơ cấu, hay bảng số liệu chỉ cho giá trị xuất khẩu và dân số của một năm nào đó của các trung tâm kinh tế lớn ở nước ta nhưng lại yêu cầu nhận xét về giá trị xuất khẩu bình quân đầu người. Trong những trường hợp này cần phải tính toán trước khi nhận xét (dù bài tập đó có yêu cầu hoặc không có yêu cầu). Do vậy khi phân tích một bảng số liệu cần lưu ý một số điểm sau:
+ Phân tích câu hỏi làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_luyen_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon.doc