SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học Đông hòa đông sơn – Thanh Hoá

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học Đông hòa đông sơn – Thanh Hoá

Như chúng ta đã biết, phân môn Lịch sử ở Tiểu học có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.

Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lịch sử và tương lai được ví như đôi quang gánh, và cần phải giữ cho đôi quang ghánh ấy được thăng bằng không được thiên về bên nào. Bởi nếu ta nghiêng về phía sau thì ta sẽ trở thành người lạc hậu, còn nếu ta thiên về phía trước thì bánh xe lịch sử sẽ đè bẹp chúng ta. Từ những suy nghĩ đó, ta nhận thấy phân môn Lịch sử cũng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm.

Như chúng ta biết, con đường nhận thức ngắn nhất của học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là các “Dụng cụ trực quan”.

Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Đồ dùng trực quan”, chính vì thế mà “Đồ dùng trực quan” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.

 

doc 23 trang thuychi01 12321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học Đông hòa đông sơn – Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HÒA
ĐÔNG SƠN – THANH HOÁ
Người thực hiện: Lê Phú Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Hòa
SKKN thuộc môn: Lịch sử
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục 
Phần I: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2
3
3
3
Phần II: NỘI DUNG
 Cơ sở lý luận
Thực trạng
Thực trạng chung
Thực trạng của vấn đề trong sử dụng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5B ở trường Tiểu học Đông Hòa – Đông Sơn 
Các biện pháp thực hiện 
Biện pháp 1 
Biện pháp 2 
Biện pháp 3 
Biện pháp 4 
 Biện pháp 5 
 Biện pháp 6 
 12. Hiệu quả thực tế giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5B mà Tôi đã thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, nhằm hỗ trợ bài dạy trên lớp
4
5
5
5
7
7
11
11
16
16
17
19
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
20
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Như chúng ta đã biết, phân môn Lịch sử ở Tiểu học có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. 
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lịch sử và tương lai được ví như đôi quang gánh, và cần phải giữ cho đôi quang ghánh ấy được thăng bằng không được thiên về bên nào. Bởi nếu ta nghiêng về phía sau thì ta sẽ trở thành người lạc hậu, còn nếu ta thiên về phía trước thì bánh xe lịch sử sẽ đè bẹp chúng ta. Từ những suy nghĩ đó, ta nhận thấy phân môn Lịch sử cũng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm. 
Như chúng ta biết, con đường nhận thức ngắn nhất của học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là các “Dụng cụ trực quan”.
Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Đồ dùng trực quan”, chính vì thế mà “Đồ dùng trực quan” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.
Vì vậy, việc cho các em quan sát đồ dùng trực quan rồi từ đó các em rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục - đó chính là con đường lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướng dẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên, điều này được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh. Đây là tính ưu việt của phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh được gọi là phương pháp dạy học mới để phân biệt với phương pháp dạy học cũ hay còn gọi là kiểu dạy học truyền thống. 
Nhận thức được điều này, trong quá trình trực tiếp giảng dạy ở lớp 5 trường Tiểu học Đông Hòa, Tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 5. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi được "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5B trường Tiểu học Đông Hòa – Đông Sơn" với mục đích tạo được niềm say mê, hứng thú học tập, đặc biệt là tính tích cực, chủ động vấng tạo cho học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp trực quan, đề ra một số phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập phân môn Lịch sử cho các em để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc học tập bộ môn, thái độ của từng học sinh đối với phân môn.
3. Đối tượng nghiên cứu 
Tìm hiểu "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5". 
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
b. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
c. Phương pháp thử nghiệm 
d. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận
	 Trước sự đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức khoa học, cùng với sự bùng nổ nhanh về kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng thì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và có hệ thống, có định hướng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Chính vì vậy, để dạy tốt một tiết học giáo viên không ngừng phải nghiên cứu, tìm tòi nâng cao sự hiểu biết của mình, và phải có kĩ năng sử dụng các tư liệu đặc biệt là đồ dùng trực quan minh họa cho tiết dạy. 
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện, khắc sâu kiến thức, khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh. 
Trong dạy học phân môn lịch sử, đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu về bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Những hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Mỗi khi quan sát vào loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung xem quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào. Từ đó các em mới suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Trước tiên, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học lịch sử là do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng đồ dùng trực quan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử,. Phương pháp sử dụng, kỹ năng và năng lực sư phạm của người giáo viên, đặc biệt là trình độ nhận thức của học sinh. Vì đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình nhận thức: “Tai nghe – mắt thấy” tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối quan hệ thần kinh tạm thời khá phong phú; phát huy ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, niềm say mê, hứng thú đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược lại, nếu không sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không tập trung vào các dấu hiệu, nội dung chính, thậm chí hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. 
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức lịch sử. Nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại.
II. Thực trạng
1. Thực trạng chung 
 	Trong những năm gần đây, phân môn Lịch sử ở Tiểu học nói chung và phân môn Lịch sử lớp 5 nói riêng trong trường Tiểu học đã được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể hiện ở chỗ phân môn Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác như Toán, Tiếng Việt, Khoa học, được tổ chức kiểm tra cuối mỗi học kì và kiểm tra tập trung theo lịch của Sở giáo dục, việc ra đề cũng được chú trọng hơn.
Thực tế giảng dạy ở Trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Đông Hòa – Đông Sơn nói riêng cho thấy: Đồ dùng trực quan còn ít, chưa phong phú. Không ít giáo viên đã coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng trực quan hoặc khi phải sử dụng thì chủ yếu là minh hoạ một cách tẻ nhạt, cho học sinh xem qua loa mang tính hình thức, chứ không dùng trong khi giảng dạy. Để đáp ứng yêu cầu dạy và học lịch sử cũng như khắc phục tình trạng trước đây thì chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa nội dung bài học và hình ảnh cụ thể qua đồ dùng trực quan. 
2. Thực trạng của việc sử dụng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5B ở trường Tiểu học Đông Hòa – Đông Sơn
Cũng như thực trạng chung đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, ... Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ sách giáo khoa, hiện vật, phim, đèn chiếu,từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, tập vẽ và trình bày diễn biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để hiểu nội dung bài dạy, tích cực thảo luận nhóm, đưa ra các tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết. 
Song bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên cũng như học sinh chưa thực sự coi trọng việc sử dụng trực quan trong dạy và học. Cụ thể:
	* Về phía giáo viên: Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như: vẫn còn sử dụng phương pháp “thầy nói – trò nghe”, “thầy đọc – trò chép”. Do đó nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, khi trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên bản nên học thuộc một cách máy móc nhanh quên.
	- Thiết bị dạy học phân môn lịch sử (bản đồ, hiện vật,) còn thiếu, các tranh ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ sài hoặc quan sát qua loa. Cũng có khi giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lược đồ mà không hướng dẫn kỹ càng, học sinh không biết cách vẽ nên tiết dạy không có lược đồ, đặc biệt là đói với giáo viên dạy Tiểu học cùng một lúc phải dạy nhiều môn, khiến cho việc sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan càng khó khăn, dẫn đến tiết học nhàm chán, học sinh nắm bắt kiến thức mơ hồ, mau quên nên kết quả học tập của học sinh chưa cao.
- Việc sử dụng hình vẽ, tranh ảnh chưa phù hợp về thời gian và cách khai thác. Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động học sinh nhanh trả lời; chưa có câu hỏi giành cho học sinh học chậm (chưa hoàn thành) nên các đối tượng học sinh này ít được tham gia hoạt động, dễ chán nản môn học của mình. Một số ít giáo viên lại đặt ra những câu hỏi hơi khó mà không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên học sinh không trả lời được, nhiều khi giáo viên trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rõ trong hoạt động quan sát tranh ảnh, thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi mà không gợi ý, không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi như thế nào. Vì không có câu hỏi gợi mở để giải quyết vấn đề nên học sinh không trả lời được,...
- Sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ còn lúng túng về phương pháp, cách khai thác tẻ nhạt, đại khái.
- Sử dụng băng hình, video còn nhiều hạn chế.
	* Về phía học sinh: Học sinh thường trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, một số học sinh còn lười học thậm chí trên lớp không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ ràng.
* Năm học 2015 – 2016, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 5B. Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em để nắm bắt tình hình về chất lượng học tập môn Lịch sử ở lớp dưới (lớp 4B) từ đó để có những biện pháp phù hợp để dạy học. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh thu được như sau (tại thời điểm tháng 09 năm 2015):
Lớp
Sĩ số
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
TS
TL%
TS
TL%
TS
TL%
TS
TL%
4B
(2014-2015)
25
2
8.0
6
24.0
9
36.0
8
32.0
Như vậy, căn cứ vào bảng khảo sát chất lượng trên, Tôi nhận thấy rằng: Số lượng các em học sinh chưa hoàn thành ở phân môn Lịch Sử lớp 4B rất cao. Tìm hiểu nguyên nhân từ các câu trả lời rất thật của các em, đó là: Môn học đang còn nặng về đọc hiểu giống như môn Tập đọc. Nội dung bài học cần cung cấp rất ít. (Kênh chữ); Một số hình ảnh, tư liệu phục vụ việc tìm hiểu nội dung bài chưa có. (Một bài chỉ có 2 đến 3 tranh ảnh, hình ảnh, lược đồ,Bài nào nhiều nhất thì cũng chỉ có 4 tranh ảnh, hình ảnh, lược đồ). Vì vậy, rất khó tìm câu trả lời của giáo viên trong bài học.
III. Các biện pháp thực hiện
Trong qúa trình giảng dạy, các hình thức trùc quan thường dùng ë phân m«n LÞch sö lớp 5 bao gåm chñ yÕu c¸c lo¹i sau: 
- Hình vẽ, tranh, ảnh (Có trong SGK; Đồ dùng dạy học của phân môn trong thư viện nhà trường)
- Mô hình (chỉ chuẩn bị được ở một số tiết hoặc đồ dùng tự làm trong tổ khối)
- Bản đồ, lược đồ (mượn ở thư viện nhà trường)
- Băng video (phải chuẩn bị hoặc sưu tầm, phục vụ cho một số bài giảng đặc thù: Bài 10-Lịch sử lớp 5: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. Nhằm dẫn chứng giọng nói đầy cảm xúc của Bác trong ngày quốc khánh 2-9-1945,...)
- Máy chiếu.
- Giáo án điện tử (GV soạn giảng, phải có đầu tư chuyên môn phục vụ bài giảng, nhằm tạo cho bài giảng thêm sinh động)
1. Biện pháp 1: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa
Hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực.
Chân dung, hình vẽ (kênh hình)
Kênh hình trong sách giáo khoa là một bộ phận quan trọng của đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn lịch sử. Khác với trước đây kênh hình chủ yếu được trình bày trong sách giáo khoa với vai trò để minh hoạ cho nội dung kiến thức trong kênh chữ. Kênh hình trong sách giáo khoa mới được xây dựng và biên soạn được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin độc lập cho học sinh vừa là phương tiện để minh hoạ, cụ thể hoá nội dung kiến thức có trong kênh chữ. Nó cùng có nhiệm vụ chung trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tiến tới hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển toàn diện học sinh.
Học sinh lớp 5 cũng như các lớp nhỏ rất thích xem tranh ảnh, chân dung các nhà Cách mạng, các anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ, các nhà phát minh khoa học, các nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật. Các em không chỉ chú ý miêu tả bề ngoài mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành vi thể hiện ở tranh ảnh. 
Vì vậy tôi đã làm nổi bật tính cách nhân vật để gây hứng thú cho học sinh, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Từ đó làm cho các em khâm phục, học tập được đạo đức, tài năng của họ.
 Tuy nhiên phải chọn thời gian phù hợp để đưa chân dung của nhân vật lịch sử ra. Khi sử dụng, giáo viên phải phân tích, định hướng cho học sinh, tự mình đánh giá vai trò, tính cách của nhân vật. 
 + Ví dụ: Khi giảng bài 10: “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập” Khi dạy đến hoạt động 1: tôi cho học sinh quan sát Hình 2-SGK trang 22 giới thiệu về quang cảnh lễ đài, Bác Hồ cùng một số vị lãnh đạo của Nhà nước đang đứng trên lễ đài của buổi lễ, tại Quảng trường Ba đình lịch sử vào ngày 2-9-1945; sẽ gây được hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu về sự trang trọng, niềm tự hào dân tộc. 
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
+ Khi dạy bài 17: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” trong phần hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu nội dung bài, tôi cho học sinh quan sát Hình 1; Hình 2; Hình 3; Hình 4; Chú ý hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ Hình 3: Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, tôi mô phỏng trên lược đồ, dùng que chỉ: Nêu lên 3 mũi tấn công của quân ta; Các căn cứ điểm của địch,; Dựa vào lược đồ, sự mô phỏng, giảng giải của tôi, học sinh rất hứng thú, chăm chú lắng nghe không chớp mắt. Lúc này, tôi phải đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch. Vì vậy, tôi phải chuẩn bị thật kĩ càng về nội dung thuyết trình của mình. Cũng như các thao tác chỉ lược đồ phù hợp, chính xác với lời nói.
Có thể là hình vẽ được giáo viên chuẩn bị trước, (như hình vẽ minh hoạ các sự kiện lịch sử , ...)
Đối với hình vẽ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành theo các bước sau:
- Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ.
- Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự kiện đó. 
- Rút ra nguyên nhân, ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó.
b) Tranh ảnh Lịch sử
- Đối với giáo viên: Tham khảo sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử có liên quan đến tiết dạy để minh hoạ trên lớp.
- Đối với học sinh: Ngoài việc làm bài tập và học ở nhà học sinh sưu tầm trên sách báo, những tranh ảnh liên quan đến bài học. Đây cũng là yêu cầu rất khó đối với các em học sinh Tiểu học của trường Tiểu học Đông Hòa – Đông Sơn. Vì nhiều yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến.
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phần đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Thông qua quan sát miêu tả, tranh ảnh học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, tôi luyện cho các em thói quen quan sát một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử . 
+ Ví dụ khi dạy bài 6: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” tôi cho học sinh quan sát:
 Hình 1: Bức ảnh chụp Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX. Qua đó, nêu lên được ý nghĩa lịch sử của địa danh này. Đây chính là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Đây là một địa danh lịch sử không thể nào quên đối với Dân tộc ta, đối với cá nhân con người Bác. Vì là nơi tiễn Người ra đi rời đất mẹ Việt Nam khi người đang còn là một thanh niên mới tròn 21 tuổi. 
Hình 2: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-re-vin là con tàu Bác Hồ yêu quý của Dân tộc ta có tên là Văn Ba đã làm phụ bếp trên tàu này.
+ Bài 8: “Xô Viết Nghệ-Tĩnh” để có nội dung trả lời cho câu hỏi 1: “Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?”. Phong trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh tôi cho các em quan sát bức ảnh Xô Viết Nghệ-Tĩnh
Hình 1-sách giáo khoa trang 17; các em sẽ hiểu sâu sắc hơn không khí cũng như tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ-Tĩnh. Để học sinh có được sự hiểu biết ban đầu về vai trò của Đảng vạch ra là hoàn toàn đúng đắn và xác thực với Cách mạng Việt Nam mà Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào Cách mạng 1930 –1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng 8 sau này. Tôi cho học sinh quan sát bức tranh hình 1 “Xô viết Nghệ-Tĩnh”, đặc biệt chú ý đến trang phục, vũ khí,...của giai cấp nông dân và công nhân, khí thế đấu tranh của họ. Hướng dẫn học sinh miêu tả.
 Học sinh bước đầu nhận biết về vai trò, vị trí của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Lần đầu tiên nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp công nhân và nông dân (đây là 2 lực lượng đông đảo của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_su_dung_do_dung_tr.doc