SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông miền núi

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông miền núi

Như chúng ta đã biết mỗi con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt của từng cá nhân. Chúng ta nhận ra nhau nhờ những đặc điểm riêng đó. Tuy nhiên trong xã hội, bên cạnh những con người bình thường luôn tồn tại một bộ phận những người khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định. Đó là người khuyết tật. Sự gia tăng dân số, kéo theo số người khuyết tật ngày càng tăng. Nếu như trong xã hội lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến trẻ khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ trẻ khuyết tật ngày càng tăng.

Do nhiều lý do khác nhau, đại bộ phận trẻ khuyết tật ít được hoặc không được ra lớp, hoặc đến lớp một thời gian sau đó lại bỏ học nhất là các em ở độ tuổi trung học. Các em thường mặc cảm, thiếu tự tin, sống thu mình và cho rằng người khác sẽ khó chấp nhận những khác biệt ở mình. Các em không nghĩ rằng trong cuộc sống chúng ta có thể chấp nhận những khác biệt của nhau thì chúng ta cũng có thể chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật. Thêm nữa một bộ phận không sẵn lòng đón chào trẻ khuyết tật điều đó là không nên. Bởi các em phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ khác. Điều này mang tính nhân văn, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật Bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.

 

docx 16 trang thuychi01 10735
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................16
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết mỗi con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng khác biệt của từng cá nhân. Chúng ta nhận ra nhau nhờ những đặc điểm riêng đó. Tuy nhiên trong xã hội, bên cạnh những con người bình thường luôn tồn tại một bộ phận những người khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định. Đó là người khuyết tật. Sự gia tăng dân số, kéo theo số người khuyết tật ngày càng tăng. Nếu như trong xã hội lạc hậu, sự nghèo đói, sự thiếu hiểu biết, thiếu chăm sóc là nguyên nhân dẫn đến trẻ khuyết tật thì trong xã hội văn minh, sự lạm dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi trường, sự tác động của các chất, tia phóng xạ lại là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ trẻ khuyết tật ngày càng tăng.
Do nhiều lý do khác nhau, đại bộ phận trẻ khuyết tật ít được hoặc không được ra lớp, hoặc đến lớp một thời gian sau đó lại bỏ học nhất là các em ở độ tuổi trung học. Các em thường mặc cảm, thiếu tự tin, sống thu mình và cho rằng người khác sẽ khó chấp nhận những khác biệt ở mình. Các em không nghĩ rằng trong cuộc sống chúng ta có thể chấp nhận những khác biệt của nhau thì chúng ta cũng có thể chấp nhận những khác biệt ở học sinh khuyết tật. Thêm nữa một bộ phận không sẵn lòng đón chào trẻ khuyết tật điều đó là không nên. Bởi các em phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ khác. Điều này mang tính nhân văn, thể hiện quyền bình đẳng mà công ước Quốc tế, luật Bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.
Ở Việt Nam, vấn đề người khuyết tật và trẻ khuyết tật được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
- Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định: “Việc học tập của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”. 
Trong Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ – TTG ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ): hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể của ngành giáo dục là vào năm 2020: 70% trẻ khuyết tật được đi học.
Thực tế những năm gần đây việc huy động trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để hiểu được tâm lý của học sinh khuyết tật và dạy đối tượng khuyết tật như thế nào cho có hiệu quả? Đây là mối quan tâm trăn trở không chỉ của bản thân tôi mà của hầu hết các giáo viên có học sinh khuyết tật, các nhà quản lý giáo dục. Cho nên việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là vấn đề đáng được quan tâm của các ngành, các cấp. Giải quyết tốt vấn đề này là giảm được gánh nặng cho gia đình, cho toàn xã hội.
Xuất phát từ lý do trên luôn thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông miền núi”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi hy vọng phần nào hiểu được tâm lý học sinh khuyết tật để hiểu và thông cảm với những thiệt thòi mà các em phải gánh và cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản góp phần xây dựng một nền giáo dục hòa nhập. Vì “có biết, có hiểu, có quan tâm” thì các em mới tự tin bước vào tương lai.
Từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Các điều kiện đảm bảo hoạt động học của học sinh ở trường phổ thông miền núi.
 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường phổ thông miền núi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hòa nhập và một số văn bản Nhà nước liên quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lý luận.
Phương pháp quan sát, điều tra: 
Thông qua việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm trên lớp để tìm hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của học sinh
Dùng phiếu điều tra, thăm dò, trao đổi với giáo viên và học sinh nhằm tìm ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học.
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN
Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là những trẻ em có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm chức năng cơ thể dẫn đến gặp những khó khăn nhất định trong các hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập.
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông tại nơi trẻ sinh sống.
Giáo dục hòa nhập là “hỗ trợ học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”. 
Giáo dục hòa nhập là không có nghĩa là “xếp chỗ” cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giá đúng trẻ khuyết tật mọi trẻ em khuyết tật đều có những năng lực nhất định. Từ đó người ta tập trung quan tâm tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được.
Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ GD – ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Trong những năm qua chương trình giáo dục hòa nhập ngày càng được áp dụng rộng rãi, số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì thế giáo dục học sinh khuyết tật trong trường phổ thông ngày càng được quan tâm, góp phần hạn chế những khiếm khuyết, tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động và hòa nhập xã hội, tạo niềm tin lòng tự trọng, ý chí vươn lên giúp các em phát triển hết khả năng của mình để đạt mức chất lượng cao nhất mà năng lực mình cho phép, giúp các em vững bước vào đời, tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thuận lợi
Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ. Đa số giáo viên có tay nghề vững vàng, tâm huyết với nghề, có lòng nhân hậu, yêu thương học sinh, thông cảm với nỗi bất hạnh của học sinh khuyết tật.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chế độ, chính sách cho giáo viên trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
So với trước đây, nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật có nhiều tiến bộ hơn nhiều. Họ không còn cho rằng trẻ khuyết tật là hậu quả về sự trừng phạt của thượng đế, là số phận bất hạnh của những gia đình ăn ở thiếu đạo đức mà hiểu được căn nguyên của trẻ khuyết tật là do ảnh hưởng của môi trường, là do bẩm sinh di truyềnPhần lớn họ đều thừa nhận sự tồn tại của trẻ khuyết tật là một thực tế khách quan.
Khó khăn
Trường THPT Ngọc Lặc là một trường miền núi có học sinh ở các xã trên địa bàn rộng. Đa số người dân sống bằng nghề nông, đời sống gặp khó khăn. Một số hộ dân chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhà trường trên nhiều lĩnh vực. Địa phương còn nghèo việc đầu tư cho giáo dục còn thấp, phụ huynh chưa đầu tư cho con em đúng mức, có một số phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường, việc chăm sóc thiếu chu đáo
Chưa có cán bộ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nên chưa có kĩ năng tạo ra môi trường thuận lợi kích thích sự ham thích học tập của các em, giáo viên tham gia dạy hòa nhập theo kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu hơn nữa những đồ dùng dạy học dành riêng cho trẻ em khuyết tật không có cho nên rất hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức cho các em. 
Các học sinh ở độ tuổi này nhận thức đã thay đổi nên có những học sinh thiếu tôn trọng, không muốn tiếp xúc, xa lánh với trẻ khuyết tật vì vẻ bề ngoài của các em và mức độ nhận thức của các em chậm hơn nên không phù hợp với mình. 
Về phía học sinh khuyết tật: có em đôi lúc các em thiếu nghiêm túc, thiếu tập trung trong lớp, tự nhiên lại cắn hay tát các bạn khác, nhiều em đi học không thường xuyên... chất lượng giáo dục chưa cao.
Về phía giáo viên bộ môn: soạn giảng đôi lúc không chú ý đến mục tiêu riêng cho trẻ khuyết tật mà chỉ soạn theo mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
Về phía GVCN: thiếu kinh nghiệm, thiếu tài liệu trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh khuyết tật. Các biện pháp này đã được vận dụng trong hai năm qua và đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như sau: 
Xác định đối tượng
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập trong lớp mình. Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Đối tượng của gia đình em đó thế nào? Những mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn.
Năm học
Họ và tên
Dạng tật
Mặt mạnh
Mặt yếu
Ghi chú
2017 - 2018
Nguyễn Thị Phương
Khuyết tật mắt
Hiền lành, ngoan ngoãn
Học kém, ít nói, không giao lưu với mọi người, không tham gia vào bất kì hoạt động tập thể nào
Bố mẹ bỏ nhau, ở với ông bà ngoại, gia đình thuộc hộ nghèo
2017 - 2018
Phạm Thị Diệu Thúy
Khuyết tật mắt
Ngoan ngoãn, hát hay
Học trung bình, nhút nhát, thu hẹp bản thân, không giao lưu với mọi người
Bố mẹ làm nông, gia đình thuộc hộ cận nghèo
2018 - 2019
Võ Thị Thùy Dương
Khuyết tật khác
Thích hoạt động 
Học trung bình, không tập trung, hay cắn các bạn khác
Bố đi làm xa nhà, gia đình thuộc hộ cận nghèo
Lập kế hoạch cụ thể, xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập
Để làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, giáo viên cần nắm được những yêu cầu sau đây:
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập người GVCN cần xác định nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. Trong trường hòa nhập với sự có mặt của học sinh khuyết tật và học sinh bình thường, đòi hỏi giáo viên phải xác định được nhu cầu cần đáp ứng để tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia học tập đạt kết quả nhất. Đặc biệt với học sinh khuyết tật việc xác định những điều kiện cần hỗ trợ, cải thiện từ phía nhà trường, để tạo một môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho các em tham gia vào hoạt động trong nhà trường hiệu quả nhất.
Khi xác định nhu cầu cần hỗ trợ, GVCN phải chú ý đến vấn đề:
+ Quan tâm thu thập thông tin về giáo dục hòa nhập tại các trường và địa phương khác.
+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía giáo viên bộ môn - học sinh và phụ huynh học sinh.
Kế hoạch phải xây dựng các mục tiêu, xác định hiệu quả của các hoạt động: Trong giáo dục hòa nhập xác định mục tiêu duy trì học sinh khuyết tật đến lớp được coi là một trong những mục tiêu thực hiện chiến lược mang tính bền vững và lâu dài.
Trong kế hoạch hoạt động, GVCN cần chú ý tới một số nội dung hoạt động cơ bản sau:
+ Nội dung giáo dục cho trẻ khuyết tật: nội dung giáo dục cơ bản, hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội
+ Nội dung các tập thể học sinh: phát động phong trào đôi bạn cùng tiến, vòng tay bè bạn, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức
Với mỗi nội dung và hình thức hoạt động GVCN cần xác định cách tiến hành cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Giáo viên với việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập:
Giáo viên trực tiếp giảng dạy có góp phần không nhỏ đến hiệu quả của giáo dục hòa nhập, là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học hòa nhập nên hiểu rõ nhất nhu cầu và năng lực của học sinh khuyết tật để từ đó xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp, và cũng là người tham gia tổ chức các mối quan hệ tốt giữa học sinh bình thường với học sinh khuyết tật, chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập đối với người giáo viên cần phải:
Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật:
Để làm được điều này, giáo viên phải tổng hợp thông tin về trẻ từ nhiều yếu tố:
- Thông qua y tế để xác định mức độ nặng nhẹ của từng em.
- Thông qua các hồ sơ học sinh và gia đình để tìm hiểu những thông tin về nhu cầu và năng lực của học sinh .
- Nội dung tìm hiểu về năng lực và nhu cầu của học sinh khuyết tật gồm có:
+ Sự phát triển về thể chất: Sự phát triển cân đối về cơ thể, khả năng vận động, đặc biệt là khả năng tự lao động phục vụ.
+ Khả năng về ngôn ngữ giao tiếp: đó là khả năng về nghe, nói, vốn từ
+ Khả năng nhận thức: Khả năng ghi nhớ, tư duy, khả năng hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh.
+ Quan hệ xã hội: Đó là các hành vi ứng xử, tình cảm, khả năng hội nhập cộng đồng.
+ Môi trường học sinh khuyết tật sinh sống: Các em được sống trong môi trường ăn ở, vệ sinh, chăm sóc, giáo dục như thế nào.
Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục:
* Xây dựng mục tiêu:
Khi xây dựng mục tiêu cho học sinh khuyết tật trong giáo dục hòa nhập phải căn cứ vào:
- Bản thân học sinh: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống đã có ở học sinh khuyết tật, những gì các em cần đáp ứng.
- Điều kiện và nguyện vọng gia đình của các em.
- Điều kiện của địa phương, nhà trường, lớp học.
Khi xây dựng mục tiêu cho mỗi học sinh khuyết tật cần chú ý các nội dung sau:
- Mục tiêu hòa nhập xã hội
- Mục tiêu kiến thức về các môn học.
- Mục tiêu về hành vi ứng xử giao tiếp.
- Mục tiêu giáo dục hành động tự phục vụ.
- Mục tiêu phát triển các khả năng.
Khi xây dựng mục tiêu cho trẻ khuyết tật giáo viên cần kết hợp với phụ huynh học sinh, y tế,cùng xây dựng càng chi tiết càng tốt.
Mục tiêu cho học sinh khuyết tật có thể là dài hạn (một năm hoặc là nhiều năm) nhưng cũng có thể là mục tiêu ngắn hạn (học kỳ, tháng, tuần)
* Lập kế hoạch:
Khi xây dựng mục tiêu xong, căn cứ vào mục tiêu, GV tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục. Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Vì các em chỉ có thể phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình.
Có thể xây dựng kế hoạch theo biểu mẫu:
Nội dung hoạt động
Biện pháp
tiến hành
Thời gian
tiến hành
Người
thực hiện
Kết quả
Chăm sóc
Kiến thức
Kỹ năng XH
Phục hồi chức năng
Điều chỉnh chương trình
Giáo viên là người điều chỉnh chương trình học tập. Việc điều chỉnh chương trình học tập phải đạt được những yêu cầu: làm cho thích ứng, định hình, hòa nhập, sáng tỏ chương trình và phương pháp giảng dạy.
Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của học sinh, để đáp ứng và tạo điều kiện cho các em phát triển tối đa, những khả năng vốn có giáo viên cần xác định mục tiêu giáo dục cụ thể trong từng môn học cho mỗi học sinh khuyết tật và vận dụng các phương pháp dạy phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu học tập của của các em.
Ví dụ: Học sinh có khó khăn về mắt (học sinh khiếm thị) sẽ gặp khó khăn trong việc ghi chép bài trên lớp nhưng sẽ không gặp khó khăn nhiều trong các môn rèn luyện thể chất, cho nên tùy theo mục tiêu đề ra mà giáo viên có thể giảm nhẹ yêu cầu cho phù hợp với năng lực của trẻ. Hay học sinh có khó khăn về học cũng tuỳ theo năng lực của các em mà điều chỉnh cho phù hợp (chẳng hạn học sinh bình thường học thực hành trên máy cần thành thạo, kỹ năng tốt nhưng nhưng với học sinh khuyết tật chỉ cần biết thao tác là được).
Với học sinh bình thường làm bài tập ở mức độ hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), thì học sinh có khó khăn về học chỉ yêu cầu làm bài, trả lời các câu hỏi theo mức độ nhận biết và thông hiểu
Định kỳ, hàng tháng, giữa kỳ, cuối kỳ giáo viên cần kiểm tra đánh giá và đối chiếu với mục tiêu kế hoạch từng môn học đã xây dựng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời trao đổi với phụ huynh những tiến bộ của học sinh và những vấn đề cần phối hợp để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật
Đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh, kết quả thực hiện giáo dục cá nhân. Chú ý đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống, khả năng hòa nhập của từng đối tượng, việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc động viên khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của các em.
Xây dựng vòng tay bè bạn
Thông thường việc kết bạn và duy trì tình bạn giữa trẻ với nhau mang tính tự nhiên. Với học sinh khuyết tật, do có khó khăn trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động nhận thức nên các em cũng gặp khó khăn trong tình bạn. Bởi đây là quan hệ được xây dựng từ hai phía và đòi hỏi phải thường xuyên củng cố, giữ gìn. Để tình bạn của các em thực sự có ý nghĩa trong đời sống tình cảm, tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu, giúp đỡ bạn ngay từ khi mới biết nhau giáo viên cần xây dựng vòng tay bè bạn cho trẻ.
Nhiệm vụ của nhóm vòng tay bè bạn là:
- Các học sinh bình thường gần gũi, quan tâm giúp đỡ, động viên những học sinh khuyết tật để các em cảm thấy được chia sẻ và từ đó sẽ không còn mặc cảm, tự ti mà mạnh dạn hơn trong cuộc sống.
- Giúp đỡ nhau trong học tập: học sinh bình thường sẽ giảng giải cho học sinh khuyết tật. Việc giảng giải của học sinh bình thường vừa giúp học sinh khuyết tật hiểu được bài vừa giúp cho chính bản thân các em rèn luyện kĩ năng tìm tòi cách thể hiện kiến thức mình hiểu cho người khác nghe vừa củng cố kiến thức đó.
- Hỗ trợ lẫn nhau trong đi lại và sinh hoạt: học sinh khuyết tật có khó khăn về vận động rất cần sự giúp đỡ của bạn bè trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày, thiếu sự hỗ trợ này học sinh khuyết tật gặp không ít khó khăn, thậm chí có khi phải nghỉ học.
Sắp xếp vị trí ngồi cho trẻ khuyết tật
Tuỳ theo loại khuyết tật của học sinh mà giáo viên sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý nhất, thuận lợi nhất, để các em có thể phát huy hết khả năng của mình.
Thông thường, học sinh khuyết tật được sắp xếp ngồi ở những vị trí sau:
- Ngồi nơi học sinh dễ quan sát, giáo viên dễ theo dõi có điều kiện chỉ bảo như bàn đầu phía vách tường vì trẻ khuyết tật thường ra lớp muộn nên vóc dáng có thể che chắn tầm nhìn của các học sinh bình thường.
- Hoặc học sinh khiếm thị sắp xếp ngồi bàn đầu.
- Học sinh khuyết tật vận động sắp xếp nơi đầu bàn để các em dễ ra vào lớp
Gia đình và cộng đồng với việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập
Phụ huynh là nguời gần gũi nhất với học sinh khuyết tật nên hiểu được quá trình phát triển nhu cầu và năng lực của các em. Chính vì vậy gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục các em. Muốn các em phát triển theo chiều hướng tốt, phụ huynh cần thường xuyên liên hệ với giáo viên , với trung tâm y tế để được tư vấn về phục hồi chức năng cho trẻ, về phương pháp giáo dục trẻ tại nhà.
- Trẻ được sinh ra và lớn lên trong cộng đồng, cộng đồng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các em. Cho nên việc tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập trong cộng đồng nhân dân là việc làm hết sức cần thiết. Hiệu trưởng cần tham mưu với chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo cấp xã về giáo dục hòa nhập để phối hợp cùng nhà trường trong công tác giáo dục các em.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua thực tế áp dụng đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường phổ thông miền núi” trong năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau:
Với sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên của trường trong công tác giáo dục hòa nhập trong 2 năm học, học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các em không còn nhút nhát, tụ ti, mặc cảm trước bạn bè, sống cởi mở, hòa đồng hơn. Các em đã tự thể hiện mình, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng như vui chơi. Đa số các em thực h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoa_nha.docx