SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử vùng đất tĩnh gia trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ thế kỷ x đến nửa đầu thế kỷ xix (chương trình lớp 10), nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh ở trường thpt Tĩnh gia 3
Theo đồng chí Lê Duẩn “Mục đích của việc học tập lịch sử ở trường phổ thông là phải khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc là phải khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động sản xuất, trong sự nghiệp xây dựng cuộc đời tự do, độc lập của mình, chứ không phải khắc vào đó những năm tháng, những sự kiện một bài lịch sử.” [2]. Thực tế trong nhiều năm nay chất lượng bộ môn lịch sử có nhiều biểu hiện giảm sút. Điều đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, một phần do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, mặt khác do ảnh hưởng khách quan và suy nghĩ chủ quan của nhiều học sinh.
Để thực hiện mục đích của việc học tập lịch sử ở trường phổ thông như đồng chí Lê Duẩn đã đề cập, là một giáo viên bộ môn lịch sử tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học như tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, sử dụng kiến thức liên môn, lồng ghép lịch sử Thanh Hóa và lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử dân tộc. Qua đó không những giúp học sinh nắm vững lịch sử dân tộc mà còn giúp học sinh học sinh biết được Tĩnh Gia một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, nhân dân nơi đây luôn có ý thức xây dựng nền kinh tế phát triển, nền văn hóa phong phú đa dạng. Từ đó bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương, làng xóm nơi các em sinh ra và lớn lên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT TĨNH GIA TRONG DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10), NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 Người thực hiện: Phạm Thị Tiệp Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử THANH HÓA NĂM 2018 Mục lục Nội dung Trang 1. Mở đầu................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................... 2 2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................... 2 2.2. Thực trạng của việc lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX ở trường THPT Tĩnh Gia 3...................................................................................... 2 2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử địa phương Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX ( chương trình lớp 10 ), ở trường THPT Tĩnh Gia 3................................................ 3 2.3.1. Tổng quan các bài, mục lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX được lồng ghép................................................................ 3 2.3.2. Một số yêu cầu khi lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam.......................................................................... 4 2.3.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử ở trường THPT Tĩnh Gia 3 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................. 13 3. Kết luận kiến nghị............................................................................... 14 Tài liệu tham khảo..................................................................................... 16 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm............................................................. 16 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Theo đồng chí Lê Duẩn “Mục đích của việc học tập lịch sử ở trường phổ thông là phải khơi dậy được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc là phải khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao động sản xuất, trong sự nghiệp xây dựng cuộc đời tự do, độc lập của mình, chứ không phải khắc vào đó những năm tháng, những sự kiện một bài lịch sử...” [2]. Thực tế trong nhiều năm nay chất lượng bộ môn lịch sử có nhiều biểu hiện giảm sút. Điều đó xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, một phần do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, mặt khác do ảnh hưởng khách quan và suy nghĩ chủ quan của nhiều học sinh. Để thực hiện mục đích của việc học tập lịch sử ở trường phổ thông như đồng chí Lê Duẩn đã đề cập, là một giáo viên bộ môn lịch sử tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học như tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trực quan, sử dụng kiến thức liên môn, lồng ghép lịch sử Thanh Hóa và lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử dân tộc. Qua đó không những giúp học sinh nắm vững lịch sử dân tộc mà còn giúp học sinh học sinh biết được Tĩnh Gia một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, nhân dân nơi đây luôn có ý thức xây dựng nền kinh tế phát triển, nền văn hóa phong phú đa dạng. Từ đó bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương, làng xóm nơi các em sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương đặc biệt là lịch sử địa phương Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử còn gặp khó khăn. Đã có một số bài viết về lịch sử địa phương Tĩnh Gia, ở mức độ, khía cạnh khác nhau, nhưng chưa đi sâu bàn về lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương ở mỗi bài, vì thế mà trong quá trình dạy học vẫn còn có hạn chế. Từ thực tế trên, cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ( chương trình lớp 10 ), nhằm nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh ở trường THPT Tĩnh Gia 3”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về lịch sử vùng đất Tĩnh Gia. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh, bảo vệ quê hương đất nước, cũng như phát triển kinh tế, văn hóa. Từ đó nâng cao ý thức, ý chí học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Giúp đồng nghiệp trong trường và địa bàn huyện Tĩnh Gia có được tư liệu lồng ghép vào các đơn vị kiến thức cụ thể để áp dụng vào quá trình giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tư liệu lịch sử địa phương Tĩnh Gia được lồng ghép vào các đơn vị kiến thức lịch sử Việt Nam ở khối lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 3. Các đồng nghiệp dạy lịch sử trên địa bàn huyện tham khảo, vận dụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê: Tìm hiểu địa chí Tĩnh Gia, các tài liệu có liên quan đến lịch sử địa phương Tĩnh Gia như Tĩnh Gia Quê hương – Đất nước – Con người, lịch sử địa phương Thanh Hóa, các tài liệu trên mạng internet. Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 [5]. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra khảo sát học sinh bằng phiếu trắc nghiệm về lịch sử địa phương; phỏng vấn, trao đổi với các giáo viên bộ môn lịch sử. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Lịch sử địa phương là những gì diễn ra trong quá khứ của một đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh), như quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ, chống giặc ngoại xâm, các anh hùng dân tộc tại địa phương đó. Lịch sử địa phương có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Do đó việc dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương sẽ có tác động qua lại lẫn nhau. “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học lịch sử dân tộc, thậm chí lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực tế hơn. Tạo nên những cảm xúc thật cho học sinh, hoặc thầy cô trong mỗi bài học lịch sử” [2]. Việc lồng ghép lịch sử địa phương trong lịch sử dân tộc có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh. “Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người, gắn với làng xóm, phố phường nơi học sinh đang sinh sống” [4]. Qua đó các em có quyền tự hào về những gì mà cha, ông mình đã xây dựng. Có ý thức bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử của quê hương. Không có hình thức giáo dục về ý thức truyền thống quê hương nào tốt bằng giáo dục qua lịch sử địa phương. Mặt khác lồng ghép lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, thấy được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, đồng thời học sinh biết được lịch sử địa phương ngay trong bài lịch sử dân tộc, chứ không chỉ giới hạn ở một hay hai tiết lịch sử địa phương theo phân phối chương trình. Từ đó giúp học sinh hào hứng, lĩnh hội kiến thức, góp phần phát triển tư duy. 2.2. Thực trạng của việc lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX ở trường THPT Tĩnh Gia 3. Để biết được thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát các giáo viên dạy lịch sử và học sinh các các lớp theo ban khoa học xã hội của nhà trường. Kết quả điều tra cho thấy: Về phía giáo viên: Tất cả giáo viên đều đồng ý, việc lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia vào quá trình dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Bởi vì thời lượng dành cho lịch sử địa phương còn ít: Khối 10 một tiết, khối 11 một tiết, khối 12 hai tiết. Ở một số tiết dạy học lịch sử ở địa phương chỉ tìm hiểu được một khía cạnh của lịch sử đại phương, trong khi khối lượng kiến thức lịch sử địa phương rất phong phú và đa dạng. Chương trình lịch sử địa phương không nằm trong nội dung kiểm tra đánh giá. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương Tĩnh Gia không có sẵn trong thư viện nhà trường, đồng thời khối lượng kiến thức lịch sử dân tộc trong các bài dạy rất nhiều. Về phía học sinh: Học sinh rất hứng thú, chăm chú lắng nghe khi giáo viên lồng ghép các tư liệu lịch sử địa phương vào trong các tiết dạy vì những địa danh, nhân vật lịch sử đó có tại ngay trên mảnh đất quê hương học sinh. Nhưng khi đi hỏi sâu vào kiến thức lịch sử địa phương Tĩnh Gia thì hiểu biết của học sinh rất hạn chế. Ví dụ khi hỏi về nhân vật Đào Duy Từ thì học sinh chỉ biết là ông quê ở xã Nguyên Bình – Tĩnh Gia, đóng góp của ông như thế nào thì học sinh còn hời hợt, không biết. Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện các hình thức để giảng dạy lịch sử Tĩnh Gia. Trong đó tôi chú trọng lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia vào quá trình dạy học lịch sử bằng sự thiết thực và hiệu quả của nó. Để qua từng tiết dạy, bồi dưỡng cho học sinh kiến thức về lịch sử truyền thống, văn hóa địa phương. Từ đó tạo động lực cho học sinh tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực để xây dựng quê hương Tĩnh Gia ngày càng giàu đẹp. 2.3. Một số kinh nghiệm lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX (chương trình lớp 10), ở trường THPT Tĩnh Gia 3. 2.3.1. Tổng quan các bài, mục lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX được lồng ghép. STT Tên bài Mục được lồng ghép 1 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) II-Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV. 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X–XV. 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp. 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV. III-Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV. I-Tư tưởng, tôn giáo. 5 Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI-XVIII. 2. Sự phát triển thủ công nghiệp. 6 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII II.2. Kháng chiến chống Thanh (1789). 7 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII. I-Tư tưởng, tôn giáo. 8 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới Triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính sách ngoại giao. 2.3.2. Một số yêu cầu khi lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử Việt Nam. Giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học, tìm hiểu nguồn tài liệu lịch sử địa phương Tĩnh Gia, để xác định xem bài dạy nào có nội dung lồng ghép, lồng ghép như thế nào cho hiệu quả, phù hợp với bài dạy. Giáo viên phải chọn lọc, vận dụng hình ảnh, tư liệu liên quan đến lịch sử vùng đất Tĩnh Gia vào bài giảng. Trong quá trình giảng dạy phải lưu ý tới thời gian phân bố trong tiết học để không làm cho tiết học lịch sử dân tộc trở thành tiết học kể chuyện lịch sử địa phương. Khi lồng ghép lịch sử địa phương Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử dân tộc có thể thông qua nhiều hình thức như: Sử dụng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện để làm sinh động hơn cho bài giảng. Cung cấp kiến thức lịch sử địa phương gắn với các mốc lịch sử dân tộc để giáo dục truyền thống quê hương đối với học sinh. Giáo viên có thể linh hoạt lồng ghép ở các mục, phần tổng kết, bài tập về nhà. 2.3.3.Một số kinh nghiệp lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử ở trường THPT Tĩnh Gia 3. Thứ nhất: Lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia trong dạy học lịch sử để giúp học sinh biết được những đóng góp của nhân dân nơi đây, trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc thời phong kiến. - Khi dạy bài “Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV”, mục III-Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, tôi đã liên hệ những đóng góp của nhân dân Tĩnh Gia góp phần cùng với quân dân cả nước đánh tan giặc Minh “mở ra nền thái bình muôn thưở”, một thời kỳ “phục hưng” phát triển rực rỡ của quốc gia Đại Việt. Tĩnh Gia góp công, góp của vào khởi nghĩa Lam Sơn, nổi bật như. Nghề làm muối đã có từ lâu đời ở vùng ven biển Tĩnh Gia. Khi xâm lược nước ta nhà Minh đã có chính sách độc quyền khai thác đối với nghề này “người đi đường chỉ được đem ba bát muối và một lọ nước mắm” [1]. Vì thế đã làm cho đời sống của nhân dân Tĩnh Gia đã cơ cực lại càng trở nên khốn khó hơn. Nhưng trong cuộc khởi nghĩa vĩ đại này, người dân vùng Tĩnh Gia cùng với Nguyễn Xí người Nghệ An vượt qua nhiều khó khăn trước sự lùng sục, phong tỏa của quân thù để vận chuyển muối cho nghĩa quân Lam Sơn, trong những năm chiến đấu gian khổ ở Thanh Hóa. Tĩnh Gia có những người con ưu tú tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lôi và Lê Chiến tên thật là Trương Lôi, Trương Chiến quê ở Hải Hòa, Tinh Gia. Khi Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh hai ông tham dự hội thề Lũng Nhai, và tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đã góp nhiều công sức, lập nhiều chiến công, đều nắm giữ những chức tước quan trọng trong cuộc đấu tranh dành độc lập của dân tộc. Do hai ông có nhiều công lớn nên được Vua ban quốc tính đổi thành Lê Lôi, Lê Chiến. Hiện nay đền thờ của hai ông được tọa lạc ở thôn Quan Nội-xã Hải Hòa - Tĩnh Gia, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm người dân tổ chức tế lễ vào ngày 7/1 âm lịch. Hình 01. Đền thờ khai quốc công thần Trương Lôi, Trương Chiến Ngoài Lê Lôi, Lê Chiến trên vùng đất Tĩnh Gia còn có Lê Nhân Trung tức Lương Văn – vị khai quốc công thần triều Lê (thế kỉ XV) thuộc làng Tào Sơn – Thanh Thủy – Tĩnh Gia. Ông là người ra ứng tuyển trúng tam trường. Nhưng do thế nước nguy nan bèn bỏ bút theo Lam Sơn động chủ Lê Thái Tổ có nhiều công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh nên được Vua Lê Thái Tổ ban quốc tính, tên thụy là Nhân Trung. Để giữ niềm tự hào này mà các thế hệ con cháu về sau vẫn duy trì tên gọi mà Vua ban và dòng họ Lương từ thế kỉ XV đến nay vẫn mang họ Lê. - Khi dạy “Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”, mục II.2. Kháng chiến chống Thanh (1789). Ở mục này sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Tôi lồng ghép hình ảnh và tư liệu lịch sử vùng đất Tĩnh Gia để hướng dẫn tiếp cho học sinh như sau: Do thế giặc mạnh lực lượng của quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về đóng giữ ở Tam Điệp – Biện Sơn và xây dựng tuyến phòng thủ chống giặc. Đây là kế sách của Ngô Thì Nhậm “Nghĩ cho cùng thì chỉ có cách này, sớm truyền cho thủy quân chở đầy các thuyền lương, thuận gió, giương buồm ra thẳng cửa biển vùng Biện Sơn (Thanh Hóa) mà đóng. Quân bộ thì sửa soạn khí giới giong trống lên đường lùi về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt thủy bộ liên kết với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu rồi cho người chạy giấy về báo với Chúa công” [1]. Hình 02. Đảo Nghi Sơn - Tĩnh Gia – Thanh Hóa Biện Sơn (Nghi Sơn) có diện tích gần 4 km2, bề ngang rộng nhất khoảng 1,5 km, có nhiều núi ngọn cao, ngọn cao nhất 162m. Đây không chỉ là vùng có giá trị cao về kinh tế biển mà còn có vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong các thời kỳ lịch sử. Nếu Tam Điệp là điểm chốt giữ đường bộ, thì Biện Sơn là điểm chốt giữ đường thủy. Cuối năm 1788 đầu năm 1789, cả vùng Tĩnh Gia lại sôi động, nhộn nhịp đón đoàn quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy rầm rộ tiến ra bắc, tiêu diệt quân Thanh. Vùng Biện Sơn – Cửa Bạng (Du Xuyên) – Hà Nẫm trở thành nơi tập kết đại thủy quân Tây Sơn. Nhân dân trong tuyến phòng thủ này cũng như nhân dân Tĩnh Gia còn giúp Vua trong việc luyện tập thủy binh, hăng hái lên đường giết giặc. Vì vậy mà nhân dân nơi đây rất tự hào về những đóng góp của mình vào thắng lợi năm kỉ Dậu (1789) của Quang Trung – Nguyến Huệ đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Sau khi dành thắng lợi, để ghi công của nhân dân nơi đây Vua đã bãi miễn thuế Yến Sào cống vật có từ thời Lê Trịnh khiến nhiều người bỏ mạng. Cảm tạ công đức của nhà Vua đối với địa phương và với đất nước, nhân dân ở Biện Sơn và vùng Du Xuyên xã Hải Thanh đã lập đền thờ và hàng năm vào ngày 5 tháng 1 âm lịch lễ hội Quang Trung được tổ chức. Là lễ hội lớn nhất của Tĩnh Gia nên nhân dân ở đây nhắc nhở. “Mùng năm mở hội Quang Trung Muôn người nô nức khắp vùng về đây Dấu xưa ghi đức cao dày Anh hùng áo vải dựng xây cơ đồ” [1]. Hình 03. Lễ hội Quang Trung, xã Hải Thanh Tĩnh Gia – Thanh Hóa Hình 04. Đền thờ Quang Trung, xã Hải Thanh Tĩnh Gia – Thanh Hóa Thứ hai: Lồng ghép lịch sử vùng đất Tĩnh Gia vào dạy học lịch sử để giúp học sinh biết được tình hình kinh tế Tĩnh Gia thời phong kiến. - Khi dạy “Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X–XV”, mục 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở mục này, trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những việc làm của nhà nước và nhân dân giúp cho nông nghiệp được mở rộng, phát triển. Sau đó tôi sử dụng tư liệu và hình ảnh để cùng các em chia sẻ một số thông tin về nông nghiệp Tĩnh Gia trong thời kỳ này. Dưới các triều phong kiến Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Tĩnh Gia luôn được xác định là “phên dậu” phía nam của quốc gia. Vì thế vùng đất này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về chiến lược phòng thủ mà còn có ý nghĩa to lớn về kinh tế, nên ngay từ thế kỉ X nhà Tiền Lê cho khởi đào tuyến giao thông thủy quan trọng đầu tiên của Tĩnh Gia. Nối từ nam sông Yên đến Lạch Bạng và từ Lạch Bạng đến Quỳnh Lưu, Nghệ An. Kênh Than nối sông Thị Long đến cầu Hang xã Hải Lĩnh gặp sông Bà Hòa ở Mai Lâm theo kênh Xước vào Nghệ An. Mạng lưới kênh đào cùng với những con đê phần nào hạn chế được sự lệ thuộc vào thiên nhiên của nền sản xuất nông nghiệp Tĩnh Gia. Từ đó nâng cao vị thế của vùng đất này trong tiến trình lịch sử phát triển dân tộc. Sang thời Lý – Trần tình hình nông nghiệp Tĩnh Gia có nhiều chuyển biến mới, với các biện pháp làm các công trình thủy lợi, dưới sự chỉ đạo của Tướng Lý Nhật Quang. Các công trình thủy lợi góp phần tạo nên cuộc sống sinh động, nhiều làng, xã, được thành lập như xã Thanh Sơn, xã Nguyên Bình, xã Triêu Dương, xã Hải Thượng, xã Tân Dân vv... Đến thời Lê Sơ công tác đê điều, thủy lợi ở Tĩnh Gia tiếp tục được củng cố với quy mô ngăn nước mặn để khai thác vùng đầm lầy. Tiêu biểu là đê Hoàng Các ở xã Mai Lâm đã được hoàn thành. “Đê chạy dài từ Tháp Sơn đến Mả Nghè thôn Vĩnh Quang dài khoảng 1km. Đê hoàn thành có tác dụng thau chua rửa mặn, tạo nên một khu đồng ruộng phì nhiêu, ước khoảng hơn 1000 mẫu Bắc Bộ. Từ việc làm này, dân tứ xứ quy tụ về ngày một đông thành các thôn Vinh Quang, Cao Lư, Trung Dịch, Ngọc Lâm xã Mai Lâm ven biển phía đông nam huyện Tĩnh Gia ngày nay” [1]. Hình 05. Đê Hoàng Các, đê ngăn mặn đầu tiên có từ thời Lê Sơ, xã Mai Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa - Khi dạy “Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI-XVIII”, mục 2. Sự phát triển thủ công nghiệp. Ở mục này tôi liên hệ đến thủ công nghiệp ở Tĩnh Gia để học sinh biết được vùng đất Tĩnh Gia có những làng nghề thủ công nổi tiếng lâu đời. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII Tĩnh Gia đã phát triển các nghề thủ công. Một số nghề và làng nghề thủ công ra đời, đặc biệt là nghề chế biến nước mắm. Nghề chế biến nước mắm rất thịnh hành ở các huyện ven biển Thanh Hóa, nhưng không ở đâu nổi tiếng cả nước bằng nước mắm Du Xuyên – Ba Làng, xã Hải Thanh. Tục ngữ Thanh Hóa có câu “Cá mè sông Mực chấm với nước mắm Du Xuyên Chết xuống âm phủ còn muốn trở về mút xương” [6]. Nước mắm Ba Làng – Du Xuyên (mà đặc biệt là nước mắm cốt), để bao nhiêu lâu cũng được. Do kỹ thuật ch
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_lich_su_vung_dat_tinh_gia.doc