SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính- Sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bài dạy Giáo dục công dân 10

SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính- Sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bài dạy Giáo dục công dân 10

Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.

Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.

 

docx 19 trang thuychi01 9351
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính- Sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bài dạy Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di độngđã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. 
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị, không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này. 
 Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, tôi xin đưa ra đề tài: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH- SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN QUA BÀI DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 ”
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp về lồng ghép, tích hợp có hiệu quả việc đưa giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên vào bộ môn giáo dục công dân trong nhà trường Trung học phổ thông. Góp phần giáo dục và nâng cao ý thức về giới tính và sức khỏe sinh sản, giúp học sinh tự điều chỉnh được hành vi trong hoạt động để sống tốt, hoạc tập tốt và rèn luyện tốt. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Đinh Chương Dương với việc lồng ghép giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản qua bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Gắn lý luận với thực tiễn
 - Phương pháp tìm hiểu và phân tích tài liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục giới tính gồm nhiều nội dung: Giáo dục giới tính của học sinh với người khác, giáo dục kỹ năng tự hoàn thiện bản thân, giáo dục giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn, tình yêu, tâm lý hôn nhân
Giáo dục giới tính chính là hình thành cho học sinh sự hiểu biết cơ bản về đạo đức, quy luật sự phát triển tâm sinh lý của con người hình thành cho các em chuẩn mực đạo đức, hình thành những quan niệm về đạo đức lành mạnh.
Giáo dục giới tính được xem như bộ phận hợp thành nền giáp dục xã hội. Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với đạo đức và tư tưởng.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy phổ biến trong các nhà trường. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, việc đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy trong các nhà trường còn nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược nhau.
Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác "tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai lưỡi".
 Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản về giới tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể thiếu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ, ứng xử với người khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì nòi giống, phòng chống các bệnh xã hội 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Rời xa tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu trải qua một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Với sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hóa đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Một trong những vấn đề nổi cộm ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đó là các vấn đề về Sức khỏe sinh sản. Do thiếu hiểu biết về kiến thức, lại thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình, nhà trường nên hiện nay lứa tuổi vị thành niên có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi thiếu trách nhiệm, hệ lụy là tình trạng mang thai sớm, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi Vị thành niên ngày một tăng. Theo số liệu toàn cầu, trong năm 2015, số trẻ em kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi cao nhất rơi vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 59 triệu em; tiếp sau là Đông Á và Nam Á Bên cạnh đó, mỗi ngày có 20.000 trẻ em gái tại các nước đang phát triển độ tuổi từ 15-17 sinh con; ước tính số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15-19 là 3,2 triệu ca. Tự tử và biến chứng thai sản là hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổiNhững số liệu này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nước trên thế giới về tình trạng tảo hôn của trẻ em gái vị thành niên. Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến những nguy cơ về SKSS vị thành niên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010 cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên. Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên thế giới. Không chỉ có vậy, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên, thanh niên cũng có xu hướng gia tăng nhanh, có tới 55,8% số người nhiễm HIV ở Việt Nam trong độ tuổi từ 16-29 tuổi. Tại các trường THPT, có tới 1/3 các bạn hoc sinh chưa được tiếp cận với các biện pháp tránh thai an toàn, đặc biệt là chưa biết cách xử lý khi mang thai ngoài ý muốn, có đến 90,3% các em biết nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nhưng có tới 80% các em không dùng biện pháp tránh thai. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/11/2011) một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược hướng vào VTN&TN: cải thiện SKSS vị thành niên và thanh niên, để vào năm 2020 tỷ lệ có thai ở vị thành niên và tỷ lệ phá thai ở vị thành niên đều giảm 50% so với năm 2010 và có ít nhất 75% số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS có dịch vụ thân thiện cho vị thành niên và thanh niên.
Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy. Các trường đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính.  
- Giáo dục giới tính là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính trong từng bài học cụ thể.
- Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính. Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực. Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả.
- Trong những năm học gần đây, trường THPT Đinh Chương Dương cũng đã tổ chức một số buổi sinh hoạt ngoại khóa giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh vào các ngày 20/10 hoặc 8/3. Thông qua các buổi sinh hoạt này, tôi nhận thấy các em học sinh còn khá dè dặt, ngại ngùng khi trao đổi những vấn đề nhạy cảm liên quan đến việc quan hệ tình dục. Nhiều em còn không biết thế nào là tình dục an toàn, những biện pháp phòng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Khi được hỏi về vấn đề: “ Nếu lỡ quan hệ tình dục và mang thai thì em sẽ tâm sự chuyện này với ai”. Nhiều em cho rằng cảm thấy xấu hổ và không dám nói với ai. Một số em thì tâm sự với bạn bè, chỉ có một số ít em là chia sẻ điều này với mẹ, cô giáo. Từ đó cho thấy, vai trò của giáo viên, gia đình trong việc giáo dục giới tính cho các em rất hạn chế, các em chưa tin tưởng để chia sẻ những vướng mắc đầu đời về giới tính, an toàn tình dục.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
- Thuận lợi:
So với các bộ môn khác môn giáo dục công dân là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa cho bài dạy.
Bản thân tôi là một giáo viên nữ, đã có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng. 
- Khó khăn:
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung của môt số bài trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh.
Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. 
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh.
Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Để nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản trong phần 1 công dân với tình yêu, bài 12 giáo dục công dân 10, chúng ta cần thực hiện như sau:
2.3.1. Xác định nội dung cần lồng ghép.
Trong phần 1 công dân với tình yêu, có ba nội dung:
Thế nào là tình yêu?
Thế nào là tình yêu chân chính?
Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.
Ba nội dung này đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên về các vấn đề như:
Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm.
Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh, biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói "không" trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
Trong đó nội dung thứ 3 là nội dung quan trọng trong việc giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên vì đây đề cập đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thông qua nội dung này, chúng ta có thể trang bị cho các em, đặc biệt là các em gái những kiến thức, kỹ năng từ chối quan hệ tình dục trước hôn nhân, kiến thức về tình dục an toàn, bảo vệ sức khỏe sinh sản Từ những kiến thức được trang bị, học sinh thấy được, hiểu được không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân, đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên.
2.3.2. Giáo án minh họa lồng ghép nội dung giáo dục giới tính- sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 1 bài 12 học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức.
	Học sinh nắm được thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chân chính? Và nắm được những điều cần tránh trong tình yêu.
 2. Về kĩ năng.
Biết nhận xét dánh giá một số quan niệm sai lầm về tình yêu.
3. Về thái độ.
	- Yêu quý gia đình.
	- Đồng tình ủng hộ các quan điểm đúng về tình yêu.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
	- Năng lực nhận thức được về tình yêu, tình yêu chân chính, một số điều nên tránh trong tình yêu, chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta
	- Năng lực tư duy phê phán trong một số quan điểm về tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Năng lực giải quyết vấn đề, ra quyết định trong tình huống về những điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên
	- Năng lực hợp tác, thảo luận để tìm hiểu các biểu hiện của tình yêu chân chính, các chức năng của gia đình
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Thảo luận nhóm, Xử lí tình huống, Tranh luận,Vẽ bản đồ tư duy
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- SGK, SGV GDCD lớp 10.
	- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Em hãy trình bày thế nào là nhân phẩm và danh dự?
3. Học bài mới. 
 Giới thiệu bài mới: 
Để giới thiệu nội dung bài học, Gv cho Hs đọc bài thơ Hương thầm ( Phan thị thanh nhàn). Em hiểu tình yêu như thế nào qua bài thơ trên? Từ đó dẫn HS vào bài mới.
Dạy học bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tình yêu
* Cách thực hiện:
Trong đời sống tình cảm của mỗi cá nhân tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Nó góp phần điều chỉnh hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo đức của cá nhân.
Tình yêu có nôi dung rất rộng, trong bài này chỉ đề cập đến tình yêu nam - nữ.
Cho Hs thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm tình yêu
Chia lớp thành 2 nhóm, giao câu hỏi cho các nhóm:
Nhóm 1: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu. Qua đó em hiểu tình yêu có những biểu hiện gì?
Nhóm 2: Hãy nêu một số quan niệm về tình yêu mà em biết?
GV bổ sung, kết luận thế nào là tình yêu
Chuyển ý: 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là tình yêu chân chính
* Cách thực hiện:
GV: Kể cho HS nghe câu chuyện tình yêu cảm động, sau đó dẫn dắt Hs hiểu thế nào là tình yêu chân chính và các biểu hiện của tình yêu chân chính
“Chàng trai tật nguyền "ăn xin" chinh phục cô gái Nam Định xinh xắn: Chuyện cổ tích chưa bao giờ lại đẹp đến thế!
Thật ngưỡng mộ tình yêu của 2 bạn này. Chỉ có thể là sức mạnh của tình yêu mới cho con người ta sức mạnh để vượt qua mọi rào cản như thế. Một cô gái xinh xắn, lành lặn tự nguyện được yêu và chăm sóc chàng trai tật nguyền nhưng tốt bụng và đầy ý chí, nghị lực.” 
Qua câu chuyện vừa rồi, tình yêu chân chính có những biểu hiện như thế nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số điều cần tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên
* Cách thực hiện:
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. 
Phát phiếu học tập ghi rõ tình huống và câu hỏi.
Nêu tình huống : Lan là một nữ sinh lớp 10A1 vừa xinh đẹp vừa học giỏi. Có rất nhiều chàng theo đuổi. Thắng là bạn học cùng lớp với Lan. Một lần Thắng đã cá cược với Hoàng và các bạn nam trong lớp là có thể cưa đổ được Lan. Thắng đã quan tâm, chiều chuộng Lan hết mực và Lan đã cảm động trước tình cảm đó vá nhận lời yêu Thắng và hiến dâng bản thân cho Thắng. Ngay sau đó Thắng đã quay mặt và không yêu Lan nữa vì mục đích của mình đã thành. Lan phải nghỉ học vì có thai.
Câu hỏi:
1. Theo em yêu ở độ tuổi 15 như vậy có quá sớm không?
2. Tình yêu của Thắng dành cho lan có chân thật không hay? Vì sao?
3. Trong cuộc tình này thì người tổn thương nhất là ai? Và hậu quả là gì?
Qua phần chúng ta thảo luận và đi tới tổng kết, chúng ta có thể thấy những điều cần phải tránh trong tình yêu đó là:
 Tình yêu là một đề tài muôn thuở của nhân loại, là khát khao của biết bao trái tim. Chúng ta- những Hs dang độ tuổi trưởng thành cần phải hiểu đúng về tình yêu, cần biết trách nhiệm của mình với loại tình cảm đặc biệt thiêng liêng này. Chúng ta trước hết cần học tập và rèn luyện tốt, xây dựng một tình bạn tốt, chân chính khi thực sự trưởng thành tình yêu đó sẽ được đón nhận.
Để lồng ghép giáo dục giới tính liên quan đến điều nên tránh thứ 3 là quan hệ tình dục truốc hôn nhân.
Chia lớp thành 2 nhóm: Nam 1 nhóm, nữ một nhóm, tiến hành thảo luận.
Chiếu các quan niệm trên máy chiếu:
1. Khi nào mới được có quan hệ tình duc? Tại sao?
2. Làm thế nào để tránh được quan hệ tình dục bất dắc dĩ( trước hôn nhân hoặc do rủi ro)?
3. Tại sao lại cần phải như vậy?
Gv kết luận:
+Thứ nhất :tình yêu nam nữ cần bắt đầu từ khi kết thúc cuộc đời đi học và tuổi đã trưởng thành. Và quan hệ tình dục bắt đầu từ sau hôn nhân.
 + Thứ hai: để tránh được quan hệ tình dục bất đắc dĩ ( trước hôn nhân hoặc do rủi ro), thì các em không nên đi chơi riêng với nhau dù trong trường hợp nào. Mặc dù không ngụ ý là các em phải đoạn tuyệt cuộc giao du lành mạnh với nhau, nhưng muốn tránh sự thân mật, rắc rối trước hết các em phải thu xếp đừng gặp riêng như vậy và sau đó đừng nói với nhau những chuyện quá riêng tư và kích động.
	+Thứ ba: các em có thể mạnh dạn từ chối( nói “không” khi bị ép buộc tình dục). Cần phải như vậy bởi vì

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_gioi_tinh_suc_kho.docx