SKKN Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Địa lí 11 thông qua phần vào bài

SKKN Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Địa lí 11 thông qua phần vào bài

Người thầy giáo có thể say mê giảng bài suốt 45 phút của một tiết học mà không có cảm giác mệt mỏi. Nhưng với học sinh, việc tập trung nghe thầy giảng bài suốt 45 phút trong một buổi học thường có từ 4 - 5 tiết học lại không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải, ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến.

Từ thực tế trên, ta thấy trong quá trình dạy học thì việc tạo hứng thú, tạo niềm đam mê học tập là rất quan trọng. Khi có được sự hứng thú thì các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiểu quả.

Trong các môn học ở lớp 11, thì bộ môn Địa lí được học sinh coi là khá khô khan và đơn điệu. Chương trình Địa lí 11 các em sẽ đi tìm hiểu khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới, địa lí khu vực và quốc gia – là những vấn đề mà các em nghĩ là xa xôi, các em chưa hiểu tới,.Từ những suy nghĩ ban đầu đó sẽ làm cho các em có tâm lí chán học, không có hứng thú đối với bộ môn. Đây cũng chính là những lí do làm cho chất lượng dạy – học của thầy và trò chưa đạt kết quả như mong muốn.

Vậy làm sao để tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí 11?

 Theo tôi, người giáo viên phải đầu tư cho khâu soạn giảng của mình, phải hướng dẫn học sinh biết cách khám phá tri thức, phải tạo tâm thế thoải mái trong các tiết học và đôi khi cũng phải hài hước một chút, không dễ dàng nhưng cũng không quá cứng nhắc,.

 

doc 22 trang thuychi01 13294
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Địa lí 11 thông qua phần vào bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GÓP PHẦN NÂNG CAO 
HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 11 THÔNG QUA PHẦN VÀO BÀI
Người thực hiện: Tống Văn Thành
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HÓA NĂM 2017
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 11 THÔNG QUA PHẦN VÀO BÀI
Người thực hiện: Tống Văn Thành
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lý
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ......................................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................
2
2.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................
2
2.2. Thực trạng dạy học Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 3..........................
2
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
3
2.4.. Hiệu quả của đề tài..
18
3. Kết luận, khuyến nghị ..............................................................................
19
3.1. Kết luận...
19
3.2. Kiến nghị.
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Người thầy giáo có thể say mê giảng bài suốt 45 phút của một tiết học mà không có cảm giác mệt mỏi. Nhưng với học sinh, việc tập trung nghe thầy giảng bài suốt 45 phút trong một buổi học thường có từ 4 - 5 tiết học lại không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải, ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến.
Từ thực tế trên, ta thấy trong quá trình dạy học thì việc tạo hứng thú, tạo niềm đam mê học tập là rất quan trọng. Khi có được sự hứng thú thì các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiểu quả.
Trong các môn học ở lớp 11, thì bộ môn Địa lí được học sinh coi là khá khô khan và đơn điệu. Chương trình Địa lí 11 các em sẽ đi tìm hiểu khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới, địa lí khu vực và quốc gia – là những vấn đề mà các em nghĩ là xa xôi, các em chưa hiểu tới,...Từ những suy nghĩ ban đầu đó sẽ làm cho các em có tâm lí chán học, không có hứng thú đối với bộ môn. Đây cũng chính là những lí do làm cho chất lượng dạy – học của thầy và trò chưa đạt kết quả như mong muốn.
Vậy làm sao để tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí 11?
	Theo tôi, người giáo viên phải đầu tư cho khâu soạn giảng của mình, phải hướng dẫn học sinh biết cách khám phá tri thức, phải tạo tâm thế thoải mái trong các tiết học và đôi khi cũng phải hài hước một chút, không dễ dàng nhưng cũng không quá cứng nhắc,...
	Có nhiều cách để tạo hứng thú cho một tiết học, trong đó khâu vào bài cũng góp một phần rất quan trọng.
	 Một phần vào bài hay, lôi cuốn sẽ kích thích được sự tò mò từ học sinh, giúp các em phấn chấn hơn, muốn tìm hiểu xem tiếp sau đó là gì? Và như thế sẽ có một tiết học thoải mái và đạt kết quả cao.
Vì những lí do đó, sau nhiều năm giảng dạy Địa lí 11 tôi muốn chia sẻ cùng quý thầy cô một số kinh nghiệm được viết trong đề tài:“ Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn địa lí 11 thông qua phần vào bài”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn địa lí 11 thông qua phần vào bài” với mục đích: Nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý trong từng giờ dạy. Tạo nguồn hứng thú để học sinh tập trung và tiếp thu nội dung bài học tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hứng thú học tập môn Địa lý của học sinh lớp 11 trường THPT Tĩnh Gia 3 thông qua phần vào bài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: nhằm nắm bắt được thực trạng dạy và học của bộ môn Địa lí ở trường THPT Tĩnh Gia 3, từ đó thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: việc thống kê và xử lí số liệu để có những thông số cần thiết đánh giá hiệu quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Sự sáng tạo của nghề dạy học là người thầy phải nghiên cứu, phải tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kĩ năng dạy học để lôi cuốn học sinh vào bài dạy của mình để rồi từ đó các em chủ động lĩnh hội kiến thức, biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên phải biết “đào sâu” cũng như vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau không chỉ ở nội dung chính của bài mà cả những phần phụ như vào bài, chuyển ý hay là liên hệ thực tế. Đối với bộ môn Địa lí, trong quá trình dạy học tôi thường sử dụng các phương pháp sau để vào bài một tiết học mới: 
	Giải quyết vấn đề
	Ở phương pháp này giáo viên đặt trước học sinh một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập.
	Đàm thoại gợi mở
	Là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn, thông báo cho học sinh. Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành nhiều câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn.
Trong quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng 6 dạng câu hỏi: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
	Phương pháp trực quan
	Là phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, mô hìnhđể minh họa nội dung kiến thức hoặc cao hơn là thông qua đó học sinh rút ra được kiến thức cần thiết cho nội dung bài học.
	Dạy học nhóm
	Dạy học nhóm là một hình thức của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Tóm lại, không có phương pháp nào là tối ưu cho một tiết học, cho nên tùy theo đối tượng học sinh, thời gian, kiến thứcmà giáo viên đưa ra những phương pháp dạy phù hợp nhất, trong đó có phần vào bài mới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Chương trình Địa lí 11 gồm hai phần lớn: khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới và địa lí khu vực, quốc gia. Trong quá trình dạy học phần vào bài tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
	Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản. Nội dung được tinh lọc hơn, mỗi bài học có nhiều kênh hình, bảng số liệu, biểu đồgiúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức hơn. Trong đó có những hình ảnh ngay trong bài học để giáo viên dựa vào đó đặt câu hỏi để chuyển vào bài mới.
	Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh thay đổi theo hướng tích cực. Học sinh tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, đặc biệt là học sinh phổ thông. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên cho các em tự chiếm lĩnh tri thức. Bản thân tôi đã mạnh dạn để giao cho các em soạn phần vào bài trước ở nhà (có giới hạn nội dung và thời gian) để lên lớp kết hợp với máy tính, máy chiếu trình bày trước lớp.
	 Cơ sở vật chất kĩ thuật, giáo cụ phục vụ cho việc dạy và học Địa lý đã được tăng cường. Từ bản đồ, tranh ảnh đến máy tính, máy chiếu, ti vi, giúp quá trình dạy học tốt hơn, trong đó có phần dạy vào bài mới.
2.2.2. Khó khăn
	Trong chương trình địa lí lớp 11, các em sẽ tìm hiểu về một số châu lục, khu vực và các quốc gia trên thế giới. Nội dung học khá đơn giản nhưng nếu không hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức đúng thì nó có thể biến thành “đơn điệu” và trùng lặp gây tâm lí chán nản với học sinh trước khi đi vào tiết học.
Những khó khăn lớn mà giáo viên Địa lí gặp khó khăn trong quá trình dạy học nói chung và vào bài nói riêng là:
	- Những kiến thức về địa lí thế giới, khu vực, quốc gia các em học từ lớp 7, lớp 8 nên để nhớ lại kiến thức cũ là khó khăn. Mỗi bài học nếu học sinh không xem trước bài ở nhà thì nó sẽ trở nên xa lạ và khó tiếp thu bài ở trên lớp. 
	- Để hiểu được những nét khái quát về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các quốc gia hay châu lục đòi hỏi học sinh phải linh hoạt, biết vận dụng những kiến thức đại cương từ lớp 10. Các em phải thấy được mối liên hệ gữa các nhân tố đó để phân tích, giải thích một vấn đề. Điều này “hơi khó” đối với những học sinh có học lực trung bình và học sinh yếu. 
	- Hiện nay, trong quan điểm của một số học sinh thì môn Địa lí được coi là môn học phụ, cho nên chưa đầu tư tìm hiểu, suy nghĩ để phát huy hết khả năng nhận thức của mình trong quá trình học tập.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Ý nghĩa của phần vào bài trong một bài học
Vào bài hay còn được gọi là khởi động, định hướng có ý nghĩa rất quan trọng trong một tiết học.
	 Nếu một khởi đầu hay, hấp dẫn nó sẽ thu hút sự chú ý của học sinh từ những phút đầu tiên. Như vậy, có thể nói phần vào bài nhằm tạo tâm thế học tập cho học sinh trong một tiết học.
	Ngược lại, nếu một vào bài chưa thuyết phục có thể làm học sinh thất vọng, không muốn hợp tác với giáo viên và ảnh hưởng đến cả quá trình học. Hoặc nếu giáo viên bước vào dạy bài mới mà không vào bài có thể sẽ không kích thích được sự tò mò cũng như hứng thú học tập của học sinh.
Trong một tiết học sẽ không có hai lần vào bài, do đó giáo viên cần phải xem xét nhiều yếu tố để quyết định cách mở đầu hiệu quả nhất.
2.3.2. Nguyên tắc chung khi vào bài một tiết học mới
	Theo tôi, để vào bài trong bộ môn Địa lí 11 phát huy tác dụng và phù hợp với phương pháp giảng dạy bộ môn cần chú ý một số nguyên tắc chung sau:
	 Phần vào bài mới phải đặt ở đầu tiết dạy, thường được giáo viên tiến hành sau khi kiểm tra bài cũ (đối với những bài học liên quan đến nhau) hoặc đầu tiết (đối với các bài bắt đầu của chương mới). 
	Thời gian vào bài phải phù hợp với nội dung kiến thức dạy bài mới. Trong môn Địa lí 11 nên diễn ra trong khoảng thời gian 2 – 3 phút cho một tiết học.
	Phần vào bài mang tính chất định hướng bài học, khơi gợi sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh vào đầu giờ học nên phải sử dụng hợp lí, không bỏ qua nhưng cũng không được lạm dụng. Vào bài mới được coi là thành công khi thỏa mãn hai yêu cầu: gây hứng thú cho học sinh và gắn kết bài mới.
	Cũng giống như một đơn vị kiến thức, học sinh sẽ đón nhận phần vào bài theo hướng tích cực nếu phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Vì vậy, tùy đối tượng học sinh ở từng lớp mà giáo viên chọn cho mình một cách vào bài thích hợp nhất. Điều này yêu cầu giáo viên không được rập khuôn máy móc một cách vào bài cho nhiều lớp, nhiều năm học. Giáo viên phải sáng tạo, tìm tòi để mỗi bài học ở mỗi lớp học có một “cánh cửa” đi vào khác nhau.
2.3. 2. Một số hình thức vào bài trong môn Địa lí 11
a. Vào bài bằng phương pháp đặt câu hỏi 
	Vào bài bằng câu hỏi là giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi, có thể theo hình thức đàm thoại gợi mở hoặc nêu vấn đề để học sinh chủ động, tự lực suy nghĩ trả lời. Giáo viên dựa vào nội dung của câu hỏi để dẫn dắt vào bài mới.
Ưu điểm lớn nhất của việc đặt câu hỏi trước khi vào bài mới là giúp học sinh tích cực học tập, không khí lớp học sôi nổi. Càng kích thích học sinh học tập hơn nếu giáo viên cho điểm (điểm miệng) cho những câu trả lời hay, có sự sáng tạo và hiểu biết. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có hạn chế là mất nhiều thời gian (vì phụ thuộc nhiều vào câu trả lời của học sinh).
	Để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của phương pháp này yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị trước nội dung và đáp án của câu hỏi. Kiến thức trong câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từng lớp.
Ví dụ 1:
Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Đối với bài này tôi sử dụng những câu hỏi đàm thoại để đánh giá trình độ nhận thức của học sinh vào bài học (lưu ý : khi đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa).
	Câu 1: Kể tên một số vấn đề toàn cầu mà em biết?
Học sinh trả lời, bổ sung.
Giáo viên chuẩn kiến thức: Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố,
	Câu 2: Theo em, tại sao những vấn đề trên mang tính toàn cầu?
Học sinh trả lời, bổ sung.
	Giáo viên chuẩn kiến thức: Là vấn đề toàn cầu vì chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng; cần sự hợp tác, chung sức của toàn nhân loại để giải quyết.
	Giáo viên dẫn dắt vào bài: Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa , khu vực hóa để phát triển kinh tế - xã hội, ngày nay các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với một số vấn đề mang tính toàn cầu trên. Vậy những vấn đề đó có biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp khắc phục gì? Chúng ta cùng bước sang bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
	Như vậy, việc đặt câu hỏi ngay trong phần mở đầu bài học này vừa đánh giá được sự hiểu biết của học sinh đối với bài mới, vừa tạo được không khí học tập sôi nổi và định hướng được những nội dung trong bài học mới.
Ví dụ 2:
Bài 5. Một số vấn đề của khu vực và châu lục
Tiết 1. Một số vấn đề của châu Phi
Tiết 2. Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
Tiết 3. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
	Ở cả 3 tiết này, học sinh đều được tìm hiểu những nét nổi bật về các châu lục (châu Phi, Mĩ la tinh) và khu vực (Tây Nam Á, Trung Á). Những nét nổi bật này các em đã có thể bắt gặp ở đâu đó trên truyền hình, trên mạng Internet, báo chí hay kiến thức ở những năm học trước. Vì vậy, để vào bài mới giáo viên có thể sử dụng câu hỏi sau: 
Câu hỏi: Em biết gì về châu Phi?
Gợi ý trả lời:
- Là một châu lục nghèo đói, lạc hậu, có số người nhiễm HIV cao nhất thế giới.
- Châu lục mà người dân ở đây có đặc điểm: da đen, tóc xoăn, răng trắng
- Có nền văn minh lâu đời (văn minh sông Nin), với các kim tự tháp (ở Ai Cập),
- Cảnh quan nổi bật của châu lục là hoang mạc, lớn nhất là hoang mạc Sahara.
- Ý khác...
Câu hỏi: Em biết gì về Mĩ la tinh?
Gợi ý trả lời:
- Là châu lục giàu tài nguyên khoáng sản.
- Có con sông Amazon, rừng Amazon
- Là “sân sau” của Hoa Kì.
- Là cái nôi của nền bóng đá thế giới : Brazin, Achentina,...
- Ý khác...
Câu hỏi: Em biết gì về khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á?
Gợi ý trả lời :
- Là những khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí.
- Khí hậu khô hạn, nhiều cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
- Thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
- Ý khác...
Cùng sử dụng một câu hỏi nhưng giáo viên có thể tiếp cận học sinh ở nhiều cách học khác nhau như: 
	Cá nhân học sinh trả lời (Giáo viên chưa yêu cầu chuẩn bị ở nhà), nếu đúng được 3 đặc điểm trở lên có thể cho điểm miệng.
	Tổ chức thi theo nhóm (Giáo viên yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà) lên bảng trình bày trong thời gian 2 phút, nhóm nào ghi được nhiều điểm nổi bật của châu lục và khu vực sẽ tuyên dương và có thể cộng điểm khuyến khích cho nhóm 
Với câu hỏi Em biết gì? Ngoài sử dụng cho bài 5 thì giáo viên cũng có thể sử dụng cho các tiết học về các quốc gia (Hoa Kì, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a)
Ví dụ: Em biết gì về đất nước Liên Bang Nga
Gợi ý trả lời
- Liên bang Nga được tách ra từ Liên bang Xô Viết.
- Là đất nước có diện tích lớn nhất trên thế giới.
- Được mệnh danh là “xứ sở Bạch Dương”.
- Tỉ lệ gia tăng dân số ở mức âm.
- Có nhiều thành công trong lĩnh vực “Vũ Trụ”.
- Là “người bạn” của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Ý khác...
Ví dụ: Em biết gì về đất nước Ô-xtrây-li-a
Gợi ý trả lời
- Ô-xtrây-li-a là quốc gia nằm ở Bán cầu nam.
- Là quốc gia duy nhất trên thế giới chiếm cả một lục địa.
- Có nhiều loại động vật đặc trưng, như: Căng-gu-ru, gấu túi, rái mỏ vịt...
- Là đất nước có nền kinh tế phát triển.
- Ý khác...	
Với những hiểu biết ban đầu về châu lục, khu vực hay quốc gia trong bài học, đôi lúc những hiểu biết đó còn đơn giản, còn sai sót,nhưng qua đó các em thấy mình cũng có “hiểu biết” và muốn biết thêm những kiến thức mới trong bài học hôm đó. Như vậy, giáo viên đã khơi dậy sự hứng thú học tập của học sinh ngay từ những phút đầu tiên vào bài mới và sẽ “tận dụng nguồn năng lượng mới” này cho cả tiết học để đạt hiệu quả cao nhất về nhận thức cho từng học sinh.
b. Vào bài bằng hình ảnh 
Đặc trưng của bộ môn Địa lí là có nhiều hình ảnh trực quan. Nội dung chương trình học liên quan đến những hình ảnh quen thuộc ở ngoài thực tế. Tôi đã sử dụng ưu thế này trong quá trình dạy học nói chung và phần vào bài nói riêng.
	Ưu điểm của sử dụng đồ dùng trực quan (hình ảnh) trong phần vào bài là rất lớn, nó giúp học sinh phát huy hết giác quan của mình trong quá trình học tập, tạo sự tò mò và hứng thú của học sinh khi phát hiện ra một điều mới lạ.
	Hạn chế của phần vào bài bằng hình ảnh trực quan là có thể làm cho học sinh thiếu tập trung và chú ý vào những dấu hiệu cơ bản.
Để sử dụng hình thức vào bài bằng hình ảnh đạt hiểu quả thì phải có hai điều kiện sau: Một là, nhà trường phải có phòng máy (máy tính, máy chiếu, loa, âm li,). Hai là, giáo viên phải đầu tư soạn giảng, biết sử dụng Power Point, phải tìm ra những hình ảnh phù hợp, tạo sự đa dạng, lôi cuốn nhưng không quá lạm dụng. 
	Hầu như tiết học, bài học nào (lí thuyết) giáo viên cũng có thể vào bài bằng phương tiện trực quan. Dưới đây tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1:
Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết 1. Một số vấn đề của châu Phi
	Các hình ảnh được sử dụng trong phần vào bài (có kèm theo chữ minh họa và nhạc không lời làm nền để tạo tâm lí thoải mái nhất cho học sinh).
Slide 1
Châu Phi – nơi có con sông dài nhất trên thế giới 
Sông Nin
Châu Phi – cũng là nơi có cảnh quan hoang mạc là chủ yếu.
Hoang mạc Xa-ha-ra
ông Nin
Slide 2
Slide 2
Kim tự tháp Ai – cập
Nền văn minh sông Nin rực rỡ từ thời cổ đại
Nhưng hiện nay châu Phi vẫn còn là châu lục nghèo nàn, lạc hậu.
	Giáo viên chỉ sử dụng bốn hình ảnh nhưng học sinh sau khi theo dõi có 
thể thấy được sự tương phản: 
	- Châu lục có sông dài nhất thế giới (sông Nin) nhưng cảnh quan chính ở châu Phi là hoang mạc.
	- Có nền văn minh lâu đời (văn minh sông Nin) nhưng hiện nay người dân vẫn sống trong đói nghèo, lạc hậu.
	Giáo viên chuyển ý vào bài: Vậy tại sao lại có sự tương phản đó? Nguyên nhân do đâu? Ngoài những đặc điểm trên, châu lục này còn có gì nổi bật về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chúng ta cùng bước vào tìm hiểu bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 1. Một số vấn đề của châu Phi.
	Khi tôi đưa ra phần vào bài này là muốn sử dụng hình ảnh để đặt ra tình huống có vấn đề mà muốn giải quyết nó các em phải học xong tiết học.
Ví dụ 2:
Bài 9. Nhật Bản
Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
	Đặc trưng lớn nhất của chương trình Địa lí 11 là khi học về quốc gia thường có ba tiết (tiết 1 học về tự nhiên, dân cư và xã hội; tiết 2 học về kinh tế; tiết 3 học thực hành). Phần vào bài của tiết 1 thường được bắt đầu ngay khi vào bài mới, tiết 2 và tiết 3 thường được bắt đầu sau khi kiểm tra bài cũ. Để phần vào bài hay, liên tục thì tôi thường lựa chọn những hình ảnh liên quan đến câu hỏi bài cũ để đưa tiếp các hình ảnh vào bài mới. Ưu điểm của cách làm này là học sinh không phải chuẩn bị tâm thế mới cho bài học, giúp các em hệ thống kiến thức bước vào bài mới một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, ở tiết 2 của bài 9. Nhật Bản tôi làm như sau:
	Bước 1 : kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi: a. Kể tên 4 hòn đảo lớn của Nhật Bản.
 b. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
Học sinh lên bảng trả lời, cho học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
	Bước

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_gop_phan_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_c.doc