SKKN Một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

SKKN Một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

 Sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

 Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI, trước mắt là đến năm 2020, trong đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nòng cốt thực hiện là ngành Giáo dục và Đào tạo. Tư tưởng về giáo dục của Bác đã được Đảng ta thể hiện và cụ thể hóa rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

 

doc 26 trang thuychi01 5541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Mục lục
 1. Mở đầu
1
 1.1. Lí do chọn đề tài.
1
 1.2 Mục đích nghiên cứu.
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3-4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4-5
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng
5-18
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
18-19
3. Kết luận, kiến nghị
20
 3.1. Kết luận.
20
 3.2. Kiến nghị.
20
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục.
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”. Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạy của Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiến của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới.
 Tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ XXI, trước mắt là đến năm 2020, trong đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nòng cốt thực hiện là ngành Giáo dục và Đào tạo. Tư tưởng về giáo dục của Bác đã được Đảng ta thể hiện và cụ thể hóa rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
 Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp làm công tác giáo dục đạo đức, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Do đó để đạt được mục tiêu của giáo dục toàn diện thì người GVCN đóng một vai trò rất quan trọng, không những cần một người GVCN có những kinh nghiệm, phương pháp giáo dục tốt, có trình độ chuyên môn giỏi mà còn cần một người GVCN có nhân cách đạo đức tốt vì đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của các học sinh.
 Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ” đẻ nghiên cứu và trao đổi với đồng nghiệp.
 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 - Mục đích: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh nhằm để đưa ra được kế hoạch cụ thể với các giải pháp sát thực tế với điều kiện hoàn cảnh của lớp,của trường làm cho chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường phổ thông được năng lên.
 - Nhiệm vụ:
 + Nghiên cưú về vai trò của GVCN ở trường phổ thông qua các văn bản luật, văn bản giáo dục, các tư liệu và các sách vở...Học hỏi và tham khảo ý kiến của các đồng chí GVCN có uy tín trong trường;
 + Trên cơ sở đó vạch ra được kế hoạch cụ thể, với các giải pháp và biệp pháp cụ thể cho lớp mình phụ trách;
 + Thực hiện kế hoạch đã vạch ra đối với lớp mình đang phụ trách chủ nhiệm và từ đó rút ra những việc đã đạt được, những việc còn tồn tại để điều chỉnh và bổ sung cho kế hoach hoàn thiện dần.
 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu: Công tác chủ nhiệm ở các khối lớp trong trường THPT, cụ thể là trường THPT Đinh Chương Dương.
 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác chủ nhiệm trên các lớp: 12A3 (2010 -2011) và 12C4 (2013-2014)
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Các tài liệu về đổi mới giáo dục
 + Giáo trình, sách của nhà lí luận viết về công tác chủ nhiệm;
 + Tài liệu, Tạp chí...
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 + Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát...;
 + Điều tra từ thực tiễn và thu thập thông tin;
 + Tổng kết kinh nghiệm, đúc rút bài học giáo dục.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như: Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng ta, trong những năm gần đây cùng với vịêc đổi mới chương trình giảng dạy các môn học, triển khai và vận dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy...thì việc giáo dục học sinh cũng đang được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. 
 Vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh lứa tuổi THPT lại càng quan trong. Vì đây là lứa tuổi vủa phải thay đổi môi trường giáo dục (từ THCS lên THPT), lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí đang phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng, nhân cách đạo đức đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện. 
 Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học sinh nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó thì nhà trường được xem là trọng tâm, chủ động, định hướng trong việc giáo dục. Nhà trường chính là môi trường giáo dục toàn diện nhất là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục một cách hệ thống nhất, là nơi hội tụ đủ những yếu tố về giáo dục toàn diện, đặc biệt là nơi có những người Cha, người Mẹ thứ hai của các em học sinh - đó là người Thầy người Cô làm công tác chủ nhiệm lớp.
 Trước hết, chúng ta cần hiểu và nắm rõ vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp: GVCN phải là giáo viên dạy bộ môn ở lớp; GVCN phải cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách cho học sinh; GVCN phải là người biết tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động trong lớp; GVCN phải cố vấn cho tập thể học sinh và Ban chấp hành Đoàn trong lớp; GVCN phải dạy và tổ chức các hoạt động trong học tập và ngoài giờ của học sinh; Phải nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà trường và xã hội qua các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp; Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò; Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác tự quản của học sinh; Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là với những em đặc biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt; Chủ đạo trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục; Nhận định, đánh giá chính xác học sinh; Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn ở một số trường TH nói chung và trường THPT nói riêng thì vai trò của người GVCN chưa được nhà trường quan tâm, chăm lo một cách tương xứng, chưa thật chú tâm nhiều đến việc lựa chọn, bồi dưỡng...chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN. Nhưng nguy hiểm hơn là vẫn còn có nhiều GVCN chưa nắm rõ vai trò, chức năng, quyền hạn...của mình nên dẫn đến có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về vai trò của GVCN chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả có những phương pháp giáo dục lỗi thời chưa theo kịp với mục tiêu của giáo dục toàn diện hiện nay...Dẫn đến vẫn còn tồn tại chuyện các giáo viên chủ nhiệm nóng nảy mất bình tĩnh, thậm chí có những lời nói xúc phạm học sinh, những hành động sai lầm lớn như: chửi học sinh, đánh học sinh, đuổi các em ra khỏi giờ học, vứt và xé sách vở của các em... Rồi vẫn tồn tại những cách giáo dục quá sai lầm như: bắt học sinh viết nhiều lần một bản kiểm điểm, bắt học sinh quỳ trước lớp, bắt học sinh hít đất nhiều lần ngoài sân thể dục... khi học sinh vi phạm. Điều đó đã làm học sinh bị xúc phạm quá, làm xuất hiện tình trạng học sinh chán học rồi bỏ học, có em bi quan dẫn đến làm những điều dại dột, tồi tệ hơn là có những GVCN bị học sinh chặn đường đánh, bị gia đình học sinh đánh hoặc nhờ người khác vào trường gây gỗ và đánh giáo viên... Ngược lại, có những Thầy Cô giáo chủ nhiệm quá dễ dãi với học sinh, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với học sinh, với tập thể lớp để cho một số học sinh hư hỏng và kéo theo nhiều học sinh khác theo đà...Bên cạnh đó cũng còn có một số không nhỏ GVCN còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp chủ nhiệm, đặc biệt là phương pháp giáo dục học sinh dẫn đến việc vận dụng thiếu linh hoạt, cứng nhắc hoặc không phù hợp cho từng đối tượng học sinh nên cũng làm cho việc giáo dục không đem lại hiệu quả, thậm chí làm cho tình hình nền nếp và đạo đực học sinh của lớp ngày càng xấu đi.
 Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm tại một trường đi lên từ truòng bán công với gần như số học sinh vào trường đều có kiến thức về các môn học rất yếu, hoàn cảnh kinh tế gia đình đa số là nông nghiệp dẫn đến Bố Mẹ phải lo kiếm tiền nuôi sống gia đình nên ít có thời gian quan tâm đến con cái, lại có nhiều Bố Mẹ phải bỏ quê đi làm ăn xa để các em ở nhà một mình hoặc với ông bà, cũng có nhiều gia đình khá giả nên Bố Mẹ quá chiều chuộng con ...dẫn đến đa số các em vào trường có đạo đức lối sống, lời ăn tiếng nói, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, có nhiều em có cuộc sống tự do, buông thả không coi ai ra gì...Hơn nưa mấy năm gần đây, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ chủ nhiệm lại các lớp có nhiều học sinh hư cá biệt, nề nếp của lớp rất yếu. 
 Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm giúp làm tốt công tác chủ nhiệm và học hỏi thêm một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm với các đồng nghiệp, giúp bản thân mình được hoàn thiện hơn trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là giáo dục học sinh. 
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng:
 2.3.1. Những yêu cầu sư phạm cần có ở người GVCN để thành công trong công tác chủ nhiệm lớp: Theo tôi người GVCN cần có itsa nhất 4 yêu cầu sư phạm sau:
 - Người GVCN lớp phải là người có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn.
 Điều này, giúp người GVCN có niềm tin hơn vào nghề nghiệp và đó chính là động lực giúp họ dám nghĩ, giám làm một cách chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chức và giáo dục học sinh.Đặc biệt là chúng ta cần có niềm tin nhất định vào học sinh của mình, điều đó sẽ tạo cho chúng ta một sức mạnh cảm hoá học sinh, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt.
 - Người GVCN cần có chuyên môn vững vàng, có “ tay nghề “ cao.
 Có thể nói đây là một những yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm. Vì có kiến thức chuyên môn vững vàng để giảng dạy tốt thì học sinh mới phục và nghe theo sự giáo dục của chúng ta. Đồng thời trình độ chuyên môn càng vững vàng bao nhiêu thì càng làm cho chúng ta tự tin hơn để chủ động và sáng suốt tìm tòi được các biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả nhất. Hơn nữa xã hội ngày càng phát triển, học sinh ngày càng thông minh hơn nên đòi hỏi nhiều hơn ở người Thầy, người Cô của mình.
 Chính vì thế, người GVCN cần tự học tập, nghiên cứu để nắm vững hệ thống tri thức khoa học liên quan đến môn học mình dạy, các tri thức về chính trị xã hội....Và đòi hỏi ở người GVCN cần có được các kỹ năng nền tảng và chuyên biệt không, đó là: Kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động xã hội...Điều này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng trau dồi, kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn giáo dục để từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh cụ thể.
 - Người GVCN cần có sự khéo léo trong ứng xử sư phạm, phải có uy tín đối với học sinh và với cha mẹ học sinh.
 Sự khéo léo trong ứng xử sư phạm đòi hỏi người GVCN cần hiểu rõ tâm lý học lứa tuổi học sinh, đặc biệt nắm chắc tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT hiện nay, hiểu được những điều đang diễn ra trong tâm hồn các em lúc này, phải hiểu rằng học sinh ở lứa tuổi này thích hoạt động. Điều này có được không chỉ nhờ việc học tập trên sách vở mà cần xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ, yêu thương và tôn trọng học sinh thực sự, từ đó giáo viên mới gần gũi học sinh để tìm hiểu, để hoà đồng và chia sẻ với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiện, sự cởi mở trong giao tiếp. Song để thực hiện tốt công việc này cần đòi hỏi ở người GVCN những đức tính quý báu như sự kiềm chế, chur động và kiên nhẫn trong mọi tình huống. Giống như A.X Macarenco đã nói “ uy tín của người giáo viên không phải nhờ các thủ thuật giả tạo nào đó, mà nó là toàn bộ cuộc sống của người Thầy, là hành vi hàng ngày của họ ”
 - Người GVCN nói riêng và mọi người giáo viên nói chung cần phải thực sự gương mẫu, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo: Yêu cầu này thật sự phù hợp với câu nói “ Nghề dạy học là nghề lấy nhân cách để giáo dục nhân cách ”. Do đó đòi hỏi người GVCN phải thể hiện mình như một nhân cách toàn diện và thể hiện từ trong nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục đến thái độ ứng xử hàng ngày. 
 Người GVCN thật sự gương mẫu, có uy tín và được học sinh kính trọng là một tấm gương để các em học tập noi theo và đó là chỗ dựa vững chắc để các em có thể tâm sự, trình bày ngyện vọng cũng như bày tỏ những điều riêng tư của bản thân.
 Đối với một người GVCN trong một trường bán công như chúng tôi lài càng rất cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ học sinh của chúng tôi là những đối tượng rất yếu về cả kiến thức các môn học, cả về ý thức đạo đức, chỉ thích ăn chơi, đua đòi, có nhiều em học sinh rất ngang bướng thậm chí rất láo và mất dạy. Dó đó khi vào công tác chủ nhiệm với các đối tượng học sinh như thế này tôi thấy những yêu cầu sư phạm ở trên là rất cần thiết với người GVCN và phải được GVCN vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Đặc biệt là những yêu cầu sư phạm: Người GVCN cần có những đức tính như kiềm chế, nhẹ nhàng và sự kiên trì bền bỉ trong giáo dục, tránh sự nôn nóng trong giáo dục và nóng tính mất bình tĩnh trong giao tiếp với học sinh; Người GVCN thật sự gương mẫu trên tất cả mọi mặt để học sinh học tập noi theo, theo tôi chúng ta không nên nói nhiều, không nên giải thích giảng giải cho học sinh nhiều mà chúng ta nên thể hiện trước học sinh bằng hành động cụ thể.
 2.3.2. Những nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm
 a. Phải biết tìm hiểu, phân loại và vạch kế hoạch giáo dục với từng loại đối tượng học sinh
 - Trước hết: Người GVCN cần xác định được nội dung cần tìm hiểu
 + Hoàn cảnh sống của học sinh: lý lịch học sinh, điều kiện kinh tế gia đình, đặc điểm và quan niệm giáo dục của gia đình, tình hình trật tự trị an ở địa phương...
 + Đặc điểm phát triển về thể chất và sinh lý lứa tuổi như: Sức khoẻ (Chiều cao, cân nặng, có bệnh gì không...); đặc điểm giới tính (những biểu hiện bên ngoài, thái độ, cử chỉ, những sở thích...).
 + Đặc điểm tâm lý, khí chất: khả năng tư duy, nhận thức, trí thông minh, sự nhạy bén trong công việc, ngôn ngữ, tình cảm...thuộc đối tượng nhanh nhẹn hoạt bát hay trầm tĩnh...
 + Những phẩm chất đạo đức chủ yếu: trung thực hay gian dối, cần cù chăm chỉ hay lười biếng...
 + Những phẩm chất khác như: Tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức và thái độ lao động...
 + Thiên hướng hoặc năng khiếu: thể thao, múa hát, văn thơ, ngoại ngữ...
 - Phải dùng tốt các phương tiện giúp ta tìm hiểu.
 + Các loại sổ sách, hồ sơ liên quan đến học sinh như: hồ sơ lý lịch, học bạ, sổ liên lạc, sổ điểm, sổ đầu bài, sổ công tác chủ nhiệm...
 + Các sản phẩm do các em tự làm như: các bài làm, các bài sáng tác của các em trên báo tường, tập san lớp...
 + Kết quả của các bài tìm hiểu thăm dò do giáo viên đưa ra bằng hệ thống câu hỏi.
 - Phải có và sử dụng tốt các phương pháp tiến hành
 + Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh: Cần phân loại hồ sơ và xác định được mục đích cần tìm hiểu.
 + Phương pháp đàm thoại: Sử dụng cách trò chuyện trực tiếp với học sinh, có thể thông qua GVCN cũ, với cha mẹ học sinh, với bạn bè, với ban cán sự lớp...
 + Phương pháp quan sát: Phải sử dụng thường xuyên đối với những học sinh cần tìm hiểu. Quan sát các em thông qua việc học tập, lao động, các hành vi thể hiện ra ngoài như hành động, lời nói, cử chỉ và các hoạt động vui chơi...
 b. Phải biết tổ chức, xây dựng tập thể
 - Nội dung và phương tiện:
 + Phải xây dựng được sơ đồ tập thể lớp
 + Phải xây dựng được sơ đồ chỗ ngồi của tập thể lớp (cho từng học sinh cụ thể)
 + Phải xây dựng được quy định về chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp.
 + Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp, cán bộ tổ.
 + Phải xây dựng đuợc kế hoạch năm học của lớp.
 + Những số liệu cần thiết qua kết quả tìm hiểu học sinh.
 - Các phương pháp tiến hành: Để xây dựng và phát triển được một tập thể lớp tự quản, có chất lượng về mọi mặt thì người GVCN có thể sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp thuyết phục, giảng giải; Phương pháp giao nhiệm vụ cụ thể.
 Phương pháp thuyết phục, giảng giải. Phương pháp bồi dưỡng huấn luyện.
 Phương pháp tạo tình huống giáo dục.
 Ngoài ra, Chúng ta còn có thể vận dụng thêm: phương pháp đàm thoại, tranh luận, phương pháp nêu gương, phương pháp thi đua khen thưởng
 Tuy nhiên người GVCN cần phải biết vận dụng các phương pháp một cách đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh của tập thể lớp mình phụ trách sau khi đã tìm hiểu được.
 c. Tổ chức hoạt động giáo dục: Các hoạt động giáo dục thường có nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng nhưng chúng ta thường tổ chức dưới hai hình thức sau đây:
 - Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần
 Tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần: Là tiết sinh hoạt mồi tuần một lần do học sinh tự tổ chức dưới sự giúp đỡ và cố vấn của GVCN, với các hoạt động giáo dục như:
 + Hoạt động sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua hàng tuần, hàng tháng. Trên cơ sở đó để bình xét những cá nhân và tập thể (tổ) có thành tích xuất sắc trong tuần, trong tháng; đồng thời cũng tổng hợp được danh sách những học sinh vi phạm.
 + Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề nhằm hưởng ứng các hoạt động theo chủ điểm tuần, tháng của trường hoặc theo nhu cầu của lớp. Sinh hoạt theo chủ đề do chi đoàn, Đoàn trường, ban nữ sinh tổ chức...
 + Tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, giao lưu, vui chơi giải trí...
 - Các hoạt động giáo dục ngoài lớp ở trường, ở ngoài trường
 + Có thể là các loại hình giáo dục do nhà trường tổ chức toàn trường như: Lễ khai giảng, bế giảng, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn...
 + Có thể là các hoạt động do GVCN chủ động tổ chức hoặc giúp học sinh tổ chức như: thăm quan các di tích lịch sử, các khu công nghiệp, làng nghề; đi du lịch; đi xem phim; tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...
 d. Đánh giá, xếp loại học sinh của GVCN
 - Trước hết, người GVCN cần nắm được mục đích và tầm quan trọng của việc đánh giá, xếp loại học sinh: Là nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của học sinh, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành ở các em niềm tin vào bản thân, có niềm tin vào tập thể lớp và vào Thầy Cô giáo chủ nhiệm của mình
 - Yêu cầu của việc đánh giá xếp loại: Trên cơ sở mục đích và tầm quan trọng như trên thì việc đánh giá, xếp loại cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
 + Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và trung thực.
 + Phải có tính hệ thống và toàn diện, tức là phải xem xét hiện tượng, sự việc trong tính tổng thể, không thiên lệch vì một lí do nào cả.
 + Phải căn cứ vào năng lực, sự phấn đấu và hoàn cảnh cự thể của từng em học sinh không có bất kỳ định kiến hay mâu thuẫn cá nhân nào xen vào.
 - Nội dung đánh giá: GVCN cần nhìn nhận học sinh trên các mặt: các em biết tự trọng chưa (biểu hiện ở ăn mặc, nói năng, tác phong cư xử...); biết tôn trọng người khác chưa; có chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, của lớp và của đoàn trường; có chuyên cần 
trong học tập không; có tích cực hoà mình vào các hoạt động, các công việc chung của tập thể lớp không ?
 Cụ thể: Đánh giá học sinh đối với công v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc